TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán


TÂM VÔ NGẠI VÀ CẢNH VÔ NGẠI



tải về 0.55 Mb.
trang23/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

TÂM VÔ NGẠI VÀ CẢNH VÔ NGẠI


Còn một phép quán quan trọng nữa, gọi là phép quán tâm cảnh viên dung mà công dụng là đánh đổ ý niệm phân biệt tâm vật. Khi ta nhìn cảnh trời, mây, nước ... thì ta phân biệt ba hiện tượng khác nhau. Nhưng nhận xét kỹ càng hơn, ta thấy không những mây và nước có cùng một thể chất mà cả ba thứ đều không thể tách rời nhau mà hiện hữu. Khi ta nói: "con rắn làm tôi hoảng sợ", ta thấy con rắn như một hiện tượng vật lý và sự hoảng sợ như một hiện tượng tâm lý. Pháp quán tâm cảnh viên dung là phương pháp xoá bỏ ý niệm phân biệt có tính cách nhị nguyên ấy. 

Nhà toán học Ðức Leibniz nói ông có thể chứng minh rằng không những màu sắc, ánh sáng, nhiệt lượng, mà cả hình thể, dung tích và sự di động của vạn vật nữa, cũng chỉ là những đặc tính mà nhận thức gán cho thực tại. Einstein còn đi xa hơn: ông chủ trương cả thời gian lẫn không gian đều là những hình thái của nhận thức chủ quan.. Vào thế kỷ thứ hai mươi, không ai còn có thể chủ trương như Descartes là tâm và vật là hai thực tại riêng biệt có thể tồn tại độc lập với nhau nữa. 

Ðơn giản mà nói thì trong mệnh dề "tôi sợ rắn", ta thấy có tôi, có rắn và có sợ. Sợ là một hiện tượng tâm lý, không có những dính líu dến sinh lý tôi và vật lý rắn, sợ cũng là một hiện tượng trong lưới tương sinh tương duyên của vạn hữu, nghĩa là cùng một thể với vạn hữu. Hiện tượng sợ bao gồm ý niệm rắn và ý niệm người có thể bị rắn cắn. Tự thể "khách quan" của rắn và của người ra sao thì ta không  quyết chắc dược, nhưng sợ là một kinh nghiệm trực tiếp: ta gọi sợ là một tác dụng của tâm. 

Theo phép quán tương tức tương nhập, ta thấy "niệm" nào của tâm cũng bao hàm cả vạn hữu vũ trụ . Niệm tức là một khoảnh khắc của tâm. Nó có thể là tư tưởng ký ức, cảm giác hay ước vọng. Cũng như bất cứ hiện tượng nào, nó chứa trong nó thời gian và sự tác động.. Nghiêng về không gian ta có thể tạm gọi nó là một "chất tử" (particule) của tâm. Nghiêng về thời gian, ta có thể gọi nó là một "hạt thời gian" hay một "sát na". ( Nên để ý: một sát na cũng được gọi là một niệm ). Một niệm của tâm chứa cả quá khứ, hiện tại và vị lai, và dung nhiếp được vạn hữu vũ trụ. 

Khi nói đến tâm, ta nghĩ đến những hiện tượng tâm lý như cảm giác, tư tưởng và nhận thức, cũng như khi nói đến vật, ta nghĩ tới những hiện tượng vật lý như núi sông, cây cỏ, động vật. Như vậy là khi ta nói đến tâm hay vật, ta chỉ nghĩ đến hiện tượng ( tâm tượng và cảnh tượng ) chứ không nói đến tâm thể và vật thể. Ta đã thấy rằng cả hai hiện tượng ( tâm và vật ) đều nương nhau mà thành, và thế tính của chúng là sự tương duyên, vậy sao ta không thấy được rằng cả hai loại hiện tượng đều cùng một thể tính ? Thể tính ấy, có người ưa gọi là tâm, có người ưa gọi là vật, có người ưa gọi là chân như, có người ưa gọi là Thượng Dế. Gọi là gì thì gọi nhưng ta không thể lồng thế tính ấy vào các khuôn thước của ý niệm. Thế tính ấy có tính cách vô ngại nghĩa là không bị hạn chế, không bị ngăn cản; dung nhiếp tất cả.. Nếu quan niệm nó là một thì gọi nó là pháp thân ( dharmakaya ). Nếu quan niệm nó là hai thì gọi nó là "Tâm vô ngại", và "Vật vô ngạị".  (Giáo lý Hoa Nghiêm Tông gọi đó là tâm vô ngại và cảnh vô ngại ). Cả hai dung hợp nhau một cách viên mãn cho nên gọi là tâm cảnh viên dung. 

---o0o---


TẤM GƯƠNG LỚN TRÒN ÐẦY


Nhà Vật Lý Học Erwin Schrodinger, trong một bài diễn thuyết về Tâm và Vật tại trường Ðại Học Trinity ở Cambridge năm 1956, có đặt vấn đề tâm thức là một hay là nhiều. Ông đã đi tới kết luận sau đây: bề ngoài thì hình như có nhiều tâm, sự thực chỉ có một tâm thôị Schrodinger đã chịu ảnh hưởng của triết học Vedanta. Ông đã thao thức mãi về cái mà ông gọi là "mâu thuẩn số học" (arithmetical paradox) về tâm. Như ta đã thấy, ý niệm về một và về nhiều là một khuôn khổ của nhận thức; còn bị nó giam hãm là còn bị cái "mâu thuẫn số học kia giam hãm. Chỉ có khi nào thấy được tính cách tương tức và tương nhập của thực tại thì ta mới thoát được nó.. Thực tại có tính cách phi nhất phi dị, nghĩa là không phải một cũng không phải nhiều 24

 Cái thực tại tâm cảnh viên dung trong đó chủ thể và đối tượng ( tâm và cảnh ) dung hợp mầu nhiệm với nhau được Duy Thức Học miêu tả bằng hình ảnh một tấm kính soi, mang trong nó tất cả mọi hình tượng, không hình thì không kính, không kính thì không hình. Danh từ dùng ở đây là đại viên cảnh trí: tấm gương lớn và tròn dầy của trí tuệ không bị che lấp. Ðứng về mặt hiện tượng, nó lại được diễn tả như một kho tàng duy trì vạn hữu trong đó người giữ kho (chủ thể) và nội dung kho là một. Ðó là ý niệm A lại gia ( alaya ). Duy Thức Học gán cho A lại gia công dụng duy trì mọi hiện tượng vật lý, sinh lý và tâm lý (đồng thời là nội dung của các hiện tượng ấy ) và làm căn bản cho sự phát sinh chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức ( tâm và cảnh ). A lại gia không nằm trong khung không thời gian; trái lại không thời gian phát sinh từ nó. 

Khái niệm về cảnh (đối tượng nhận thức ) rất quan trọng trong Duy Thức Học. Có ba loại cảnh tánh cảnh, đới chất cảnh và độc ảnh cảnh. Tánh cảnh là tự thân của thực tại ( svabhảva ). Ðới chất cảnh là tánh cảnh đã bị ý niệm chia cắt và đóng khung ( sãmãnyalaksana ). Ðộc ảnh cảnh là bóng dáng của đới chất cảnh duy trì trong ký ức, có thể phát hiện lại trong nhận thức khi có đủ điều kiện. 

---o0o---


MẠT NA VÀ LIỄU BIỆT CẢNH


Từ A Lại gia phát sinh hai loại nhận thức phân biệt gọi là mạt na thức (manyanã) và liễu biệt cảnh thức ( vijnapti ). Liễu biệt cảnh thức làm phát hiện cảm giác, tri giác, khái niệm và tư tưởng. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và nảo bộ. Chỉ trong trường hợp cảm giác và tri giác thuần tu'y và trực tiếp thì đối tượng của nó mới có thể là tánh cảnh. Trong các trạng thái mơ và mộng, đối tượng của nó chỉ thuần là độc ảnh cảnh. Như vậy có nghĩa là tuy chất liệu của cảm giác thuần túy là thực tại, hình ảnh của thực tại do khái niệm và suy tưởng xây dựng nên đã là bị méo mó và cắt xén rồị Tự thân thực tại là dòng sóng biến động không ngừng, hình ảnh thực tại trong thế giới khái niệm đã trở thành những kiến trúc độc lập trong khuôm khổ thời và không, sinh và diệt, có và không, nhiều và một. 

Mạt na thức cũng được phát hiện từ A lại gia. Nó là một thứ trực giác, trực giác vê` sự có mặt của một bản ngã tồn tại và độc lập với thế giới van hữụ Trực giác này có tính cách tập quán và mê muội. Tính cách mê vọng của nó được un dúc bởi liễu biệt cảnh thức nhưng nó lại trở thành lưng dựa cho liễu biệt cảnh thức. Ðối tượng của nó là một mảnh vụn biến hình của a lại gia mà nó cho là cái ta, trong đó có linh hồn và thân xác. Ðối tượng của nó không bao giờ là tánh cảnh mà chỉ là đới chất cảnh. Vừa là nhận thức về ngã, mạt na được xem như là chướng ngại căn bản cho sự thể nhập thực tại. Công phu thiền quán của liễu-biệt- cảnh-thức có thể làm tiêu tán nhận định sai lạc của mạt-na. 

Trong liễu-biệt cảnh-thức có tới sáu loại nhận thức: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và ý thức. Ý thức là tác dụng tâm lý hoạt động rộng rãi nhất; khi thì nó hoạt động chung với các thức giác trường hợp tri giác ), khi thì nó hoạt đong các trường hợp khái niệm, tư duy, tưởng tượng, mơ mộng v.v...) đế’n sau năm thức cảm giác, nó đuoc gọi là thức thứ sáu. Mạt na là thức thứ bảy, còn A lại gia là thức thứ tám. 

---o0o---




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương