TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán



tải về 0.55 Mb.
trang19/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27

CHIẾC BÈ ÐỂ QUA SÔNG


 Chúng ta thấy rằng những khám phá mới của khoa học thường chỉ là những sự phá vỡ những ý niệm cũ về thực tại. Công trình của thuyết tương đối là ở chỗ phá vỡ được ý niệm cổ điển về thời gian và không gian, và đưa ra ý niệm về đường cong không-thời-gian ( la courbe de l'espace-temps ). Theo thuyết này, vật thể nào cũng có một cơ cấu bốn chiều ( không-thời-gian ) và cũng được đặt trên một vũ-trụ-tuyến không thời gian bốn chiều ( ligne d'univers de l'espace-temps quadridimensionnelle ). Từ bỏ mô thức vũ trụ của những đường thẳng ba chiều của Euclide, Einstein hình dung một vũ trụ theo đường cong không-thời-gian bốn chiều ấy, một mô thức mà ông đề nghị vào năm 1917. Theo mô thức này, không gian của vũ trụ là bề mặt ba chiều của một siêu cầu (hypersphere ) bốn chiều vĩ đại, trong đó thời gian xuôi dài như một cái trục. Nếu ta ráng tưởng tượng ra cái mô thức vũ trụ bốn chiều đó, ta sẽ thấy không phải là một hình cầu nữa mà là một siêu trụ (hypercylindre) trong đó mỗi giây phút vũ trụ là một hình cầu riêng biệt, cũng như những cái hình kế tiếp nhau trên một cuốn phim. Vũ trụ của Einstein như vậy vừa  là vô biên mà cũng vừa hữu hạn, bởi vì đường nét cấu tạo nó là một đường cong không-thời-gian chứ không phải là một dường thẳng hoặc là của không gian hoặc là của thời gian. Trên một trái cam, con kiến có thể cứ theo con đường trước mặt mà đi mãi, không bao giờ có giới hạn, đó là gì nó di theo một đường tròn. Tuy con kiến đi mãi nhưng nó vẫn ở trên trái cam: đó là sự hữu hạn. Mô thức vũ trụ của Einstein phá vỡ được con dường thẳng và phối hợp được hữu hạn và vô biên. Tuy vậy, Einstein cuối cùng cũng phải từ bỏ nó. 

Một khối óc như khối óc của Einstein chắc chắn đã thấy được rằng nếu thời gian và không gian tuyệt đối là những hình thái của nhận thức thì cái liên thể 


không-thời-gian bốn chiều kia, tuy phù hợp với thực tại hơn, vẫn còn là một hình thái khác của nhận thức. Einstein dư biết rằng nếu không gian không thể khái niệm được ngoài sự có mặt của vật thể thì Einstein cũng thấy rằng bốn chiều của không-thời-gian cũng chỉ là những sáng tạo của tâm thức liên hệ tới các ý niệm về vật thể ( chose ) và di động ( mouvement ). Cái đường cong không-thời-gian kia cũng chỉ nên được nhận thức như một ý niệm đến thay thế các ý niệm về không gian ba chiều và một thời gian tuyệt đối đi theo một đường thẳng, như một phương tiện mà sau khi xử dụng phải được vượt bỏ, như một chiếc bè sau khi qua sông. 

---o0o---


KHẢ NĂNG RŨ BỎ VÀ KHẢ NĂNG PHÁT MINH


Sở dĩ thực tại biến hình trước sự quan sát của ta là bởi ta đi vào thực tại với những ý niệm có sẵn trong nhận thức. Nhà khoa học vật lý cực vi hiện đại thấy  được điều dó: có người sẵn sàng rũ bỏ ngay cả những ý niệm đã từng làm căn bản cho khoa học từ xưa tới nay như ý niệm nhân quả và ý niệm trình tự thời gian. Tuy nhiên, rũ bỏ mọi ý niệm không phải là dễ: ta có cảm tưởng đi vào thực tại mà không có ý niệm thì cũng như đi vào hầm mỏ mà không mang theo dụng cụ đào mỏ, hoặc đi vào chiến trường mà không mang theo vũ khí, ta sẽ không làm được gì. Vốn liếng của một nhà khoa học là những "sở đắc khoa học" của ông ta. Tất cả đều được ông ta sắp xếp thành hệ thống. Bảo ông ta rũ bỏ thì rất khó. Trong khi đó sự thực là nhà khoa học nào có khả năng rũ bỏ nhiều nhất là người có khả năng phát minh lớn nhất. 

Tự những ngày xa xưa, nhà đạo học  đã được nhắc nhở mãi mãi  là phải gạt bỏ mọi ý niệm để có thể đi vào thể nghiệm thực tại, từ ý niệm ta và người cho đến các ý niệm như sinh và diệt, thường và đoạn, có và kho^ng...Thực tại được mô tả là vô niệm thì công cụ thể nghiệm cũng phải là vô tâm niệm   

---o0o---

CHƯƠNG BỐN - RÁCH TUNG LƯỚI SINH TỬ

TÂM THỨC TẠO NÊN TƯỚNG TRẠNG CỦA THỰC TẠI


Trưa hôm qua, bé Thủy đã làm cho cô giáo ngạc nhiên hết sức. Sau bữa cơm trưa tại trương, bé đã tự động đi lấy  chổi và quét sạch lớp học. Trẻ con trong làng, chưa đứa nào từng  làm như vậy. Buổi chiều sau lớp học, cô giáo đã bỏ công leo lên tới đồi Phương Vân để nói cho tôi biết điều dó. Tôi nói với cô là trẻ em nghèo bên xứ tôi đều như thế đó, lo lắng việc nhà việc cửa mà không đợi người lớn bảo. 

Sáng nay thứ tư bé Thủy nghĩ học, tôi đưa bé lên đồi chơi. Hai ông cháu đi nhặt trái thông. Chúng tôi để dành trái thông mà nhen lò sưởi trong mùa đông sắp tới. Bé Thủy nói trời sinh ra trái thông để cho mình nhóm lửa sướng quá. Tôi nói trái thông sinh ra là để làm những cây thông con, chớ không phải cho mình nhóm lửa. Nghe tôi nói, bé đã không thất vọng mà hai mắt nó sáng thêm ra. Hôm qua, tôi có nói đến quan niệm về thời gian và không gian của kinh Hoa Nghiêm và của thuyết Tương Ðối. Phá được ý niệm về không gian và thời gian tuyệt dối, là ta đã bắt đầu làm rạn nứt được nhiều ý niệm liên hệ, lâu nay đã trở thành phạm trù của tư tưởng. 

Trong thuyết Lượng Tử, các nhà khoa học đã công nhận rằng các điểm cực vi như điện tử không phải thực sự là những vật thể có thể tồn tại độc lập với nhau. Chúng là những “liên hệ hổ tương” (interconnexions) giữa các vật thể, và các “vật thể” này lại là những liên hệ hỗ tương giữa các vật thể khác. Tóm lại, không có vật thể nào có tự tính độc lập. Cái nhìn này thật không xa với cái nhìn “trùng trùng duyên khởi “ và “tương tức tương nhập “. Khái niệm về chất điểm cực vi cũng đã chịu ảnh hưởng nhiều của thuyết tương đối. Các vật thể cực vi mà nhà khoa học gọi là các “liên hệ hỗ tương giữa các vật thể” ấy lại được nhận thức như những thực tại của không-thời-gian bốn chiều luôn luôn ở vào trạng thái sinh động, bởi vì chất lượng (masse) và năng lượng (énergie) là một; chất lượng chỉ là một hình thái của năng lượng ( mưa đồng thời là một chủ từ và một dộng từ ). Chất tử ở đây cũng như hạt bụi hoặc “đầu sợi tóc” trong kinh Hoa Nghiêm, dung nhiếp cả không gian lẫn thời gian. Một chất tử như vậy có thể coi như một “hạt” thời gian; cũng như một niệm (ksana) trong kinh Hoa Nghiêm không những dung nhiếp quá khứ hiện tại và vị lai mà còn dung nhiếp cả không gian và vật thể. Chất tử không còn có thể được hình dung như một vật ba chiều trong không gian nữa, (một hòn bi, hoặc một hạt bụi rất nhỏ) và trở thành trừu tượng hơn trong trí óc ta: có thể tạm gọi chúng (ví dụ điện tử) là những “thực thể bốn chiều sinh dộng trong không-thời-gian” hoặc những “làn sống cơ suất” (ondes de probabilité) nhưng ta cũng biết rằng đó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, trong ấy các từ ngữ như “chất”, “điểm”, “thực thể” và “sóng” không còn mang cùng những ý nghĩa như trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngàỵ Thực tại của thế giới cực vi đã vùng vẫy để thoát ra ngoài thế giới ý niệm, và các chất tử đối với trí óc phân biệt của con người chỉ còn là những số lượng toán học trừu tượng. 

Có những nhà khoa học đã thú nhận rằng những đặc tính của các vật thể cực vi là do trí óc của họ tạo tác ra chứ thật ra các vật thể cực vi na‘y không có những đặc tính dộc lập với trí óc người nghiên cứu chúng16. Như vậy là cả trong hai lảnh vực cực tiểu và cực đại, các nhà khoa học đều đã công nhận rằng tâm thức là bình chứa của thực tại, tâm thức tạo nên tướng trạng của thực tại. 

---o0o---



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương