TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán



tải về 0.55 Mb.
trang16/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27

TƯƠNG TỨC VÀ TƯƠNG NHẬP


Phép quán mà tôi đề nghị với bạn trên đây, ta có thể gọi là phép quán “trùng trùng duyên khởi” tức là về sự biểu hiện của mọi hiện tượng theo đường lối tương quan tương duyên. Phép quán này có thể đưa ta vượt thoát ý niệm về một và nhiều ( l’unité et la diversité ) hoặc về một và tất cả ( le Un et le Tout ). Chỉ có phép quán này mới đủ sức đập vỡ ngã kiến, vì ngã kiến đã được thành lập trên thói quen nhận thức về một và nhiều. Khi ta có khái niệm “một hạt bụi”, “một bông hồng”, hay “một con người”, khái niệm ấy không tách rời khỏi ý niệm về đơn vị, về một, và toán ho.c được thành lập. Ta thấy có ranh giới giữa một và nhiều, giữa một và không. Ý niệm về đơn vị rất thiết dụng cho đời sống hằng ngày, cũng như đường rầy xe lửa rất cần  cho chiếc xe lửa. Nhưng nếu ta quán chiếu được tự tính duyên khởi trùng trùng của hạt bụi, của bông hoa hoặc của con người thì ta thấy cái một và cái nhiều không thể rời nhau mà hiện hữu, cái một và cái nhiều đi vào nhau không trở ngại, cái một tức là cái nhiều. Ðó là ý niệm tương tức và tương nhập của giáo nghĩa Hoa Nghiêm. Tương tức có nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này: tương nhập có nghĩa là cái này nằm trong cái kia, cái kia nằm trong cái nàỵ Quán chiếu cho tường tận thì ta có thể thấy ý niệm một và nhiều chỉ là một trong các phạm trù ý thức mà ta xử dụng để nắm lấy thực tại, cũng như những chai lọ mà ta xử dụng để đựng nước uống. Ta thoát được phạm trù một và nhiều thì cũng như chiếc xe lửa thoát khỏi đường rầy xe lửa để trở thành chiếc máy bay bay liệng tự do trên không gian. Cũng như nhờ thấy được rằng ta đứng trên một trái đất tròn đang quay chung quanh nó và chung quanh mặt trời, ta thấy ý niệm về trên và dưới ngày xưa của ta bị phá vở, nhờ thấy được tính cách tương tức và tương nhập của mọi hiện tượng, ta thoát được ý niệm về một và nhiều. 

Kinh Hoa Nghiêm đưa ra hình ảnh màng lưới của vua trời Ðế Thích để gợi ý trùng trùng duyên khởi. Màn lưới này được kết bằng những hạt ngọc. Mỗi hạt ngọc phản chiếu trong nó tất cả các hạt ngọc khác và hình ảnh của nó cũng được phản chiếu trong tất cả các hạt ngọc khác trên lưới. Như vậy, đứng trên phương diện hình bóng, một hạt ngọc chứa tất cả các hạt khác, và tất cả các hạt khác đều chứa nó. 

Ta cũng có thể dùng một hình tượng hình học để nói về tính cách trùng trùng duyên khởi của vạn vật. Ví dụ ta có một hình tròn mà tâm diểm là T, được thành lập bởi tất cả các điểm cách T bởi một khoảng cách bằng nhau, và ta biết hễ thiếu một điểm là vòng tròn không thể thành lập được. Vòng tròn là tất cả các điểm ấỵ Ở đây ta thấy một là tất cả, bởi vì nếu thiếu một điểm thì vòng tròn không thể thành lập, nghĩa là tất cả các điểm khác cũng không có. Ta lại thấy tất cả là một, bởi vì sự có mặt của vòng tròn, nghĩa là của tất cả các điểm kia đều tùy thuộc vào sự có mặt của một điểm nàỵ Tất cả các điểm của vòng tròn đều quan trọng như nhau và đều có tính cách thiết yếu cho tất cả vòng tròn. 

Ðể có một ý niệm về liên hệ chằng chịt tượng trưng cho tính cách tương tức và tương nhập ( tôi tạm dịch là inner-être và interpenétration ) của vạn hữu, ta có thể hình dung một khối cầu (globe) hình học, được thành lập do sự có mặt của tất cả các điểm trên diện tích hình cầu cũng như trong lòng cầu, thiếu một trong vô số các điểm đó là khối cầu không thể thành lập. Bây giờ ta hãy nối liền mỗi điểm trong khối cầu với tất cả các điểm khác trong khối cầu bằng những đường dây tưởng tượng, nối xong diểm A với tất cả các điểm xong thì bắt đầu nối điểm B với tất cả các điểm, trong đó có A. Cứ như thế mà ta nối liền tất cả các diểm trong khối cầu với tất cả các điểm khác trong khối cầụ Như vậy là ta đã tạo ra màn lưới vô cùng chằng chịt giữa các điểm. 

“Bồ tát biết quán sát về tự tính duyên khởi của các pháp, trong một pháp thấy nhiều pháp, trong nhiều pháp thấy một pháp, trong cái một thấy cái vô lượng, trong cái vô lượng thấy cái một, sự sinh khởi và và hiện tồn của các pháp có tính cách triển chuyển không thực và không làm nao núng được bậc thức giả”. Như tôi đã nói, trong giới vật lý học hiện tại có quan niệm về “bootstrap” khá phù hợp với tư tưởng tương tức và tương nhập. 

Theo thuyết này, không có gì làm bản chất cho vật chất cả. Chất tử ( particules ) chỉ là những phối hợp chằng chịt và hổ tương giữa các chất tử. Vũ trụ là một màng lưới hiện tượng tương duyên trong đó không có một hiện tượng nào có thể làm bản chất căn bản: một hiện tượng là do tất cả các hiện tượng khác kết hợp9. Giả sử có người tới hỏi: “Tôi đồng ý là những hiện tượng riêng biệt kia nương vào nhau mà sinh khởi và tồn tại. Nhưng cái tổng thể của tất cả các hiện tượng đó, cái Tất Cả ( le Tout ) thì do dâu mà sinh ra ?” Xin bạn hãy cho người đó một câu trả lời. 

---o0o---

MỞ MẮT TRONG ÐỊNH


Là một người thực tập thông minh, bạn có thể đi vào phép quán “trùng trùng duyên khởi” bằng nhiều ngõ ngách. Thiền quán không phải là một sự bắt chước, mà là một sự sáng tạo. Người bắt chước không bao giờ đi xa, kể cả những người bắt chước nghệ thuật nấu ăn. Chắc bạn cũng dư biết người nấu ăn giỏi là một người có tài sáng tạo. Những cánh cửa đi vào phép quán ấy có thể gọi là những phương tiện. Cánh cửa phương tiện mà tôi vừa đề nghị với bạn là quán sát sự vận hành của các bộ phận trong cơ thể: máu, tim, ruột, gan, phổi, thận. 

Bạn có thể chọn một trong muôn ngàn cánh cửa khác để đi vào cùng một phép quán. Một tư tưởng, một tình cảm, một hình bóng, một câu thơ, một giấc mơ, một hòn sỏi, một dòng sông, một vì sao, một chiếc lá...Người thiền sinh giỏi biết vận dụng sự quán chiếu của mình trong đời sống hàng ngày và không bỏ qua một cơ hội nào để nhìn thấu vào tính duyên khởi của vạn tượng. Sự quán chiếu cố nhiên là được thực hiện trong định, nghĩa là trong sự tập trung của tâm ý. Dù ta mở mắt hay nhắm mắt thì tính chất của quán chiếu vẫn là định. Ta hãy bỏ đi cái hình ảnh cho rằng nhắm mắt lại là để nhìn thấy bên trong ( của tâm ) và mở mắt ra là để nhìn thấy bên ngoài ( của tâm ). Một tư tưởng không phải là một đối tượng bên trong, một dáng núi không phải là một đối tượng bên ngoàị Cả hai đều là đối tượng của cái biết và không có cái nào ở trong cái nào ở ngoài cả. Ðịnh lực lớn là khi ta an trú trong một trạng thái cảm thông sâu sắc  với thực tại qua đối tượng quán niệm của ta, nơi đó ta không còn phân biệt chủ thể và đối tượng. Lúc đó, sở dĩ ta có thể là một thực tại bởi vì ta đã gạt bỏ được những dụng cụ đo lường của nhận thức mà Phật học gọi là nhận thức biến kế10 

---o0o---



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương