TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán


TÁC DỤNG MUÔN MẶT CỦA CÁI BIẾT



tải về 0.55 Mb.
trang14/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   27

TÁC DỤNG MUÔN MẶT CỦA CÁI BIẾT


Cái biết có thể được biểu hiện ra muôn ngàn mặt. Tác dụng của biết, như ta thường thấy, là thấy, là nghe, là cảm, là so sánh, là hồi tưởng, là tưởng tượng, là suy tư, là lo sợ, là hy vọng v.v... Trong Duy Thức học, một môn học chuyên chú về nhận thức trong Phật Giáo, ta tìm thấy nhiều tác dụng của cái biết nữa. Trong trường hợp thức A lại gia, biết có nghĩa là hàm chứa, duy trì, biểu hiện4. Trong trường hợp thức Mạt na, biết có tác dụng bám chặt không chịu buông thả. Trong trường hợp ý thức, biết còn có tác dụng sáng tạo, vẽ vời, mơ mộng, cắt xén. Trong trường hợp thức Yêm Ma La, biết có tác dụng chiếu rọi5. Ta nhận thấy ở bất cứ hiện tượng nào dù là tâm lý, sinh lý hay vật lý cũng có sự có mặt của sự vận chuyển sinh động. Ta có thể nói sự sinh động vận chuyển là tác dụng phổ biến của cái biết. Ta chớ cho cái biết là một vật bên ngoài đến để làm cho vạn vật sinh dộng: nó chính là sự sinh động,  nó chính là vạn vật sinh động. Vũ khúc với vũ là một. 

---o0o---


BẠN HÃY RA NGỒI GẦN MỘT CÂY CHANH


Những điều tôi vừa nói với bạn trên đây không phải là những trò biểu diễn của văn tự và tri thức có mục dích giải trí người dọc. Ðó là những dụng cụ mà ta có thể xử dụng để làm rạn nứt và bật tung cái nề nếp suy tư khái niệm dã được un đúc lâu ngày trong cuộc sống thực dụng, cũng như những cái chốt sắt và những chiếc xà beng mà ta thường dùng để tháo gỡ những cái thùng hoặc để tách chẻ một thân cây ra làm nhiều mảnh. Như khi ta luồn một con rựa vào giữa thân tre dể chẻ cây tre ra làm hai, bạn có thể vừa đọc tới đâu vừa vỡ lẽ ra tới đó, và điều này chứng tỏ bạn có công phu quán niệm. Nhưng nếu bạn không thấy như vậy, hoặc chưa thấy như vậy, thì đó có thể là do bạn mới quan sát thực tại lần đầu bằng ý thức không phân biệt và chưa quen với cách nhìn đảo lộn này. Cũng có thể vì những đường múa trên đây của tôi còn vụng. Không sao, thua keo nầy ta sẽ bày keo khác. Không vào được bằng cánh cửa này, ta sẽ vào bằng một cánh cửa khác. Ðiều quan trọng không phải là “hiểu” những lời tôi nói, mà là “thấy” đợc thực tại. Lời tôi nói chỉ là những điệu múa gợi ý, hoặc một ngón tay chỉ trỏ. Bạn phải nhìn bằng con mắt của chính bạn, và con mắt đó chỉ có thể mở ra trong chính niệm. 

Tôi ao ước bạn không đem những lời tôi nói để chế tạo thành những ý niệm rồi cất giữ chúng trong bạn. Tôi không muốn trao cho bạn cái gì hết. Tôi chỉ muốn “múa” cho bạn xem mà thôi. Tôi không muốn làm hơn một con ong. Bạn thấy được gì thì đó là bạn thấy trong tâm bạn, chứ không phải thấy trong những đường múa của tôi. Bây giờ bạn hãy tới ngồi xem một đứa bé ngủ. Hoặc ra ngoài vườn ngồi cạnh cây chanh. Hoặc vào bếp nấu nước pha một bình trà, làm một trong những việc đó một cách thật tỉnh táo, thắp mặt trời chánh niệm lên đễ đừng đi lạc vào quên lãng. Bạn không cần suy tư về sự đồng nhất hoặc sai biệt của bạn với đứa bé, với cây chanh hay bình trà. Bạn không cần suy tư. Ngồi với đứa bé, ngồi với cây chanh hoặc ngồi uống trà cho tới khi môi bạn nở một nụ cười. 

---o0o---

CHƯƠNG BA - NHỎ KHÔNG TRONG MÀ LỚN CŨNG KHÔNG NGOÀI

TÂM CẢNH NHẤT NHƯ


Chiều hôm ấy, tôi đóng hết các cửa là vì gió lộng. Sáng hôm nay, cửa sổ của tôi mở trên một cánh  rừng xanh mát. Nắng đã lên và có một chú chim tới hót trên cây  mận trước sân. Bé Thanh Thủy đã đi học. Tôi ngừng viết nhìn qua cánh rừng trải dài bên kia đồi và duy trì ý thức về sự có mặt của tôi và của cánh rừng. 

Muốn đạt tới sự định tâm, không hẳn là ta phải đóng hết các cửa giác quan lại. Các thiền giả sơ tâm phải đóng hết các cửa mắt và tai để có thể dễ dàng tập trung vào hơi thở hoặc vào một đối tượng quán niệm khác. Nhưng đối tượng của cảm quan không phải chỉ hiện hữu bên ngoài thân. Người hành giả có thể không nghe, không thấy, không ngửi và không nếm, nhưng người hành giả không thể không có cảm giác về những gì đang xảy ra bên trong thân thể. Khi hành giả có một cái răng nhức hoặc bắp chân mỏi, thì đó là một khổ thọ. Khi toàn cơ thể hoạt dông bình thường, hành giả có một cảm thọ dễ chịu và an lạc về cơ thể. Cảm thọ này có thể được gọi là một xả thọ tức là một cảm thọ trung tính ( không dễ chịu không khó chịu ); kỳ thực nó thuộc về lạc thọ. Trong Phật học thường nói tới ba thọ: khổ, lạc và xả thọ; theo tôi, ta có thể bỏ xả thọ bởi vì xả thọ thực ra là một thứ lạc thọ. Cảm thọ bên trong thân thể là một dòng hiện tượng liên tục, dù ta có ý thức hay không về nó. Nó là một trong hai cánh cửa sổ của xúc giác. Vậy thì “đóng hết các cửa cảm giác” là một chuyện không thể làm dược. Hơn nữa, dù ta có đóng hết các cửa cảm giác thì thì ý thức ta vẫn còn hoạt dông, nghĩa là tâm ta vẫn còn đối tượng: đó là những hình ảnh, những khái niệm và những tư tưởng mà bản chất có nguồn gốc ở ký ức. Có người cho rằng thiền tọa là gạt ra khỏi tâm thức tất cả mọi đối tượng thuộc về thế giới cảm giác và suy tưởng và để cho tâm trở về trạng thái thuần tuý không đối tượng để cho tâm tự quán chiếu cho đến khi tâm trở thành chân tâm6.  

Ðó là một diễn tả hấp dẫn, nhưng sai lạc ngay từ đầu, nghĩa là từ lúc cho rằng có thể gạt thế giới cảm giác và suy tưởng ra khỏi tâm để cho tâm trở nên thuần túỵ Tâm không phải là một thực tại biệt lập với thế giới cảm giác và suy tưởng để có thể đi ra khỏi thế giới ấy rồi rút về tự thân. Khi tôi ngồi nhìn cảnh rừng trước mặt , tâm tôi không ra khỏi tự thân để tìm tới cảnh rừng, nó cũng không mở cửa để đón cảnh rừng đi vàọ. Khi tôi ngồi nhìn cảnh rừng trong chánh niệm, tôi có thể đi vào thiền định mà không hề nhắm mắt : nói rằng tâm tôi quán chiếu cảnh rừng mà kỳ thực cảnh rừng không phải là một đối tượng biệt lập: tâm tôi với cảnh rừng là một. Cảnh rừng là một trong những biểu hiện mầu nhiệm của tâm: 

rừng 
ngàn thân cây 
một thân người 
lá cành đưa tay vẫy 
tai nghe tiếng suối gọi 
mắt mở toang trời Tâm  
nụ cười hàm tiếu kia 
nở trên từng chiếc lá 
có rừng cây ở dây 
vì có thế gian dó 
nhưng tâm đã theo rừng 
khoát aó mới màu xanh 

Người đạo sĩ ngồi nhắm mắt đi vào thiền dịnh không hề phân biệt có thế giới bên ngoài cần phải chặn lại và tâm thức bên trong cần phải thâm nhập. Tuy nhắm  mắt nhưng thế giới có mặt một cách  rất hiện thực đối với y, không phải ngoài cũng không phải trong và thế giới nà y có mặt một cách linh dộng và hoàn bị nơi đối tượng mà y dang quán niệm, đối tượng đó hoặc là hơi thở của y, chót mũi của y, công án mà y đang nuôi dưỡng, hoặc bất ký cái gì đang là đối tượng của tâm ý  “Cái gì” ấy có thể nhỏ như hạt bụi hay lớn như núi Thái Sơn nhưng không phải là một mảnh thực tại rời rạc có thể tách rời ra khỏi thực tại mầu nhiệm và trái lại còn chứa đựng toàn thể cái thực tại mầu nhiệm đ ó. 

---o0o---



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương