TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán



tải về 0.55 Mb.
trang12/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27

ÐIỆU MÚA CỦA LOÀI ONG


Bạn đã từng dọc sách hoặc xem phim về sinh hoạt loài ong chưa. Khi con ong thợ phát kiến dược một địa điểm nhiều hoa, nó bay về tổ báo cho đồng loại biết phương hướng và vị trí của địa điểm này bằng cách đi vài đường múa. Có nhiều điểm xa cách tổ ong đến hàng cây số. Học giả K. Von Frisch từng nghiên cứu về ngôn ngữ “múa”  ấy của loài ong. Loài người cũng biết múa và có nhiều nghệ sĩ từng diễn tả nội tâm bằng những điệu múa.. Có người diễn tả nội tâm  bằng âm nhạc hoặc hội họa. Lời nói của chúng ta cũng chỉ là những đường múa, những tiếng hát, những nét họa. Nó có thể vụng về hoặc khéo léo. Nó có thể chuyên chở  dược nhiều hay ít cái thấy của chúng ta. Nhưng sự khéo léo không phải chỉ cần thiết ở người sử dụng ngôn ngữ. Chính người nghe cũng phải khéo léo và tinh ý. Bởi ngôn ngữ thường không thoát được những phạm trù ý niệm. Dầu người nói có khéo léo lách thoát khỏi một mớ phạm trù này thì người nghe cũng có thể rơi vào cạm bẩy của những phạm trù ấy . Bởi vì những chai và bình của ta đem ra để đựng nước đều có sẵn những hình thái và dung lượng của chúng. Thiền giả hay nói đến tính cách “bất lập văn tự” không phải nhất thiết là để phủ nhận khả năng diễn đạt của văn tự mà chỉ là để đề phòng sự chấp chặt vào văn tự của người sử dụng cũng như của người tiếp nhận. Những tác phẩm như Trung Quán Luận của luận sư Long Thọ ( sáng tác vào thế kỷ thứ hai dương lịch ) biểu trưng cho ý thức muốn sử dụng ý niệm để đập vỡ ý niệm. Trung quán Luận không nhắm tới sự thành lập một ý niệm hay một luận thuyết nào hết mà chỉ nhằm tới sự phá bỏ tất cả mọi ý niệm, đập vỡ hết cả tất cả mọi chai lọ, ống và bình để cho ta thấy nước là một cái gì không cần hình tướng mà vẫn hiện thực. Trung Quán Luận là những điệu múa nhằm giúp ta bỏ lại các khuôn khổ ý niệm trước khi đi vào sự thể nghiệm thực tại. Ðiệu múa ấy chỉ là phương tiện phá bỏ chướng ngại trên con dường thể nghiệm thực tại mà không phải là một hình ảnh thực tại được mô tả. 

---o0o---


KIẾN THỨC LÀ CHƯỚNG NGẠI CỦA TUỆ GIÁC


Những phát minh lớn của khoa học không phải là hoa trái của suy tư mà là của tuệ giác. Công cụ của nhà khoa học không phải chỉ là trí năng và phòng thí nghiệm mà là cả con người của ông ta, trong dó có phần vô thức thâm sâu. Trí năng dóng vai trò ươm hạt và vun xén. Nó gieo hạt nghi án vào vào mảnh đất tâm. Chừng nào hạt chưa mọc mầm thành cây thì trí năng vẫn còn chưa làm được trò trống gì, chỉ suốt ngày đánh võ trong hư không. Hạt nghi án nở thành mầm tuệ giác vào những lúc bất ngờ nhất, nghiã là những lúc mà trí năng không hoạt động, không  “đánh võ trong hư không “. Tuệ giác đó là một cống hiến của công trình ấp ủ của nhà khoa học, trong lúc thức cũng như trong giấc ngủ, trong khi ăn cũng như lúc đi bách bộ. Ðối với nhà khoa học, nghi án vùi chôn trong tâm thức ông, nếu ấp ủ suốt ngày đêm bằng niệm lực thì sẽ có cơ phá giảị Sự phát kiến mới làm rạn nứt những sở tri (kiến thức) cũ và buộc trí năng phải phá bỏ những kiến trúc hiện thời của nó để xây dựng một kiến trúc mới. Kiến thức cũ là chướng ngại cho tuệ giác mới, vì vậy trong Phật học chúng ffược gọi là sở tri chướng. Cũng như các nhà đạt đạo, các nhà khoa học lớn đều có đi qua, những giai đoạn biến đổi lớn trong bản thân. Sở dĩ họ đạt được những cái thấy sâu sắc là vì nơi họ niệm lực và định lực dã khá dồi dàọ Trí tuệ không phải là sự chất dống của tri thức. Trái lại, nó vùng vẫy để thoát khỏi các tri thức ấy. Nó đập vỡ các tri thức cũ để làm phát sinh những tri thức mới phù hợp hơn với thực tại. Khi Copernic phát minh ra rằng trái dất xoay quanh mặt trời thì có biết bao ý niệm về thiên văn học cũ bị sụp đổ, trong đó có ý niệm trên và dưới. Thuyết Lương Tử hiện thời đang phấn dấu mãnh liệt để vượt thoát các ý niệm đồng nhất và nhân quả vốn là những ý niệm căn bản xưa nay của khoa học. Khoa học cũng đang dấn thân trên con đường rũ bỏ ý niệm như đạo học. Khi Phật Thích Ca đưa ra ý niệm vô ngã, ông đã làm dảo lộn không biết bao nhiêu quan niệm về vũ trụ và nhân sinh. Phật đã giáng một đòn lớn trên ý niệm phổ thông và kiên cố nhất của loài người: ý niệm về sự tồn tại của ngã. Những người thấu hiểu được vô ngã thì biết rằng vô ngã là một ý niệm được dưa ra để đánh đổ ý niệm ngã chứ không là một đồ án mới của thực tại. Vô ngã là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Nếu vô ngã chỉ là ý niệm thì nó cũng cần phải phá vỡ như một  ý niệm khác. 

---o0o---


KHÔNG NÓI NÊN LỜI


Nơi con người, cái biết được diễn dịch thành khái niệm, tư tưởng và ngôn ngữ. Cái biết ở dây không phải là tri thức thu lượm được bằng cách chất chứa. Nó là một cái thấy trực tiếp và mau lẹ ; nghiêng về tình cảm thì ta gọi là cảm xúc, nghiêng về trí tuệ thì ta gọi là tri giác. Nó là trực giác chứ không phải là kết quả của suy luận. Có khi nó hiện hữu tràn dầy trong ta nhưng ta không diển dịch nó thành khái niệm được, không dùng hình thức tư duy dể chuyên chở nó dược và do dó không diễn tả nó được thành lời. Nói không nên lời là tâm trạng ta lúc đó. Có những tri giác dược mô tả trong Phật học là bất khả tư, bất khả nghị, bất khả thuyết nghĩa là không thể suy tư, nghị luận và thành lập học thuyết. 

---o0o---


AI BIẾT


Cái biết của ta, ta tự hào là do ta đạt dược; kỳ thực, đó là cái biết của chủng loại ta, diễn biến và tiến hóa từ những kiếp nào xa lắc khi ta còn bơ vơ giữa ranh giới vô cơ và hữu cơ. Nói đến cái biết ta cứ nghĩ ngay đến con người với não bộ hơi lớn của nó mà không nhớ rằng cái biết đang hiện hữu nơi mọi loài vật, ở cả những vật mà ta gọi là “vô tri “. Các loài ong, nhện và tò vò có mặt trong những loài vật “ khéo tay “ nhất. Chúng có thể tạo dựng những kiến trúc thật dẹp. Khi ta quán sát tổ ong, tổ vò vò và lưới nhện, ta thấy chúng có khả năng “biết làm “ ( le savoir-faire ). Ta nói: “Các loài này không biết tư duy, không biết toán học, không làm được đồ án và dự tính. Chúng không có trí tuệ mà chỉ có bản năng”. Tuy vậy, không phải là loài người làm ra tổ ong, tổ tò vò và màng nhện cho các loài nàỵ Chính những con vật bé nhỏ không có “khối óc” đó đã tự xây dựng nên những thứ mà ta phải tấm tắc khen dẹp. Nếu không phải chúng biết thì ai  biết ? Chính là chúng, chính là chũng loại của chúng trong lịch trình tiến hóa. Nhìn vào loài thực vật, ta cũng thấy dầy dẫy những sự mầu nhiệm  của cái biết. Cây chanh “biết” đâm rễ, làm cành, làm lá, làm hoa, làm tráị Bạn nói rằng cây chanh không có nhận thức thì làm gì biết “làm” có phải không ? Xương sườn, xương sống và các hạch tiết tuyến trong bạn có phải là do bạn vận dụng trí thức của bạn mà làm ra chăng ? Ðó là công trình của cái Biết, một cái biết bao trùm tất cả những cái biết khác trong đó có cái suy tư của bạn. 

---o0o---




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương