TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán



tải về 0.55 Mb.
trang8/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27

KHÁN MỘT THOẠI ĐẦU


Ai nói rằng thực tại không thể miêu tả bằng khái niệm?  Chính là cái thấy (tuệ) của ta khi ta ngưng tụ tâm thần để quan sát.  Lưỡi gươm khái niệm nhiều khi chỉ có thể băm thực tại thành những mảnh nhỏ rời rạc không sinh khí.  Các nhà khoa học nhiều khi đã đồng ý về diểm này.  Nhiều pháp minh khoa học lớn đã được thực hiện như một trực giác: những lập luận để chứng minh các phát minh kia không phải là những dụng cụ để khám phá mà chỉ là những phương tiện để bênh vực.  Những phát minh này đến với khoa học gia vào những lúc bất ngờ nhất, nghĩa là vào những lúc mà họ không suy nghĩ, lý luận và phân tích.  Những cái thấy này là do sức tập trung (định) của tâm ý khoa học gia trong nhiều tháng năm liên tiếp.  Nếu không có sự thiết tha và chú tâm thầm lặng và thường xuyên tới nghi án, kể cả những lúc đi đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, v..v… thì cái thấy kia không bao giờ tới được.  Các thiền giả ôm ấp một thoại đầu cũng làm việc theo phương pháp ấy.  Danh từ thiền học là khán thoại đầu.  Khán có nghĩa là nhìn. 

Tất cả những vấn đề của sự sống, từ những trạng thái tình cảm như đam mê, thù hận, buồn khổ cho đến những nghi vấn về tri thức như sinh, diệt, có, không v..v… đều có thể đưa ra làm đối tượng của chánh niệm, của chỉ quán. 


---o0o---

CHÁNH NIỆM VỪA LÀ NHÂN VỪA LÀ QỦA


Như ta đã thấy, chánh niệm vừa là nhân vừa là qủa, vừa là định vừa là tuệ, vừa là chỉ vừa là quán.  Chánh niệm vừa thắp lên, tâm đã được định và ta thấy được tâm ta rõ hơn.  Nhân và quả đồng thời, nhân và quả không lìa nhau.  Cũng như máy phát điện quay thì dòng điện hiện hữu và bóng đèn bật sáng.  Tuy vậy duy trì liên tục chính niệm còn có công dụng tích lũy định tuệ, cũng như khi máy điện chạy ta có thể tích lũy điện lực vào một bình ắc quy.  Đó là công phu.  Trong giấc ngủ, chánh niệm vẫn còn tác dụng, và công án tiếp tục được “khán” một cách âm thầm.  Có thiền giả thấy được mình đang duy trì chánh niệm ngay cả trong giấc mơ.  Vào những thời gian thiền tập miên mật nhất thỉnh thoảng tôi cũng thấy mình có chánh niệm trong giấc mơ.   

---o0o---


SUY TƯ VỀ CÁI KHÔNG THỂ SUY TƯ


Phương pháp của khoa học từ trước đến nay là giới hạn đối tượng khảo cứu và một phạm vi nhỏ để tiện khảo cứu.  Đối tượng càng nhỏ thì sự chú ý càng lớn.  Nhưng đến khi đi vào địa hạt những cực vi siêu nguyên tử (subatomic particles) thì nhà khoa học khám phá ra rằng mỗi chất điểm (particle) được tạo thành bởi tất cả các chất điểm khác và tâm ý của nhà khoa học trong khi quán sát không còn là một thực tại biệt lập với các vật quan sát.  Trong giới khoa học vật lý cực vi ngày nay có ý niệm bootstrap.  Ý niệm này nhận rằng vạn vật nương vào nhau mà sinh khởi và hiện hữu, những “vật” cực vi mà từ lâu ta lầm tưởng là thực tế cơ bản của vật chất thực ra cũng nương nhau mà có và chúng cũng không có thực thể riêng biệt.  “Mỗi chất điểm là do tất cả những chất điểm khác tạo thành” (Chaque particule est faite de toutes les autres).  Ý niệm này không khác mấy với ý niệm “một là tất cả: của kinh Hoa Nghiêm.” 

Thực tại đã là “tương sinh tương lập” như thế thì suy tư thế nào được thực tướng của nó.  Phái thiền Tà Động căn dặn người tu thiền rằng chỉ nên quán chiếu mà không nên suy tư.  Phương châm của Phái Tào Động: “Suy tư về cái không thể suy tư thì làm sao suy tư được?  Không suy tư, ấy là chỗ thiết yếu của thiền”. 

Tôi ưa danh từ quán chiếu, bởi nó hàm ý rọi ánh sáng vào mà quán sát mà không cần suy diễn.  Mặt trời chiếu dọ hồi lâu trên một bông sen thì cánh sen xoè nở và làm cho gương sen hiển lộ.  Cũng như thế, dưới tác dụng của quán chiếu, thực tại dần dần hiển lộ bản thân. 

Tuy vậy, trong thiền quán, chủ thể quán chiếu và đối tượng quán chiếu không thể tách rời nhau.  Đây là điểm khác biệt căn bản xưa nay của thiền học và khoa học. 

---o0o---


HẠT MUỐI ĐI VÀO LÒNG BIỂN MẶN


Từ lâu, khoa học thường quen vạch một đường ranh giới giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: nhà khoa học và con vi trùng dưới kính hiển vi là hai thực tại riêng biệt, độc lập.  Thiền học kỵ nhất điều đó.  Ta hãy nhớ lại sự liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và mầu xanh trên lá cây.  Khi ta rọi chánh niệm và các đối tượng tâm ý khác, các đối tượng này biến thể và đồng nhất với chánh niệm.  Tôi đưa ra một hình ảnh để bạn thấy điều này.  Khi bạn ý thức rằng bạn đang vui, bạn thầm nghĩ: “Tôi có ý thức rằng tôi đang vui”.  Nếu bạn vượt lên cao hơn một từng nữa và nói: “Tôi đang ý thức rằng tôi có ý thức về niềm vui của tôi” thì bạn thấy gì?  Bạn thấy có ba từng: niềm vui – ý thức về niềm vui – ý thức về sự có ý thức – Đó là ta vung thanh kiếm khái niệm để biểu diễn vài đường phân tích.  Sự thực trong bạn, cả ba đều nằm trong một. 

Kinh Niệm Xứ một kinh dạy về chánh niệm, thường dùng những mệnh đề “quán niệm thân thể nơi thân thể”, “quán niệm cảm thọ nơi cảm thọ”, “quán niệm tâm thức nơi tâm thức” và “quán niệm đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức”.  Tại sao có sự lặp lại những danh từ thân thể, cảm thọ, tâm thức và đối tượng tâm thức?  Một vài luận gia nói rằng đó là để nhấn mạnh về những danh từ nào đó.  Tôi nghĩ không phải thế.  Ý kinh là trong khi quán niệm, không cho đối tượng quán niệm là một cái gì biệt lập ngoài chủ thể năng quán.  Phải sống cái đối tượng đó, phải hoà hợp với đối tượng đó, như một hạt muối đi vào lòng đại dương để đo chất mặn của đại dương.  Một công án thiền cũng vậy.  Công án không phải là một bài toán mà ta có thể giải đáp bằng cách xử dụng trí lực (intellect) của mình.  Công án không phải là công án của kẻ khác.  Công án phải là công án của mình, là vấn đề sinh tử của đời mình.  Nó không thể tách rời khỏi đời sống hằng ngày của mình.  Công án phải được “cấy” vào trong thịt, trong xương, trong tủy của mình, và mình trở thành miếng đất nuôi dưỡng nó.  Có thế thì hoa trái của nó mang tới mới là hoa trái của tự tâm mình được. 

Trong từ ngữ comprendre của tiếng Pháp, ta thấy có tiền từ com và động từ prendre, ý nói: hiểu một vật gì tức là cầm lấy vật ấy lên và đồng nhất với nó.  Nếu ta chỉ phân tích một người như một đối tượng khảo cứu mà không sống với người ấy thì ta không thật sự hiểu được người ấy.  Nhà thần học Martin Buber cũng nói rằng liên hệ giữa con người với Thượng Đế không phải là một liên hệ chủ thể và đối tượng, bởi Thượng Đế không phải là đối tượng của tri thức.  Gần đây trong lãnh vực khoa học vật lý cực vi, các khoa học gia cũng đã công nhận rằng không thể có một hiện tượng nào tuyệt đối khách quan, nghĩa là độc lập với tâm ý người quan sát, và do đó mọi hiện tượng chủ quan cũng đều có mặt khách quan của chúng.   

---o0o---




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương