TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán



tải về 0.55 Mb.
trang7/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27

HÁT CA TRONG CHÁNH NIỆM


Phần nhiều trong chúng ta có một đời sống quá bận rộn.  Đứng về phương diện công việc làm ăn, có thể là công việc ngày nay ít nặng nhọc bằng ngày xưa, nhưng tại sao chúng ta lại có ít thì giờ cho chúng ta như thế?  Có người nói rằng họ không có thì  giờ “dù là để ăn và để thở”.  Thật đấy.  Làm thế nào bây giờ?  Còn cách nào hơn là trực tiếp giật lại thì  giờ của chính chúng ta?  Thắp sáng ngọn đuốc chánh niệm lên và bắt đầu học lại cách uống trà, cách ngồi ăn cơm, cách rửa bát, cách đi bộ, cách ngồi, cách lái xe hơi và cách làm việc hàng ngày.  Đừng để hoàn cảnh kéo ta đi theo như một dòng nước lũ kéo theo tất cả những gì nằm trên lối đi qua của nó. 

Được soi sáng bởi chánh niệm, những động tác trong công việc hàng ngày của ta trở nên có ý nghiã.  Trong chánh niệm, ta thấy có ta hiện hưũ mầu nhiệm trong đời sống mầu nhiệm và ta không còn là một cái máy chỉ biết lặp đi lặp lại những cử động của công việc hằng ngày.  Những lúc làm việc mà tâm trí vẩn vơ đầy tạp niệm, ta hãy hỏi ta: “Ta đang làm gì đây?  Và ta đang tiêu phí cuộc đời ta vào những cái này để làm gì?”  Hỏi như thế tức là chánh niệm được thắp lên, hơi thở được theo dõi, nụ cười nở trên môi và mỗi giây phút của công việc hằng ngày trở nên linh động.  Nếu muốn ca hát, bạn hãy ca hát trong chánh niệm. 

---o0o---

TỪ MÊ SANG TỈNH


Một ông giáo sư chính trị học hỏi tôi trong khi ngồi thiền thì tôi “suy nghĩ gì”.  Tôi trả lời là trong khi ngồi thiền tôi không “suy nghĩ” mà chỉ chú tâm nhìn cho rõ mọi sự việc đang xảy ra.  Oâng có vẻ không tin, nhưng sự là thế.  Trong khi ngồi thiền, tôi ít vận dụng trí não để lý luận và tìm cách tháo gỡ những câu hỏi hắc búa như khi người ta tìm giải một phương trình toán học hay là một câu đố mẹo.  Cả khi tôi tham thán một thoại đầu cũng vậy, tôi cũng chỉ để thoại đầu nằm đó để quan sát nó mà thôi, chứ tôi không tìm cách giải thích nó, cắt nghĩa nó, bởi vì tôi biết thoại đầu không phải là một câu đó mẹo.  Quan sát theo nghĩa chính niệm không có nghĩa là phân tích.  Nó chỉ có nghĩa là nhận diện thường trực mà thôi.  Suy nghĩ nhiều thì mới lao tâm, chứ chánh niệm hoặc nhận diện thì không.  Nghe nói tới ngồi thiền, người ta tưởng là phải vận dụng “ chất xám” dữ lắm; thực ra thì không phải.  Thiền gia không phải là tư tưởng gia.  Thiền gia không “làm việc tinh thần”.  Trái lại, thiền có tác dụng dưỡng thần. 

Từ đầu câu chuyện đến giờ, tôi chưa mời ông bạn của tôi vận dụng chất xám của ông ta để tìm tòi gì hết, tôi chỉ mời ông đi xem, đi “nhận diện” sự việc với tôi mà thôi.  Sự chú ý trong công việc nhận diện không có tác dụng tìm tòi và suy diễn mà chỉ là một sự chú ý đơn thuần.  Chánh niệm là một động cơ biến trạng thái ngủ thành trạng thái thức.  Nghĩ mà không biết là mình nghĩ, cảm mà không biết mình cảm, giận mà không biết là mình giận, đi mà không biết là mình đi, ngồi mà không biết là mình ngồi… trạng thái đó là trạng thái mê ngủ.  Albert Camus, trong cuốn tiểu thuyết l’Etranger, gọi đó là sống như một người chết (il vit comme un mort).  Đó là một căn phòng tối ám.  Bật ngọn đèn chánh niệm lên, đó là chuyển từ trạng thái mê sang trạng thái tỉnh.  Động từ budh trong phạn ngữ có nghĩa là tỉnh thức.  Danh từ Buđha có nghĩa là kẻ tỉnh thức.  Vậy Phật cũng chỉ là một người, nhưng là một người thường trực có chánh niệm.  Ta thỉnh thoảng cũng có chánh niệm, cho nên “thỉnh thoảng” ta mới là Phật thôi. 

 
---o0o---

NIỆM, ĐỊNH VÀ HUỆ


Nguyên chữ niệm(sati là tiếng Pali, smrti là tiếng Phạn) có nghĩa là có ý thức.  Ta có thể dịch là nhớ hay biết, nhưng những từ này phải được dùng trong nghĩa đang nhớ rằng, đang biết rằng.  Ta đã từng nói tới niệm như là một sự nhận diện, một sự chú ý đơn thuần (bare attention).  Nhưng niệm không phải chỉ có thế.  Trong niệm còn có yếu tố định (sự tập trung của tâm ý) và tuệ ( sự thấy rõ của tâm ý) nữa.  Định và tuệ làm nên cường độ của niệm, và cũng là kết quả tất yếu của niệm.  Mỗi khi ta thắp lên ngọn đèn chánh niệm, tự nhiên ta thấy có các hiện tượng tập trung và thấy rõ.  Các danh từ định và tuệ là những danh từ được dùng về phương diện quả.  Về phương diện nhân, người ta hay dùng những danh từ chỉ và quán.  Chỉ là sự làm cho dừng lại, là cho tập trung lại, và quán là nhìn để thấy rõ.  Dừng lại thì tự nhiên thấy rõ.  Dừng cái gì lại?  Dừng sự quên lãng, sự tán loạn và tình trạng mê muội của tâm ý.  Tình trạng này, danh từ duy thức học là thất niệm tức là “mất chánh niệm”2, tức là sự vắng mặt của ý thức.  Ta thấy rõ: dừng lại ở đây không phải là một sự đàn áp mà là một sự chuyển quên thành nhớ, chuyển thất niệm thành niệm. 

  
---o0o---


BUNG MỘT NỒI NGÔ


Thiền tập không phải là những nổ lực phân tích và suy diễn.  Phương pháp Niệm Định Tuệ hoặc phương pháp Chỉ Quán không phải là những phương pháp phân tich và suy diễn.  Lưỡi gươm phân tích và suy diễn ở đây không có chỗ sử dụng.  Khi ta bung một nồi ngô, ta tập trung lửa dưới đáy nồi, một vài giờ đồng hồ sau thì các hạt ngô bung ra.  Khi mặt trời chiếu dọi xuống tuyết liên tiếp trong nhiều giờ đồng hồ thì tuyết từ từ tan rã.  Khi một con gà mái ấp ủ lâu ngày những cái trứng của nó, thì những con gà con thành hình và mổ vỡ vỏ trứng chui ra.  Đó là những hình ảnh có thể đem ra ví dụ cho tác dụng của thiền quán. 

Mục đích của thiền quán là để thấy được mặt mũi của thực tại, thực tại này là tâm và đối tượng nhận thức của tâm.  Khi ta nói tâm và cảnh thì ta có ngay một quan niệm nhị nguyên về vũ trụ, nhưng khi ta nói tâm và đối tượng nhận thức của tâm thì ta đứng ở một bình diện khác và tránh được phần nào sự tác hại của lưỡi guơm phân biệt khái niệm.  Tác dụng của thiền quán là tác dụng chiếu rọi (mặt trời) nung nấu (lửa nấu bắp) và ấp ủ (hơi nóng của gà mẹ).  Trong cả ba trường hợp (nấu bắp, soi tuyết và ấp trứng) không có nỗ lực phân tích suy diễn mà chỉ có công phu tập trung bền bỉ.  Ta chỉ có thể làm cho thực tại hiển lộ mà không thể vẽ nên một bức hình của thực tại bằng những đường nét do tâm trí ta sáng tạo dù đó là toán học, hình học hay triết học.   

---o0o---



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương