TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán



tải về 0.55 Mb.
trang6/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

THỞ CÙNG MỘT NHỊP


Có người tâm trí loạn động hơi nhiều muốn duy trì chánh niệm đã dùng phép đếm hơi thở thay vì phép theo dõi hơi thở.  Trong thời gian thở ra rồi thở vào, người ấy đếm “một”.  Duy trì ý niệm “một” đừng để rơi mất.  Tiếp đến, đếm “hai” trong hơi thở ra và hơi thở vào thứ hai.  Đếm đến mười thì trở lại đếm một.  Nếu từ một đến mười mà mất chánh niệm thì bắt đầu đếm “một” trở lại.  Khi tâm an định rồi thì bỏ đếm để mà theo dõi hơi thở. 

Bạn đã từng phát cỏ bằng cái phảng (faux) chưa?  Cách đây năm sáu năm tôi có mua về một cái phảng và loay hoay tự tìm cách phát cỏ.  Mãi đến một tuần lễ sau tôi mới tìm ra được cách xử dụng dung mức.  Thế đứng, cách cầm phảng và đị bàn của lưỡi phảng cố nhiên là quan trọng rồi.  Nhưng để cho lâu mệt, tôi phối hợp cử động của hai tay với hơi thở.  Nếu tôi phát thong thả theo nhịp thở, vừa làm vừa quán niệm thì tôi làm được khá lâu.  Nếu không, chỉ trong vòng mười phút là tôi đã mệt.  Sau đó, tôi có tiếp một ông cụ hàng xóm người gốc Ý và mời ông ta phát một vài đường để tôi quán sát.  Oâng phát khéo hơn tôi, nhưng đại khái cũng áp dụng thế đứng đó và cử động đó.  Điều làm cho tôi ngạc nhiên nhất là ông cũng phối hợp hơi thở và cử động.  Từ đó, thấy người nông dân nào trong vùng phát cỏ là tôi có cảm tưởng người ấy đang thực tập quán niệm. 

Trước khi mua cái phảng, tôi cũng đã xử dụng những dụng cụ như cuốc, xẻng, cào v..v… theo kiểu phối hợp cử động với hơi thở.  Tôi thấy chỉ những khi phải làm những việc nặng như khuân vác hoặc đẩy xe, thì mới khó duy trì chánh niệm mà thôi.  Ngoài ra, xới đất, vun luống, làm cỏ, gieo hạt, bỏ phân, tưới nước v..v… những việc đó tôi có thể làm thong thả trong quán niệm.  Những năm gần đây tôi không bao giờ để cho thân thể tôi mệt đến nỗi tôi phải thở hào hển.  Tôi nghĩ là tôi không có quyền “đày ải” thân thể tôi: tôi phải đối xử với nó một cách trân trọng như người nhạc sĩ giữ gìn cây đàn của ông ta.  Tôi áp dụng một chính sách” bất bạo động” với thân thể tôi.  Nó không phải chỉ là “dụng cụ hành đạo”, nó chính là “đạo”.  Nó không phải chỉ là “đền thờ thánh”, nó còn là “thánh”.  

Những dụng cụ làm vườn và đóng sách của tôi, tôi cũng yêu qúy và kính trọng chúng lắm.  Khi tôi xử dụng chúng theo nhịp thở của tôi, tôi có cảm tưởng rằng chúng tôi đang thở cùng một nhịp. 

---o0o---

BÀI THƠ VÀ CÂY TÍA TÔ


Công việc ban ngày của bạn là công việc gì, tôi chưa biết, nhưng tôi biết rằng có những công việc có thể đi đôi với quán niệm dễ dàng hơn những việc khác. 

Viết văn là một trong những việc khó đi đôi với quán niệm, dù tôi đã đạt đến chỗ viết xong câu nào là tôi “biết” tôi đã viết xong câu đó.  Còn trong khi viết câu đó thì tôi vẫn còn hay quên.  Cũng bởi vậy cho nên năm sáu năm nay tôi ít viết trở lại và ưa làm việc tay chân hơn.  Có bạn bảo tôi: “Trồng cà chua và xà lách thì ai trồng chả được, nhưng viết sách, viết truyện và làm thơ thì không ai cũng làm được như thầy.  Đừng phí thì giờ vô ích.”  Tôi có phí thì giờ đâu. Tôi đã nói là tôi sống trong khi rửa bát, xới đất và phát cỏ rồi mà…  Trồng một cây tía tô, tôi thấy cũng đẹp như làm một bài thơ và cũng vĩnh cữu như làm một bài thơ.  Tôi nói thật đấy.  Tôi không thấy bài thơ hơn cây tía tô ở chổ nào.  Cây tía tô cũng cho tôi nhiều sung sướng như một bài thơ.  Đối với tôi, cây tía tô hoặc cây xà lách cũng có tác dụng vĩnh cữu trong không gian và trong thời gian ngang với một bài thơ.  Tôi thấy năm 1964 khi lập nên Viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn tôi đã làm một lầm lỗi lớn. Các sinh viên (trong đó có cả tăng ni trẻ tuổi) đến đó chỉ học bằng sách vở, chữ nghĩa và khái niệm.  Rốt cuộc họ chỉ có một mớ kiến thức và một mớ chứng chỉ hoặc bằng cấp.  Ngày xưa khi được chấp nhận vào thiền viện, người trẻ tuổi lập tức được đưa ra vườn tập phát cỏ, gánh nước, trồng rau theo chánh niệm.  Cuốn sách đầu tiên người ta giao cho là tập thơ “cài nút áo” của thiền sư Độc Thể.   Để mà tập quán niệm khi rửa tay, khi đi ngang qua dòng suối, khi lọc nước uống.  Sau này, thiền sinh có học kinh luận và có tham dự những buổi đại tham và tiểu tham, nhưng mà những thứ ấy luôn luôn được đặt trong khuôn khổ của sự thực hành.  Bây giờ nếu cần lập lại một viện Cao Đẳng Phật Học, tôi sẽ mô phỏng theo cách tổ chức của thiền viện ngày xưa.  Nó phải là một thứ ashram, như là Shanti Niketan.  Hoặc như Phương Bối Am hay Communauté de l’ Arche.  Tất cả sinh viên đều phải nội trú, đều phải vận thủy bang sài (gánh nước, chở củi), đều sống đời sống hàng ngày dưới mặt trời quán niệm.  Tôi chắc những truyền thống tôn giáo lớn đều áp dụng phép  tổ chức tương tợ những trung tâm tu học. 

---o0o---

TẠO LẬP MỘT QUÊ HƯƠNG


Mỗi người trong chúng ta nên “thuộc về” một trung tâm như thế.  Một khu tĩnh cư, một ngôi chùa, một nhà thờ, hoặc một tu viện.  Khu tĩnh cư đó, ta xem như là “chỗ xuất phát” của ta.  Một ‘Alma Master’ của đời sống tâm linh.  Ở đó, mỗi nét kiến trúc và mỗi cây cảnh hay mỗi tiếng chuông đều có hiệu lực thức tỉnh và nuôi dưỡng chính niệm nơi ta.  Ở đây ta có quyền lâu lâu trở về, sống dăm ba bữa nửa tháng trong khung cảnh thanh tịnh để làm mới lại ta, để tái tạo sinh khí, để faire le plein.  Và những lúc không trở về được, ta chỉ cần mỉm cười nghĩ tới nó là ta thấy mát mẻ an lạc.  Một nơi như thế cần được chủ trì bởi những người có nhân cách mát mẻ và an lạc.  Nghĩa là những người sống thường trực trong chánh niệm.  Những người này lúc nào cũng có mặt đó để săn sóc ta, an ủi ta, chữa lành những thương tích của ta.  Cũng như con cháu mỗi năm vào ngày kỵ giỗ của tổ tiên tìm về nhà người tộc trưởng, mỗi người trong chúng ta cũng nên có một quê hương của đời sống tinh thần mà tìm về. 

Ngày xưa vào khoảng năm 1957-1958, năm bảy chúng tôi đã dựng nên Phương Bối Am ở rừng Đại Lão trên một khoảng đất rừng hai mươi lăm mẫu.  Chúng tôi đã tạo ra một quê hương như thế.  Sau này những đứa con của Phương Bối Am dù ra làm nhà xuất bản Lá Bối, trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, Phật Học Viện Huệ Nghiêm, Viện Cao Đẳng Phật Học Saigon hay tu viện Thường Chiếu… cũng đều nhớ tới Phương Bối như quê hương tâm linh của mình, để rồi mỗi cơ sở mới lại trở thành một quê hương mới cho những người trẻ tuổi.  Những người trẻ đi ra đời làm việc xã hội rất cần một nơi nương tựa như thế, cho nên khi chiến tranh ngăn họ không cho trở về Phương Bối thì họ đã hướng về Thường Chiếu và chuẩn bị Làng Hồng.    

---o0o---



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương