Trợ giúp GeoGebra



tải về 438.33 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích438.33 Kb.
#19205
1   2   3   4   5

Vectơ chỉ phương

VectoChiPhuong[đường thẳng g]: Vec-tơ chỉ phương của đường thẳng g.



Ghi chú: Một đường thẳng có phương trình ax + by = c sẽ có vec-tơ chỉ phương là (b, - a).

Vectơ chỉ phương đơn vị

VectoChiPhuongDonVi[đường thẳng g]: Vec-tơ chỉ phương đơn vị (có độ lớn bằng 1) của đường thẳng g

VectoChiPhuongDonVi[vectơ v]: Vec-tơ có cùng phương, chiều với vec-tơ v cho trước và có độ lớn bằng 1

Vectơ pháp tuyến

VectoPhapTuyen[đường thẳng g]: Véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng g.



Ghi chú: Một đường thẳng có phương trình ax + by = c sẽ có vec-tơ pháp tuyến là (a, b).

VectoPhapTuyen[vectơ v]: Véc-tơ pháp tuyến của vec-tơ v.



Ghi chú: Một vec-tơ có tọa độ (a, b) sẽ có vec-tơ pháp tuyến là vec-tơ (- b, a).

Vectơ pháp tuyến đơn vị

VectoPhapTuyenDonVi[đường thẳng g]: Vec-tơ pháp tuyến đơn vị (có độ lớn bằng 1) của đường thẳng g

VectoPhapTuyenDonVi[vectơ v]: Vec-tơ vuông góc với vec-tơ v và có độ lớn bằng 1

Vectơ độ cong

VectoDoCong[điểm A, hàm số f]: Vec-tơ độ cong của hàm số f tại điểm A

VectoDoCong[điểm A, đường cong c]: Vec-tơ độ cong của đường cong c tại điểm A

4.3.7. Đoạn thẳng

Đoạn thẳng

DoanThang[điểm A, điểm B]: Đoạn thẳng qua hai điểm A, B

DoanThang[điểm A, số a]: Đoạn thẳng qua A (điểm bắt đầu) và có độ dài là a.

Ghi chú: Điểm kết thúc đoạn thẳng cũng sẽ được vẽ.

4.3.8. Tia

Tia

Tia[điểm A, điểm B]: Tia bắt đầu từ điểm A và đi qua điểm B

Tia[điểm A, vectơ v]: Tia bắt đầu từ điểm A và có cùng hướng với v

4.3.9. Đa giác

Đa giác

DaGiac[điểm A, điểm B, điểm C,...]: Đa giác xác định bởi các điểm A, B, C,… cho trước

DaGiac[điểm A, điểm B, số n]: Đa giác đều n đỉnh (gồm cả hai đỉnh A, B)

4.3.10. Đường thẳng

Đường thẳng

DuongThang[điểm A, điểm B]: Đường thẳng qua hai điểm A B

DuongThang [điểm A, đường thẳng g]: Đường thẳng qua A và song song với đường thẳng g

DuongThang [điểm A, vectơ v]: Đường thẳng qua điểm A và có cùng hướng với vectơ v



Đường vuông góc

DuongVuongGoc[điểm A, đường thẳng g]: Đường thẳng qua điểm A và vuông góc với đường thẳng g

DuongVuongGoc[điểm A, vector v]: Đường thẳng qua điểm A và vuông góc với vector v

Đường trung trực

DuongTrungTruc[điểm A, point B]: Đường trung trực của đoạn thẳng AB

DuongTrungTruc[đoạn thẳng s]: Đường trung trực của đoạn thẳng s

Đường phân giác

DuongPhanGiac[điểm A, điểm B, điểm C]: Đường phân giác của góc được tạo bởi 3 điểm A, B, và C. Ghi chú: Điểm B là đỉnh của góc.

DuongPhanGiac[đường thẳng g, đường thẳng h]: Hai dường phân giác của góc tạo thành bởi hai đường thẳng g h.

Tiếp tuyến

TiepTuyen[điểm A, conic c]: (Tất cả) các đường tiếp tuyến qua điểm A và tiếp xúc với đường conic c

TiepTuyen[đường thẳng g, conic c]: (Tất cả) các đường tiếp tuyến với đường conic c và song song với đường thẳng g

TiepTuyen[số a, hàm số f]: Đường tiếp tuyến với hàm f(x) tại x = a

TiepTuyen[điểm A, hàm số f]: Đường tiếp tuyến với hàm f(x) tại x = x(A)

TiepTuyen[điểm A, đường cong c]: Đường tiếp tuyến với đường cong c tại điểm A



Tiệm cận

TiemCan[hyperbola h]: Hai đường tiệm cận của hyperbol h



Đường chuẩn

DuongChuan[parabol p]: Đường chuẩn của parabol p



Trục

Truc[conic c]: Hai trục của conic c



Trục thứ nhất

TrucThuNhat[conic c]: Trục thứ nhất (Trục chính) của conic c



Trục thứ hai

TrucThuHai[conic c]: Trục thứ hai của conic c



Đường đối cực

DuongDoiCuc[điểm A, conic c]: Đường đối cực của điểm A tương quan với conic c



Đường kính

DuongKinh[đường thẳng g , conic c]: Đường kính của đường conic c song song với đường thẳng g

DuongKinh[vectơ v, conic c]: Đường kính của đường conic c cùng hướng vớc vec-tơ v

4.3.11. Đường Conic

Đường tròn

DuongTron[điểm M, số r]: Đường tròn tâm M và bán kính r

DuongTron[điểm M, đoạn thẳng s]: Đường tròn tâm M và bán kính bằng Dodai[s]

DuongTron[điểm M, điểm A]: Đường tròn có tâm M và đi qua điểm A

DuongTron[điểm A, điểm B, điểm C]: Đường tròn qua ba điểm A, B C

Đường tròn mật tiếp

DuongTronMatTiep[điểm A, hàm số f]: Đường tròn mật tiếp của hàm số f tại điểm A

DuongTronMatTiep[điểm A, curve c]: Đường tròn mật tiếp của đường cong c tại điểm A

E-lip

Elip[điểm F, điểm G, số a]: E-lip có tiêu điểm là F G và độ dài trục chính là a.



Ghi chú: Điều kiện: 2a > KhoanCach[F, G]

Elip[điểm F, điểm G, đoạn thẳng s]: E-lip có tiêu điểm là F G và độ dài trục chính bằng độ dài đoạn thẳng s (a = DoDai[s]).



Hyperbol

Hyperbol[điểm F, điểm G, số a]: Hyperbol có tiêu điểm là F G và độ dài trục chính là a.



Ghi chú: Điều kiện: 2a > KhoangCach[F, G]

Hyperbol[điểm F, điểm G, đoạn thẳng s]: Hyperbol có tiêu điểm là F G và độ dài trục chính bằng độ dài đoạn thẳng s (a = DoDai[s]).



Parabol

Parabol[điểm F, đường thẳng g]: Parabol có tiêu điểm là F và đường chuẩn là g



Conic

Conic[điểm A, điểm B, điểm C, điểm D, điểm E]: Đường conic qua năm điểm A, B, C, D, và C. Ghi chú: Bốn điểm không được thẳng hàng.



4.3.12. Hàm số

Đạo hàm

DaoHam[hàm số f]: đạo hàm của hàm số f(x)

DaoHam[hàm số f, số n]: đạo hàm cấp n của hàm số f(x)

Ghi chú: Bạn có thể sử dụng f’(x) thay vì DaoHam[f], cũng như là f’’(x) thay vì DaoHam[f, 2].

Tích phân

TichPhan[hàm số f]: Tích phân bất định của hàm số f(x)



Ghi chú: Xem Tích phân xác định

Khai triển

KhaiTrien[hàm số f]: Khai triển hàm đa thức f. Ví dụ: KhaiTrien[(x - 3)^2] sẽ là x2 - 6x + 9



Khai triển Taylor

KhaiTrienTaylor[hàm số f, số a, số n]: Khai triển Taylor cho hàm sốf(x) tại x = a đến cấp n



Hàm số

HamSo[hàm số f, số a, số b]: Hàm số, bằng f trong đoạn [a, b] và không xác định bên ngoài đoạn [a, b]



Hàm số có điều kiện

Bạn có thể sử dụng các câu lệnh logic (Bool) If (xem lệnh If) để tạo một hàm số có điều kiện.



Ghi chú: Bạn có thể sử dụng đạo hàm và tích phân cho các hàm này như các hàm số khác.

Ví dụ:

= If[x < 3, sin(x), x^2] sẽ cho ta một hàm số f(x) bằng:

• sin(x) nếu x < 3 và

x2 nếu x ≥ 3.



4.3.13. Đường cong tham số

DuongCong[biểu thức e1, biểu thức e2, tham số t, số a, số b]: Ðường cong tham số trong hệ tọa độ Đề-các cho bởi biểu thức theo x e1 và biểu thức theo y e2 (theo tham số t) trong đoạn [a, b]



Ví dụ: c = DuongCong[2 cos(t), 2 sin(t), t, 0, 2 pi]

DaoHam[đường cong c]: Đạo hàm của đường cong c



Ghi chú: Có thể tính toán với đường cong tham số như các hàm số trong các biểu thức số học khác.

Ví dụ: Nhập vào c(3) sẽ cho ta điểm nằm trên đường cong c ứng với tham số t=3

Ghi chú: Bạn có thể xác định một điểm mới trên đường cong bằng công cụ Điểm mới (xem công cụ Điểm mới; xem thêm lệnh Điểm). Nếu các giá trị a và b là các giá trị động, bạn có thể sử dụng con trượt (xem công cụ Con trượt).

4.3.14. Cung và Hình quạt

Ghi chú: Giá trị đại số của một cung tròn chính là chiều dài của cung và của một hình quạt chính là diện tích của hình quạt.

Hình bán nguyệt

HinhBanNguyet[điểm A, điểm B]: Hình bán nguyệt qua đoạn thẳng AB.



Cung tròn

CungTron[điểm M, điểm A, điểm B]: Cung tròn có tâm M giữa 2 điểm A, B.



Ghi chú: Điểm B không nằm trên cung tròn.

Cung tròn qua 3 điểm

CungTronQua3Diem[điểm A, điểm B, điểm C]: Cung tròn qua 3 điểm A, B, và C



Cung

Cung[conic c, điểm A, điểm B]: Cung của đường conic giữa hai điểm A, B trên đường conic (đường tròn hoặc e-lip)

Cung[conic c, số t1, số t2]: Cung của đường conic giữa hai giá trị ứng với hai tham số t1 và t2 của đường conic:

o Đường tròn: (r cos(t), r sin(t)) ; với r là bán kính

o E-lip: (a cos(t), b sin(t)) ; với a b là độ dài hai trục của e-lip

Hình quạt

HinhQuat[điểm M, điểm A, điểm B]:Hình quạt có tâm M giựaCircular sector with midpoint M between two points A and B. Note: point B does not have to lie on the arc.



Hình quạt qua 3 điểm

HinhQuatQua3Diem[điểm A, điểm B, điểm C]: Hình quạt qua 3 điểm A, B, và C



Sector

Sector[conci c, điểm A, điểm B]: Conic section sector between two points A and B on the conic section c (circle or ellipse)

Sector[conic c, số t1, số t2]: Conic section sector between two parameter values t1 and t2 on the conic section c for the following parameter forms:

o Circle: (r cos(t), r sin(t)) where r is the circle's radius

o Ellipse: (a cos(t), b sin(t)) where a and b are the lengths of the first and second axis

4.3.15. Ảnh

Góc ảnh

GocAnh[ảnh, số n]: Góc đỉnh thứ n của ảnh (tối đa là 4 góc)



4.3.16. Quỹ tích

Quỹ tích

QuiTich[điểm Q, điểm P]: Đường quỹ tích của điểm Q (điểm Q phụ thuộc vào điểm P).



Ghi chú: Điểm P phải là điểm trên một đối tượng (như: đường thẳng, đoạn thẳng, đường tròn).

4.3.17. Dãy số

Dãy số

DaySo[biểu thức e, biến số i, số a, số b]: Danh sách các đối tượng được tạo bằng biểu thức e và có chỉ số i thay đổi từ a đến b. Example: L = DaySo[(2, i), i, 1, 5] sẽ tạo một dãy các điểm có hoành độ y từ 1 đến 5

DaySo[Biểu thức e, biến số i, số a, số b, số s]: Danh sách các đối tượng được tạo bằng biểu thức e và có chỉ số i thay đổi từ a đến b với bước nhảy là s.

Ví dụ: L = Dayso[(2, i), i, 1, 5, 0.5] sẽ tạo một dãy các điểm có hoành độ y từ 1 đến 5 với bước nhảy là 0.5

Ghi chú: Vì các tham số a b là các số thay đổi liên tục nên bạn có thể dùng Con trượt cho biến số này.

Các lệnh về dãy số

YeuTo[danh sách L, số n]: yếu tố thứ n của danh sách L

DoDai[danh sách L]: Độ dài của danh sách L

Min[danh sách L]: Yếu tố có giá trị nhỏ nhất trong danh sách L

Max[danh sách L]: Yếu tố có giá trị lớn nhất trong danh sách L

Lặp

DanhSachLap[hàm số f, số x0, số n]: Danh sách L với độ dài n+1 với các thành phần là sự lặp lại của hàm số f bắt đầu từ giá trị x0.



Ví dụ: Sau khi định nghĩa hàm số f(x) = x^2, lệnh L = Danhsachlap[f, 3, 2] sẽ cho bạn một danh sách L = {3, 32, (32)2} = {3, 9, 27}

4.3.18. Các phép biến đổi hình học

Nếu bạn tạo tên mới cho kết quả biến đổi của một trong các lệnh sau đây, đối tượng cũ sẽ được giữ lại, đồng thời một đối tượng mới được tạo.



Ghi chú: Lệnh DoiXung[A, g] sẽ cho ta điểm là đối xứng của điểm A qua đường thẳng g và di chuyển điểm A đến vị trí mới. Nhập vào B = DoiXung[A, g] sẽ tạo một điểm B ở vị trí đối xứng của điểm A nhưng điểm A vẫn được giữ lại ở vị trí cũ.

Tịnh tiến

TinhTien[điểm A, vectơ v]: Tịnh tiến điểm A theo vec-tơ v

TinhTien[đường thẳng g, vectơ v]: Tịnh tiến đường thẳng g theo vec-tơ v

TinhTien[conic c, vectơ v]: Tịnh tiến đường conic c theo vec-tơ v

TinhTien[hàm số c, vectơ v]: Tịnh tiến đồ thị hàm số f theo vec-tơ v

TinhTien[đa giác poly, vectơ v]: Tịnh tiến đa giác poly theo vec-tơ v. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

TinhTien[ảnh pic, vectơ v]: Tịnh tiến ảnh pic theo vec-tơ v

TinhTien[vectơ v, điểm P]: Tịnh tiến vec-tơ v đến điểm P



Ghi chú: xem thêm công cụ Tịnh tiến theo vec-tơ

Xoay

Xoay[điểm A, góc phi]: Xoay điểm A quanh trục tọa độ một góc φ

Xoay[vector v, góc phi]: Xoay vec-tơ v một góc φ

Xoay[đường thẳng g, góc phi]: Xoay đường thẳng g quanh trục tọa độ một góc φ

Xoay[conic c, góc phi]: Xoay conic c quanh trục toạ độ một góc φ

Xoay[đa giác poly, góc phi]: Xoay đa giác poly quanh trục tọa độ một góc φ.



Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

Xoay[ảnh pic, góc phi]: Xoay ảnh pic quanh trục toạ độ một góc φ

Xoay[điểm A, góc phi, điểm B]: Xoay điểm A quanh điểm B một góc φ

Xoay[đường thẳng g, góc phi, điểm B]: Xoay đường thẳng g quanh điểm B một góc φ

Xoay[conic c, góc phi, điểm B]: Xoay conic c quanh điểm B một góc φ

Xoay[đa giác poly, góc phi, điểm B]: Xoay đa giác poly quanh điểm B một góc φ.



Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

Xoay[ảnh pic, góc phi, điểm B]: Rotates image pic by angle φ around point B



Ghi chú: Xem thêm công cụ Xoay đối tượng quanh tâm theo một góc

Đối xứng

DoiXung[điểm A, điểm B]: Đối xứng của điểm A qua điểm B

DoiXung[đường thẳng g, điểm B]: Đối xứng của đường thẳng a qua điểm B

DoiXung[conic c, điểm B]: Đối xứng của conic c qua điểm B

DoiXung[đa giác poly, điểm B]: Đối xứng của đa giác poly qua điểm B.

Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

DoiXung[ảnh pic, điểm B]: Đối xứng của ảnh pic qua điểm B

DoiXung[điểm A, đường thẳng h]: Đối xứng của điểm A qua đường thẳng h

DoiXung[đường thẳng g, đường thẳng h]: Đối xứng của đường thẳng g qua đường thẳng h

DoiXung[conic c, đường thẳng h]: Đối xứng của conic c qua đường thẳng h

DoiXung[đa giác poly, đường thẳng h]: Đối xứng của đa giác poly qua đường thẳng h.



Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh của đa giác mới cũng sẽ được tạo.

DoiXung[ảnh pic, đường thẳng h]: Đối xứng của ảnh pic qua đường thẳng h



Ghi chú: Xem thêm công cụ Đối xứng qua tâm; và Đối xứng qua trục

Thay đổi hình dạng kích thước

ThayDoiHinhDangKichThuoc[điểm A, số f, điểm S]: Thay đổi khoảng cách điểm A từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f

ThayDoiHinhDangKichThuoc[đường thẳng h, số f, điểm S]: Thay đổi khoảng cách đường thẳng h từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f

ThayDoiHinhDangKichThuoc[conic c, số f, điểm S]: Thay đổi hình dạng kích thước conic c từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f

ThayDoiHinhDangKichThuoc[polygon poly, số f, điểm S]: Thay đổi hình dạng kích thước đa giác poly từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f. Ghi chú: Các đỉnh và các cạnh mới của đa giác mới cũng sẽ được tạo

ThayDoiHinhDangKichThuoc[ảnh pic, số f, điểm S]: Thay đổi hình dạng kích thước ảnh pic từ gốc S theo hệ số tỉ lệ f



Ghi chú: Xem thêm công cụ Thay đổi hình dạng kích thước theo tỉ lệ

5. In ấn và xuất thành tập tin

5.1. In ấn

5.1.1. Vùng Làm Việc

Bạn có thể tìm thấy mục Xem trước khi in của vùng làm việc trong menu Hồ sơ. Bạn có thể tùy chỉnh tiêu đề, tác giả, ngày tháng và tỉ lệ bản in (theo cm).



Ghi chú: Bấm phím Enter để cập nhật các thay đổi vào bản xem trước khi in.

5.1.2. Cách dựng hình

Để mở cửa sổ xem trước khi in của cách dựng hình, trước tiên bạn cần mở Cách dựng hình (menu Hiển thị). Bạn sẽ tìm thấy mục Xem trước khi in trong menu Hồ sơ của cửa sổ mới xuất hiện.



Ghi chú: Bạn cũng có thể cho ẩn hoặc hiện các cột khác nhau: Tên, Định nghĩa, Dòng lệnh, Dạng đại số Điểm dừng của cách dựng hình (xem menu Hiển thị của Cách dựng hình).

Trong cửa sổ Xem trước khi in của Cách dựng hình, bạn có thể nhập vào tiêu đề, tác giả và ngày tháng trước khi in cách dựng hình.

Phía dưới cửa sổ cách dựng hình có một thanh công cụ dựng hình. Thanh công cụ này cho phép bạn xem từng bước dựng hình (xem Thanh công cụ dựng hình).

Ghi chú: Sử dụng cột Điểm dừng (menu Hiển thị) bạn có thể định nghĩa từng bước dựng hình cụ thể bằng các điểm dừng để nhóm các đối tượng lại. Khi thể hiện các bước dựng hình chính là lúc các nhóm đối tượng được hiển thị cùng một thời điểm.

5.2. Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh

Bạn có thể tìm thấy mục Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh trong menu Hồ sơ, Xuất. Tại đó, bạn có thể định tỉ lệ (theo cm) và độ phân giải (theo dpi) cho tập tin kết xuất. Kích thước thật của ảnh kết xuất được hiển thị phía dưới cửa sổ.

Khi xuất vùng làm việc thành ảnh, bạn có thể xuất thành các định dạng sau:

PNG – Portable Network Graphics

Đây là định dạng ảnh theo điểm ảnh (pixel). Độ phân giải càng cao cho chất lượng ảnh càng tốt (thường thì 300dpi là đủ). Không nên thay đổi tỉ lệ ảnh dạng PNG để tránh giảm chất lượng ảnh.

Tập tin ảnh dạng PNG thường được dùng cho các trang web (html) và chương trình Microsoft Word.

Ghi chú: Khi bạn chèn một tập tin ảnh dạng PNG vào một tài liệu Word (menu Insert, Image from file), xác định kích thước ảnh là 100%. Nếu không, tỉ lệ ảnh (theo cm) sẽ bị thay đổi.

EPS – Encapsulated Postscript

Đây là một định dạng ảnh theo véc-tơ. Ảnh dạng EPS có thể thay đổi tỉ lệ mà không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Các tập tin ảnh dạng EPS thường được dùng trong các chương trình xử lý ảnh véc-tơ như Corel Draw và hệ thống xử lý văn bản chuyên nghiệp như LATEX.

Độ phân giải của ảnh dạng EPS luôn là 72dpi. Giá trị này chỉ dùng để tính toán kích thước thật của ảnh theo cm và không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.

Ghi chú: Hiệu ứng trong suốt không có hiệu quả đối với các đa giác và đường conic được tô màu khi sử dụng dạng EPS.

SVG – Scaleable Vector Graphic

(xem Định dạng EPS phía trên)



EMF – Enhanced Meta Format

(xem Định dạng EPS phía trên)



PSTricks

dùng cho LaTeX



5.3. Sao chép Vùng Làm Việc vào Bộ nhớ

Bạn có thểm tìm thấy mục Sao chép Vùng Làm Việc vào Bộ nhớ trong menu Hồ sơ, Xuất. Tính năng này sao chép màn hình vùng làm việc vào bộ nhớ hệ thống dưới dạng ảnh PNG (xem Định dạng PNG). Ảnh này có thể dán vào các chương trình khác (ví dụ Microsoft Word).



Ghi chú: Để xuất cách dựng hình theo một tỉ lệ nhất định (theo cm) bạn hãy dùng mục Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh trong menu Hồ sơ, Xuất (xem Vùng Làm Việc thành dạng Ảnh).

5.4. Cách dựng hình thành dạng trang web

Để mở cửa sổ Xuất cách dựng hình, trước tiên bạn cần mở Cách dựng hình từ menu Hiển thị. Tại đó bạn có thể tìm thấy mục Xuất thành dạng trang web trong menu Hồ sơ.



Ghi chú: Bạn có thể ẩn hoặc hiện các cột của cách dựng hình trước khi xuất thành dạng trang web (xem menu Hiển thị của cách dựng hình).

Trong cửa sổ xuất của cách dựng hình, bạn có thể nhập tiêu đề, tác giả và ngày tháng của cách dựng hình và bạn có thể tùy chọn xuất ảnh vùng làm việc cùng với cửa sổ dạng đại số của cách dựng hình hay không.



Ghi chú: Tập tin HTML xuất ra có thể được xem bằng các trình duyệt web (ví dụ: Mozilla, Internet Explorer) và có thể chỉnh sửa bằng nhiều chương trình xử lý văn bản (ví dụ: Frontpage, Word).

5.5. Vùng Làm Việc thành dạng Trang Web

Trong menu Hồ sơ, Xuất, bạn sẽ tìm thấy mục Vùng Làm Việc thành dạng Trang Web (html).

Trong cửa sổ xuất, bạn có thể nhập tiêu đề, tác giả và ngày tháng cho Vùng Làm Việc.

Thẻ Tổng quan cho phép bạn thêm văn bản vào phía trên và phía dưới hình (ví dụ: một chú thích cho cách dựng hình và các bước dựng hình). Cách dựng hình có thể được tích hợp vào trong trang web hoặc được mở bằng cách bấm một nút.

Thẻ Nâng cao cho phép bạn thay đổi tính năng của cách dựng hình (ví dụ: thay đổi biểu tượng, nhấp đúp nút chuột để mở cửa sổ chương trình) cũng như thay đổi giao diện hiển thị (ví dụ: hiển thị thanh công cụ, thay đổi chiều cao, chiều rộng).

Ghi chú: Không nên nhập giá trị chiều cao và chiều rộng vùng dựng hinh quá lớn để có thể hiển thị đầy đủ trên trình duyệt web.

Một vài tập tin được tạo thành khi xuất vùng làm việc:

• tập tin html (ví dụ: cricle.html) – tập tin này chứa vùng làm việc

• tập tin ggb (ví dụ; circle_worksheet.ggb) – tập tin này chứa cách dựng hình theo GeoGebra

geogebra.jar (có vài tập tin) – các tập tin này chứa cả chương trình GeoGebra và bạn có thể tương tác với vùng làm việc

Tất cả các tập tin (ví dụ: tập tin circle.html, circle_worksheet.ggb geogebra.jar) phải đặt trong cùng một thư mục (đường dẫn) thì phần dựng hình mới làm việc. Bạn cũng có thể sao chép tất cả các tập tin đến một thư mục khác.



Ghi chú: Tập tin HTML được xuất ra (ví dụ: circle.html) có thể được mở bằng tất cả các trình duyệt web (ví dụ: Mozilla, Internet Explorer, Safari). Để phần dựng hình làm việc, máy tính của bạn phải cài đặt chương trình Java. Bạn có thể download miễn phí Java từ trang web: http://www.java.com. Nếu bạn muốn đang sử dụng máy nối mạng của trường học, hãy yêu cầu người quản trị cài đặt Java lên máy.

Ghi chú: Bạn có thể chỉnh sửa các văn bản trên phần dựng hình bằng nhiều chương trình xử lý văn bản (ví dụ: Frontpage, Word) bằng cách mở tập tin HTML.

Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> cong-truat
Thu muc he thong -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
Thu muc he thong -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
Thu muc he thong -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
Thu muc he thong -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
Thu muc he thong -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
Thu muc he thong -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
Thu muc he thong -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
cong-truat -> ĐỀ CƯƠng ôn tập học kì I
cong-truat -> TỔ khoa học tự nhiêN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. KẾ hoạch năm họC 2013 – 2014

tải về 438.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương