Tập 5 MỤc lục tài trợ – một hình thức marketing hiệu quả


Sợ “đồng phục”, muốn độc đáo và độc nhất



tải về 0.68 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.68 Mb.
#36465
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2. Sợ “đồng phục”, muốn độc đáo và độc nhất

Tầng lớp trung lưu tại nhiều nước có thói quen khẳng định giai tầng kinh tế của mình bằng việc mua sắm và giải trí. Reinier Evers, người sáng lập Công ty theo dõi xu hướng Trendwatching, gọi đây là “triệu chứng hãnh tiến và đua đòi”. Theo Công ty tư vấn The Boston Consulting Group, thị trường hàng xa xỉ tại Mỹ tăng trưởng 15% mỗi năm, đạt 400 tỷ USD và sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2010. Khi chúng ta đứng trước các món hàng hoặc khi phải trang trí ngôi nhà của mình, khát vọng về sự xa xỉ luôn vượt lên trước sự tiện lợi và tiện nghi dù sự xa xỉ đó không cần thiết. Bề ngoài và tác phong cũng được chú trọng hơn trước.


Phong trào xăm cơ thể, xỏ lỗ tiếp tục phát triển như khát vọng “tự khẳng định” mình, để tách mình khỏi đám đông “đồng phục”. Muốn “độc đáo”, “không đụng hàng”, “độc nhất” là tâm lý tiêu dùng khá phổ biến hiện nay. Tâm lý này lan sang cả giai tầng giàu có thích chơi nổi tại những nước nghèo. Theo Công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, trong khi doanh số quần áo may sẵn nói chung năm 2004 chỉ đạt 166 tỷ USD, giảm 5,1% tại Mỹ thì doanh số các loại áo pull với khẩu hiệu “chỉ có mình tôi thôi” tăng 2,2%, đạt 17 tỷ USD.

Giới trẻ thời đại hip-hop còn thích một cõi trời riêng “thế giới thứ ba” biệt lập với hai thế giới kia (nơi làm việc và gia đình). Các chuỗi cửa hàng như McDonald’s, Starbucks, Panera Bread và Barnes & Noble đều có những không gian riêng “thế giới thứ ba” như một môi trường thuận lợi, tương đối riêng tư với đầy đủ phương tiện máy móc và thiết bị làm việc phục vụ khách hàng có nhu cầu thoát ly gia đình.


3. Ngại làm những công việc lặt vặt

Thay vì tự làm công việc nhà, làm vườn, dọn dẹp, chúng ta sẽ thích thuê người khác làm hơn để còn tập trung vào việc khác. Chức năng nội trợ của người vợ sẽ chuyển phần lớn cho công ty dịch vụ gia đình. Các dịch vụ đơn giản làm đẹp, khám bệnh, sửa chữa không thực hiện tại cửa tiệm, bệnh viện, viện thẩm mỹ nữa mà được làm tại tận hộ gia đình hoặc tại cơ quan vào giờ nghỉ trưa.


Điện thoại di động và máy tính xách tay cho phép con người ngồi tại chỗ đưa ra các yêu cầu của mình. Khi không làm việc, con người nghiện mua sắm hơn trước nhưng lại lười biếng bước xuống xe hoặc đến tận cửa hàng, dù họ biết làm vậy là đánh mất “quyền trả giá và chọn lựa” của mình. Thời gian nhàn rỗi ít khiến nhiều người tiêu dùng không còn thích thú hưởng cái quyền này nữa. Nhưng trong xã hội cạnh tranh cao độ họ không lo bị “bóc lột”. Để thỏa mãn những “thượng đế” lười, mô hình dịch vụ cung cấp tận nơi sẽ phát triển mạnh trong tương lai.


Tuy nhiên, lạc lõng trong chúng ta vẫn còn những người thích tự làm việc, không thích thuê và không tin vào người khác. Họ được xem là thành phần “chống xu hướng” chung của xã hội.




4. Tuổi vàng tiêu thụ

“Hãy xếp thành phần khách hàng 19 tuổi còn đi học, khách hàng 37 tuổi đã có công ăn việc làm và khách hàng trung niên 45 tuổi đã có cháu bế vào chung thành phần 35 tuổi” - đó là lời khuyên của một công ty tư vấn tiêu dùng. Khi người già thích quay về với suối nguồn tuổi trẻ và người trẻ muốn sớm có tương lai như người già, thì nói như tờ Los Angeles Times trong một bài viết mới đây thì tuổi “ngưỡng cửa trẻ già” 35 là “tuổi vàng” tiêu thụ. Ai đánh đúng thị hiếu của lứa tuổi này người đó sẽ thắng. Nhưng dù ở lứa tuổi nào, béo phì cũng là vấn nạn.


Tâm lý này cũng tạo cơ hội cho kinh doanh. Kinh doanh béo phì có hai mặt, mặt này là giúp người béo giảm cân, giúp sống chung với béo sao cho thoải mái nhất, còn mặt kia là cung cấp trang phục, phụ tùng và những tiện nghi khác thích hợp với họ. Thị trường trang phục và các trang thiết bị kích cỡ lớn dành cho người béo cũng phát triển mạnh.



5. Cam kết ngắn hạn

Sống trong một thế giới đầy hoài nghi, bất an và tị hiềm, con người sẽ ít có những cam kết lâu dài như trước. Từ gia đình ra xã hội các cam kết đều ngắn hạn cho phù hợp với các tình thế mới trong từng lĩnh vực. Lúc đó cuộc sống trở nên mong manh hơn nhưng lý thú hơn vì sự thay đổi luôn tạo ra những cái mới, thỏa mãn trí tò mò.


Khi thực trạng này xảy ra, các nhà lập pháp và tòa án cũng phải định nghĩa lại hôn nhân cho phù hợp với trào lưu mới. Người già sẽ sống cùng nhau nhiều hơn trong các viện dưỡng lão, hôn nhân bền vững sẽ bị hôn nhân ngắn hạn lấn lướt, số phụ nữ độc thân có con cũng tăng, tuổi thọ ngày càng cao làm phát sinh nhiều vấn đề cho cả gia đình lẫn xã hội.

Xu hướng xin con nuôi và mang thai hộ phát triển, giải quyết sự cô đơn bằng cách sống chung bạn bè sẽ đe dọa kiểu sống gia đình. Con người vẫn quan tâm đến một mái nhà nhưng khái niệm về mái nhà chung cũng thay đổi. Khái niệm về đạo đức trong hôn nhân cũng thay đổi.
6 Lỗi lớn trong việc định giá
Cơ cấu định giá thích hợp giúp công ty tăng doanh số bán và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng. Cơ cấu giá sai sẽ làm cho doanh nghiệp vất vả trong việc phục vụ khách hàng và thu được lợi nhuận. Khi bạn cần quyết định mức giá cho sản phẩm và dịch vụ của bạn, hãy tránh xa những lỗi thông thường trong việc xác định giá dưới đây.
Bán hạ giá:

Để xác định được mức giá thục tế, bạn cần phải biết được tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ. Nó rất dễ để theo dõi được các chi phí như giá thành của các bộ phận và vật phẩm phụ trợ cũng như các chi phí hữu hình liên quan tới kỹ năng và kiến thức của bạn. Một số chủ doanh nghiệp định giá sản phẩm mà không tính đến các chi phí này. Họ có thể quên không cộng thêm những chi phí ban đầu như dịch vụ hay tiền thuê nhà hay cảm thấy khó có thể tính được khoản chi phí cho thời gian họ bỏ ra cho sản phẩm. Một cách tiếp cận mà các doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để xác định mức phí phù hợp cho sự phục vụ của họ là định lương theo giờ cho dịch vụ. Và rồi nhân con số này với tổng số giờ cần thiết để hoàn thành một công việc để xác định giá toàn bộ cho dự án.


Theo các đối thủ cạnh tranh:

Cơ cấu định giá của bạn mà phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh thì rất nguy hiểm bởi vì các chi phí mà đối thủ cạnh tranh sử dụng để tính toán giá cả thì có rất ít mối quan hệ với các chi phí của bạn. Họ có thể mua vật phẩm phụ trợ đắt hơn hay rẻ hơn bạn, mua công nghệ khác, và sử dụng nhiều hay ít kinh phí hơn cho marketing. Điều đó có nghĩa là bạn phải biết đối thủ cạnh tranh định ra bao nhiêu để có thể khẳng định rằng giá thành sản phẩm của bạn là hợp lý trên thị trường. Nếu bạn nhận thấy rằng các con số của bạn thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, kiểm tra lại xem bạn có quên không đưa chi phí nào vào trong phương trình tính giá hay không.

Cạnh tranh bằng giá:

Ý tưởng coi định giá là biện pháp duy nhất để đánh gục đối thủ cạnh tranh là một ý tưởng không vững chắc. Bạn có thể thu hút được khách hàng bằng cách này, nhưng có lẽ họ sẽ không phải là khách hàng trung thành của bạn. Nếu chi phí thấp hấp dẫn họ đến với doanh nghiệp của bạn, họ có thể bỏ công ty bạn khi có sự lựa chọn khác với chi phí thấp hơn. Một biện pháp tốt hơn là phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác theo các cách khác ví dụ như, dịch vụ khách hàng tốt, các đặc điểm của sản phẩm được cải tiến hay chất lượng tốt hơn.

Chờ đợi quá lâu để tăng giá:

Lượng cầu hàng hoá tăng hay tăng chi phí cho các vật phẩm phụ trợ buộc bạn vào tình thế phải quyết định có tăng giá thành sản phẩm hay không. Một số chủ doanh nghiệp tránh tăng giá vì họ sợ khách hàng sẽ phản ứng tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, tăng giá đều đặn là một chiến lược tốt hơn, tăng giá ít nhiều lần sẽ tác động đến khách hàng ít hơn là một lần tăng giá nhiều. Nói cách khác, một lần tăng giá 10% sẽ gây tác động tiêu cực hơn là hai lần tăng giá 5%.

Giảm giá mà không thay đổi việc phân phối hàng:

Một số khách hàng có thể cố gắng tìm cách để có lợi hơn trong giao dịch với doanh nghiệp bạn. Điều này có thể đẩy bạn vào tình thế khó khăn, đặc biệt nếu bạn điều hành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Giao hàng cho một đơn đặt hàng đã được thoả thuận với giá thấp hơn có thể tình cờ đã truyền đi một tin rằng giá ban đầu của bạn là quá cao, và tất cả các công việc kinh doanh trong tương lai đều có thể thương lượng về giá. Một biện pháp tốt hơn là chấp nhận giá thấp hơn nhưng thay đổi các điều khoản giao hàng một chút. Ví dụ, nếu bạn thương lượng giá cho việc lắp đặt kỹ thuật trong vòng ba tháng, bạn có thể chấp nhận chi phí cho dự án thấp hơn nếu số lượng các cuộc gặp trong tuần giảm xuống hay các báo cáo hàng tháng được tinh giản. Một sự lựa chọn khác phù hợp cho các đơn đặt hàng lớn là giảm giá do mua số lượng lớn.

Định giá ngẫu nhiên:

ột số khách hàng luôn đòi hỏi phải diễn giải cơ cấu định giá của bạn được hình thành như thế nào, do vậy bạn có thể điều chỉnh mức giá bạn định ra. Hơn nữa, nếu bạn không biết chính xác các chi phí có liên quan tới giá thành của bạn như thế nào, sẽ khó cho bạn khi nào là đúng thời điểm để bạn điều chỉnh mức giá.
7 điều tránh nói với khách hàng
Khách hàng là 'thượng đế', nhưng đôi khi họ lại phải chịu đựng những thái độ và lời nói khó nghe từ phía người bán hàng. Dưới đây là một số phát ngôn gây khó chịu điển hình nhất mà bạn nên tránh.

1. “Tôi ngạc nhiên là ông/bà chưa biết về sản phẩm của chúng tôi”. Thay vào đó, nên nói: “Vì ông/bà nói chưa rõ về sản phẩm của chúng tôi, tôi xin phép được giới thiệu đôi chút về sản phẩm đó và trả lời những câu hỏi của ông/bà”.


2. “Đó không phải là công việc của tôi”. Trong trường hợp này, nên nói: “Tôi biết người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó”.


3. “Xin lỗi, đã đến giờ đóng cửa, nên tôi không thể phục vụ ông/bà”.

Hành vi này cho thấy, bạn làm việc một cách máy móc như chiếc đồng hồ, chứ không phải làm việc theo cam kết thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

4. “Ông/bà là người đầu tiên than phiền về dịch vụ của chúng tôi”. Trong tình huống như vậy, bạn cần nói: “Rất cám ơn ông/bà về việc này, chúng tôi sẽ cải thiện chất lượng dịch vụ của mình”.


5. “Xin nhắc lại tên của ông/bà và đề nghị cho biết vấn đề”. Câu nói này cho thấy, bạn không lắng nghe, đồng thời chọc tức thêm người vốn đã có chuyện không hài lòng.


6. “Quái quỷ thật, giao thông thật khủng khiếp, tôi đau đầu quá...”. Thay vào đó, bạn cần vui vẻ: “Xin chào. Rất vui được phục vụ ông/bà”.


7. “Việc này đi ngược lại chính sách của chúng tôi”. Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người bán hàng cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể.


7 gợi ý tìm kiếm khách hàng
Sản phẩm, dịch vụ tốt sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu doanh nghiệp không có đủ số khách hàng mà họ cần. Cái gì là khó nhất khi bắt tay vào kinh doanh? Đối với nhiều người câu trả lời có lẽ là "tìm kiếm khách hàng". Dưới đây là một số gợi ý có thể có ích cho doanh nghiệp khi tìm kiếm khách hàng.


1. Có mặt trên con đường của khách hàng

Hãy quan tâm đến những đối tượng có thể trở thành khách hàng lý tưởng. Doanh nghiệp không thể một mình "giành lấy cả thiên hạ", vì vậy hãy nghiên cứu đặc điểm các nhóm khách hàng, so sánh với khả nǎng đáp ứng của doanh nghiệp và quyết định chọn nhóm khách hàng mục tiêu để lập kế hoạch chinh phục.




2. Quan tâm tới những khách hàng có quan hệ rộng

Báo chí là nguồn cung cấp các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm nǎng. Doanh nghiệp cần quan tâm đến tin về những người mới được thǎng chức, những người đã giành được các giải thưởng, những người đã mới mở tiệm kinh doanh, hoặc những người theo bất kì cách nào có thể sẽ trở thành khách hàng tiềm nǎng. Hãy gửi tới những người đó những bức thư cá nhân để họ biết về lợi ích của những gì mà doanh nghiệp có thể mang lại.

Doanh nghiệp cần cố gắng để có mặt tại các cuộc gặp mặt mà những người đó sẽ đến. Khi gặp họ hoặc gửi thư cho họ, hãy để họ biết rằng doanh nghiệp đã đọc những thông tin về họ và chúc mừng họ về thành công hoặc hãy đề cập đến sự thú vị của những bài báo viết về họ. Nếu doanh nghiệp khiến những người trên trở thành khách hàng của mình, doanh nghiệp có cơ hội được biết đến nhiều hơn.


3. Chú ý đến các sự kiện

Hãy liên lạc với những người tổ chức và đề nghị đưa sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp vào tham gia như là một phần thưởng trong sự kiện đó. Tham gia các cuộc mít tinh hay các cuộc hội thảo mà các khách hàng tương lai của doanh nghiệp có lẽ sẽ tham dự. Khách hàng tương lai biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Họ càng nghe thường xuyên về doanh nghiệp bao nhiêu thì họ càng quan tâm tới những gì doanh nghiệp cung cấp khi họ sẵn sàng mua bấy nhiêu.




4. Cho ít để nhận được nhiều hơn

Hãy tặng những khách hàng tiềm nǎng các sản phẩm mẫu hay mời họ sử dụng miễn phí để giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó yêu cầu họ kể với bạn bè nếu họ thấy hài lòng. Hoặc hãy mời các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên có ích thiết thực cho khách hàng.

Tất nhiên, những lời khuyên đó phải liên quan đến việc mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể gửi những mẩu thư thông báo có kèm theo những lời gợi ý hay một vài thông tin tư vấn cho khách hàng tiềm nǎng của mình.


5. Hãy hình dung là không có con đường nào khác nữa để đi đến thành công

Điều này xem ra không phù hợp khi doanh nghiệp cần có nhiều hy vọng để tiến lên. Nhưng thực tế nhiều khi nghiệt ngã hơn những gì chúng ta nghĩ và doanh nghiệp cần đặt ra những điều kiện khó khǎn hơn những điều kiện lý thuyết. Một trong những mẹo giành chiến thắng trong cách chiến tranh của Hàn Tín là dồn quân vào chỗ khó khǎn nhất để họ thấy rằng không còn con đường nào khác ngoài chiến đấu hết sức và giải thoát chính mình.



6. Dùng quảng cáo nhỏ thay vì những quảng cáo lớn

Đừng lập kế hoạch vung tiền qua cửa sổ bằng một quảng cáo lớn. Tốt hơn hãy xây dựng kế hoạch quảng cáo nhỏ để sử dụng trong thời gian dài trên nhiều xuất bản phẩm mà các đốl thủ của doanh nghiệp đang quảng cáo ở đó. Sự nhắc lại sẽ làm cho tên tuổi của doanh nghiệp trở nên quen thuộc. Và vì theo tính toán của các chuyên gia makerting, khách hàng chỉ ghi nhớ hình ảnh, tên... của doanh nghiệp khi họ đọc, nhìn, xem ít nhất 3 lần ngoại trừ quảng cáo của của doanh nghiệp cực kì ấn tượng. Nếu doanh nghiệp chọn quảng cáo trên những Trang Vàng, hãy đặt quảng cáo trong nhiều loại đề mục khác nhau.




7. Xin những ý kiến phản hồi

Đừng cho rằng những người từ chối sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp là không có ích. Giống như quả địa cầu, nếu ta biết mặt này là phía đông thì tất yếu mặt ngược lại là phía tây. Nếu khách hàng không mua sản phẩm của doanh nghiệp, hãy xin họ giúp trả lời cho bạn một số câu hỏi. Từ đó hãy nhanh chóng lập một kế hoạch khắc phục những hạn chế của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.


Hãy liên lạc trở lại với người đã cho bạn những câu trả lời và tặng họ sản phẩm hoặc mời họ sử dụng dịch vụ mà bạn đã chỉnh sửa. Một lần nữa hãy xin họ những ý kiến, nếu là những ý kiến tốt hãy sử dụng cùng với địa chỉ người cung cấp trong các quảng cáo của doanh nghiệp


9 lời khuyên nhằm tối đa hoá doanh số bán hàng
Việc lập kế hoạch công tác hàng ngày là điều cần thiết để doanh nghiệp đảm bảo giữ được nhịp độ hoạt động cao và đi đúng hướng. Dưới đây là 9 lời khuyên cụ thể mà nếu áp dụng đúng có thể tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả kinh doanh của bạn.

1. Tránh lập kế hoạch với quá nhiều cuộc gọi điện thoại. Bạn cũng không nên sắp xếp quá nhiều cuộc gặp hoặc những hoạt động khác bởi như vậy sẽ không thể dành thời gian cho những việc thiết thực nhất, cần thiết nhất.


2. Giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những yêu cầu của khách hàng. Tránh để lại giải quyết sau khi bạn hoàn toàn có thể xử lý ngay.


3. Chuẩn bị công việc hàng ngày từ cuối buổi chiều hôm trước.


4. Lập kế hoạch có nhấn mạnh đến mức độ quan trọng, ưu tiên của những công việc cụ thể.

5. Dành một phần thời gian hàng ngày cho việc khuếch trương sản phẩm, dịch vụ, triển vọng sản phẩm mới, tìm giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

6. Tổ chức công việc hàng ngày thành các nhóm có liên quan với nhau để hợp lý hoá thời gian giải quyết, tránh chồng chéo, trùng lặp.


7. Đảm bảo rằng, bạn chỉ dành thời gian vào những việc thật sự có chất lượng.


8. Luôn nhấn mạnh đến những mục tiêu bán hàng để tối đa hoá thời gian hàng ngày cho hoạt động này.


9. Dành một phần thời gian hàng ngày cho việc cải thiện kỹ năng bán hàng, kiến thức về sản phẩm, nhân sự và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên.


10 bước để đi đến thành công trong kinh doanh nhỏ
Kinh doanh luôn bao hàm cả lợi nhuận và rủi ro. Do vậy, bắt đầu một công việc kinh doanh mới cần một sự nỗ lực rất lớn và sự chuẩn bị thích đáng. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận thách thức trong kinh doanh thì bạn phải làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để cơ hội thành công được cao hơn. Dưới đây sẽ là 10 bước để bạn có thể thành công trong kinh doanh.

Mỗi một bước chỉ là một phương tiện đơn lẻ nhưng khi được tập hợp với nhau, 10 bước này sẽ là một bản kế hoạch chi tiết để có được những bước khởi đầu thành công một công việc kinh doanh nào đó. Cho dù bạn kinh doanh cái gì thì thực hiện 10 bước này sẽ giúp bạn tăng cơ hội thành công lên. Tuy nhiên, chúng không hề dễ dàng và đơn giản. Để thực hiện từng bước một cách hiệu quả đều cần những nỗ lực rất lớn và sự thông minh của bạn. Nó tương tự như khi bạn chơi game, bạn sẽ phải vượt qua những phần trước thì mới được chơi ở phần sau.

Dưới đây là 10 bước đó:

1. Xây dựng các mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty

Sự thành công trong một lĩnh vực kinh doanh mới luôn yêu cầu bạn phải biết được mình sẽ kinh doanh cái gì và đầu tư như thế nào khi có một cơ hội thuận lợi. Hình thành và nêu rõ các mục tiêu của bạn trong một bản kế hoạch chi tiết mà đó sẽ là định hướng cho bạn khi kinh doanh. Những mục tiêu sẽ chỉ dẫn cho bạn đi tới được đích cuối cùng – kinh doanh thành công - với thời gian, công sức và chi phí nhỏ nhất.

2. Phát hiện được những phân đoạn thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn


Bước tiếp theo là bạn phải xem xét kỹ thị trường. Phải phát hiện được những nhu cầu nào của khách hàng còn chưa được đáp ứng để từ đó hình thành sản phẩm của mình. Nếu không dựa vào thị trường thì chắc chắn công việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại cho dù bạn có là người khôn ngoan đến mấy. Tuy nhiên, phần lớn các nhà kinh doanh lại thường khởi đầu với sản phẩm mà họ nghĩ là đang “sốt” trên thị trường trước khi đánh giá nhu cầu thực tế của sản phẩm. Sản phẩm của bạn phải là hấp dẫn nhất thế giới và đối với khách hàng đó là sản phẩm tuyệt với nhất mà họ đã từng biết tới trong suốt một thời gian dài. Nhưng nếu bạn chỉ bán ra với số lượng nhỏ giọt thì thất bại sẽ chờ đợi bạn ở phía trước. Để phát hiện được những nhu cầu cho sản phầm, bạn nên thực hiện nhiều cuộc điều tra thị trường.

3. Xây dựng kế hoạch marketing

Mục tiêu của một kế hoạch marketing là thể hiện việc bạn sẽ phải nỗ lực như thế nào để tạo ra và duy trì được một lượng khách hàng đủ để thu được lợi nhuận. Bạn cần phải tự trả lời được các câu hỏi như: Mình sẽ bán sản phẩm cho đối tượng khách hàng nào? Làm thế nào để thâm nhập vào thị trường? Lượng bán hàng năm sẽ là bao nhiêu trong vòng 5 năm tới?…Kế hoạch marketing sẽ trở thành bộ phận cần thiết cuối cùng cho kế hoạch kinh doanh của bạn nhưng bạn lại cần phải hoàn thiện nó trước tiên.

4. Soạn thảo sơ lược kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh sẽ phải phản ánh được môi trường bạn sẽ hoạt động cũng như các lợi thế cạnh tranh bạn đã dự tính. Nó là một bản phác thảo các định hướng để bạn điều hành công ty, là bản phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của DN và là bộ khung cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chính thức sau này. Nó sẽ hỗ trợ bạn giữ được những người chủ chốt mà bạn cần cũng như giúp bạn bắt đầu đề thảo ra các kế hoạch về tài chính.

5. Tính toán nguồn tài chính cần thiết cho kinh doanh

Một khi bạn đã có được bản kế hoạch kinh doanh sơ lược, bạn có thể bắt đầu xem xét đến việc mình cần bao nhiêu vốn mà điều này sẽ được thể hiện trong kế hoạc kinh doanh hoàn chỉnh. Bản phân tích thị trường sẽ cho bạn các dự đoán về doanh số bán đề từ đó bạn quyết đinh số lượng nhân viên, ngân quỹ dùng cho việc điều hành. Từ đó bạn có thể tạo lập ra mức tài chính dự tính và xem xét nên huy động ở đâu.

6. Định hình đội ngũ chủ chốt của công ty

Những người sáng lập, điều hành và các giám đốc. Trước khi bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh chính thức, bạn phải chắc chắn được rằng mình có được một đội ngũ quản lý hoàn chỉnh không được có bất kỳ một chỗ trống nào. Kế hoạch kinh doanh sơ lược sẽ giúp bạn thu hút được nhân tài đến với mình. Thêm nữa, nó sẽ giúp bạn tạo dựng một đội ngũ quản lý vững mạnh.

7. Hoạch định xong những nguồn tài chính cần thiết và tạo lập kế hoạch kinh doanh chính thức


Đã đến lúc bạn có thể tạo lập một kế hoạch kinh doanh chính thức hoàn chỉnh. Một kế hoạch kinh doanh sẽ thể thể hiện một cách rõ ràng cần bán bao nhiêu sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ để thu được mức lợi nhuận mong muốn. Bản kế hoạch nàysẽ có thể thu hút được các nhà đầu tư. Đây cũng là cơ sở để bạn tính toán nguồn vốn cần thiết cần thiết để đảm bảo cho công việc kinh doanh sẽ luôn tiến triển. Nó cũng là công cụ để điều hành công việc kinh doanh sau này.

8. Xây dựng một chiến lược “tiếp thị” để thu hút nguồn tài chính cho công ty của bạn


Tiếp thị ở đây không phải là tiếp thị để nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ mà là một chiến lược “tiếp thị” chính bạn và công ty của mình cho các nhà đầu tư nhằm tăng thêm nguồn vốn mà bạn cần cho công việc kinh doanh.

9. “Tiếp thị” thành công kế hoạch kinh doanh của bạn để thu hút nguồn vốn theo những điều kiện bạn đưa ra

Một khi bạn đã có được một chiến lược để tiếp cận với những nguồn tài chính, bạn cần phải có được những sách lược “đàm phán” khôn khéo để chiếm được thế thượng phong khi thoả thuận với các nhà đầu tư. Nhờ đó bạn sẽ có được nguồn vốn dựa trên những điều kiện do chính bạn đưa ra mà không phải là do các nhà đầu tư áp đặt.

10. Quảng bá sản phẩm/dịch vụ và quản lý công việc kinh doanh tốt để đạt được mục tiêu đã đề ra

Bước cuối cùng trong quy trình này chính là những công việc quản lý và phát triển công việc kinh doanh của bạn. Mở ra công ty mới chỉ là bước khởi đầu nếu bạn muốn đi đến thành công. Một khi bạn bắt đầu kinh doanh thực sự, bạn sẽ cần những công cụ quản lý và kỹ năng marketing đủ mạnh để đảm bảo được vị trí của mình trên thương trường.

Theo Power Home Biz



20 bí quyết bán hàng của doanh nhân Mỹ thành đạt
Làm thế nào để sản phẩm của mình nổi bật so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.?Nên hỏi khách hàng cái gì? Làm thế nào để tiến gần tới mục tiêu? Một số tác giả nổi tiếng của các loại sách và băng đĩa dạy bán hàng ở Mỹ sẽ trả lời những câu hỏi trên thông qua việc tiết lộ các bí quyết bán hàng thành công.


Brian Tracy: Mẹo bán hàng dành cho những người lần đầu tiên kinh doanh


1. Bán những lợi ích chứ không bán đặc tính của sản phẩm.
Lỗi lớn nhất mà người bán hàng phạm phải là cứ tập trung miêu tả sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong khi việc tốt hơn nên làm là nói về những điều khiến cho sản phẩm đó trở nên quan trọng.


2. Bán cho những người có khả năng mua nhất. Khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn là người rất quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có nguồn tài chính để mua nó. “Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán nó cho những người chưa từng mua loại sản phẩm này trước đó”, Tracy khuyên. “Hãy bán cho những người đã từng mua sản phẩm này hoặc những người bạn biết là có nhu cầu mua. Hãy chỉ cho họ thấy các sản phẩm của bạn tốt như thế nào”.


3. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm của bạn. Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn mà không nên mua sản phẩm do đối thủ cạnh tranh với bạn chào mời? Tracy gợi ý nên tạo ra ít nhất 3 lý do để khách hàng mua sản phẩm của bạn: Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động nhanh hơn, giá rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.



tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương