TOÁt yếu giáo lý CỦa hội thánh công giáo compendium of the Catechism of the Catholic Church


Một cộng đồng nhân loại đích thực còn đòi buộc điều gì khác nữa?



tải về 1.01 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.01 Mb.
#10584
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

404. Một cộng đồng nhân loại đích thực còn đòi buộc điều gì khác nữa?

1886-1889

1895-1896

Cộng đồng nhân loại đích thực đòi buộc phải tôn trọng sự công bằng, một bậc thang giá trị đúng đắn, các chiều kích thể lý và bản năng phải phụ thuộc các chiều kích nội tâm và tinh thần. Ðặc biệt, nơi nào tội lỗi làm băng hoại môi trường xã hội, phải kêu gọi sám hối tâm hồn và kêu cầu đến ân sủng của Thiên Chúa, để có thể thay đổi xã hội hầu thực sự phục vụ cho tất cả mọi người và từng cá nhân. Ðức ái là giới răn cao cả nhất mang tính xã hội, vì đòi buộc sự công bằng và giúp thực hiện sự công bằng.

 

Tham Dự Vào Ðời Sống Xã Hội

 

405. Quyền bính trong xã hội được đặt trên nền tảng nào?



1897-1902

1918-1920

Mọi cộng đồng nhân loại đều cần có một quyền bính hợp pháp để bảo đảm trật tự và góp phần vào việc phục vụ công ích. Quyền bính này đặt nền tảng trên bản tính con người, vì phù hợp với trật tự được Thiên Chúa thiết lập.

 

406. Khi nào quyền bính được thực thi hợp pháp?

1901

1903-1904

1921-1922

Quyền bính được thực thi cách hợp pháp khi hoạt động vì công ích và sử dụng các phương tiện hợp pháp về mặt luân lý để đạt được công ích ấy. Vì thế, các thể chế chính trị phải được thiết lập do quyết định tự do của các công dân và họ phải tuân giữ nguyên tắc "Nhà nước pháp chế," trong đó luật pháp là tối thượng chứ không phải ý muốn độc đoán của một số người. Các luật lệ bất công và các biện pháp trái nghịch với trật tự luân lý không bó buộc lương tâm con người.

 

407. Công ích là gì?

1905-1906

1924

Công ích được hiểu là toàn thể những điều kiện của đời sống xã hội cho phép các nhóm và các cá nhân đạt tới sự hoàn hảo của mình.

 

408. Công ích bao gồm những điều gì?

1907-1909

1925

Công ích bao gồm: sự tôn trọng và cổ võ các quyền lợi căn bản của con người, việc phát triển các lợi ích tinh thần và vật chất của con người cũng như của xã hội, hoà bình và an ninh cho tất cả mọi người.

 

409. Ở đâu công ích được thực hiện một cách đầy đủ nhất?

1910-1912

1927

Công ích được thực hiện cách đầy đủ nhất trong các cộng đồng chính trị nào biết bảo vệ và cổ võ thiện ích cho các công dân và các tổ chức trung gian, mà không quên thiện ích phổ quát của gia đình nhân loại.

 

410. Con người tham gia vào việc thực hiện công ích như thế nào?

1913-1917

1926

Tuỳ theo địa vị và vai trò đảm nhận, mỗi người phải góp phần vào việc cổ võ công ích: bằng việc tôn trọng các luật công bằng, và dấn thân vào những lãnh vực mà cá nhân họ có trách nhiệm, như chăm sóc gia đình và dấn thân trong công việc của mình. Trong khả năng của mình, các công dân cũng phải tích cực tham gia vào đời sống công cộng.

 

Công Bằng Xã Hội

 

411. Làm thế nào xã hội bảo đảm được công bằng xã hội?



1928-1933

1943-1944

Xã hội bảo đảm công bằng xã hội khi tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi con người; đó chính là mục đích thực sự của xã hội. Ngoài ra, xã hội tìm kiếm công bằng xã hội, là điều liên hệ đến công ích và việc thực thi quyền hành, khi xã hội tạo điều kiện để các hiệp hội và các cá nhân đạt được những gì thuộc về quyền lợi của họ.

 

412. Ðâu là nền tảng sự bình đẳng giữa người với người?

1934-1935

1945

Mọi người đều được hưởng sự bình đẳng về phẩm giá và những quyền lợi căn bản, vì họ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa duy nhất và được ban cho một linh hồn có lý trí. Họ có chung một bản tính và một nguồn gốc, và được mời gọi chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa trong Ðức Kitô là Ðấng Cứu Ðộ duy nhất.

 

413. Chúng ta đánh giá những bất bình đẳng giữa con người như thế nào?

1936-1938

1946-1947

Có những sự bất bình đẳng về mặt kinh tế và xã hội ảnh hưởng trên hàng triệu con người. Những bất bình đẳng này đi ngược lại cách công khai với Phúc Âm và đối nghịch với công bằng, với phẩm giá con người và với hòa bình. Nhưng cũng có những khác biệt giữa con người, do những nhân tố khác nhau thuộc kế hoạch của Thiên Chúa. Thật vậy, Thiên Chúa muốn rằng người này nhận ở người kia những gì họ cần thiết và những ai có những "nén bạc" đặc biệt, nên chia sẻ với những người khác. Những sự khác biệt này khuyến khích và thường bắt buộc con người phải sống hào hiệp, nhân từ và chia sẻ. Chúng thúc đẩy các nền văn hóa làm phong phú lẫn nhau.

 

414. Tình liên đới nhân loại được biểu lộ như thế nào?

1939-1942

1948

Xuất phát từ tình huynh đệ nhân bản và Kitô giáo, tình liên đới trước hết được biểu lộ trong việc phân phối hợp lý các của cải, trong việc trả lương lao động một cách công bằng và trong việc dấn thân cho một trật tự xã hội công bằng hơn. Nhân đức liên đới được thực hiện qua việc chia sẻ các của cải tinh thần của đức tin, điều này còn quan trọng hơn là các của cải vật chất.

 

Chương Ba

Ơn Cứu Ðộ Của Thiên Chúa:

Lề Luật Và Ân Sủng
Luật Luân Lý

 

415. Luật luân lý là gì?



1950-1953

1975-1978

Luật luân lý là công trình khôn ngoan của Thiên Chúa, chỉ cho con người những con đường và qui luật sống, dẫn đến hạnh phúc Thiên Chúa đã hứa, và ngăn cấm những nẻo đường đưa con người xa lìa Thiên Chúa.

 

416. Luật luân lý tự nhiên hệ tại điều gì?

1954-1960

1978-1979

Ðược Ðấng Sáng Tạo khắc ghi trong tâm hồn mọi người, luật tự nhiên hệ tại việc tham dự vào sự khôn ngoan và lòng nhân từ của Thiên Chúa. Luật tự nhiên diễn tả cảm thức luân lý nguyên thủy, giúp con người sử dụng lý trí để phân định điều tốt điều xấu. Luật tự nhiên mang tính phổ quát và bất biến, đặt nền tảng cho các quyền lợi và nghĩa vụ căn bản của con người, cũng như của cộng đồng nhân loại và của chính luật dân sự.

 

417. Mọi người có nhận thức được luật tự nhiên không?

1960

Vì tội lỗi, mọi người không thể nhận thức luật tự nhiên cách rõ ràng và trực tiếp như nhau.



Vì vậy, "Thiên Chúa đã viết trên các bảng Luật, tất cả những gì mà con người không đọc nổi trong tâm hồn họ" (thánh Augustinô).

 

418. Tương quan giữa luật tự nhiên và Luật Cựu Ước như thế nào?



1961-1962

1980

Luật Cựu Ước là cấp độ đầu tiên của Luật mạc khải, trình bày nhiều chân lý mà lý trí tự nhiên có thể đạt tới; những chân lý này được củng cố và chính thức hóa trong các Giao ước cứu độ. Các qui định luân lý của chúng được tóm lại trong Mười điều răn, đặt nền tảng cho ơn gọi của con người. Các qui định này ngăn cấm những gì nghịch lại tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân, và ấn định những đòi hỏi căn bản của tình yêu ấy.

 

419. Luật Cựu Ước có vị trí nào trong kế hoạch cứu độ?

1963-1964

1982

Luật Cựu Ước giúp chúng ta nhận biết nhiều chân lý mà lý trí có thể đạt được. Luật Cựu Ước chỉ cho thấy điều người ta phải làm hay không được phép làm, và nhất là, như một nhà sư phạm khôn ngoan, chuẩn bị con người sám hối để đón nhận Tin Mừng. Tuy nhiên, dù thánh thiện, thiêng liêng và tốt lành, Luật Cựu Ước vẫn bất toàn, vì tự nó không ban sức mạnh và ân sủng của Chúa Thánh Thần để giúp người ta tuân giữ nó.

 

420. Luật Mới hay Luật Tin Mừng là gì?

1965-1972

1983-1985

Luật Mới hay Luật Tin Mừng được Ðức Kitô rao giảng và thực hiện, là sự viên mãn và hoàn thành Luật Thiên Chúa, tự nhiên và mạc khải. Luật Mới được tóm kết trong giới răn mến Chúa yêu người, "yêu thương nhau như Ðức Kitô đã yêu thương chúng ta". Luật Mới cũng là một thực tại trong thâm tâm con người, đó là ân sủng của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta có thể thực hiện một tình yêu như thế. Ðó là "luật tự do" (Gc 1,25), hướng dẫn chúng ta mau mắn hành động dưới sự thúc đẩy của tình yêu.



"Trước tiên, Luật Mới là ân sủng của Chúa Thánh Thần, được ban cho các tín hữu trong Ðức Kitô" (thánh Tôma Aquinô).

 

421. Chúng ta gặp được Luật Mới ở đâu?



1971-1974

1986

Chúng ta gặp được Luật Mới trong suốt cuộc đời và lời rao giảng của Ðức Kitô, cũng như trong huấn giáo luân lý của các Tông đồ. Bài giảng trên núi là cách diễn tả chính yếu của luật này.

 

Ân Sủng Và Công Chính Hóa

 

422. Công chính hoá là gì?



1987-1995

2017-2020

Công chính hoá là công trình tuyệt hảo của tình yêu Thiên Chúa. Ðó là hành động nhân từ và nhưng không của Thiên Chúa, Ðấng tha thứ tội lỗi cho chúng ta và làm cho chúng ta nên công chính, thánh thiện trong con người chúng ta. Ðiều đó được thực hiện bằng ân sủng của Chúa Thánh Thần, ân sủng đó được dành sẵn cho chúng ta nhờ cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, và được trao ban cho chúng ta qua Bí tích Rửa tội. Việc công chính hóa mở đường cho lời đáp trả tự do của con người, nghĩa là cho đức tin vào Ðức Kitô và cho sự cộng tác với ân sủng của Chúa Thánh Thần.

 

423. Ân sủng công chính hóa chúng ta là gì?

1996-1998,

2005

2021

Ân sủng là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban giúp chúng ta tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi và có khả năng hành động vì tình yêu dành cho Ngài. Ân sủng được gọi là ơn thường sủng, ơn thánh hóa hay ơn thần hóa, vì ân sủng thánh hóa và thần hóa chúng ta. Ân sủng siêu nhiên, vì tùy thuộc hoàn toàn vào sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa và vượt quá mọi khả năng của lý trí và sức lực con người. Vì vậy, ân sủng vượt khỏi kinh nghiệm của chúng ta.

 

424. Các loại ân sủng khác là gì?

1999-2000

2003-2004

2023-2024

Ngoài ơn thường sủng, còn có ơn hiện sủng (ân sủng tùy hoàn cảnh), các ơn Bí tích (ân sủng đặc biệt của mỗi Bí tích), các ân sủng đặc biệt hay đặc sủng (có mục đích là sự thiện ích của Hội thánh), trong đó có ơn chức phận, là ơn đi kèm theo việc thi hành các thừa tác vụ trong Hội thánh và các trách nhiệm của đời sống.

 

425. Ðâu là tương quan giữa ân sủng với tự do con người?

2001-2002

Ân sủng dọn đường, chuẩn bị và khơi dậy lời đáp trả tự do của con người. Ân sủng thỏa mãn những khát vọng thâm sâu của sự tự do con người, mời gọi tự do cộng tác, và hướng dẫn tự do đến sự toàn thiện.

 

426. Công phúc là gì?

2006-2010

2025-2026

Công phúc là điều đem lại quyền được thưởng cho một hành động tốt. Trong những liên hệ với Thiên Chúa, con người tự mình không có gì được gọi là công phúc, vì họ lãnh nhận tất cả từ Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa cho con người khả năng lập công nhờ kết hợp vào đức ái của Ðức Kitô, nguồn mạch các công phúc của chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Vì vậy, công phúc của những việc lành trước hết là do ân sủng của Thiên Chúa, thứ đến mới do ý chí tự do của con người.

 

427. Chúng ta có thể lập công để lãnh nhận những điều thiện hảo nào?

2010-2011

2027

Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể lập công để lãnh nhận, cho chính mình và cho người khác, những ân sủng hữu ích cho việc thánh hoá bản thân và cho việc đạt tới đời sống vĩnh cửu, cũng như của cải vật chất cần thiết cho chúng ta, theo kế hoạch của Thiên Chúa. Tuy nhiên, không ai có thể lập công để lãnh nhận ân sủng đầu tiên, là ân ban lúc khởi đầu để sám hối và được nên công chính.

 

428. Có phải mọi người đều được mời gọi tiến đến sự thánh thiện Kitô giáo không?

2012-2016

2028-2029

Mọi tín hữu đều được mời gọi tiến đến sự thánh thiện Kitô giáo. Sự thánh thiện này là sự viên mãn của đời sống Kitô hữu, sự toàn hảo của tình yêu, được thực hiện trong việc kết hợp mật thiết với Ðức Kitô và, trong Người, với Thiên Chúa Ba Ngôi. Con đường nên thánh của người Kitô hữu, sau khi kinh qua thập giá, sẽ được hoàn thành trong cuộc phục sinh chung cuộc của những người công chính, trong đó "Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi loài."

 

Giáo Hội, Mẹ Và Thầy

 

429. Hội thánh nuôi dưỡng đời sống luân lý của người Kitô hữu như thế nào?



2030-2031

2047

Hội thánh là cộng đoàn các người Kitô hữu. Trong Hội thánh, họ đón nhận lời Chúa và những giáo huấn về "Luật của Ðức Kitô" (Gl 6,2), lãnh nhận ân sủng các Bí tích, kết hợp bản thân vào hy lễ Thánh Thể của Ðức Kitô, để đời sống luân lý của họ trở thành một phượng tự thiêng liêng. Trong Hội thánh, họ học gương thánh thiện của Ðức Trinh Nữ Maria và của các thánh.

 

430. Tại sao Huấn quyền Hội thánh can thiệp vào lãnh vực luân lý?

2032-2040

2049-2051

Trách nhiệm của Huấn quyền Hội thánh là rao giảng đức tin để mọi người tin và áp dụng vào đời sống cụ thể. Trách nhiệm này cũng bao gồm cả những giới luật đặc thù của luật tự nhiên, bởi vì tuân giữ những giới luật đó rất cần thiết cho ơn cứu độ.

 

431. Các điều răn của Hội thánh có mục đích gì?

2041

2048

Năm điều răn của Hội thánh có mục đích bảo đảm cho người tín hữu những điều tối thiểu thiết yếu về tinh thần cầu nguyện, đời sống Bí tích, dấn thân luân lý và tăng trưởng tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân.

 

432. Năm điều răn của Hội thánh là gì?

2042-2043

Năm điều răn của Hội thánh là: (1) tham dự Thánh lễ Chúa nhật cũng như các ngày lễ buộc, kiêng việc xác và những hoạt động có thể cản trở việc thánh hoá những ngày đó; (2) xưng tội để lãnh nhận Bí tích Giao hoà ít là mỗi năm một lần; (3) Rước lễ ít là trong mùa Phục sinh; 4) Kiêng thịt và giữ chay trong những ngày Hội thánh quy định; (5) Mỗi người theo khả năng, đóng góp cho các nhu cầu vật chất của Hội thánh.

 

433. Tại sao đời sống luân lý của người Kitô hữu rất cần thiết để loan báo Tin Mừng?

2044-2046

Nhờ đời sống luân lý phù hợp với Chúa Giêsu, các người Kitô hữu lôi kéo mọi người tin vào Thiên Chúa thật; họ xây dựng Hội thánh; đem tinh thần Phúc Âm vào giữa lòng đời và chuẩn bị cho Nước Thiên Chúa đến.


ÐOẠN HAI: MƯỜI ÐIỀU RĂN
Phần III:

Ðời Sống Trong Ðức Kitô

 

Xuất hành 20, 2-17

"Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ.

Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.

Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.

Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Ðối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông. Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời.

Ngươi không được dùng danh Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Ðức Chúa không dung tha kẻ dùng danh Ngài một cách bất xứng.

Ngươi hãy nhớ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sabát kính Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. Vì trong sáu ngày, Ðức Chúa đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Ngài đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, Ðức Chúa đã chúc phúc cho ngày sabát và coi đó là ngày thánh.

Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.

Ngươi không được giết người.

Ngươi không được ngoại tình.

Ngươi không được trộm cắp.

Ngươi không được làm chứng gian hại người.

Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta."

 

Ðệ nhị luật 5, 6-21

"Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ.

Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.

Ngươi không được tạc tượng vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Ðối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông. Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời.

Ngươi không được dùng danh Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Thiên Chúa không dung tha kẻ dùng danh Ngài một cách bất xứng.

Ngươi hãy giữ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh, như Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi, cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, bò lừa và mọi gia súc của ngươi, và ngoại kiều ở trong thành của ngươi, để tôi tớ nam nữ của ngươi được nghỉ như ngươi. Ngươi hãy nhớ ngươi đã làm nô lệ tại đất Ai-cập, và Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ngươi ra khỏi đó. Bởi vậy, Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi cử hành ngày sa-bát.

Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi.

Ngươi không được giết người.

Ngươi không được ngoại tình.

Ngươi không được trộm cắp.

Ngươi không được làm chứng dối hại người.

Ngươi không được ham muốn vợ người ta, ngươi không được thèm muốn nhà của người ta, đồng ruộng, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta."

 

Ðạo Ðức Chúa Trời có mười điều răn

Thứ nhứt, thờ phượng Ðức Chúa Trời và kính mến Ngài trên hết mọi sự.

Thứ hai, chớ kêu tên Ðức Chúa Trời vô cớ.

Thứ ba, giữ ngày Chúa Nhật,

Thứ bốn, thảo kính cha mẹ,

Thứ năm, chớ giết người,

Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục,

Thứ bảy, chớ lấy của người,

Thứ tám, chớ làm chứng dối,

Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người,

Thứ mười, chớ tham của người.

 

434. "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?" (Mt 19,16)



2052-2054

2075-2076

Khi người thanh niên hỏi câu này, Chúa Giêsu trả lời: "Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn," rồi Người thêm: "Hãy đến theo Tôi" (Mt 19, 16-21). Việc theo Chúa Giêsu bao gồm cả việc tuân giữ các điều răn. Lề luật không bị phá bỏ, nhưng chúng ta được mời gọi tìm lại Lề luật nơi Con người của Vị Tôn sư thần linh của mình, Ðấng thực thi trọn vẹn Lề luật nơi chính mình, Ðấng mạc khải trọn vẹn ý nghĩa của Lề luật, và chứng nhận tính trường tồn của Lề luật.

 

435. Chúa Giêsu giải thích Lề luật thế nào?

2055

Chúa Giêsu giải thích Lề luật dưới ánh sáng của giới răn yêu thương duy nhất nhưng có hai vế, là sự viên mãn của Lề luật: "Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách tiên tri đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy" (Mt 22,37-40).

 

436. "Mười điều răn" nghĩa là gì?

2056-2057

"Mười điều răn" có nghĩa là "mười lời" (Xh 34, 28), tóm tắt Lề luật do Thiên Chúa ban cho dân Israel trong bối cảnh của Giao ước qua trung gian Môsê. Khi trình bày các giới răn về tình yêu đối với Thiên Chúa (ba giới răn đầu) và đối với tha nhân (bảy giới răn sau), Mười điều răn vạch ra cho dân Chúa và từng người con đường dẫn đến cuộc sống được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi.

 

437. Liên hệ giữa Mười điều răn với Giao ước như thế nào?

2058-2063

2077

Mười điều răn phải được hiểu dưới ánh sáng của Giao ước; trong ánh sáng đó Thiên Chúa tự mạc khải và cho biết ý muốn của Ngài. Bằng việc tuân giữ các giới răn, dân Chúa muốn nói lên sự lệ thuộc của mình vào Thiên Chúa và đáp lại sáng kiến yêu thương của Ngài với lòng biết ơn.

 

438. Hội thánh dành cho Mười điều răn tầm quan trọng nào?

2064-2068

Trung thành với Thánh Kinh và với gương của Chúa Giêsu, Hội thánh nhìn nhận Mười điều răn có tầm quan trọng và ý nghĩa hàng đầu. Các người Kitô hữu buộc phải tuân giữ Mười điều răn.

 

439. Tại sao Mười điều răn tạo thành một thể thống nhất?

2069

2079

Mười điều răn tạo thành một thể thống nhất và không thể phân chia, vì mỗi giới răn đều liên kết với các giới răn khác và với toàn thể Mười điều răn. Vì vậy, vi phạm một giới răn là vi phạm toàn bộ Lề luật.

 

440. Tại sao Mười điều răn đòi buộc một cách nghiêm trọng?

2072-2073,

2081

Bởi vì Mười điều răn trình bày những trách nhiệm căn bản của con người đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân.

 

441. Chúng ta có khả năng tuân giữ Mười điều răn không?

2074

2082

Thưa có, vì Ðức Kitô, Ðấng mà không có Người chúng ta không thể làm được việc gì, ban cho chúng ta có khả năng tuân giữ Mười điều răn, nhờ hồng ân Thánh Thần và ân sủng của Người.

 

Chương Một

"Ngươi Phải Yêu Mến Ðức Chúa,

Thiên Chúa Của Ngươi

Hết Lòng, Hết Linh Hồn

Và Hết Trí Khôn Ngươi"
Ðiều Răn Thứ Nhất:

Ta Là Ðức Chúa, Thiên Chúa Của Ngươi.

Ngươi Không Ðược Có Thần Nào Khác.

 

442. Lời tuyên bố của Thiên Chúa: "Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi" (Xh 20,2) bao hàm điều gì?



2083-2094

2133-2134

Ðối với người tín hữu, câu này buộc phải giữ và thực hành ba nhân đức đối thần, tránh các tội nghịch lại những nhân đức ấy. - Ðức tin giúp tin tưởng vào Thiên Chúa và loại trừ những gì trái ngược, chẳng hạn như cố tình nghi ngờ, cứng tin, lạc giáo, bội giáo, ly giáo. - Ðức cậy giúp tin tưởng chờ đợi sự hưởng kiến Thiên Chúa và ơn phù trợ của Ngài, tránh sự ngã lòng và tự phụ. - Ðức mến giúp yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và phải loại trừ tội lãnh đạm, vô ơn, nguội lạnh, lười biếng hoặc uể oải tinh thần, và tội oán ghét Thiên Chúa phát sinh từ kiêu ngạo.

 

443. Lời Chúa truyền "Ngươi phải thờ phượng một mình Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi" gồm những điều gì?

2095-2105

2135-2136

Câu này buộc phải thờ lạy Thiên Chúa là Chúa tể của tất cả những gì hiện hữu; phải tôn thờ Ngài xứng đáng với tư cách cá nhân hay tập thể; phải cầu nguyện bằng những lời ca ngợi, tạ ơn và cầu khẩn; phải dâng lên Ngài những lễ tế, nhất là lễ tế thiêng liêng của cuộc đời chúng ta, kết hợp với hy lễ tuyệt hảo của Ðức Kitô; phải giữ những lời hứa và lời khấn đã dâng lên Thiên Chúa.

 


Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương