TOÁt yếu giáo lý CỦa hội thánh công giáo compendium of the Catechism of the Catholic Church


Ðâu là tầm quan trọng của Cựu Ước đối với các người Kitô hữu?



tải về 1.01 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.01 Mb.
#10584
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

21. Ðâu là tầm quan trọng của Cựu Ước đối với các người Kitô hữu?

121-123

Người Kitô hữu tôn kính Cựu Ước như là Lời đích thực của Thiên Chúa. Tất cả các tác phẩm của Cựu Ước được Thiên Chúa linh ứng nên có một giá trị trường tồn. Cựu Ước là bằng chứng cho thấy nghệ thuật giáo dục bằng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Và nhất là, các tác phẩm Cựu Ước được viết ra để chuẩn bị cho việc Ðức Kitô, Ðấng Cứu Ðộ muôn loài, ngự đến.

 

22. Ðâu là tầm quan trọng của Tân Ước đối với các người Kitô hữu?

124-127

139

Trung tâm của Tân Ước là Ðức Giêsu Kitô. Tân Ước dạy chúng ta chân lý dứt khoát được Thiên Chúa mạc khải. Trong Tân Ước, bốn quyển Phúc Âm - Matthêu, Marcô, Luca và Gioan - là những chứng từ chính yếu về đời sống và về lời giảng dạy của Chúa Giêsu; bốn quyển sách này tạo thành trung tâm của tất cả Sách Thánh và có một vị trí độc nhất trong Hội thánh.

 

23. Ðâu là sự thống nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước?

128-130

140

Thánh Kinh chỉ là một, vì chỉ có một Lời Chúa duy nhất, một chương trình cứu độ duy nhất của Thiên Chúa và một linh ứng duy nhất của Thiên Chúa cho cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Cựu Ước chuẩn bị cho Tân Ước và Tân Ước hoàn thành Cựu Ước: cả hai soi sáng cho nhau.

 

24. Thánh Kinh giữ vai trò nào trong đời sống Hội thánh?

131-133

141-142

Thánh Kinh đem lại sự hỗ trợ và sức mạnh cho đời sống Hội thánh. Ðối với con cái Hội thánh, Thánh Kinh là sự củng cố đức tin, là lương thực và nguồn mạch của đời sống tinh thần. Thánh Kinh là linh hồn của các môn thần học và giảng thuyết mục vụ. Thánh Vịnh gọi Thánh Kinh là "đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi" (Tv 118 [119],105). Vì thế, Hội thánh khuyến khích chúng ta thường xuyên đọc Thánh Kinh, vì "không biết Thánh Kinh là không biết Ðức Kitô" (thánh Giêrônimô).

 

Chương Ba

Lời Ðáp Trả Của Con Người Với Thiên Chúa
Tôi Tin

 

25. Con người đáp trả như thế nào với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải?



142-143

Ðược ân sủng của Thiên Chúa nâng đỡ, con người đáp lời Thiên Chúa bằng việc vâng phục đức tin, bao gồm việc tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa và đón nhận chân lý của Ngài, chân lý được Thiên Chúa bảo đảm vì chính Ngài là Chân Lý.

 

26. Trong Thánh Kinh, ai là những nhân chứng chính yếu cho việc vâng phục đức tin?

144-149

Có rất nhiều chứng nhân, nhưng đặc biệt là hai vị:

- Ông Abraham, dù bị thử thách, "vẫn vững tin vào Thiên Chúa" (Rm 4,3) và luôn vâng phục tiếng gọi của Ngài; vì thế ông trở thành "tổ phụ của tất cả những người tin" (Rm 4,11.18);

- Ðức Trinh Nữ Maria, trong suốt cuộc đời đã thể hiện một cách tuyệt vời sự vâng phục đức tin: "Fiat mihi secundum verbum tuum - xin Chúa làm cho tôi như lời sứ thần nói" (Lc 1,38).

 

27. Tin vào Thiên Chúa có ý nghĩa cụ thể gì cho con người?

150-152

176-178

Tin vào Thiên Chúa có nghĩa là gắn bó với chính Thiên Chúa, tin tưởng phó thác bản thân cho Ngài và chấp nhận tất cả những chân lý do Ngài mạc khải vì Ngài chính là Chân lý. Ðiều này có nghĩa là tin vào Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

 

28. Ðức tin có những đặc điểm gì?

153-165

179-180

183-184

Ðức tin là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, được trao ban cho tất cả những ai cầu xin với lòng khiêm hạ; đó là nhân đức siêu nhiên cần thiết để được cứu độ. Hành vi đức tin là một hành vi nhân linh, nghĩa là một hành động của lý trí con người, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, tự do gắn bó với chân lý của Thiên Chúa. Ngoài ra, đức tin còn có đặc tính chắc chắn, vì được đặt nền tảng trên Lời Chúa; đức tin có đặc tính năng động "nhờ Ðức ái" (Gl 5,6); đức tin luôn tăng triển, đặc biệt nhờ lắng nghe Lời Chúa và cầu nguyện. Trong hiện tại, đức tin cho chúng ta nếm trước niềm vui trên trời.

 

29. Tại sao không có mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học?

159

Dù đức tin vượt lên trên lý trí, nhưng không bao giờ có mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học, vì cả hai đều có cùng một cội nguồn là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa ban ánh sáng lý trí và đức tin cho con người.



"Tôi tin để hiểu và tôi hiểu để tin" (Thánh Augustinô).

 

Chúng Tôi Tin

 

30. Tại sao đức tin là một hành vi cá nhân nhưng đồng thời cũng là hành vi mang tính giáo hội?

166-169

181

Ðức tin là một hành vi cá nhân, vì đó là sự đáp trả tự do của con người đối với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải. Nhưng đồng thời đó cũng là một hành vi mang tính giáo hội, tính chất này được bày tỏ trong lời tuyên xưng đức tin: "Chúng tôi tin." Thật vậy, chính Hội thánh tin: qua đó, nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, Hội thánh đi bước trước, sinh ra và nuôi dưỡng đức tin của mỗi người. Vì thế, Hội thánh là Mẹ và là Thầy.



"Không ai có thể có Thiên Chúa là Cha, mà lại không có Hội thánh là Mẹ." (Thánh Cyrianô)

 

31. Tại sao những công thức đức tin lại quan trọng?



170-171

Những công thức đức tin là quan trọng vì chúng giúp ta diễn tả, đồng hóa, cử hành và cùng chia sẻ với những người khác các chân lý đức tin, khi sử dụng một ngôn ngữ chung.

 

32. Phải hiểu như thế nào về đức tin duy nhất của Hội thánh?

172-175

182

Dù được hình thành do nhiều người khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa và phong tục, Hội thánh đồng thanh tuyên xưng một đức tin duy nhất, được lãnh nhận từ một Chúa duy nhất và được chuyển đạt qua một Truyền thống tông đồ duy nhất. Hội thánh tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất - Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần - và dạy một con đường cứu độ duy nhất. Vì thế, chúng ta, cùng một lòng một ý, tin những gì chứa đựng trong Lời Chúa, được truyền đạt hay được viết ra và được Hội thánh xác định là do Thiên Chúa mạc khải.


ÐOẠN HAI: TUYÊN XƯNG ÐỨC TIN KITÔ GIÁO
Phần I:

Tuyên Xưng Ðức Tin
Kinh Tin Kính

 

Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ

 

Tôi tin kính Ðức Chúa Trời



là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.

Tôi tin kính Ðức Chúa Giêsu Kitô

là Con Một Ðức Chúa Cha

cùng là Chúa chúng tôi.

Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần

mà Người xuống thai,

sinh bởi bà Maria đồng trinh,

chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,

chịu đóng đinh trên cây thánh giá,

chết và táng xác,

xuống ngục tổ tông,

ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,

lên trời ngự bên hữu Ðức Chúa Cha phép tắc vô cùng,

ngày sau bởi trời lại xuống

phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần.

Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này,

các Thánh thông công.

Tôi tin phép tha tội.

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

 

Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli

 

Tôi tin kính một Thiên Chúa



là Cha toàn năng,

Ðấng tạo thành trời đất,

muôn vật hữu hình và vô hình.

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,

Con Một Thiên Chúa,

sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời.

Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,

Ánh sáng bởi Ánh sáng,

Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,

được sinh ra mà không phải được tạo thành,

đồng bản thể với Ðức Chúa Cha:

nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.

Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,

Người đã từ trời xuống thế.

Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,

Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria

và đã làm người.

Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,

thời quan Phongxiô Philatô;

Người chịu khổ hình và mai táng,

ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh.

Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,

và Người sẽ lại đến trong vinh quang

để phán xét kẻ sống và kẻ chết,

Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần

là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống,

Người bởi Ðức Chúa Cha

và Ðức Chúa Con mà ra.

Người được phụng thờ và tôn vinh

cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con:

Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện,

công giáo và tông truyền.

Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.

Tôi trông đợi kẻ chết sống lại

và sự sống đời sau. Amen.

 

Chương Một



Tôi Tin Kính Ðức Chúa Trời Là Cha
Những bản tuyên xưng đức tin

 

33. Những bản tuyên xưng đức tin là gì?



185-188

192, 197

Ðó là những công thức ngắn gọn, còn được gọi là "những bản tuyên xưng đức tin" hay "Kinh Tin Kính," qua đó Hội thánh, ngay từ thuở ban đầu, đã diễn tả đức tin của mình một cách tổng hợp và chuyển đạt đức tin ấy bằng một ngôn ngữ chuẩn hoá và chung cho mọi tín hữu.

 

34. Những bản tuyên xưng đức tin cổ nhất là những bản nào?

189-191

Những bản tuyên xưng đức tin cổ xưa nhất là những Kinh Tin Kính khi cử hành Bí tích Rửa tội. Vì Bí tích Rửa tội được ban "nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần" (Mt 28,19), nên các chân lý đức tin mà các người lãnh nhận Bí tích Rửa tội tuyên xưng, được phân chia theo ba Ngôi vị của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

35. Những bản tuyên xưng đức tin quan trọng nhất là những bản nào?

193-195

Những bản quan trọng nhất là:

- Kinh Tin Kính của các Thánh Tông đồ, là bản tuyên xưng đức tin cổ xưa nhất dùng khi cử hành Bí tích Rửa tội của Giáo hội Rôma;

- Kinh Tin Kính Công Ðồng Nicea-Constantinopoli, là kết quả của hai Công Ðồng Chung đầu tiên, tại Nicea (năm 325) và tại Constantinopoli (năm 381).

Hai bản này vẫn còn là hai bản chung cho tất cả các Giáo hội lớn của Ðông phương và Tây phương.

 

"Tôi Tin Kính Ðức Chúa Trời



Là Cha Phép Tắc Vô Cùng,

Dựng Nên Trời Ðất"

 

36. Tại sao bản tuyên xưng đức tin được khởi đầu bằng "Tôi tin kính Ðức Chúa Trời"?



198-199

Bởi vì xác quyết "Tôi tin kính Ðức ChúaTrời" là điều quan trọng nhất. Xác quyết này là nguồn gốc của mọi chân lý khác về con người, về vũ trụ và về toàn bộ đời sống của những ai tin Thiên Chúa.

 

37. Tại sao chúng ta tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất?

200-202

228

Bởi vì Thiên Chúa đã mạc khải cho dân Israel biết rằng Ngài là Thiên Chúa Duy Nhất, khi Ngài nói: "Nghe đây, hỡi Israel, Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất" (Ðnl 6,4). "Ta là Thiên Chúa, chẳng còn chúa nào khác" (Is 45,22). Chính Chúa Giêsu cũng xác nhận điều này: Thiên Chúa là "Ðức Chúa duy nhất" (Mc 12,29). Tuyên xưng Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðức Chúa, không hề đưa đến sự chia cắt nào nơi Thiên Chúa duy nhất.

 

38. Thiên Chúa tự mạc khải với danh thánh nào?

203-205

230-231

Thiên Chúa đã mạc khải chính mình cho Môsê là Thiên Chúa hằng sống, "Thiên Chúa của Ábraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp" (Xh 3,6). Ngài cũng mạc khải Danh Thánh huyền nhiệm của Ngài cho ông: "Ta là Ðấng Hằng Hữu" (YHWH). Ngay từ thời Cựu Ước, Danh Thánh của Thiên Chúa không được phép đọc lên, nên phải thay thế bằng thuật ngữ Ðức Chúa. Như vậy trong Tân Ước, Chúa Giêsu được người ta gọi là Ðức Chúa, tức là được nhìn nhận là Thiên Chúa thật.

 

39. Có phải chỉ một mình Thiên Chúa "hiện hữu" không?

212-213

Trong khi tất cả mọi thụ tạo đều lãnh nhận từ Thiên Chúa tất cả những gì chúng có và hiện hữu, chỉ Thiên Chúa mới tự mình hiện hữu một cách trọn vẹn và tuyệt hảo. Ngài là "Ðấng hằng hữu," không có khởi đầu và cũng chẳng có cùng tận. Chúa Giêsu cũng mạc khải rằng Người mang Danh Thánh : "Ta là Ðấng hằng hữu" (Ga 8,28).

 

40. Tại sao việc Mạc khải Danh Thánh Thiên Chúa là điều quan trọng?

206-213

Qua việc Mạc khải Danh Thánh, Thiên Chúa cho thấy sự phong phú chất chứa trong mầu nhiệm khôn lường của Ngài. Chỉ mình Ngài hiện hữu từ muôn thuở và cho đến muôn đời. Ngài siêu việt trên vũ trụ và lịch sử. Chính Ngài là Ðấng tạo thành trời đất. Ngài là Thiên Chúa trung tín, luôn gần gũi với dân để cứu độ họ. Ngài là Ðấng Thánh tuyệt hảo, "giàu lòng nhân hậu" (Ep 2,4), luôn sẵn sàng tha thứ. Ngài là Hữu Thể thiêng liêng, siêu việt, toàn năng, vĩnh cửu, ngôi vị, trọn hảo. Ngài là chân lý và tình yêu.



"Thiên Chúa là Hữu Thể tuyệt hảo vô tận, là Ba Ngôi cực thánh." (thánh Turibius thành Montenegro)

 

41. Phải hiểu "Thiên Chúa là chân lý" như thế nào?



214-217

231

Thiên Chúa là chính Chân lý; và do đó, Ngài không tự dối gạt mình cũng không dối gạt ai. Ngài là "Ánh sáng, nơi Ngài không có một chút bóng tối nào" (1 Ga 1,5). Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, là sự Khôn Ngoan nhập thể, đã được sai đi vào thế gian "để làm chứng cho sự thật" (Ga 18,37).

 

42. Thiên Chúa mạc khải Ngài là Tình Yêu như thế nào?

218-221

Thiên Chúa tự mạc khải cho dân Israel rằng Ngài là Ðấng có một tình yêu mạnh mẽ hơn tình yêu của cha mẹ đối với con cái hoặc của vợ chồng đối với nhau. Tự bản chất, Thiên Chúa "là Tình Yêu" (1 Ga 4, 8.16), Ngài tự hiến ban mình cách trọn vẹn và nhưng không, Ngài "yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, [...] để nhờ Con Ngài, mà thế gian được cứu độ" (Ga 3,16-17). Khi sai phái Con Ngài và Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa mạc khải chính Ngài là sự trao đổi tình yêu vĩnh cửu.

 

43. Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất bao hàm những gì?

222-227

229

Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất bao hàm việc nhận biết sự vĩ đại và quyền năng của Ngài, sống trong sự cảm tạ, luôn tin tưởng vào Ngài, cả khi gặp nghịch cảnh, nhận biết sự hợp nhất và phẩm giá đích thực của mọi người, đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, và sử dụng cách đúng đắn những gì Thiên Chúa đã dựng nên.

 

44. Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Kitô giáo là gì?

232-237

Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Kitô giáo là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Các người Kitô hữu được Rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

 

45. Chỉ dùng lý trí, con người có thể nhận biết mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi hay không?

237

Thiên Chúa đã để lại những dấu vết về thực thể Ba Ngôi của Ngài trong công trình tạo dựng và trong Cựu Ước, nhưng đời sống nội tại của Ba Ngôi chí thánh vẫn là một mầu nhiệm mà lý trí thuần túy của con người không thể nào đạt đến được, và ngay cả đức tin của Israel cũng không thể biết mầu nhiệm đó, trước thời Con Thiên Chúa nhập thể và Chúa Thánh Thần được gởi đến. Mầu nhiệm này đã được Ðức Giêsu Kitô mạc khải và là nguồn gốc của tất cả các mầu nhiệm khác.

 

46. Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta điều gì về mầu nhiệm Chúa Cha?

240-242

Ðức Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là "Cha", không những vì Ngài là Ðấng sáng tạo vũ trụ và con người, nhưng trên hết, từ đời đời Ngài đã sinh ra Chúa Con tự lòng mình, Ðấng là Ngôi Lời, là "phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa" (Dt 1,3).

 

47. Chúa Thánh Thần, mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta, là ai?

243-248

Ngài là Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi cực thánh. Ngài là Thiên Chúa, hợp nhất và đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Con. Ngài "xuất phát từ Chúa Cha" (Ga 15,26), Ðấng là nguyên lý không có khởi đầu, là nguồn gốc trọn vẹn cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần cũng xuất phát từ Chúa Con (Filioque), vì Chúa Cha đã trao ban Ngài cho Chúa Con như Ân ban vĩnh cửu. Ðược Chúa Cha và Chúa Con nhập thể sai phái, Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội thánh đến sự nhận biết "Chân lý trọn vẹn" (Ga 16,13).

 

48. Hội thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi như thế nào?

249-256

266

Hội thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi khi tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất mà Ngài có Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi vị thần linh chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, vì mỗi Ngôi vị đều có trọn vẹn bản thể duy nhất và không thể phân chia của Thiên Chúa. Ba Ngôi thực sự phân biệt giữa nhau qua các liên hệ tương quan với nhau. Chúa Cha sinh Chúa Con; Chúa Con được Chúa Cha sinh ra; Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con.

 

49. Các Ngôi vị Thiên Chúa hoạt động như thế nào?

257-260

267

Ba Ngôi vị thần linh không thể tách rời nhau trong cùng một bản thể duy nhất, thì cũng không thể tách rời trong các hoạt động của mình. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất. Tuy nhiên, trong hoạt động thần linh duy nhất này, mỗi Ngôi vị hiện diện theo cách đặc thù của mình trong Ba Ngôi.



"Lạy Thiên Chúa của con, Lạy Ba Ngôi con tôn thờ... xin ban bình an cho linh hồn con, xin biến linh hồn con thành thiên đàng của Chúa, nơi trú ngụ dễ mến và nơi yên nghỉ của Chúa. Không bao giờ con muốn bỏ mặc Chúa một mình, nhưng con sẽ trọn vẹn ở đó, tỉnh thức trong đức tin, hoàn toàn thờ lạy, và hoàn toàn phó thác vào hoạt động sáng tạo của Chúa." (Chân phước Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

 

50. Thiên Chúa toàn năng nghĩa là gì?



268-278

Thiên Chúa tự mạc khải chính Ngài là "Ðấng mạnh mẽ, oai hùng" (Tv 23 [24],8), Ðấng "không có gì là không thể làm được" (Lc 1,37). Sự toàn năng của Ngài là phổ quát, và mầu nhiệm. Sự toàn năng này được biểu lộ trong việc sáng tạo vũ trụ từ hư vô và sáng tạo con người vì tình yêu, nhưng nhất là trong mầu nhiệm Nhập thể và trong sự Phục sinh Con của Ngài, trong hồng ân đón nhận chúng ta làm nghĩa tử và thứ tha tội lỗi. Vì thế, Hội thánh dâng lời cầu nguyện lên "Thiên Chúa toàn năng và vĩnh cửu" ("Omnipotens sempiterne Deus...").

 

51. Tại sao việc khẳng định rằng: "Lúc khởi đầu, Thiên Chúa dựng nên trời và đất" (St 1,1) lại rất quan trọng?

279-289

315

Bởi vì việc tạo dựng là nền tảng cho tất cả dự định cứu độ của Thiên Chúa. Tạo dựng là việc biểu lộ tình yêu toàn năng và khôn ngoan của Thiên Chúa; đó là bước đầu tiên hướng đến Giao ước của Thiên Chúa duy nhất với dân Ngài; đó là khởi điểm của lịch sử cứu độ, lịch sử này đạt tới chóp đỉnh nơi Chúa Giêsu; đó là câu trả lời đầu tiên cho các vấn nạn căn bản của con người về nguồn gốc và cùng đích của mình.

 

52. Ai đã tạo dựng vũ trụ?

290-292

316

Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là nguyên lý duy nhất và không thể phân chia của việc tạo dựng, mặc dù công trình tạo dựng vũ trụ được đặc biệt gán cho Chúa Cha.

 

53. Vũ trụ được dựng nên để làm gì?

293-294

319

Vũ trụ được dựng nên để tôn vinh Thiên Chúa, Ðấng đã muốn biểu lộ và thông ban lòng nhân hậu, chân lý và vẻ đẹp của Ngài. Mục đích tối hậu của việc tạo dựng là để Thiên Chúa, trong Ðức Kitô, "có toàn quyền trên muôn loài" (1 Cr 15,28), vì vinh quang của Ngài và hạnh phúc của chúng ta.



"Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống và sự sống của con người là được nhìn thấy Thiên Chúa" (Thánh Irênê).

 

54. Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ như thế nào?



295-301

317-320

Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ cách tự do, bằng sự khôn ngoan và tình yêu. Vũ trụ không phải là sản phẩm của một luật tất yếu nào đó, của một định mệnh mù quáng hoặc bởi ngẫu nhiên. Thiên Chúa đã sáng tạo "từ hư vô" (ex nihilo; 2 Mcb 7,28), một thế giới được sắp xếp trật tự và tốt lành, nhưng Ngài vô cùng cao cả siêu việt trên mọi loài. Ngài gìn giữ vạn vật trong sự hiện hữu, nâng đỡ và ban cho nó khả năng hoạt động và hướng dẫn nó đến sự trọn hảo nhờ Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

 

55. Sự Quan phòng của Thiên Chúa là gì?

302-306

321

Sự Quan phòng của Thiên Chúa là những sắp xếp nhờ đó Thiên Chúa hướng dẫn các thụ tạo của mình đến chỗ hoàn hảo mà Ngài đã định cho chúng. Thiên Chúa là tác giả tối cao của kế hoạch Ngài; nhưng để thực hiện kế hoạch đó, Ngài cũng sử dụng sự cộng tác của các thụ tạo. Ðồng thời, Ngài ban cho chúng phẩm giá là tự hoạt động và trở thành nguyên nhân cho nhau.

 

56. Con người cộng tác vào sự Quan phòng của Thiên Chúa như thế nào?

307-308

323

Tuy tôn trọng tự do của con người, nhưng Thiên Chúa ban cơ hội và đòi hỏi con người cộng tác với Ngài qua hành động, kinh nguyện và cả sự đau khổ của họ, khi gợi lên trong họ "ước muốn cũng như hành động theo lòng nhân hậu của Ngài" (Pl 2,13).

 

57. Nếu Thiên Chúa toàn năng và quan phòng, tại sao lại có sự dữ?

309-310

324, 400

Chỉ có toàn bộ đức tin Kitô giáo mới có thể trả lời cho câu hỏi vừa bi thảm vừa mầu nhiệm này. Thiên Chúa không bao giờ là nguyên nhân của sự dữ, dù trực tiếp hay gián tiếp. Ngài làm sáng tỏ mầu nhiệm sự dữ nhờ Con Ngài là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã chết và đã sống lại để chiến thắng sự dữ luân lý to lớn là tội lỗi của con người, nguồn gốc của tất cả những sự dữ khác.

 

58. Tại sao Thiên Chúa lại cho phép sự dữ xuất hiện?

311-314

324

Ðức tin giúp chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện, nếu Ngài không làm phát sinh điều thiện hảo từ chính sự dữ đó. Ðiều này Thiên Chúa đã thực hiện cách tuyệt vời trong cái chết và sự sống lại của Ðức Kitô. Thật vậy, từ sự dữ luân lý lớn nhất, là cái chết của Con Ngài, Ngài đã rút ra những điều thiện hảo vĩ đại nhất, đó là việc tôn vinh Ðức Kitô và là ơn cứu độ chúng ta.

 

Trời và Ðất

 

59. Thiên Chúa đã tạo dựng những gì?



325-327

Thánh Kinh nói: "Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất" (St 1,1). Trong bản tuyên xưng đức tin, Hội thánh công bố Thiên Chúa là Ðấng Sáng Tạo muôn vật hữu hình và vô hình, mọi loài thiêng liêng và vật chất, nghĩa là các thiên thần và thế giới hữu hình, và đặc biệt nhất là con người.

 

60. Các thiên thần là ai?

328-333

350-351

Các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, không có thân xác, vô hình và bất tử; đó là những hữu thể có ngôi vị, có lý trí và ý chí. Họ không ngừng chiêm ngắm Thiên Chúa diện đối diện và tôn vinh Thiên Chúa; các ngài phục vụ Thiên Chúa và là những sứ giả của Ngài để thực hiện sứ vụ cứu độ loài người.

 

61. Các thiên thần hiện diện trong đời sống của Hội thánh như thế nào?

Hội thánh liên kết với các thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa; Hội thánh kêu cầu sự trợ giúp của các ngài và trong phụng vụ, Hội thánh kính nhớ một số vị trong các ngài.



"Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một thiên thần như Ðấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống" (Thánh Basiliô cả).

 

62. Thánh Kinh dạy gì về việc tạo dựng thế giới hữu hình?



337-344

Qua chuyện kể "sáu ngày" tạo dựng, Thánh Kinh cho chúng ta biết giá trị của thế giới thụ tạo, và mục đích của nó là để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ con người. Mọi vật hiện hữu là nhờ Thiên Chúa, tất cả đều lãnh nhận từ Thiên Chúa sự tốt lành và hoàn hảo, lề luật và vị trí của mình trong vũ trụ.

 


Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương