Tỉnh Hà Giang Sè 22 + 23 Ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2011


Phát triển công nghiệp CNTT



tải về 0.54 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.54 Mb.
#12814
1   2   3   4   5   6

2. Phát triển công nghiệp CNTT

2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển phần mềm và nội dung số

Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phát triển dịch vụ phần cứng đồng thời đẩy mạnh hợp tác, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp lớn trong việc lắp ráp, cài đặt, cung cấp thiết bị CNTT; khuyến khích việc ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin, hỗ trợ phát triển phần mềm và nội dung số cho các doanh nghiệp.

Nội dung: Theo Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển.

Kinh phí: 3 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 2,4 tỷ (Ngân sách TW: 40%; NSĐP: 40%).

Nguồn khác: 0,6 tỷ (Nguồn từ doanh nghiệp: 20%).

2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh dịch vụ tư vấn quản lý đầu tư ứng dụng CNTT

Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các dịch vụ tư vấn về quản lý và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia vào các dự án CNTT trên địa bàn tỉnh.

Nội dung: Hỗ trợ đào tạo cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ tư vấn.

Số lượng: 100 lượt cán bộ.

Kinh phí: 0,2 tỷ.

Ngân sách nhà nước: 0,1 tỷ.

Nguồn vốn từ doanh nghiệp: 0,1 tỷ.



3. Phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin

3.1. Phát triển hạ tầng viễn thông

Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai cáp quang tới 100% các xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng đường truyền Internet đến hầu hết các trường tiểu học, trung học và phổ thông; tăng tỷ lệ phủ sóng thông tin di động.

Triển khai Kế hoạch 44/KH-UBND ngày 9 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015.

Kinh phí: Dự kiến 30 tỷ. Triển khai theo Chương trình viễn thông công ích và Chương trình mục tiêu quốc gia. (100% vốn Trung ương).

3.2. Nâng cấp máy tính và hoàn thiện mạng nội bộ (LAN)

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, thay thế, đồng bộ máy tính mạng LAN cho hầu hết các cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên và các đơn vị cấp xã, đặc biệt chú trọng đến các xã vùng sâu, vùng xa.

Kinh phí: Dự kiến 4 tỷ.

Ngân sách nhà nước 4 tỷ: Từ chi thường xuyên của các đơn vị 2 tỷ; ngân sách sự nghiệp của Trung ương 2 tỷ.

3.3. Xây dựng mạng diện rộng (WAN)

Đảm bảo thông suốt giữa các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện trên nền tảng mạng truyền số liệu chuyên dùng.

Kinh phí: Dự kiến 5 tỷ.

Ngân sách nhà nước 5 tỷ. Trong đó: Ngân sách Trung ương 4 tỷ, ngân sách địa phương 1 tỷ.

3.4. Xây dựng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện

Phấn đấu đến năm 2015, tiếp tục mở rộng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện đến các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, ưu tiên triển khai đến 34 xã, thị trấn biên giới.

Kinh phí: 16 tỷ. Dự kiến ngân sách địa phương triển khai 13 điểm cầu từ tỉnh xuống huyện: 6 tỷ. Ngân sách nhà nước đảm bảo triển trai mở rộng đến cấp xã: 10 tỷ.

3.5. Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu

Từng bước hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu phù hợp với quy mô của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin số và tích hợp các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đảm bảo kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.

Kinh phí: 25 tỷ.

Ngân sách nhà nước đảm bảo triển khai, bao gồm ngân sách Trung ương 17 tỷ và địa phương 8 tỷ.

3.6. Xây dựng hệ thống thư điện tử

Phấn đấu mỗi cán bộ công chức có một hộp thư điện tử để trao đổi công việc, hình thành thói quen làm việc trên môi trường mạng.

Kinh phí: 6 tỷ.

Ngân sách nhà nước 6 tỷ bao gồm ngân sách địa phương 3 tỷ đảm bảo triển khai hộp thư điện tử của tỉnh; ngân sách Trung ương 3 tỷ đảm bảo việc kết nối hệ thống thư điện tử của tỉnh với hệ thống thư điện tử quốc gia.

3.7. Xây dựng hệ thống chứng thực chữ ký số

Xây dựng hệ thống chứng thực chữ ký số của tỉnh.

Kinh phí: 5 tỷ.

Ngân sách nhà nước 4 tỷ bao gồm ngân sách địa phương 1 tỷ và ngân sách hỗ trợ từ Trung ương 4 tỷ.



4. Phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội

4.1. Phát triển phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc

Phát triển phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Kinh phí: 4 tỷ.

Ngân sách nhà nước 4 tỷ. Trong đó 3 tỷ từ ngân sách đề tài của Sở Khoa học và Công nghệ và 1 tỷ từ ngân sách địa phương.

4.2. Xây dựng triển khai 7 hệ thống cơ sở dữ liệu

Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội; hệ thống quản lý cán bộ; hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo; hệ thống quản lý y tế; hệ thống quản lý doanh nghiệp; hệ thống quản lý chứng minh thư; hệ thống quản lý đất đai, tài nguyên môi trường.

Kinh phí: 7 tỷ.

Ngân sách Trung ương đầu tư theo ngành dọc.

4.3. Thúc đẩy phần mềm mã nguồn mở

Hỗ trợ chuyển đổi sử dụng từ phần mềm mã nguồn đóng sang phần mềm mã nguồn mở theo Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bao gồm: Phần mềm văn phòng OpenOffice, thư điện tử máy trạm Mozilla ThunderBirrd, trình duyệt Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey. Đảm bảo 1.200 lượt máy tính và 1.200 lượt cán bộ trong cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên được cài đặt, tập huấn chuyển đổi từ phần mềm nguồn đóng sang phần mềm mã nguồn mở.

Kinh phí: 3 tỷ.

Ngân sách nhà nước 3 tỷ. Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 2 tỷ để chuyển đổi sử dụng từ phần mềm mã nguồn đóng sang phần mềm mã nguồn mở và triển khai cài đặt. Đối ứng ngân sách địa phương 1 tỷ để triển khai tập huấn.

4.4. Nâng cấp cổng thông tin điện tử

Nâng cấp và mở rộng Cổng thông tin điện tử của tỉnh, tích hợp đầy đủ các hệ thống dịch vụ công từ các cơ quan nhà nước. Ưu tiên triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với các dịch vụ sau:

+ Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh;

+ Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Cấp giấy phép xây dựng;

+ Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;

+ Cấp giấy phép đầu tư;

+ Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược;

+ Lao động, việc làm;

+ Cấp giấy phép đăng ký ô tô, xe máy;

+ Cấp giấy tạm trú, tạm vắng;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Kinh phí: 5 tỷ.

Ngân sách nhà nước 5 tỷ. Trong đó 3 tỷ ngân sách Trung ương hỗ trợ để mua bản quyền. Đối ứng ngân sách địa phương 2 tỷ để triển khai việc phát triển phần mềm Cổng thông tin điện tử và triển khai dịch vụ công trực tuyến.

4.5. Phát triển trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước

Khuyến khích các cơ quan nhà nước có trang thông tin điện tử và phải tích hợp vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Kinh phí: Các cơ quan tự đảm bảo.

4.6. Triển khai phần mềm một cửa điện tử

Phấn đấu triển khai phần mềm một cửa điện tử đến các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Kinh phí: 9 tỷ.

Ngân sách nhà nước 9 tỷ. Trong đó ngân sách Trung ương 6 tỷ, đối ứng ngân sách các huyện 3 tỷ.



V. CÁC GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin

- Giáo dục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò động lực của công nghệ thông tin và truyền thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản về CNTT như Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT; Luật Sở hữu trí tuệ...

2. Tích cực xã hội hoá đầu tư cho phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng thông rộng, đa dạng hoá các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tới vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Có cơ chế chính sách hỗ trợ người dân thông qua doanh nghiệp để người dân được tiếp cận thông tin.

3. Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm

- Đẩy mạnh việc đầu tư của nhà nước đối với các chương trình, dự án phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Chú trọng các dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đào tạo cán bộ công chức từ tỉnh xuống xã, đặc biệt là đào tạo nâng cao kiến thức cho lãnh đạo phụ trách, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

- Đầu tư xây dựng và mở rộng mạng băng thông rộng đến các xã, phường, thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh, hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và nhà nước, bảo đảm an toàn an ninh thông tin, phục vụ thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin.



4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế

Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đối với việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của địa phương.

Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo phụ trách công nghệ thông tin ở các cấp, các ngành.

Có cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào CNTT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và CNTT.



5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá

Để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau

a) Vốn ngân sách nhà nước

- Vốn từ ngân sách của tỉnh chủ yếu chỉ dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước các cấp trong tỉnh.

- Vốn ngân sách Trung ương sẽ được đầu tư thông qua các dự án trọng điểm của quốc gia và theo ngành dọc.

b) Huy động vốn trong dân và các doanh nghiệp

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài như vốn của ngân hàng thế giới (WORLD BANK), vốn Bill Gate... để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông nông thôn.

- Triển khai chương trình viễn thông công ích để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng viễn thông vào các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh tham gia vào các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh.



VI. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ

Hà Giang là tỉnh nghèo, chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách địa phương sẽ đối ứng phần kinh phí 25 %; đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 70%, huy động từ các nguồn vốn khác là 5 %.

Tổng kinh phí thực hiện: 145,2 tỷ đồng (chi tiết có phụ biểu kèm theo).

(Bằng chữ: Một trăm bốn mươi năm tỷ, hai trăm triệu đồng chẵn)

Trong đó:

- Tổng kinh phí địa phương thực hiện kế hoạch: 37,5 tỷ đồng.

Trong đó 7,5 tỷ là kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và 30 tỷ là kinh phí đầu tư tập trung của tỉnh.

- Tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ: 100,8 tỷ đồng.

- Kinh phí huy động khác: 6,9 tỷ đồng.



VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tăng cường quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh theo định hướng của quy hoạch, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch; chịu trách nhiệm cập nhật và điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ.

- Tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hàng năm phù hợp với Kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch triển khai các dự án công nghệ thông tin hàng năm. Cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.



3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin hàng năm đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.



4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, xác định rõ yêu cầu công tác CNTT, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Phối hợp các đơn vị liên quan bố trí đủ mỗi cơ quan một cán bộ chuyên trách CNTT. Triển khai các chính sách ưu đãi, thu hút nhân lực CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất, ưu tiên kinh phí triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.



6. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT, kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch điện tử.



7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác giáo dục và đào tạo, đảm bảo các chỉ tiêu phổ cập tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Kế hoạch này.



8. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

Người đứng đầu cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT, đảm bảo đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm phù hợp với mục tiêu và nội dung của kế hoạch này.

9. Các doanh nghiệp viễn thông

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn căn cứ vào kế hoạch này để xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng cơ sở phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển viễn thông nói riêng.

- Có kế hoạch cụ thể về xây dựng các trạm BTS, ngầm hoá mạng cáp; có tiếng nói chung trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, từ đó sẽ làm giảm số lượng và mật độ cột anten, mạng cáp chồng chéo góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị và tiết kiệm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.

- Tích cực phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp khác đàm phán cùng đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, đồng thời kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và đảm bảo tuân thủ pháp luật và phù hợp với điều kiện của đơn vị.



Trên đây là Kế hoạch triển khai đề án: Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Bộ, Ngành Trung ương quan tâm giúp đỡ, bố trí kinh phí để tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện./.





TM.UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Đàm Văn Bông



TỔNG HỢP VÀ PHÂN KỲ NGUỒN VỐN
(Kèm theo Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2011
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang)









































Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Nguồn
vốn


Nhiệm vụ
phát triển
nguồn
nhân lực


Nhiệm vụ
phát triển
công nghiệp
CNTT


Nhiệm vụ
phát triển
hạ tầng
viễn thông
và CNTT


Nhiệm vụ
phát triển
ứng dụng
CNTT


Tổng

2011

NSTW

0

0

0

0

0

6

NSĐP

0

0

6

0

6

NS khác

0

0

0

0

0

2012

NSTW

3

0,25

14,6

6,1

23,95

34,75

NSĐP

2

0,25

4,4

2,1

8,75

NS khác

0,6

0,15

0

1,3

2,05

2013

NSTW

3,8

0,3

18,2

4,5

26,8

34,25

NSĐP

1

0,3

2,8

1,75

5,85

NS khác

0,7

0,15

0

0,75

1,6

2014

NSTW

3,3

0,3

18,5

5,5

27,6

38,3

NSĐP

2,3

0,3

5,5

0,75

8,85

NS khác

0,9

0,2

0

0,75

1,85

2015

NSTW

2,7

0,4

16,35

3

22,45

31,9

NSĐP

2

0,4

4,65

1

8,05

NS khác

0,7

0,2

0

0,5

1,4

Tổng theo
nguồn vốn phân kỳ


NSTW

11,6

1,2

70

18

100,8

70%

NSĐP

8,2

1,3

21

7

37,5

25%

NS khác

3,2

0,7

0

3

6,9

5%

Tổng

23

3,2

91

28

145,2





Uû ban nh©n d©n tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n

§iÖn tho¹i: 02193.866204

Fax: 02193.866420

E-mail:


Website:

In t¹i: C¤NG TY Cæ PHÇN IN Hµ GIANG




Каталог: LegalDoc -> Lists -> Gazette -> Attachments
Lists -> TỈnh hà giang số: 22/2015/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 25 + 26 Ngµy 05 th¸ng 7 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 03+04+05 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2011 Môc lôC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Số 21 Ngày 01 tháng 9 năm 2011 MỤc lụC
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1852/QĐ-ubnd cộng hoà xa hội chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 03+04 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 29 + 30 Ngµy 12 th¸ng 9 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 19+20 Ngµy th¸ng 4 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 7 Ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2010 Môc lôC

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương