Tỉnh Hà Giang Sè 22 + 23 Ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2011


DANH SÁCH CHIA TÁCH, THÀNH LẬP THÔN MỚI



tải về 0.54 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.54 Mb.
#12814
1   2   3   4   5   6


DANH SÁCH

CHIA TÁCH, THÀNH LẬP THÔN MỚI

(Kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2011

của UBND tỉnh Hà Giang)




I. HUYỆN BẮC QUANG: Thành lập 09 thôn mới.

1. Xã Hùng An:

Tách thôn Hùng Thắng có 316 hộ bằng 1.264 khẩu, diện tích tự nhiên 350,43 ha thành 03 thôn (thành lập thêm 02 thôn mới):

- Thôn Hùng Thắng: 112 hộ bằng 449 khẩu, diện tích 100,57 ha;

- Thôn Hùng Mới (thôn mới): 101 hộ bằng 401 khẩu, diện tích 128,64 ha;

- Thôn Tân Thắng (thôn mới): 103 hộ bằng 408 khẩu, diện tích 121,22 ha.

2. Xã Vô Điếm:

Tách thôn Dung có 232 hộ bằng 934 khẩu, diện tích tự nhiên 585,1 ha thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Xuân Dung: 86 hộ bằng 385 khẩu, diện tích 242,3 ha;

- Thôn Xuân Trường (thôn mới): 146 hộ bằng 549 khẩu, diện tích 342,8 ha.

Tách thôn Thia có 218 hộ bằng 1.049 khẩu, diện tích tự nhiên 762,9 ha thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Thia: 126 hộ bằng 597 khẩu, diện tích 441 ha;

- Thôn Thia Trường (thôn mới): 92 hộ bằng 452 khẩu, diện tích 321,9 ha.

3. Xã Bằng Hành:

Tách thôn Thác có 147 hộ bằng 663 khẩu, diện tích tự nhiên 191,639 ha thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Thác: 66 hộ bằng 300 khẩu, diện tích 85,819 ha;

- Thôn Trung Tâm (thôn mới): 81 hộ bằng 363 khẩu, diện tích 105,82 ha.



4. Xã Việt Vinh:

Tách thôn Tân Tạo có 160 hộ bằng 713 khẩu, diện tích tự nhiên 751 ha thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Tân Tạo: 103 hộ bằng 469 khẩu, diện tích 325,5 ha;

- Thôn Nậm Moòng (thôn mới): 57 hộ bằng 244 khẩu, diện tích 425,5 ha.



5. Xã Vĩnh Hảo:

Tách thôn Thống Nhất có 171 hộ bằng 764 khẩu thành 2 thôn (thành lập 01 thôn mới):

- Thôn Thống Nhất: 93 hộ bằng 424 khẩu;

- Thôn Đồng Ngần (thôn mới): 78 hộ bằng 340 khẩu.



6. Xã Đồng Tâm:

Tách thôn Châng có 282 hộ bằng 1.371 khẩu thành 03 thôn (thành lập 02 thôn mới):

- Thôn Châng: 119 hộ bằng 609 khẩu;

- Thôn Chang (thôn mới): 89 hộ bằng 425 khẩu;

- Thôn Thượng (thôn mới): 74 hộ bằng 337 khẩu.

II. HUYỆN QUANG BÌNH: Thành lập 04 thôn mới.

1. Xã Hương Sơn:

Tách thôn Nghè có 129 hộ bằng 699 khẩu thành 02 thôn (thành lập 01 thôn mới):

- Thôn Nghè: 75 hộ bằng 438 khẩu;

- Thôn Sơn Trung (thôn mới): 54 hộ bằng 261 khẩu.



2. Xã Bằng Lang:

Tách thôn Hạ có 281 hộ bằng 1.354 khẩu thành 03 thôn (thành lập 02 thôn mới)

- Thôn Hạ: 143 hộ bằng 696 khẩu;

- Thôn Hạ Thành (thôn mới): 96 hộ bằng 442 khẩu;

- Thôn Hạ Đông (thôn mới): 52 hộ bằng 216 khẩu.

Tách thôn Trung có 328 hộ bằng 1.357 khẩu thành 02 thôn (thành lập 01 thôn mới):

- Thôn Trung: 185 hộ bằng 678 khẩu;

- Thôn Trung Thành (thôn mới): 143 hộ bằng 679 khẩu.



III. HUYỆN BẮC MÊ: Thành lập 08 thôn mới.

1. Xã Đường Âm:

Tách thôn Độc Lập có 108 hộ bằng 626 khẩu thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Độc Lập: 56 hộ bằng 330 khẩu;

- Thôn Thâm Quảng (thôn mới): 52 hộ bằng 296 khẩu.

Tách thôn Nà Nhùng có 145 hộ bằng 799 khẩu thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Nà Nhùng: 94 hộ bằng 510 khẩu;

- Thôn Nà Nôm (thôn mới): 51 hộ bằng 289 khẩu.

2. Xã Đường Hồng:

Tách thôn Bản Đúng có 130 hộ bằng 768 khẩu thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Bản Đúng: 86 hộ bằng 508 khẩu;

- Thôn Nà Lầu (thôn mới): 44 hộ bằng 260 khẩu.

Tách thôn Nà Nưa có 157 hộ bằng 821 khẩu thành 02 thôn (thành lập thêm 01 thôn mới):

- Thôn Nà Nưa I: 107 hộ bằng 556 khẩu;

- Thôn Nà Nưa II (thôn mới): 50 hộ bằng 265 khẩu, diện tích 321,9 ha.

3. Xã Minh Ngọc:

Tách thôn Nà Sài có 217 hộ bằng 1015 khẩu thành 2 thôn (thành lập 01 thôn mới):

- Thôn Nà Sài: 106 hộ bằng 480 khẩu;

- Thôn Nà Lá (thôn mới): 111 hộ bằng 535 khẩu.

Tách thôn Lùng Càng có 101 hộ bằng 644 khẩu thành 2 thôn (thành lập 01 thôn mới):

- Thôn Lùng Càng: 52 hộ bằng 374 khẩu;

- Thôn Khâu Lừa (thôn mới): 49 hộ bằng 270 khẩu.

4. Xã Giáp Trung:

Tách thôn Khâu Nhòa có 127 hộ bằng 605 khẩu thành 2 thôn (thành lập 01 thôn mới:

- Thôn Khâu Nhòa: 76 hộ bằng 385 khẩu;

- Thôn Bó Lóa (thôn mới): 51 hộ bằng 220 khẩu.

Tách thôn Phia Bióoc có 132 hộ bằng 709 khẩu thành 02 thôn (thành lập 01 thôn mới):

- Thôn Phia Bioóc: 76 hộ bằng 356 khẩu;

- Thôn Phìn Sủi (thôn mới): 56 hộ bằng 344 khẩu.

IV. HUYỆN ĐỒNG VĂN: Thành lập 01 thôn mới.

1. Xã Sủng Trái:

Tách thôn Sủng Trái có 133 hộ bằng 783 khẩu thành 2 thôn (thành lập 01 thôn mới):

- Thôn Sủng Trái A: 66 hộ bằng 391 khẩu.

- Thôn Sủng Trái B (thôn mới): 67 hộ bằng 409 khẩu.



UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG




Số: 2022/QĐ-UBND


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Giang, ngày 22 tháng 9 năm 2011



QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2011 - 2020




CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 /11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày, 17/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt đề cương, dự toán Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 66/TTr-SKHĐT ngày 13/9/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

- Phát triển nhân lực của tỉnh Hà Giang đặt trong tổng thể phát triển nhân lực Việt Nam, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.

- Phát triển nhân lực một cách toàn diện, đó là sự gắn kết chặt chẽ giữa các yếu tố là nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo cả về trí lực, thể lực, tâm lực và phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

- Phát triển nhân lực phải đảm bảo nhiệm vụ là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, cơ cấu lao động hợp lý phù hợp theo ngành, lĩnh vực và các vùng trong tỉnh.

- Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn, do vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các khu vực chậm phát triển.

- Phát triển nhân lực của tỉnh trước mắt ưu tiên cho đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và ngành nghề; việc đào tạo nhân lực qua từng giai đoạn cụ thể phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát 

- Phát triển nhân lực của tỉnh phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên các yếu tố cơ bản là sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức.

- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp tục phân bố lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh để phát triển kinh tế, đồng thời chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa nguồn nhân lực chất lượng cao để lao động xuất khẩu.

b) Mục tiêu cụ thể 

- Năm 2015: Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 33% năm 2011 lên 45% năm 2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng từ 22,5% lên 34,43%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 50,81% lên 53,33%; dịch vụ tăng từ 70,79% lên 73,52%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo khoảng hơn 15.000 lao động cho các ngành kinh tế.

- Năm 2020: Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 45% năm 2015 lên 60% năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng từ 34,43% lên 48,39%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 53,33% lên 71,74%; dịch vụ tăng từ 73,25% lên 80,45%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo khoảng hơn 20.000 lao động cho các ngành kinh tế.

- Phát triển đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở các lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Hà Giang có lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho tỉnh.



II. DỰ BÁO CUNG - CẦU NHÂN LỰC

1. Dự báo nguồn cung lao động

Tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015 là 1,33%; giai đoạn 2016 - 2020 là 1,42%.

Dân số toàn tỉnh năm 2015 là 790.388 người, trong đó dân số dưới độ tuổi lao động 236.935 người chiếm 29,98%, dân số trong độ tuổi lao động 489.045 người chiếm 61,87%, dân số ngoài độ tuổi lao động 64.408 người chiếm 8,15%.

Dân số toàn tỉnh năm 2020 là 848.338 người, trong đó dân số dưới độ tuổi lao động 243.352 người chiếm 28,69%, dân số trong độ tuổi lao động 523.441 người chiếm 61,7%, dân số ngoài độ tuổi lao động 81.546 người chiếm 9,61%.



2. Dự báo cung - cầu lao động giai đoạn 2011 - 2020

Tổng cung lao động qua các năm: Năm 2011 là 364.696 người; năm 2015: 415.498 người; năm 2020: 516.122 người.



Dự báo tổng cầu lao động

Năm 2011

Tổng cầu lao động là 363.900 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 270.160 người chiếm 74,2%; ngành công nghiệp - xây dựng: 36.430 người chiếm 10% và ngành dịch vụ: 57.310 người chiếm 15,8%.



Năm 2015

Tổng cầu lao động là 412.020 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 275.050 người chiếm 66,8%; ngành công nghiệp - xây dựng: 49.500 người chiếm 12% và ngành dịch vụ: 87.470 người chiếm 21,2%.



Năm 2020

Tổng cầu lao động là 482.415 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 289.400 người chiếm 60%; ngành công nghiệp - xây dựng: 67.540 người chiếm 14% và ngành dịch vụ: 125.475 người chiếm 26%.



3. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

Năm 2011

Tổng nhu cầu lao động cần đào tạo 120.010 người, chiếm 33% tổng số lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 88.125 người, chiếm 24,22% (dạy nghề dưới 3 tháng 41.586 người, sơ cấp nghề 16.670 người, trung cấp nghề 27.852 người, cao đẳng nghề 2.017 người).

Hệ đào tạo 31.885 người chiếm 8,76% (trung học chuyên nghiệp 12.016 người; cao đẳng 7.784 người; đại học 11.909 người và trên đại học 176 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thuỷ sản: 60.930 người chiếm 22,55%; công nghiệp - xây dựng: 18.510 người chiếm 50,81%; dịch vụ: 40.570 người chiếm 70,79%.

Năm 2015

Tổng nhu cầu lao động cần đào tạo 185.400 người chiếm 45% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh.

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 135.014 người chiếm 32,77% (dạy nghề dưới 3 tháng 58.636 người, sơ cấp nghề 31.455 người, trung cấp nghề 40.590 người, cao đẳng nghề 4.333 người).

Hệ đào tạo 50.386 người chiếm 12,23% (trung học chuyên nghiệp 18.218 người; cao đẳng 14.552 người; đại học 17.226 người và trên đại học 390 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thuỷ sản: 94.693 người chiếm 34,43%; công nghiệp - xây dựng: 26.399 người chiếm 53,33%; dịch vụ: 64.308 người chiếm 73,52%.

Năm 2020

Tổng nhu cầu lao động cần đào tạo 289.450 người chiếm 60% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh.

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 193.831 người chiếm 40,18% (dạy nghề dưới 3 tháng 75.263 người, sơ cấp nghề 51.584 người, trung cấp nghề 55.623 người, cao đẳng nghề 11.361 người)

Hệ đào tạo 95.619 người, chiếm 19,82% (trung học chuyên nghiệp 35.034 người; cao đẳng 28.662 người; đại học 30.884 người và trên đại học 1.039 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thuỷ sản: 140.044 người chiếm 48,39%; công nghiệp - xây dựng: 48.456 người chiếm 71,74%; dịch vụ: 100.950 người chiếm 80,45%.

4. Dự báo nhu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng lao động

Năm 2011

Tổng nhu cầu đào tạo lại 20.801 người chiếm 5,7% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 16.031 người chiếm 4,41% (dạy nghề dưới 3 tháng 8.317 người, sơ cấp nghề 3.334 người, trung cấp nghề 4.178 người, cao đẳng nghề 202 người).

Hệ đào tạo 4.771 người chiếm 1,31% (trung học chuyên nghiệp 2.403 người; cao đẳng 1.168 người; đại học 1.191 người và trên đại học 9 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thuỷ sản: 11.649 người chiếm 4,3%; công nghiệp - xây dựng: 2.972 người chiếm 8,2%; dịch vụ: 6.179 người chiếm 10,8%.

Năm 2015

Tổng nhu cầu đào tạo lại 32.109 người chiếm 7,8% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 24.540 người chiếm 5,96% (dạy nghề dưới 3 tháng 11.727 người, sơ cấp nghề 6.291 người, trung cấp nghề 6.089 người, cao đẳng nghề 433 người).

Hệ đào tạo 7.569 người chiếm 1,84% (trung học chuyên nghiệp 3.644 người; cao đẳng 2.183 người; đại học 1.723 người và trên đại học 20 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thuỷ sản: 18.050 người chiếm 6,6%; công nghiệp - xây dựng: 4.124 người chiếm 8,3%; dịch vụ: 9.935 người chiếm 11,4%.

Năm 2020

Tổng nhu cầu đào tạo lại 49.295 người chiếm 10,22% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 34.489 người chiếm 7,22% (dạy nghề dưới 3 tháng 15.053 người, sơ cấp nghề 10.317 người, trung cấp nghề 8.343 người, cao đẳng nghề 1.136 người).

Hệ đào tạo 14.446 người, chiếm 2,99% (trung học chuyên nghiệp 7.007 người; cao đẳng 4.299 người; đại học 3.088 người và trên đại học 52 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thuỷ sản: 26.789 người chiếm 9,26%; công nghiệp - xây dựng: 7.374 người chiếm 10,92%; dịch vụ: 15.133 người chiếm 12,06%.

5. Dự báo nhu cầu lao động được đào tạo của các ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2011 - 2020

Năm 2011

Tổng nhu cầu đào tạo: 105.012 người chiếm 28,9% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó hệ dạy nghề 77.001 người chiếm 21,16%; hệ đào tạo 28.010 người chiếm 7,7%.

- Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: Phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 57.884 người chiếm 21,4% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, trong đó: hệ dạy nghề đào tạo: 57.222 người chiếm 21,18%; hệ đào tạo: 661 người chiếm 0,24%.

- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 12.912 người chiếm 35,4% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo:(so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 9.709 người chiếm 26,65%.

Hệ đào tạo 3.203 người chiếm 8,79%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 1.241 người, chiếm 3,4%.

Sản xuất và phân phối điện: 2.370 người, chiếm 6,5%.

Xây dựng: 9.301 người, chiếm 25,5%. 

- Dịch vụ: Phát triển các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 34.216 người chiếm 59,7% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 10.070 người chiếm 17,57%.

Hệ đào tạo 22.146 người chiếm 42,13%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ : 2.994 người, chiếm 5,2%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 672 người, chiếm 1,2%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 9.845 người, chiếm 17,2%.

Giáo dục và đào tạo: 16.229 người, chiếm 28,3%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 4.476 người, chiếm 7,8%.

Năm 2015

Tổng nhu cầu đào tạo: 156.951 người, chiếm 38,1% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 116.504 người, chiếm 28,28%; hệ đào tạo 40.447 người, chiếm 9,82%.

- Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: Phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 89.958 người chiếm 32,7% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 88.599 người chiếm 32,21%, hệ đào tạo: 1.359 người chiếm 0,49%.

- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 19.798 người chiếm 40% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 13.413 người chiếm 27,1%.

Hệ đào tạo 6.385 người chiếm 12,9%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 2.081 người, chiếm 4,2%.

Sản xuất và phân phối điện: 5.190 người, chiếm 10,5%.

Xây dựng: 12.527 người, chiếm 25,3%.

- Dịch vụ: Phát triển các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 47.195 người chiếm 54% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau :

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 14.492 người chiếm 16,57%.

Hệ đào tạo 32.703 người chiếm 37,39%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ : 5.429 người, chiếm 6,2%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 2.895 người, chiếm 3,3%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 10.877 người, chiếm 12,4%.

Giáo dục và đào tạo: 21.972 người, chiếm 25,1%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 6.022 người, chiếm 6,9%.

Năm 2020

Tổng nhu cầu đào tạo: 238.619 người, chiếm 49,5% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 163.189 người, chiếm 33,83%; hệ đào tạo 75.430 người, chiếm 15,54%.

- Nông - lâm - thuỷ sản: Phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 133.042 người chiếm 46% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 121.735 người chiếm 42,06%, hệ đào tạo: 11.307 người chiếm 3,91%.

- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 39.070 người chiếm 57,8% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau :

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 22.488 người chiếm 33,3%.

Hệ đào tạo 16.582 người chiếm 24,55%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 4.447 người, chiếm 6,6%.

Sản xuất và phân phối điện: 9.782 người, chiếm 14,5%.

Xây dựng: 24.841 người, chiếm 36,8%.

- Dịch vụ: Phát triển các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 66.507 người chiếm 53% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau :

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 18.966 người chiếm 15,12%.

Hệ đào tạo 47.541 người chiếm 37,89%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ: 13.962 người, chiếm 11,1%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 3.733 người, chiếm 3%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 12.609 người, chiếm 9,6%.

Giáo dục và đào tạo: 27.926 người, chiếm 22,3%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 8.817 người, chiếm 7%.


Каталог: LegalDoc -> Lists -> Gazette -> Attachments
Lists -> TỈnh hà giang số: 22/2015/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 25 + 26 Ngµy 05 th¸ng 7 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 03+04+05 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2011 Môc lôC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Số 21 Ngày 01 tháng 9 năm 2011 MỤc lụC
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1852/QĐ-ubnd cộng hoà xa hội chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 03+04 Ngµy 10 th¸ng 01 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 29 + 30 Ngµy 12 th¸ng 9 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Tỉnh Hà Giang Sè 19+20 Ngµy th¸ng 4 n¨m 2012 MỤc lụC
Attachments -> Do ubnd tØnh Hµ Giang xuÊt b¶n Sè 7 Ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2010 Môc lôC

tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương