TưỚng tài diệu thư ĐỀ tài phưƠng ngữ và TỪ ngữ ĐỊa phưƠng trong thơ TỐ HỮu chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Từ địa phương tạo sắc thái đặc trưng trong thơ Tố Hữu



tải về 244 Kb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2022
Kích244 Kb.
#53202
1   2   3   4   5   6   7   8
Tướng Tài Diệu Thư

2.2. Từ địa phương tạo sắc thái đặc trưng trong thơ Tố Hữu
Giá trị của từ địa phương ở đây nghiêng về phía biểu đạt sắc thái tình cảm.
Có khi, từ địa phương lại được dùng để nhấn mạnh, để diễn đạt đúng điều mà nhà thơ muốn nói. Tựa hồ như trong những trường hợp ấy, từ địa phương chiếm ưu thế tuyệt đối so với từ phổ thông toàn dân tộc. Nếu máy móc, đơn thuần thay thế từ địa phương ấy bằng một từ nào khác đó, thì vô tình đã làm thay đổi ý nghĩa của cả câu thơ. Ví như những câu này:
Tôi chất cả vào rương còn lưng lẻo
(Hy vọng)
Không thể nữa lơi chèo hay quay lái
(Giờ quyết định)
Choa đói choa rét, bay thù gì choa
(Tiếng hát trên đê)
Vẫn dựa trên phép liên tưởng của ngôn ngữ học ta thử đưa từ “lỏng” hoặc “vơi” vào vị trí của từ “lưng”. “Lưng” đây nếu là trong “lưng vốn” thì nó hoàn toàn có thể bị thay thế bởi từ “vơi” - cùng là chỉ một cái gì lúc đầu đầy đủ, về sau bị bớt đi. Nghĩa của “lưng” ở đây lại khác. “Lỏng” không thể thay được cho “lưng” vì “lỏng” vốn chỉ một cái gì không chặt, không ổn định, xộc xệch, nghĩa ấy từ “lưng” không có. Vậy nên nếu thay thế ta sẽ có:
“Tôi chất cả vào rương còn vơi lẻo”
“Tôi chất cả vào rương còn lỏng lẻo” 
mà nghĩa không còn như câu thơ đầu. “Tôi chất cả vào rương còn lưng lẻo” - ý muốn nói nhiệt tình của người thanh niên buổi đầu đến với cách mạng rất háo hức, hăng say, nhận bao nhiêu cũng chưa đủ, vẫn còn muốn nhận nữa những gì mà cách mạng đưa đến.
Cũng như vậy, ta sẽ không giữ được nguyên vẹn giá trị, ý nghĩa của câu thơ “Không thể nữa lơi chèo hay quay lái” nếu như thay “lơi” bằng “lỏng” hoặc bằng “buông”. Chỉ có thể giữ nguyên từ “lơi” mà thôi.
2.3. Từ ngữ địa phương thể hiện đời sống văn hóa vùng miền
Đến như câu thứ ba “choa” là một đại từ chỉ ngôi thứ nhất, số nhiều, kiểu như “chúng tôi, bọn tao…”. Về mặt chức năng ngữ pháp thì giữa các từ nầy có sự giống nhau, tương đồng. Nhưng ở đây không thể thay thế “choa” bằng “chúng tôi, chúng tao…” được. Như thế nó sẽ dẫn đến tình trạng: Câu thơ bị mở rộng, phá vỡ nhịp 2/2/4 rất dồn dập, làm giảm bớt tính chất quyết liệt, mạnh mẽ mà câu thơ diễn đạt. Có thể nói, những từ địa phương này đã được sử dụng một cách đắc địa, góp phần nâng hẳn nội dung câu thơ chứ không phải là làm cho câu thơ rậm rạp và rối rắm.
 Tố Hữu còn mạnh dạn trong việc dùng một số từ địa phương hầu như vô nghĩa, hoặc là những từ có sắc thái tu từ khác biệt với từ chung toàn dân tộc. Những từ đó vẫn hiểu được, vẫn có giá trị thẩm mỹ trong mối liên hệ hữu cơ với toàn bộ câu thơ. Điểm đáng nói là Tố Hữu đã vận dụng chúng rất đúng lúc, đúng chỗ; ở vào các trạng thái tình cảm khác nhau mà lại rất tự nhiên, thoải mái. Ta hãy xem từ “nờ” trong hai câu thơ sau:
Gan chi gan rứa mẹ nờ?
(Mẹ Suốt)
Chuyện em rứa đó, anh nờ?
(Chuyện em)
Từ “nờ” ở đây biểu thị tình cảm giữa hai người khác nhau về độ tuổi. Nhưng khi nhà thơ là đứa con trò chuyện với mẹ thì từ “nờ” ấy giúp cho câu thơ bộc lộ một sự cảm phục pha lẫn sự ngạc nhiên. Còn từ “nờ” trong câu thơ thứ hai lại giúp cho nhà thơ hiểu rõ hơn về tầm vóc lớn lao của đứa em - khi nhà thơ là người anh.
Trên đây tôi đã thử phân tích, tìm hiểu những từ địa phương miền trung trong thơ Tố Hữu trên hai mặt: cách nhà thơ sử dụng chúng và giá trị của chúng trong câu thơ, bài thơ, có thể còn có những khía cạnh trong vấn đề này tôi chưa đề cập đến hoặc chưa đi sâu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đồng ý với nhau rằng: Tố Hữu đã sử dụng và sử dụng thành công từ địa phương trong các bài thơ của mình. Nhà thơ đã biết khai thác, tận dụng và tạo thêm khả năng (về mặt từ vựng và tu từ) cho từ địa phương để làm phong phú thêm nội dung cũng như sự biểu hiện trong thơ. Và phải chăng thơ Tố Hữu đã phổ cập sâu rộng trong quần chúng, một phần, cũng là do nhà thơ đã biết sử dụng từ địa phương một cách có mức độ?



TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. tải về 244 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương