TưỚng tài diệu thư ĐỀ tài phưƠng ngữ và TỪ ngữ ĐỊa phưƠng trong thơ TỐ HỮu chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Những đặc trưng phương ngữ Việt



tải về 244 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2022
Kích244 Kb.
#53202
1   2   3   4   5   6   7   8
Tướng Tài Diệu Thư

Những đặc trưng phương ngữ Việt

2.1. Sự phân vùng phương ngữ Việt
Phân vùng phương ngữ là vấn đề phức tạp. Ở bình diện ngữ âm, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc phân vùng phương ngữ, nhưng chủ yếu các tác giả phân chia tiếng Việt ra thành ba, bốn hoặc năm vùng phương ngữ.
- Quan niệm chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ: Có nhiều tác giả chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ, trong đó tiêu biểu là Hoàng Thị Châu. Tác giả này cho rằng tiếng Việt có ba phương ngữ gồm: phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ và Thanh Hóa ), phương ngữ Trung ( từ Nghệ An đến Đà Nẳng), phương ngữ Nam ( từ Đà Nẵng trở vào )
- Quan niệm chia phương tiếng Việt thành bốn vùng phương ngữ:
+ Nguyễn Kim Thản chia tiếng Việt thành: phương ngữ Bắc ( Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc ( phía Nam Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên ), phương ngữ Trung Nam ( từ Quảng Nam đến Phú Khánh), phương ngữ Nam ( từ Thuận Hải trở vào )
+ Huỳnh Công Tín: phương ngữ Bắc Bộ ( các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa), Phương ngữ Bắc Trung Bộ ( các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế), phương ngữ Nam Trung Bộ ( các tỉnh từ Đà Nẳng đến Bình Thuận), phương ngữ Nam Bộ ( gồm ba khu vực là miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ)
- Quan niệm chia tiếng Việt thành năm vùng phương ngữ: Đây là quan niệm của Nguyễn Bạt Tụy (1961). Theo ông, tiếng Việt có thể chia thành: phương ngữ miền Bắc ( Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung Trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung Giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung Dưới (từ Bình Định đến Bình Tuy) và phương ngữ miền Nam (từ Bình Tuy trở vào).
2.2. Những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp


2.2.1. Những tương ứng – biến đổi trong phát âm (phụ âm đầu, phần vần,...)
Miền Bắc
- Thanh điệu: 6 thanh
- Phụ âm đầu: 23 phụ âm: bán phân biệt s/x; tr/ch; r/d/gi; và phân biệt
Chẳng hạn vùng biên giới phía Bắc và vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển thì phân biệt s/x; tr/ch; r/d/gi/ ; còn vùng đồng bằng Bắc Bộ lại bán phân biệt
- Phần vần: không phân biệt ưu/iu; ươu/iêu.
Chẳng hạn như: vùng đồng bằng Bắc Bộ ( trừ khu vực hạ lưu sông Hồng và ven biển) thì phần vần có xu hướng biến đổi từ /r/ thành /gi/.
- Phụ âm cuối: có đầy đủ các âm ghi trong chính tả
Miền Trung
- Thanh điệu: 5 thanh, không phân biệt thanh ngã và thanh hỏi
- Phụ âm đầu: 23 phụ âm, phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch, v/d
Ví dụ ở Bình - Trị - Thiên. phụ âm /nh/ -> /d/ .
- Phụ âm cuối: phụ âm / -n,-k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị - xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [ -nh, ch] và [ng, k ].
- Phần vần: ví dụ như ở Thừa Thiên - Huế: mất nhiều vần, vần biến đổi (oi -> oai, anh-> ăn/ân, ach -> ăt, on ->oong, ông->ôông, iên->iêng,...)
Miền Nam
- Thanh điệu: 5 thanh, không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã
- Phụ âm đầu: 23 phụ âm. Có các âm phụ uốn lưỡi /ş, z, t / (chữ viết ghi là s, r, tr). Ở Nam Bộ, có thể phát âm rung lưỡi [r]. So với các phương ngữ khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w] bù lại; không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j].
Chẳng hạn: ở Nam Bộ ở một số vùng th. phụ âm /r/ -> /g/, bán phân biệt /s/x/, /r/d/gi/, /tr/ch/.
- Phần vần: mất nhiều vần, biến đổi rất nhiều vần (â->ă, ô->ơ lẫn lộn, êch->ơt...).
Ví dụ: Ở Bình Định: *ê /e/ → [i] trước -m, -p, -u; → [ɤ] trước -n, -t, -nh, -ch và trong vần mở (zero). *a, ă /a, ă/ → [æ]
Nhưng ở Nam Bộ thì lại có phần vần đồng nhất -in, -it, -un, -ut với -inh, -ich, -ung, -uc.
- Phụ âm cuối: biến đổi /n/-> /ng/, /t/ -> /c/, âm /a/ và /ă/ biến động đa dạng.

tải về 244 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương