TưỚng tài diệu thư ĐỀ tài phưƠng ngữ và TỪ ngữ ĐỊa phưƠng trong thơ TỐ HỮu chuyên ngành: Ngôn ngữ học


II. Phương ngữ Trung Bộ trong thơ một số bài thơ Tố Hữu



tải về 244 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2022
Kích244 Kb.
#53202
1   2   3   4   5   6   7   8
Tướng Tài Diệu Thư

II. Phương ngữ Trung Bộ trong thơ một số bài thơ Tố Hữu

  1. Vài nét về Tố Hữu

Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương. Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân. Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.


 + Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)
 + Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)
 + Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)
 + Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”
+ Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả
Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.

  1. Phương ngữ Trung Bộ trong thơ Tố Hữu

Tố Hữu ngay từ đầu đã rất có ý thức trong việc vận dụng từ địa phương vào trong thơ của mình. Có phải vì anh là người con của dải đất miền Trung còn lưu giữ nhiều vốn từ địa phương đậm nét quê hương hay là do một hướng suy nghĩ, muốn thơ gần hơn với mọi người? Chắc là cả hai.
Điều đáng chú ý là trong thơ của Tố Hữu, số lượng bài có sử dụng từ địa phương không nhiều nhưng cũng không hẳn là ít. Ở tập thơ đầu tay “Từ ấy” con số đó là mười bốn. Đến “Việt Bắc” hầu như không có; “Gió lộng” chỉ có một. Ở “Ra trận”: ba bài. Còn trong “Máu và hoa” là hai. Chủ yếu đó là những bài viết về miền quê của tác giả hoặc nói về những tình cảm của con người quê hương, nên những từ địa phương trong đó thêm sức biểu hiện cho thơ. Một điều đáng chú ý nữa là: từ địa phương thường được Tố Hữu sử dụng trong các bài thơ nói lên những cảnh ngộ, những tâm trạng cụ thể có ý nghĩa điển hình. Như vậy ta thấy trong thơ Tố Hữu, từ địa phương không phải là một thứ đồ trang sức để làm ra vẻ khác lạ, khó hiểu mà là để phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật. Chung quy lại, cũng là để phục vụ cho chủ đề tư tưởng của bài thơ.

    1. Cặp từ “mô- vô” tạo tính nhạc điệu

Thường trong một bài thơ, Tố Hữu sử dụng vài ba từ địa phương để vừa tạo nhạc điệu cho câu thơ, vừa tăng thêm sắc thái tình cảm. Hai mặt này ta bắt gặp rất rõ cặp từ “mô - vô”. Đây là từ mang tính chất địa phương được Tố Hữu sử dụng nhiều nhất, cũng là từ có giá trị dễ thừa nhận nhất.
Ví dụ trong bài “Tiếng hát sông Hương” Tố Hữu làm lời cô gái than khóc:
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô
Trời ôi em biết khi mô
Thân em hết nhục dày vò năm canh.
Với sự bắt vần của (mô-vô-ô), câu thơ diễn tả được nỗi lòng u buồn của cô gái muốn làm lại cuộc đời. Còn gì là tình cảm, là thơ nữa nếu bằng phép liên tưởng trong ngôn ngữ học, ta thấy cặp “mô-vô” bằng cặp “nào-vào”.
Khi nào vào bến rời dòng dâm ô.
Không những nhạc điệu câu thơ bị phá vỡ (sự liên tục của hai nguyên âm o, ô trong các từ mô - vô - ô, mô-vô bị cắt xẻ) mà ý nghĩa cũng bị đổi khác.
Ở một bài khác - “Hoa tím”, Tố Hữu lại viết:
Bữa  mời bạn  chơi Huế
Thay đổi cặp từ “mô-vô” bằng bất cứ một cặp từ nào khác cũng sẽ làm giảm giá trị của bài thơ rất đậm đà tình nghĩa này. Cả bài thơ bốn câu: vừa cô đọng nỗi nhớ thương quê hương da diết, vừa mặn nồng lời mời bạn vào quê chơi, tình cảm thật sâu nặng. Cũng như vậy, trong “Nước non ngàn dặm” khi nói về tình cảm hai miền mong chờ ngày thống nhất, nhà thơ lại dùng đến cặp từ này:
Cách ngăn mười tám năm trường
Khi mới được nối đường ra?

tải về 244 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương