TưỚng tài diệu thư ĐỀ tài phưƠng ngữ và TỪ ngữ ĐỊa phưƠng trong thơ TỐ HỮu chuyên ngành: Ngôn ngữ học



tải về 244 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2022
Kích244 Kb.
#53202
1   2   3   4   5   6   7   8
Tướng Tài Diệu Thư

PHẦN NỘI DUNG

  1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ VÀ PHƯƠNG NGỮ

      1. Khái niệm ngôn ngữ và phương ngữ

    1. Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị và quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong hoạt động giao tiếp như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định, câu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm cụ thể của con người. Ngôn ngữ có tính chất xã hội, cộng đồng. Lời nói có tính chất cá nhân. Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng nhất. Nghiên cứu ngôn ngữ xuất phát từ lời nói, ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời nói. Khái niệm: Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.

    2. Phương ngữ

Có nhiều định nghĩa về phương ngữ.
Nhóm tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn quan niệm: “ Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ; là hệ thống kí hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ ( cho toàn dân tộc ), các phương ngữ ( có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn ) khác nhau trước hết ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng”.
Hoàng Thị Châu định nghĩa ngắn gọn hơn: “ Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”.
Giải thích một cách đơn giản, theo nghĩa từng từ thì “Phương” là địa phương, “Ngữ” là lời nói. Vậy “Phương ngữ” là lời nói của địa phương. Nhưng vẫn còn một cách hiểu khác, theo định nghĩa khái quát: phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở mỗi địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với phương ngữ khác”

    1. Từ ngữ địa phương

Theo Nguyễn Thiện Giáp:“ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ ngữ địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải từ vựng của ngôn ngữ văn học. Khi được sử dụng vào sách báo nghệ thuật, các từ ngữ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật”.
Từ ngữ địa phương có thể bao gồm những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở địa phương nào đó chứ không phổ biến với toàn dân, do đó không có từ song song trong ngôn ngữ văn học toàn dân.
Ví dụ: Các từ: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, chao,…là những từ chỉ có ở miền Nam Việt Nam.
Những từ về ngữ âm giống với các từ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa thì khác như: nón có nghĩa là cái mũ, chén có nghĩa là cái bát, có nghĩa là cái ô,…
Những từ có sự đối lập về ngữ âm ( hoàn toàn hoặc bộ phận) với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân như: mô, rào, chộ, ngái,…ở Trung Bộ ( tương ứng với các từ đâu, sông, thấy, xa,… trong ngôn ngữ toàn dân)
Các từ con gấy, nác, cáo, mự, tru, chúc mào,…ở Nghệ Tĩnh ( tương ứng với các từ con gái, nước, gạo, mợ, trâu, chào mào,… trong ngôn ngữ toàn dân)
Từ ngữ địa phương là nguồn bổ sung cho ngôn ngữ văn học ngày càng giàu có, phong phú. Như trên đã nói, từ vựng địa phương chủ yếu là từ vựng khẩu ngữ. Khi sử dụng từ địa phương vào sách báo nghệ thuật, cần phải hết sức thận trọng và có mức độ. Nghĩa là chỉ nên sử dụng những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng nào đó lúc đầu chỉ được biết trong một khu vực, sau đó được phổ biến rộng rãi, có tính chất toàn dân và những từ ngữ địa phương có sắc thái biểu cảm cao so với các từ đồng nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Nếu người viết làm được điều này, từ ngữ địa phương sẽ phát huy hết tác dụng của chúng trong việc tham gia vào sáng tác văn chương hay sách báo nghệ thuật.


      1. tải về 244 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương