TưỚng tài diệu thư ĐỀ tài phưƠng ngữ và TỪ ngữ ĐỊa phưƠng trong thơ TỐ HỮu chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Những vấn đề về ngữ pháp giữa các phương ngữ



tải về 244 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu16.09.2022
Kích244 Kb.
#53202
1   2   3   4   5   6   7   8
Tướng Tài Diệu Thư

2.2.3. Những vấn đề về ngữ pháp giữa các phương ngữ
Ngữ pháp phương ngữ ba miền Bắc - Trung - Nam tương đối thống nhất với hệ thống ngữ pháp toàn dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số khác biệt về mặt ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân. Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các kênh thông tin đại chúng của quốc gia như Đài Truyền hình Việt Nam và được coi như là ngôn ngữ toàn dân. Bên cạnh những đặc điểm chung thì phương ngữ Bắc cũng có một số đặc điểm điểm hình để phân biệt với các phương ngữ khác như:
- Về hệ thống đại từ chỉ định và nghi vấn: này, thế này, ấy, thế ấy, kia,kìa, đâu, thế nào,...
- Về hệ thống đại từ xưng hô: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ông ấy, bà ấy,...
- Về đại từ hóa danh từ: Những từ có tần số xuất hiện cao như “ấy”, “với lại”, được rút ngắn trong phương ngữ Bắc, nhưng không tạo thành một phương thức ngữ pháp như “ấy” thành “.” (anh ., chị .) “Với” thành mí (đi mí tôi), “chứ lại” thành “chú ly”.
Ngữ pháp phương ngữ miền Trung tương đối thống nhất với hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân. Bên cạnh đó, vẫn có một số nét khác biệt về mặt ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân và các phương ngữ khác. Ngữ pháp của phương ngữ Trung có sự thống nhất nhưng lại không đồng nhất với ngôn ngữ toàn dân:
- Hệ thống đại từ chỉ định, nghi vấn đối ứng với hệ thống từ toàn dân: tức là mỗi từ chỉ trỏ, nghi vấn ở từ toàn dân thì phương ngữ miền Trung có một từ khác tương ứng với nó như: ni, mô, răng, rứa, tê, tề, ri, chi, nớ....
Chẳng hạn như :
Răng mà cứ theo tui hòa rứa
Cái ông ni dị chưa tề
Sáng chiều trưa hai buổi đi về
Đưa với đón làm răng không biết
Ôi đôi mắt sao mà thiết tha
Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui
Lá thơ tình ông gởi làm chi
Thầy mẹ biết rầy la tui chết”.
( Mường Mán, Đồng Khánh ngày xưa)
- Hệ thống đại từ xưng hô khá phong phú và đối ứng với ngôn ngữ toàn dân như: tui, tau, bầy tui, bầy choa, mi, bây, bọn hắn, bọn bây, hắn, nghỉ....
- Không có hiện tượng đại từ hóa danh từ.
Cuối cùng, ngữ pháp phương ngữ miền Nam cũng có những đặc điểm riêng biệt đối với hệ thống ngữ pháp toàn dân và hai phương ngữ trên. Và chỉ có riêng ở vùng miền Nam như:
- Hệ thống đại từ chỉ định, nghi vấn: nầy, rày, nè, vầy, như vầy, đó, vậy, vậy đó, chi, zậy,.....
- Hệ thống đại từ xưng hô: tui, tao, qua ( wa), tụi tui, nó, mầy, tụi mầy, bây, bay, ổng, bả, cổ, chỉ, ảnh....
- Hiện tượng đại từ hóa danh từ tồn tại thành một hệ thống, là phương thức ngữ pháp sử dụng rộng rãi: hôm - ‘hổm’, ngoài - ‘ngoái’, trên - ‘trển’,....

tải về 244 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương