TỔng quan các tài liệu nghiên cứu ngành lúa gạo việt nam



tải về 404.17 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích404.17 Kb.
#5291
1   2   3   4   5   6

Nguyễn Văn Bộ. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Các phân tích và giải pháp được đưa ra trong bài tham luận tại Hội thảo cũng tươpng đối thống nhất với nhiều nghiên cứu khác về vấn đề xác định qui hoạch sản xuất dựa trên hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội. Các giải pháp về đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khuyến nông, phát triển thị trường .v.v.


24. Gạo với đời sống và văn hóa của nhân dân vùng lưu vực sông Mê Kông Đào Trọng Tu. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM
Tác giả cho rằng việc di cư đến vùng ĐBSCL liên quan đến nghề sản xuất lúa. Với các nguồn phù sa màu mỡ của 9 đầu sông (Cửu Long Giang) đã đem lại cho ĐBSCL những ưu đãi đặc biệt về màu mỡ trong sản xuất lúa kiểu”làm chơi ăn thật”. Với cánh đồng thẳng cánh cò bay và dân cư còn thưa đã tạo cho dân Nam Bộ các sắc thái văn hoá lúa nước ĐBSCL vừa thư thái, ung dung , vừa nhàn tản yêu đ[if. Trong nghiên cứu về nông nghiệp, về sản xuất lúa của ĐBSCL rõ ràng phải luôn cần đề cập đến những đặc diểm này.
25. Giống lúa chịu mặn cho vùng đồng bằng châu thổ sông Mêkông

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lạng.

Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM
Tài liệu giới thiêu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của các giống lúa chịu mặn được chọn tạo bởi các công trình nghiên cứu của Viện lúa ĐBSCLđể các nhà kỹ thuật, các chuyên gia kinh tế và nông dân có thể biết được và áp dụng trong nghiên cứu và sản xuất

26. Phát triển giống lúa lai giàu vi chất dinh dưỡng

Trần Thị Cúc Hoa và các TG. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Tài liệu đề cấp đến các vấn đề cần thiết trong phát trểin lúa lai giàu vi chất dinh dưỡng trên cơ sở phân tích các đặc tính sinh học và năng suất nông nghiệp của giống laas này. Đây cũng là các căn cứ cần thiết trong xây dựng qui trình sản xuất lúa lai chất lương cao



27. Kế hoạch sản xuất gạo ở Việt Nam:

Vũ Năng Dũng. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Bản báo cáo đưa ra các luận cứ khoa học trong xây dựng qui hoạch và kế hoạch phát triển lúa chất lượng cao (lúa thơm, lúa dẻo…) của các vùng trong cả nư\ớc Việt Nam.

Tài liệu này rất có giá trị tham khảo trong nghiên cứu giá thành sản xuất lúa ở các địa phương trong cả nước.
28. Sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Mêkông (Việt Nam): xu hướng phát triển và đa dạng hóa

Nguyễn Văn Nhân, Đỗ Mạnh Hùng, & CS. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Báo cáo phân tích thực trạng sản xuất lúa của Vn ở ĐBSCL và dự báo trong tương lai sẽ có các sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sdang trồng cây ăn quả, thực phẩm do nhu cầu xã hội và hiệu quả sản xuất trong kinh tế thị trường


29. Điều hoà quan hệ trong sản xuất lúa gạo - thủy sản vùng ven biển khu vực đồng bằng châu thổ sông Mê Kông - những tác động tới đời sống nông thôn.

C.T. Hoanh, T.P. Tuong & CS. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Trong kinh tế thị trường thì việc chuyển dịch cơ câu sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp là tất yếu. Trong điều kiện cho phép thì nuôi trồng thuỷ luôn cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so trồng lúa do chi phí thường xuyên ít hơn, giá trị sản lương thu được cao hơn. Tuy nhiên, mọi nhu cầu của đời sống xã hội đều có cân bằng cung cầu cho nên điều hòa và xác định một tỉ lệ chuyển dịch hợp lý trong sản xuất lúa - thuỷ sản ở vùng ĐBSCL là cần thiết và cũng là để giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ NSHH.


31. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp đối với lúa gạo vùng ĐB châu thổ sông Hồng

Trần Thúc Sơn, và CS. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Kết quả nghiên cứu về quản lý điều kiện dinh dưỡng của đất ruộng vùng ĐBSH do quá trình canh tác lúa thâm canh theo cách lạm dụng phân bón vô cơ và tăng vụ liên tục là không có lợi cho độ phì của đật. Công thực canh tác của đất lúa vùng ĐBSHH cần được cải tiến để phù hợp với hướng thâm canh sản xuất bền vững và hiệu quả lâu dài


31. Tác động của quản lý dịch hại tổng hợp (lúa) khu vực phía Nam (Việt Nam)

Trương Ngọc Chi. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM
Bài viết phân tích những tác động tích cực và mặt hạn chế của việc quản lý dịch hại tổng hợp ở khu vực phía nam (từ duyên hải miến Trung trở vào). Hiệu quả của quản lý dịch hại tổng hợp là khá rõ và cần được lập trình phố biến một cách bài bản.

32. Quản lý các giống lúa kháng rầy nâu ở đồng bằng sông Mêkông

Lương Minh Châu. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM
Báo cáo trình bày kết quả nghjiên cứu khảo sát một số giống lúa kháng rầy ở ĐBSCL. Hiệu quả kháng rầy cũng có xu hướng suy giảm trong sự chọn lọc và thich ứng tự nhiên. Do vậy trong sản xuất luôn đề cập đến áp dụng IPM một chác hữu hiệu nhất để tăng hiệu quả SX lúa.

33. Quy hoạch quản lý nguồn lực vùng Đồng bằng sông Mêkông - Mô hình "3 giảm - 3 tăng" (Trong SX lúa)

Nguyễn Hữu Huân. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Mô hình 3 giảm (giảm giống, giảm phân bón và thuốc trừ sâu) với 3 tăng (tăng năng suất, tăng chất nượng và hiệu quả) trong sản xuất lúa khá rõ rệt và được nông dân ĐBSCL tiếp thu nhanh và phát huy hiệu quả rõ rệt. Các công cụ cải tiên như máy sạ hạt theo hàng đóng góp tích cực vào kết quả này



34. Sản xuất thâm canh cây lúa - tác động bất lợi đối với quản lý dịch hại tổng hợp vùng đồng bằng sông Mêkông

Nguyễn Văn Huỳnh. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Sản xuất thâm canh trong nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói chung càn co giống mới, tăng cường đầu tư phân bón, tăng vụ sản xuất. Các giống mới thường chưa khả năng thích nghi cao nên là cơ hội sâu bệnh phát sinh nhiều. Trong khi đó, IPM là biện pháp phòng trừ dịch bệnh chủ yếu bằng biện pháp canh tác sinh học sẽ có những mâu thuẫn với qui trình thâm canh.

Biện pháp dung hoà và tính toán mức độ châp nhận gữa 2 thái xu hương này là cần thiết.
35. Liên kết những hộ nông dân miền núi phía Bắc không có đất tới hệ thống khuyến nông để hỗ trợ tuyên truyền tiến bộ kỹ thuật (SX lúa).

Đặng Đình Quang, Nguyễn Văn Lĩnh, Phạm Thị Hạnh Thơ và các TG

Tài liệu là kết quả nghiên cứu kinh nghiệm liên kết tổ chức khuyến nông để tuyên truyền tiến bộ kho học kỹ thuật trong các hộ nông dân không đất ở miền núi phía bắc. đây là một tài liệu tham khảo trong nghiênc cưu kinh tế xã hội ở ông thôn miền núi


36. Sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Mêkông: sự khác nhau về hiệu quả sản xuất lúa gạo giữa các hộ nông dân và các yếu tố nhân quả.

Phạm Văn Biên, Trần Tiến Khai, Philippe Lebailly. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM
Công trình được công bố cho thấy có sự khác nhau rõ rệt trong sản xuất lúa với qui mô (diện tích) khác nhau trchính sách đất đai, dồn điện đổi thửa ở vùng ĐBSCL. Một qui mô diện tích sản xuất lúa của 1 nông hộ từ 7 -10 ha trở lên vừa tăng mức độ chuyên môn hoá vừa có hiệu quả kinh tế cao (giá thành lúa thấp) (các mô hình của vùng Đồng Tháp Mười)
37. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của gieo thành hàng đối với các hộ trồng lúa có lao động nữ: Mô hình nghiên cứu ở làng Thới Lai, tỉnh Cần Thơ.

Trương Thị Ngọc Chi và Thelma Paris. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Kết quả khảo sát mô hình gieo lúa thẳng hàng ở Thới lai (Cần Thơ)cho thấy góp phần thực hiện được mô hình 3 giảm 3 tăng và đặc biệt giảm được lao động nặng nhọc của phụ nữ nông dân trong cả sạ lúa, làm cỏ v.v.Việc gieo sạ hoàn toàn có thể thưcj hiện bằng máy sạ hàng (người kéo hoặc máy lớn kéo bằng máy động lực)


38. Vai trò của hộ nông dân tiên tiến (trồng lúa) đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới ở vùng đồng bằng sông Mêkông

Nguyễn Ngọc Đễ và Kotaro Ohara. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM

Ở vùng ĐBSCL nông dân sản xuất lúa hàng hoá . Do vậy, người nông dân có thói quen áp dụng cơ giớí hoá và khoa học kỹ thuật để tăng năng năng suất và giảm nhẹ lao động chân tay. Hiệu quả kinh tế ( lợi nhuận) thu được là động lực quan trọng để áp dụng kỹ thuật mới. Nông dân vùng có thể trực tiếp tiếp thu và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.


39. Chính sách đổi mới với sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Đặng Kim Sơn. Kỷ yếu Hội thảo lúa gạo Mê Kông. 15-17/10/2004. TPHCM
Tác giá phân tích hệ thống các chính sách về đất đai, nguồn vốn đâu tư, khuyến nông và chính sách thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và xu hương phát triưển sản xuất lúa gạo của Việt nam.

Đây là một tài liệu khoa học có giá trị tham khảo rất tốt trong nghiên cứu ban hành chính sách với ngành sản xuất lúagạo nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói cung



40. Thử nghiệm và triển khai máy gặt đập (lúa) mini ở Việt Nam

Trần Văn Khánh, Phan Hiêu Hiền và các tác giả - Đại học Nông lâm TP HCM

Các tác giả giới thiệu tính năng kỹ thuật và kết quả khảo nghiệm máy gặt đập mini ở Vùng ĐBSCL. Các loại máy gặt đập mini tỏ ra phù hợp với điều kiện Việt nam hơn cả về tính năng kỹ thuật như trong lượng nhẹ, dễ chế tạo và cải tiến, dễ sử dụng và hiệu quả kinh tế như giá cả vừa phải, phần động lực có thể sử dụng đa năng .v.v.

Một vài nhược điểm cần nghiên cứu chính sửa để có thể sản xuất và lưu hành máy gặt đập mini ở ĐBSCL và các vùng khác trong nước
41. Tài liệu

Tăng cường trồng các giống lúa truyền thống để đa dạng hóa các giống lúa gieo trồng, hướng tới nông nghiệp bền vững.

Lưu Ngọc Trinh.

Duy trì việc chọn lọc và lưu giữ các quĩ gen của giống lúa truyền thống đã từng thích nghi vơi điều kiện địa phương là rất hữu ích trong công tác lai tạo, tuyển chọn giống lúa. Vấn đề này là rất quan trọng với một nền sản xuất nông nghiệp bền vững lâu dài.


42. Tác động của bón phân hữu cơ và phân vi sinh lâu dài đối với độ màu mỡ của đất thông qua hệ thống canh tác Lúa - Đậu tương – Lúa

Trần Thị Ngọc Sơn, Vũ Văn Thu, Lưu Hồng Mẫn và các tác giả

Phân bón vi sinh và phân hữu cơ không chỉ cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng mà trong lâu dài nó bổ sung và duy trì một hệ vi sinh vật hữu ích giúp độ màu mỡ cho đất trồng lúa + đậu tương. Trên diện tích canh tác lúa + đậu nhưng không có bón phân hữu cơ và vi sinh thì số lượng và mức độ hoạt động của khu hệ vi sinh vật tổng hợp Nitơ cũng ít hơn va ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất các cây trồng


43. Tác động của thâm canh lúa và gieo thành hàng đối với đời sống nông thôn vùng đồng bằng sông Mêkông

Nguyễn Ngọc Đễ và các tác giả -

Thâm canh sản xuất lúa bao gồm biện pháp tăng cường mật độ và phân bón để làm cơ sở cho tăng năng suất. Tuy nhiên, thay cho việc gieo sạ vãi tự do, biện pháp gieo sạ theo hàng đã tiết kiệm được 15- 20 % lượng giống, mật độ cây được tăng cường bằng đẻ nhánh hữu hiệu tăng. Lượng phân bón sử dụng hữu ích hơn. Lợi ích kinh tế rất rõ đối với sản xuất và đời sông nông dân vùng ĐBSCL. Biện pháp gieo sạ theo hàng cần được phổ biến rộng rãi, đặc biệt trong điều kiện thâm canh lúa.


44. Hoạt động khuyến nông đối với sản xuất lúa gạo ở Việt Nam (1993 - 2003)

Tống Khiêm – Trung tâm khuyến nông quốc gia

Các hoạt động KN đối với cây lúa bao gồm việc chuyển giao hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới có năng suất cao và ổn định.Các mô hình IPM, mô hình canh tác ruộng bậc thang, canh tác kết hợp lúa vịt, lúa cá.Các công nghệ sau thu hoạch tiên tiến đều được chuyến tải đến nông ndân, đặc biệt hộ nông dân nghèo.

Kết quả tăng năng suất và sản lượng lúa, duy trì mức tăng lượng gạo xuất khẩu liên tục trong 15 năm là hiệu quả rõ nhất của hoạt động KN với sản xuất lúa gạo của VN
45. Vai trò của sản xuất lúa gạo đối với an ninh lương thực, cải thiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường miền núi phía Bắc.

Lê quốc doanh, Hà Đình Tuấn -

Cây lúa được trồng ở miền Bắc từ lâu đời và trong cân đối lương thực thì đa phần các địa phương miền Bắc đều có nguồn lương thực tự sản xuất cơ bản đảm bảo tiêu dùng. Tuy nhiên, chất lượng một số loại gạo miền Bắc đáp ưng nhu cầu xuất khẩu gạo sang thị trường cá tính. Do vậy, các địa phương miền Bắc, đặc biệt châu thổ sông Hống có khả năng trồng lúa để tham gia xuất khẩu và vận chuyển gạo từ ĐBSCL ra để bổ sung nhu cầu tiêu dùng. Vấn đề an ninh lương thực cần xác định trong phạm vi cả quốc gia.


46. Sản xuất lúa gạo và vấn đề đói nghèo ở đồng bằng châu thổ sông Hồng

Đào Thế Anh và Lê Đức Thịnh - Bộ môn Hệ thống canh tác - VASI
Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề trồng lúa ở nông dân vùng ĐBSH là truyền thống, nhưng nó không tạo ra một sự thay đổi nổi bật về thu nhập. Do vậy bộ phận nông dân nghèo thì một phần đất đem chuyển nhượng lấy tiền, phần còn lại thường chỉ cấy lúa để duy trì nguồn lương thực. Do vậy, họ luôn bị đói nghèo. Trong khi đó hộ nghèo cũng không có vốn và nhiều điều kiện khác để chuyển dịch cơ cấu sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Đó chiúnh là ván đề nan giải của mối tương quan giữa sản xuất lúa gạo với đói nghèo ở khu vực ĐBSH

47. Lúa gạo - Môi trường và những thách thức.

Nguyễn Bảo Sơn -

Sản xuất lúa gạo ở qui mô tự cấp tự túc lương thực chưa đặt ra các vấn đề gì và do vậy sản xuất lúa gạo để tự nuôi sống đã tồn tại bao đời nay.Tuy nhiên sản xuất lúa gọ được đầu tư thâm canh với mục tiêu hàng hoá thì có khá nhiều những thách thức về suy thoái độ phì, ô nhiếm môi trường rất cần được nghiên cứutìm ra biện pháp khắc phục cho nền nông nghiệp bền vững.



48. Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Sơn – NXB Thống kê – 2000

Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của VN có nhiều lợi thế so sánh . Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cần xác định các chỉ tiêu định tính và định lương, nhóm các giải pháp được đưa ra. Trong lâu dài , Chính phủ cần có chiến lược toàn diện trong đầu tư phát triển sản xuất lúa gạo cho tiêu dùng và xuất khẩu
49. Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới - Hướng xuất khẩu

TS. Nguyễn Trung Văn NXB chính trị quốc gia HN – 2001

Từ năm 1988 đến nay, ngành lúa gạo VN liên tục phát triển. Tuy nhiên xét trong toàn diện, lúa gạo xuất khẩu của Vn còn nhiều hạn chế, thiệt thòi. Trong thiên niên ký mới, sản xuất lứa gạo của Vn vẫn tiếp tục tham gia xuất khẩu nhưng cần có những ván đề cả trong vi mô và vĩ mô cần được đặt ra để xem xét và xac định các biện pháp cần thiết.


50. Marketing gạo - SX, chế biến, bảo quản, tiêu thụ gạo như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Các tác giả

Lúa gạo của VN là một nông sản hàng hoá quan trọng. Do vậy, xem xét trong giac độ ngành hàng nông sản thì rõ ràng cần có quan điểm hệ thống từ sản xuất nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch (chế biến, bảo quản) và tiêu thụ (tieu dùng và xuất khẩu) đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. Đó là bao gồm các biện pháp kỹ thuật, quản lý, thị trường kết hợp của cả từng doanh nghiệp và phạm trù vĩ mô của Nhà nước được bàn đến trong tài liệu này.



51. Kinh doanh gạo trên thế giới

Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Thương mại

Tập sách tổng hợp tình hinh sản xuất và kinh doanh lúa gạo củaâcc quốc gia tren thế giới. đa phần các quốc gia sản xuất lúa gạo đều trước hết để tiêu dùng trong nước (nhu cầu an ninh lương thực) rồi đến xuất khẩu. Nhiều quốc gia không có điều kiện sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng phải nhập khẩu. Tổng sản lượng lúa gạo thế giới khoảng 560 triệu tấn/năm, nhưng lượng gao trao đổi chỉ xấp xỉ 35 – 38 triệu tấn (trên dưới 10%) nhưng khá sôi động. Việt nam làmọt trong các quốc gia có xuất khẩu gạo trong gia đoạn vừa qua và trong thời gia dài nữa gạo vẫn được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do vậy nghiên cứu tình hình kinh doanh gạo của thế giới để VN có chiến lược cụ thể của mình đảm bảo sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thu được hiệu quả nhất


52. Thị trường Mỹ và hàng nông sản xuất khẩu (gạo) của Việt Nam sau 3 năm thực thi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

T/chí Nông nghiệp & nông thôn, Số 2/2004

Bài viết cung cấp các tư liệu về số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu các NSHH của Việt Nam vào thị trường Hoa Ky trong thời gian từ khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực. Xu hướng tăng lên cả số lượng và giá trị là một sự khả quan. Tuy nhiên, hàng nông sản VN cũng sẽ phải đối mặt với các qui chế ngặt nghèoỷtong ngoại thương của Mỹ,nhất là trong khi VN mới chỉ đang trong tiến trình tiến tới là thành viên của WTO.


53. Nông nghiệp Việt Nam trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế (TL lúa gạo)

Hà Văn Chức. T/chí Nông nghiệp & nông thôn, Số 11/2003

Bài viết đưa ra các tư liệu dẫn chứng quá trình VN đang đàm phán để trở thành thành viên của WTO. Trên cơ sở đó, tác giả cũng liên hệ các qui chế của WTO về trao đổi các mặt hàng nông sản mà thực tế sản xuất nông nghiệp của VN đã phù hợp hoặc có cái chưa phù hợp cần co một tinh thần chuẩn bị chuyển đổi để chủ động thích ứng để hoà nhập và khai thác mặt tích cực cho phát triển.



54. Xúc tiến thương mại, hợp lực 4 nhà - động lức để NSXK phát triển

Nguyễn Hữu Điệp. T/chí Nông nghiệp & nông thôn, Số 4/2003

Tác giả đề cập sự liên quan của quá trình thực hiện QĐ 80 – TTg về hợp tac 4 nhà trong hỗ sản xuất nông nghiệp với vấn đề xúc tiến thương mại. Đây cũng là một vấn đề cấp thiết vì tất cả các khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ của một ngành hàng nông sản nào cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của nông sản xuất khẩu. Như vậy, trong chiến lược kết hợp 4 nhà thì luôn cần quán triệt đến vấn đề xúc tiến thương mại.


55. Dự báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010

Kim Quốc Chính. T/chí Nghiên cứu kinh tế Số 284/1-2002

Bài viết của tác giả đề cập đến tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Vn 10 năm (1991 2000) và dự báo thị trường nhập khẩu của thế giới thời kỳ 2001 – 2010. Từ đó cũng phân tích cácc khía cnhj cạnh tranh xuất khẩu gạo của thế giới và khă năng xuất khẩu gạo của VN. Theo tác giả thì từ giai đoạn 2001 đến 23005, Vn xuất khẩu bình quân 4,6 triệu Tấn/năm. Giai đoạn 2006 – 2010 thì lương xuất lkhẩu gạo của Vn còn tăng lên 5,4 triệu Tấn/năm.


56. Khảo sát và đánh giá lúa ưu thế lai nhập nội và lai tạo trong nước

Nguyễn Trí Hoàn. T/chí Nông nghiệp & nông thôn, Số 3/2003

Sau khi đưa ra các số liệu và phân tích, tác giả kết luận: Các tổ hợp lúa lai mới có triển vọng là lúa lai 3 dòng HYT183 thích ứng rộng, năng suất vượt trội so đối chưng (Bo you 903 ở nhiều địa phương.Như vậy giống lúa lai Trung Quốc này trước hết phù hợp vơi vụ mùa sớm của cac tinh miền Bắc.đề nghị Bộ NN & PTNTcho phép công nhạn tạm thời để nhân rộng vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc.



57. Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian trước mắt

Nguyễn Khắc Thanh. T/chí Nghiên cứu kinh tế Số 310/3-2004

Bài viết đề cập kết quả xuất khẩu gạo của VN thời gian qua là rất khả quan. Tuy nhiên còn những hạn chế về chất lượng, gía cả và khả năng tập trung hàng. Tác giả đưa ra các kiến nghị chính về biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng cường xuất khẩu gạo để thư ngoại têàmcauf khích cung sản xuất phát triển, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn.



58. Lúa gạo đối với người nghèo & tự do hoá thương mại ở VN

Oxfam Anh & Oxfam Hồng Kông - 2001 85 trang

Báo cáo kết quả của dự án nghiên cứu tác động tương hỗ của quá trình tự do hoá thương mại (trong mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới) với vấn đề sản xuất lúa gạo của Việt Nam và sinh kế của người nghèo. Từ do hoá thương mại gia tăng xuất khẩu gạo của Việt Nam, từ đó thúc đẩy qui mô sản xuất lúa gạo tăng cả diện tích và năng suất sản lượng. Do vậy cũng tạo cơ hội cho nông dân phát triển sản xuất lúa gạovà tím kiếm được việc làm thuê trong các mùa vụ gieo trồng và thu hoạch lúa ở ĐBSCL và ĐB sông Hông. Những phát hiện khuyến nghị cho rằng tự do hoá thương mại đã ảnh hưởng khác nhau đến các hộ nông dân sản xuất đủ ăn, sản xuất thừa gạo ăn và những hộ không đất phải đi làm thuê và mua gạo ăn quanh năm. Những biến động của thị trường gạo thế giới đã ảnh hưởng trược tiếp đến giá gạo trong nước và điều này cũng ảnh hưởng rất khác nhau đến các loại hộ nông dân. Rõ ràng giá giảm là không có lợi cho người có gạo hàng hoá và có lợi hơn cho người phải mua gạo tiêu dùng, tuy nhiên đó là khi gia gạo tăng giảm hợp lý trong một mức thu nhập ổn định.

Khi giá lương thực giảm thì Chính phủ đã có chính sách kích cầu thông qua trợ cáp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực mua tạm trữ một lượng nhất định (khoảng 1 triệu Tấn). Tuy nhiên,ếố gạo tạm trữ là để xuất khẩu,do vậy giá bán gạo tiêu dùng không ảnh hưởng nhiều và như vậy chỉ một ít hộ có mức kinh tế khá, thu hoạch lượn lúa hàng hoá nhiều mới có lợi. Trong quá trình ra nhập, WTO, Chính phủ đã có những lường trước về tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp và có các biện pháp hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro và cải thiện sinh kế cho hộ nông dân nghèo.
59. Tài liệu tạm thời về giống lúa ... OPAL & VASI

Tài liệu này của dự án OPAL phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN (VASI) thực hiện ở 2 huyền Điện Bàn và Đại Lộc ( Quảng Nam). Kết quả thực hiện dự án nhằm cải thiện về lâu dài khả năng cung cấp giống cây trồng phù hợp với nhu cầu của người sản xuất. Củng cố vai trò của hộ nông dân và tổ chức nông dân trong ngành hàng giống lú. Ngoài ra, dự án cũng đề cấp đến hiệu quả kinh tế của hệ thống chăn nuôi gia súc gia cầm và cac ngành khac đề đa dạng hoá thu nhập, hạn chế rủi ro cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.


60. Kịch bản cung cầu lúa gạo của Việt nam - Phạm Quang Diệu , Hoành, Nguyễn ngọc Quế v.v. 2002 Trung tâm Thông tin - Bộ NN & PTNT, IRRI,

Việc tính toán cân bằng cung cầu lúa gạo rât quan trọng đối với VN nhằm đạt được cả 2 mục tiêu là an ninh lương thực và duy trì xuất khẩu gạo.Mô hình cân bằng cung cầu lúa gạo cấp vùng rất hữu ích với việc qui hoạch và quyết định chính sach.

Qua phân tích cho thấy VN vấn tiếp tục xuất khẩu gạo. Vai trò chủ chốt là ĐBSCL ngày càng rõ nét. Tuy coi trọng lúa gạo là một mặt hàng XK chủ lực, nhưng ngành nông nghiệpcủa Vn vẫn kiến nghị Nhà nước duy trì một diện tích lúa khoảng 4 triệu ha và cho chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng các cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Với 10 phương án (kịch ban) được đưa ra thì với sản lượng lúa từ 30 – 36 triệu tấn/năm , tiêu dùng gạo trong nước dao động 13 -14 triệu tấn. Như vậy mỗi năm Vn vẫn có thể xuất từ 2 – 4 triệu tấn gạo thương phẩm.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://www.fao.org/es/ESC/en/20953/21026/21631/highlight_23001en.html, Rice Market Monitor, January 2004, Volume VII - Issue No. 1



2. http://www.irri.org/science/abstracts/021.asp, IRRI Rice Study, Developments in the Asian rice economy, Proceedings of a Workshop, 25-28 January 2000, Bangkok, Thailand





1 Nguyễn Ngọc Quế & Trần Đình Thao, Tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam, 2003


tải về 404.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương