TỔng quan các tài liệu nghiên cứu ngành lúa gạo việt nam



tải về 404.17 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích404.17 Kb.
#5291
1   2   3   4   5   6

2. Tiêu dùng lúa gạo


Cân đối tiêu dùng lương thực có thể ước tính dựa trên một số giả định về các hệ số tiêu dùng lúa gạo cho các nhu cầu tiêu dùng khác nhau, bao gồm cả tỉ lệ để giống, tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch và cho chăn nuôi gia súc. Ngoài ra còn phải xác định tỉ lệ xay xát (từ thóc sang gạo trắng).

  • Lượng thóc để giống tại các hộ nông dân ước tính vào khoảng 4-5% sản lượng. Con số ước tính này dựa theo kết quả của Dự án nghiên ngành giống 1999 do Chính phủ Thuỵ Điển tài trợ (DANIDA-MARD). Lượng thóc để giống giao động giữa Bắc Bộ (trồng lúa bằng cấy mạ 125kg/ha) và Nam Bộ (gieo vãi bằng hạt trực tiếp 170kg/ha).

  • Tổn thất sau thu hoạch dựa theo ước tính của Viện Công nghệ sau thu hoạch là khoảng 10%. Con số này tương đối cao vì phải tính đến việc các hộ nông dân qui mô nhỏ làm khô thóc bằng phương pháp phơi nắng truyền thống, cũng như xay xát gạo chủ yếu tại các cơ sở xay xát địa phương quy mô nhỏ.

  • Tỉ lệ thóc để lại làm thức ăn chăn nuôi ước khoảng 4% sản lượng. Đây cũng chỉ là một con số ước đoán vì thực tế không có số liệu. Viện Công nghệ sau thu hoạch ước tính tỉ lệ thóc sử dụng làm thức ăn gia súc khoảng 5,4% ở ĐBSCL, tuy nhiên ở các vùng khác có thể thấp hơn.

  • Theo ước tính của Viện Công nghệ sau thu hoạch, tỉ lệ xay xát từ lúa ra gạo là khoảng 66%. Con số này đã tính đến thực tế là việc xay xát thóc gạo chủ yếu dựa vào các cơ sở chế biến xay xát quy mô nhỏ ở các địa phương.

  • Mức tiêu dùng lương thực gạo có thể được tính theo 2 cách. Cách thứ nhất, nhu cầu gạo lương thực có thể được ước tính dựa vào số liệu điều tra mức sống 1997-98 của TCTK: mức tiêu dùng ở nông thôn là 13,24 kg/người/tháng và ở thành thị là 10,04 kg/người/tháng. Tổng mức tiêu dùng được tính bằng cách nhân mức tiêu dùng hàng tháng bình quân trên 1 đầu người với 12 tháng trong năm để được mức tiêu dùng trong một năm của 1 nhân khẩu bình quân, sau đó nhân với mức dân số. Như vậy bình quân chung nhu cầu tiêu dùng lương thực cả năm của một người là 149,37 kg. Con số này có thể là một ước tính thấp vì chưa kể đến lượng gạo tiêu dùng ở ngoài hộ gia đình. Hoặc dựa theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội năm 2001 do Bộ NN&PTNT thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Thông tin An ninh Lương thực do FAO tài trợ, mức tiêu dùng gạo cả năm tại hộ và ngoài hộ là 178kg/người. Cách thứ hai, mức tiêu dùng có thể ước tính như là phần dư của sản lượng thóc sau khi đã trừ đi các khoản để giống, hao hụt, TAGS và xuất khẩu.

Biểu 2 3 Tiêu dùng lúa gạo ở Việt Nam




1975

1980

1990

2000

2001

2002

Sản lượng lúa, triệu tấn

10.3

11.6

19.2

32.5

32.1

34.1

Thóc giống, triệu tấn

0.721

0.846

0.915

1.187

1.156

1.155

Thóc hao hụt & TAGS, tr. tấn

1.493

1.689

2.788

4.717

4.656

4.939

Xuất khẩu gạo, triệu tấn

-0.300

-0.200

1.624

3.477

3.721

3.241

Dân số. triệu người

48.0

53.6

66.0

77.6

78.7

79.7

Thóc lương thực & TAGS, tr. tấn

9.0

9.9

14.0

22.9

22.2

24.7

% tiêu dùng so với sản lượng

94.3

92.6

77.4

74.0

72.7

75.8

Mức tiêu dùng gạo, kg/ng.

119

118

133

185

177

194

SL gạo trên 1 người, kg/ng.

144

146

195

281

273

286

Tiềm năng XK gạo ở mức tiêu dùng 147kg/ng, triệu tấn

-1.6

-1.7

0.8

6.5

6.2

7.1

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu TCTK;

Ghi chú: Mức tiêu dùng gạo 147kg/người căn cứ theo mức năng lượng cần đảm bảo duy trì là 2350 calo/người/ngày; TAGS - Thức ăn gia súc

H


ình 2 1 Tiêu dùng lúa gạo Việt Nam, 1975-2002

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu TCTK

Các giả định về tỉ lệ hao hụt, tỉ lệ xay xát và đặc biệt là mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người là những yếu tố rất quan trọng quyết định mức cân bằng lương thực thừa hay thiếu đối với từng vùng.

Hiện chưa có bằng chứng đầy đủ để chứng tỏ tỉ lệ hao hụt và tỉ lệ xay xát gạo đã được cải thiện nhiều trong mấy năm qua (Mặc dù việc đầu tư phát triển các nhà máy xay xát hiện đại qui mô lớn vẫn đang tiếp diễn, song đại đa số các cơ sở chế biến xay xát gạo vẫn chỉ là quy mô vừa và nhỏ). Cho nên mọi sự thay đổi trong cân đối lương thực chủ yếu được giả định là do có sự thay đổi về mức tiêu dùng bình quân trên khẩu.

Nếu lấy mức tiêu dùng theo ước tính của FAO (năm 2001) áp dụng cho các năm khác thì sẽ không phù hợp vì như vậy sẽ có nhiều năm thiếu hụt gạo mặc dù trên thực tế vẫn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Nếu sử dụng mức tiêu dùng 149,37 kg/người của ĐTMS để cân đối gạo cho các năm thì mức dư thừa lại cao hơn mức xuất khẩu rất nhiều. Như vậy chứng tỏ là mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người có thể tăng theo thời gian. Bảng trên cho thấy mức tiêu dùng gạo trong nước bình quân cho 1 người được xác định bằng lượng sản xuất dư thừa sau khi đã trừ đi xuất khẩu (chưa tính đến phần lưu trữ). Kết quả tính toán cho thấy mức tiêu dùng tiềm năng tính trên đầu người tăng từ 133kg/người/năm trong năm 1990 lên tới 185kg/người/năm trong năm 2000. Sản lượng lúa cả nước tăng liên tục trong thập kỷ 90, và có giảm chút ít trong giai đoạn 2000-2001 nhưng sang năm 2002 lại tiếp tục tăng. Tổng mức tiêu dùng của cả nước và mức tiêu dùng bình quân người cũng có xu hướng biến động giống như của tăng trưởng sản xuất gạo (194kg/người năm 2002).

Những tính toán cân đối ở trên cho thấy chính sách tháo gỡ hạn ngạch và tăng xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua không hề tác động tiêu cực đến tiêu dùng trong nước hay đến an ninh lương thực, ngược lại cùng với sự gia tăng sản xuất gạo phục vụ xuất khẩu thì mức tiêu dùng gạo trong nước cũng có xu thế tăng.



tải về 404.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương