TỔng quan các tài liệu nghiên cứu ngành lúa gạo việt nam



tải về 404.17 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích404.17 Kb.
#5291
1   2   3   4   5   6

4. Giá cả


Giá cả không ổn định hiện vẫn là mối lo ngại lớn nhất đối với các tác nhân tham gia kênh thị trường lúa gạo. Trong những năm gần đây, mức giá tương đối của lúa gạo nội địa có xu thế giảm. Giá thóc (tính theo mặt bằng giá 1994) bình quân giai đoạn 1996-1999 giảm từ 1600 đ/kg xuống còn 1300 đ/kg trong giai đoạn 2000-2002. Nói một cách khác, giá "thực" (Real Price) của lúa gạo (tức giá cánh kéo, hay giá tương đối của lúa gạo so với các sản phẩm khác) trong thời kỳ này đã giảm đáng kể giúp người tiêu dùng được lợi, nhưng người sản xuất thì bị thiệt thòi.

Hình 2 4 Diễn biến giá thóc 1990-2002 (giá đã giảm phát theo CPI 1994=1), đồng/kg



Nguồn: TCTK và tính toán của tác giả

Ghi chú: ĐBSH - Đồng bằng sông Hồng; ĐBSCL - Đồng bằng sông Cửu Long.

Chênh lệch giá giữa các vùng

Sự khác biệt về giá cả giữa các vùng có thể được mô tả một cách rõ nét thông qua hệ thống chỉ số giá vùng tính theo mức giá trung bình cả nước bằng 100 đơn vị. Biểu dưới đây cho thấy những năm gần đây khi mức giá chung có xu thế giảm, thì khoảng cách chênh lệch giữa vùng có chỉ số giá cao nhất với vùng thấp nhất lại có chiều hướng gia tăng: từ mức chênh lệch 17,5 đơn vị trong giai đoạn 1996-1999 đã tăng lên 26,8 đơn vị trong thời kỳ 2000-02. Ngoài ra, khoảng chênh lệch giá giữa hai vùng sản xuất lúa gạo tập trung đó là ĐBSH và ĐBSCL đã tăng gần gấp đôi, từ 10,3 đơn vị lên 20,2 đơn vị. Xu thế này chúng tỏ sự cách biệt gia tăng giữa các thị trường trong nước, đặc biệt là giữa miền Nam và miền Bắc. Gạo xuất khẩu chủ yếu là từ các tỉnh phía Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy chính sách tăng cường xuất khẩu chỉ thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ĐBSCL khi mà giá cả thị trường quốc tế thuận lợi. Nếu giá thế giới giảm như giai đoạn 2000-2001 thì nông dân ĐBSCL sẽ ở tình thế "càng được mùa thì càng thất thu". Chi phí lưu thông Bắc Nam cao sẽ là trở ngại cho sự điều hoà giá cả thị trường giữa 2 miền. Có lẽ biện pháp ổn định thị trường nên hướng vào điều tiết và khống chế mức cung khi giá thế giới giảm.



.

Biểu 2 5 Chênh lệch giá thóc theo vùng ở Việt Nam

 

1990

1995

2000

2002

90-94

95-99

00-02

Giá bán thóc (đã giảm phát theo chỉ số giá tiêu dùng CPI 1994 = 1), Đồng/Kg 

ĐBSH

1285

1687

1391

1457

1431

1604

1397

ĐB

1353

1771

1352

1414

1521

1718

1372

TB

1353

1771

1432

1508

1521

1711

1483

BTB

1356

1762

1242

1320

1535

1597

1254

DHNTB

1368

1777

1275

1320

1571

1541

1273

TN

1380

1895

1237

1258

1623

1563

1244

ĐNB

1403

1983

1225

1242

1745

1615

1230

ĐBSCL

1263

1674

1113

1218

1385

1439

1135

T/b cả nước

1345

1790

1283

1342

1541

1598

1299

Chỉ số giá thóc (mức t/b cả nước = 100)

ĐBSH

95.5

94.2

108.4

108.5

92.8

100.3

107.6

ĐB

100.6

98.9

105.3

105.4

98.7

107.5

105.7

TB

100.6

98.9

111.6

112.4

98.7

107.0

114.2

BTB

100.8

98.4

96.8

98.4

99.6

99.9

96.5

DHNTB

101.7

99.3

99.4

98.3

101.9

96.4

98.0

TN

102.6

105.9

96.4

93.7

105.3

97.8

95.8

ĐNB

104.3

110.8

95.4

92.5

113.2

101.0

94.7

ĐBSCL

93.9

93.5

86.7

90.7

89.9

90.0

87.4

T/b cả nước

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

Chênh lệch chỉ số giá giữa:

Max & Min

10.4

17.3

24.9

21.7

23.4

17.5

26.8

ĐBSH & ĐBSCL

1.6

0.7

21.7

17.8

2.9

10.3

20.2

Nguồn: TCTK và UBVGCP

Ghi chú: ĐBSH - Đồng bằng sông Hồng; ĐB - Đông Bắc; TB - Tây Bắc; BTB - Bắc Trung Bộ; DHNTB - Duyên Hải Nam Trung Bộ; TN - Tây Nguyên; ĐNB - Đông Nam Bộ; ĐBSCL - Đồng bằng sông Cửu Long.


tải về 404.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương