TỔng quan các tài liệu nghiên cứu ngành lúa gạo việt nam



tải về 404.17 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích404.17 Kb.
#5291
1   2   3   4   5   6

Báo cáo này thể hiện những kết quả tóm lược về đánh giá tổng hợp của những tác động tự do hóa thương mại trong ngành lúa gạo của Việt Nam,xem xét những tác động tốt và không tốt đến sự tăng trưởng trong sản xuất và thương mại lúa.

(i) Tác động môi trường

Tăng trưởng trong sản xuất lúa và xuất khẩu có đóng góp lớn về kinh tế nhưng lại có các tác động xấu đến môi trường, tác động tốt đến rừng
(ii) Các tác động về kinh tế

Tự do hóa thương mại cùng với chính sách gia nhập quốc tế đã có tác động tốt đến kinh tế quốc gia nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, tạo ra cạnh tranh về sản xuất trong nước. Tự do hóa thương mại khi vào AFTA mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Thuế giảm từ 20 xuống 5% sẽ dẫn đđến tăng giá xuất khẩu lúa khoảng 4%.
(iii) Các tác động về xã hội

Giảm được nghèo đđói cùng với thúc đẩy đđược tăng trưởng kinh tế từ 7 - 8%. Tổng thu nhập thực của hộ tăng từ 27,6% năm 1993 và 1998, trong khi thu nhập từ nông nghiệp tăng 60,6%.

Nếu loại bỏ giới hạn thương mại lúa nội bộ, sẽ tăng thu nhập hộ thành thị và hộ giàu. Loại bỏ hạn ngạch xuất khẩu lúa đđã có ảnh hưởng lớn đđến thu nhập nông hộ và nghèo đói.

3. Nicholas Minot, Viện Nghiên cứu Lương thực Quốc tế (IFPRI), “Khả năng cạnh tranh của ngành chế biến lương thực Việt Nam: nghiên cứu về gạo, cà phê, hải sản và rau quả”

(i) Kết luận

- Tăng trưởng sản xuất gạo Việt Nam chủ yếu nhờ tăng năng suất và hệ số quay vòng đất do diện tích đã không tăng từ giữa thập kỷ 80.

- Tuy nhiên, tăng năng suất đang có xu thế hạn chế, vì vậy tăng sản xuất chỉ có thể giựa vào tăng năng suất. Kết luận này đã giúp nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau.

(ii) Kiến nghị

- Cần tăng đầu tư cho nghiên cứu ngành gạo, có thể thông qua hình thức tăng lương, đầu tư thêm chi phí vận hành và mua thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu.

- Cần cải thiện trang thiết bị tại Cảng Sài Gòn, giảm thời gian bốc xếp và vận chuyển để tăng thêm giá FOB. Phát triển cảng Cần Thơ để giảm chi phí vận chuyển gạo tới cảng, tăng mức giá trả cho người nông dân.

- Chính phủ cần tránh những chính sách khiến cho người xuất khẩu VN bãi bỏ hợp đồng xuất khẩu gạo hiện nay. Cái giá phải trả không thể nhìn thấy trước mắt nhưng sẽ đe doạ danh tiến người xuất khẩu gạo của Việt Nam.

- Chính phủ cần triển khai hệ thống báo cáo thường xuyên về các hợp đồng xuất khẩu gạo đề các nhà hoạch định chính sách có thể kiểm soát lượng gạo xuất khẩu, nhằm đạo bảo an ninh lương thực và tránh tình trạng bãi bỏ hợp đồng.

- Cần cho phép các nhà xay xát gạo tư nhân tham gia xuất khẩu gạo, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân mà không làm giảm giá xuất khẩu. Hơn nữa, các đối tác tư nhân có khả năng tìm kiếm và khai thác các thị trường đặc biệt cho gạo đặc sản.



4. Lê Khương Ninh, Niels Hermes và Ger Lanjouw, “Đầu tư, Bất ổn và Những điều không thể tránh khỏi: Nghiên cứu thực tiễn về các cơ sở xay xát gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam” , (Investment, Uncertainty and Irreversibility: An Empirical Study of Rice Mills in the Mekong River Delta, Vietnam), 2002.

Báo cáo đã nghiên cứu tính không thể đảo ngược của đầu tư và tác động của nó đến bản chất mối quan hệ giữa đầu tư và tính bất ổn. Trên thực tế, có rất nhiều lý thuyết về mối quan hệ giữa quyết định đầu tư chắc chắn và tính bất ổn, kết luận răng, tính bất ổn có thể làm tăng hoặc giảm đầu tư phụ thuộc vào phương thức đầu tư và các điều kiện liên quan đế khả năng chấp nhận rủi ro của người đầu tư, mức độ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm đầu ra và đặc tính của công nghệ được sử dụng trong sản xuất.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thực tiễn đều chỉ ra rằng bất ổn làm giảm đầu tư. Nghiên cứu này dựa trên điều tra các cơ sở xay xát gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Và kết luận rằng tính bất ổn đã làm giảm đầu tư của các cơ sở xay xát.

Nghiên cứu này đã có hai đóng góp lớn. Thứ nhất, nghiên cứu được tiến hành đối với nền kinh tế đang chuyển đổi nơi có rất ít nghiên cứu. Nghiên cứu này cho thấy các cơ sở xay xát gạo Việt Nam ở trong tình trạng bất ổn hơn là các đối tác ở đất nước đang phát triên rnhư Italy. Thứ hai, nghiên cứu này sử dụng thông tin điều tra, cho phép tính toán được mức độ bất ổn.

Nghiên cứu này có thể mở ra hướng nghiên cứu mới về sự biến động của đầu tư và khả năng dự đoán của các nhà quản lý xay xát.

5.Chantal Pohl Nielsen, København, “Việt Nam trong thị trường gạo quốc tế - Tổng kết và đánh giá chính sách gạo trong nước và quốc tế” (Vietnam in the International Rice Market - A Review and Evaluation of Domestic and Foreign), 2002

Nghiên cứu đã tổng kết về tình hình sản xuất, cơ cấu và xu hướng thương mại thị trường gạo quốc tế. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tổng hợp các chính sách gạo của Việt nam cũng như các chính sách chính của các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh. Phần chính của báo cáo tập trung đánh giá các chính sách gạo hiện nay, đặc biệt sự thay đổi chính sách trong bối cảnh đàm phán thương mại quốc têd đa phương.

Nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam cần tiếp tục cải cách cơ chế chính sách gạo và những cải cách này cần được đặt trong bối cảnh thay đổi kinh tế toàn cầu. Việt Nam không chỉ cần tăng cường tiếp cận thị trường mà cần thận trọng đối với các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước của các quốc gia khác.Việc sử dụng các biện pháp này sẽ gây ra bất ổn thị trường gạo quốc tế.

Nghiên cứu chỉ ra rằng bản chất của các doanh nghiệp kinh doanh nhà nước đang thay đổi nhờ quá trình cải cách và cơ cấu lại. Tuy nhiên, điều này không cho thấy rõ có giúp tăng cường khả năng tiếp cận với các thị trường gạo quốc gia hay không. Mặt khác, thị trường gạo của EU cũng sẽ không hoàn toàn mở cửa đến tận năm 2009, vì vậy việc xâm nhập vào thị trường này cũng sẽ hoàn toàn không dễ dàng. Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar rất quan tâm đến việc ký hợp đồng gạo với Thái Lan và Việt Nam, điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai. Cuối cùng, việc sử dụng giống gạo biến đổi gien sẽ có tác động đến cơ cấu thương mại và giá.

6. Agrifood Consulting International-ACI, Nghiên cứu Chuỗi giá trị gạo Việt Nam (Rice Value Chain Study:Viet Nam), 2002

Đây là nghiên cứu đầu tiên toàn diện về chuỗi giá trị gạo của Việt Nam do nhóm nghiên cứu của ACI triển khai, đưa ra nhiều kết luận đáng quan tâm.

- Việt Nam thiếu môi trường cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách. Cần phải cải thiện môi trường này để tăng cường an ninh lương thực, giảm nghèo nông thôn và tăng thu nhập từ xuất khẩu. Có hai phương thức tạo giá trị thăng dư cho ngành lúa gạo: (i) tăng cường năng suất, đặc biệt là các khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa (thông qua khâu chọn và sản xuất giống, tiếp cận đầu vào và dịch vụ khuyến nông); và (ii) tăng cường sản xuất và xuất khẩu gạo đặc sản,chất lượng cao. Việc cải thiện môi trường nói trên sẽ giúp tạo điều kiện thực hiện hai phương thức này.

- Vai trò của khu vực nhà nước trong đầu tư trực tiếp tăng năng suất chỉ nên giới hạn ở việc cung cấp thuỷ lợi, tăng cường cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách. Nhà nước chỉ nên khuyến khích chứ không nên trợ cấp đầu vào.

- Khu vực tư nhân nên phát triển các thị trường đặc sản, giá trị cao

- Ngoài ra, đầu tư vào ngành lúa gạo nên đi đôi với với chính sách đa dạng hoá cây trồng để giải quyết vấn đề nghèo đói nông thôn.

7. Jonathan Haughton và cộng sự, “Tác động của Chính sách gạo đến khả năng tự cung tự cấp lương thực và phân bố thu nhập ở Việt Nam”, (The Effects of Rice Policy on Food Self-Sufficiency and on Income Distribution in Vietnam), 12/2004

Nghiên cứu cho thấy xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, tiêu thụ đầu người trong nước đã đạt gần mức đỉnh cao và nếu thu nhập tiếp tục tăng nhanh, tiêu thụ gạo sẽ bắt đầu giảm, mặt dù tăng dân số vẫn sẽ làm tăng tổng cầu gạo lên chút ít.

Cung gạo vẫn có thể còn tăng nhiều hơn dự đoán nhưng tốc độ tăng sẽ bị hạn chế do lương tăng (khiến người làm việc trong ngành sản xuất gạo chuyển sang các ngành khác).

Trong tương lai, Việt Nam có thể sẽ cân nhắc trợ cấp cho nông dân. Nghiên cứu cho thấy, tác động của chính sách này đối với đối nghèo không rõ ràng và phụ thuộc vào định nghĩa về đói nghèo (tính bằng chi tiêu hay thu nhập đầu người). Trong trường hợp tính bằng chi tiêu thị trợ cấp xuất khẩu gạo sẽ có hại cho nhóm người rất nghèo. Trong trường hợp tính bằng thu nhập, nhóm nghèo sẽ được trợ giúp.

8. Trương Văn Tuyến, Trường Đại học Nông lâm Huế, “Đổi mới chính sách và thay đổi sản xuất và thương mại gạo Việt nam thập kỷ 80-90”

- Cải cách thị trường: đạt được tiến bộ trong việc mở cửa nền kinh tế nông thôn cho thương mại tư nhân, tạo điều kiện buôn bán đầu vào nông sản và tạo cơ hội cho nông dân tự bán sản phẩm gạo.

- Bên cạnh tăng cường cơ sở hạ tần nông thôn, cần điều chỉnh lại tình trạng độc quyền nhóm giữa các đối tác buôn bán.

- Chính sách giá đối với gạo: Trong nhiều năm, Việt Nam thực hiện chính sách giá xuất khẩu gạo thế giới trong khi đầu tư và chi phí sản xuất và marketing thấp hơn và chuẩn bị một cơ chế ổn định giá cả trong nước.

Cần thực hiện đầu tư đa dạng hoá cây trồng và tạo điều kiện để nền kinh tế nông thôn hoạt động linh hoạt nhằm đối phó với những điều kiện thị trường thay đổi.

9. Nicholas Minot & Francesco Goletti, Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), “Tự do hoá thị trường gạo và đói nghèo ở Việt Nam”, (Rice market Liberalization and Poverty in Viet Nam), 2000



(i) Kết luận

- Không giống như dự đoán của một số nhà phân tích rằng xuất khẩu gạo Việt nam sẽ không bền vững, nhưng thực tế xuất khẩu gạo Việt Nam tăng liên tục. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gạo và tiêu thụ gạo đầu người tăng liên tục từ giữa thập kỷ 80

- Tác động đền đói nghèo:

+ 95% số làng đã cải thiện được mức sống trong 5 năm qua, 94% số họ xác định chính sách nông nghiệp là động lực chính

+ Số lượng TV và xe máy tăng mạnh trong những năm qua ở khu vực nông thôn mặc dù tỉ lệ nghèo vẫn cao và lợi ích của tự do hoá không được phân phối đồng đều cho các khu vực và giữa thành thị - nông thôn.

(ii) Gợi ý chính sách

- Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng không gian đa thị trường để đánh giá tác động của các chính sách thương mại gạo, đặc biện là chính sách tự do hoá thương mại.

- Kết quả cho thấy tự do hoá xuất khẩu sẽ giúp tăng giá và gây hại cho người nghèo thành thị và các hộ gia đình thiếu gạo. Song bên cạnh đó, nông dân ở các khu vực trồng lúa sẽ nhận được lợi ích lớn hơn nhiều, nhờ đó làm giảm tổng tỉ lệ nghèo đói và tăng thu nhập hộ và quốc dân.

- Việc chuyển hạn ngạch xuất khẩu thành thuế xuất khẩu sẽ giúp tránh được việc phân bổ hạn ngạch, tăng tính công khai và tạo thu nhập cho chính phủ để đầu tư vào các chương trình XĐGN

- Lợi ích từ việc tự do hoá xuất khẩu gạo phụ thuộc nhiều vào độ co dãn cầu của xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì vậy, Chính phủ cần xác định chính xác hơn độ co giãn cầu gạo và rằng Việt Nam cần phải lobby cho tự do hoá thương mại các thị trường gạo trên thế giới, đặc biệt là các nước nhập khẩu.

- Tác động tổng hợp đến thu nhập và nghèo đói của việc xoá bỏ hạn chế thương mại trong nước cũng tương tực như đối với thương mại ngoài nước.

- Rõ ràng là tốc độ tăng trưởng trong tương lai của ngành lúa gạo phụ thuộc vào xuất khẩu. Và mở rộng xuất khẩu phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống marketing hiệu quả có khả năng đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Việc phát triển hệ thống này phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của khu vực tư nhân. Khu vực tư nhân phát triển nhờ cải cách nhưng vẫn bị hạn chế bởi tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước và có ít cơ hội tiếp cận với vốn và thông tin.

- Thị trường trong nước không gắn kết chặt chẽ do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển, chính sách hạn chế giao dịch liên khu vực, thiếu sự công khai và niềm tin vào các chính sách được ban hành.

10. Chu Thái Hoành, Đặng Kim Sơn & cộng sự trường Đại học Wagenningen, Các kịch bản cung cầu gạo của Việt Nam

Nghiên cứu này mô tả việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình hoá trong phân tích cân bằng cung cầu lúa gạo cho các vùng của Việt Nam. Một nội dung quan trọng của nghiên cứu này là tăng cường cơ sở sinh học cho việc ước tính sản lượng lúa gạo, có tính đến sự khác biệt giữa các vùng về lợi thế so sánh và về năng suất tiềm năng. Vì thế, việc cung cấp lúa gạo ở Việt Nam có thể được phân tích trên 7 vùng sinh thái (Hình 1) với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tài nguyên nước khác nhau (Phong, 1995). Phân vùng địa lý cũng được dùng trong ước tính nhu cầu vì mỗi vùng sinh thái bao gồm một số tỉnh, là đơn vị hành chính cơ bản có các thông tin để ước tính nhu cầu. Sau đó các vùng thừa hoặc thiếu lúa gạo được xác định khi tổng hợp cung cầu lên cấp vùng và tính toán cân bằng.

Phân tích cung cầu lúa gạo này cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo. Vai trò chủ chốt của đồng bằng sông Cửu Long sẽ càng tăng thâm. Mặc dù gạo là mặt hàng quan trọng nhất ở Việt Nam nhưng thu nhập từ sản xuất gạo vẫn thấp hơn các mặt hàng khác. Do đó, dù vẫn tập trung tăng cường xuất khẩu gạo nhưng Việt Nam cũng đang xem xét chuyển một phần diện tích trồng lúa sang các cây trồng khác. Nghiên cứu của chúng tôi về các kịch bản cung cầu khác nhau cho thấy sản xuất lúa gạo đạt ở mức khoảng 30-36 triệu tấn, tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ. Giao động giá gạo sẽ tạo nên mức giao động sản lượng lúa khoảng 2 triệu tấn. Tăng cường hiệu quả quản lý nước/cây trồng sẽ giúp tăng sản lượng lúa gạo đề đáp ứng nhu cầu đang tăng. Thêm vào đó, giảm tổn thất sau thu hoạch cũng giúp bù đắp phần giảm bớt do chuyển từ đất lúa sang các mục đích khác. Nhu cầu gạo cho hộ gia đình trong năm 2010 với tỉ lệ đô thị hoá 33% sẽ vào khoảng 13,8 triệu tấn. Giao động giá gạo sẽ làm tăng hoặc giảm tiêu dùng gạo khoảng 1 triệu tấn.

Bằng cách duy trì diện tích đất lúa ở mức 4 triệu ha, Việt Nam vẫn có thể duy trì được mức xuất khẩu khoảng 2-4 triệu tấn khi giá gạo giao động ở mức 20% so với hiện nay, với điều kiện Chính phủ thực hiện đồng thời hai biện pháp là tăng cường hiệu quả quản lý nước/cây trồng và giảm tổn thất sau thu hoạch. Bên canh xuất khẩu gạo, cần trú trọng đến việc phân phối gạo trong nước để đảm bảo an ninh lương thực ở những vùng núi, vùng sâu và vùng xa.

11. Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) & Trường Đại học Cần Thơ, Kỷ yếu hội thảo tổng kết dự án nghiên cứu liên ngành về tính bền vững“ , 12/2000

- Sự kết hợp nuôi tôm vào mùa khô trong ruộng lúa đã tăng thu nhập cho nhiều nông dân trong vùng qua nhiều vụ liên tiếp. Trở ngại chủ yếu là khai thác tôm tự nhiên (tôm đất, tôm bạc, …) theo cách truyền thống là không bền vững vì đất canh tác bị mất đi do bồi lắng phù sa từ việc thay nước (lấy nước ra vào ruộng) nhiều lần để khai thác tôm. Biện pháp mới phát triển gần đây, thả nuôi tôm (sú) giống mua từ các trại ương giống kết hợp với việc ít thay nước, tỏ ra có triển vọng nhưng bị hạn chế do thiếu nguồn tôm giống khoẻ mạnh và sự bùng phát của dịch bệnh tôm. Tình trạng thiếu đầu tư về công nghệ tiên tiến để kiểm tra sức khoẻ (chất lượng) tôm giống và về kỹ thuật sản xuất tôm giống như hiện nay là những hạn chế mang tính quyết định đến tính bền vững của tất cả mô hình sản xuất tôm, bao gồm hệ thống canh tác lúa-tôm ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Nghiên cứu này cho thấy, ngay với tỉ lệ sống của tôm sú thấp như hiện nay, nhiều nông dân canh tác lúa-tôm đã và đang ứng phó với rủi ro tài chính tốt bằng cách đa dạng hoá nguồn thu nhập cho gia đình. Điều đó có nghĩa là những nông hộ này có các nguồn thu nhập khác thay thế khi xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt. Hơn nữa, hệ thống canh tác này cho phép sản xuất lúa và những nông sản chủ lực khác cho tiêu dùng trong gia đình, nhờ thế giảm bớt rủi ro từ nuôi tôm. Những kết quả nghiên cứu trong dự án này chỉ ra rằng năng suất lúa không bị ảnh hưởng bất lợi bởi việc sử dụng ruộng lúa cho nuôi tôm. Những cơn mưa lớn đầu mùa giúp rửa mặn trong ruộng lúa-tôm một cách hiệu quả. Chưa có bằng chứng về sự tích tụ muối hoặc mặn hoá đất đai từ việc nuôi tôm ảnh hưởng bất lợi đến năng suất lúa ở vụ tiếp theo. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã đưa đến các khuyến cáo về những giống lúa và thời điểm gieo cấy lúa thích hợp nhất trong hệ thống lúa-tôm.

12. TS. Đỗ Kim Chung, TS. Kim Thị Dung, “Đánh giá kinh tế - xã hội của quản lý dịch hại trong sản xuất lúa ở Việt Nam (Pest Management in Rice Pro duction in Vietnam A Socio–Economic Assessment)”, NXBNN Hà Nội 2002.


Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cac ứng xử ra quyết định của người nông dân và các kiến thức bản địa của họ về quản lý dịch hại trong sản xuất nông lúa. Đồng thời đánh giá những lợi kinh tế xã hội mà chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã mang lại đối với ngành sản xuất lúa ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích các số liệu và thông tin thu được từ việc điều tra phỏng vấn 252 hộ nông dan đã thm dự và chưa tham dự tập huấn về IPM ở các vung sinh thái nông nghiệp khac nhau tại ĐBSH và ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ nông dân đã áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau thuỳ thuộc vào sự hiểu biết của họ và các điều kiện kinh tế - xã hội, sinh thái nông nghiệp của từng vùng. Nhìn chung , các hộ nông dân có nhận thức và ứng xử khác nhau đối với dịch hại trên đồng ruộng. Việc lựa chọn giống lua, lựa chọn sử dụng cac biện pháp bảo vệ thực vật được thực hiện trên hiểu biết của nông dân về dịch hại vàquản lý dịch hại. các hộ nông dân được huấn luyện IPM về gio cấy và chăm sóc lúa theo cách bền vững hơn so với cac hộ nông dân canh tac tho kỹ thuật cũ. Điều này dãn đến sự khác biệt đáng kể về cac chi phí đầu vào và năng suất, thu nhập của sản xuất lúa. Thông qua áp dụng IPM, người nông dân đã thay đổi nhận thức của họ về dịch hại và biết ra quyết định hợp lý nhất trên ruộng lúa của mình. Chương trình IPM đã mang lại lợi ích về mặt kinh tế và xã hội cho cả người đã đưcộhc IPM và người chưa được học về IPM.

Lợi ích của của chương trình IPM là việc giảm chi phí thuốc BVTV cũn như các chi phí đầu vào khác, cải thiện môi trường và hệ sinh thí đồng ruộng, tăng năng suất, tăng thu nhập từ sản xuất lúa , hạn chế rủi ro.

Cuối cùng nghiên cứu này đề xuất một số định hướng chinh sách nhằm đảy mạnh chương trình IPM, áp dụng kiến thức bản địa về quản lý dịch hại và tăng cường vai trò của phụ nữ trong quá trình triển khai áp dụng IPM.
13. Trần Tiến Khai, “ Phương pháp phân tích thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL (Việt Nam) (Methodology for analysis of rice production costs Evolution: Application to Mekong Region (Vietnam)”, Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, 2003

Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất ở Việt Nam, nó không chỉ đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ mạnh nhờ có xuất khâủ, kể từ công cuộc đổi mới trong thập kỷ 80 đến nay. Gạo của Việt Nam được coi là SP có tính cạnh tranh cao trên thị trường hiện nay.

Mục tiêu chung của Tài liệu là tìm ra một phương pháp có tính tương đối để đánh giá những thây đổi động đến tính cạnh tranh của gạo Việt Nam thông qua sự thây đổi về chi phí sản xuất. Tài liệu được tiến hành ở quy mô nông hộ, trang trại và tập trung vào nguyên nhân chủ lực thích ứng của những hộ sản xuất gạo nhằm đảm bảo tính cạnh trânh. Để đáp ứng mục tiêu đặt ra, sự thay đổi của chi phí sản xuất trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các điều kiện kinh tế và kỹ thuật canh tác được phân tích dưới góc độ đọng và phương pháp tiếp cận hệ thống. Nguồn số liệu chính được thu thập thông qua điều tra bán thường xuyên khoảng 150 hộ nông dân trong các hệ sinh thái khác nhau tại đồng bằng sông Mêkông vào giai đoạn 1994- 1999.

Tài liệu chỉ ra rằng chi phí sản xuất/đơn vị sản xuất lúa là không thay đổi nhưng cơ cấu chi phí thì thay đổi. Tính cạnh tranh được bảo toàn nhờ vào sự thâm canh trong sản xuất lúa khi sử dụng các đầu vào và các biện pháp kỹ thuật. Trong đó sản xuất không thay đổi, chất lượng được cải thiện và sự ứng dụng các kỹ thuật đầu vào an toàn kết hợp với tổng chi phí sản xuất giảm là giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, sự khác nhau của quan hệ sản xuất giữa các hộ xảy ra vì sự khác nhau ở trình độ kỹ thuật và các yếu tố sản xuất. Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam trong những năm 80 cũng có những ảnh hưởng quan trọng đế sự phát triển trong sản xuất lúa ở Việt Nam.

Các kết quả thu được cho phép kết luận rằng sự phối hợp các phương pháp phân tích cuộc cách mạng trong sản xuất lúa gạo ở trạng thái động và cách tiếp cận hệ thống đã thoả mãn được mục tiêu nghiên cứu. Sự khác nhau giữa các yếu tố về diều kiện kinh tế xã hội, chính sách kỹ thuật và công tác quản lý của các nông hộ đều được ghi nhận. Hơn thế nữa, sự phân tích đó dựa trên chuỗi thời gian và phân tích theo các vùng sinh thái - nông nghiệp khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự lựa chọn các vùng sinh thái nông nghiệp phù hợp sự ứng dụng của các kỹ thuật được giao, sự hoàn thiện của các dịch vụ khuyến nông cũng như chuyển giao công nghệ kỹ thuật đến với người nông dân là những giái pháp chủ yếu để giữ vững tính cạnh tranh cho xuất khẩu lúa gạo Việt Nam.
3. Huỳnh Trấn Quốc & Lê Văn Gia Nhỏ, “Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa ở mức nông hộ và một số vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất lúa xuất khâủ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Đại học Cần Thơ

Sản xuất lúa gạo truyền thống ở ĐBSCL hiện tại chủ yếu là trong nông hộ. Qui mô sản xuất bình quân của nông hộ ở đây trên dưới 3 ha (30 công). Qui mô sản xuất có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế (lợi nhuận/ha) thu được. Qui mô quá nhỏ không tận dụng có hiệu quả cả về nông cụ (máy làm đất, gieo hạt, bơm nước, kho chứa…) và lao động chuyên nên giá thành cao. Qui mô trang trại lớn sử dụng máy móc trong canh tác năng suất lao động coa hơn, chi phí giảm nên giá thành thjấp, hiệu quả hơn. Qui mô hiệu quả cũng khác nhau tuỳ vùng, tuỳ điều kiện cơ sở hạ tầng chung.



4. TS, Trần Tiến Khai, “Sản xuất và cung ứng lúa gạo ở mức nông hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam giai đoạn 1995-1998”, Viện KHKTNN miền Nam, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học, 2000
Các nghiên cứa cho thấy nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL chủ yếu theo phương thức sản xuất hàng hoá. Có 60 số hộ bán toàn bộ lúa ngay sau thu hoạch. Việc tiêu dùng gạo lại dựa vào thị trường (chợ, tiệm chuyên doanh gạo). Phư\ơng thức này có cả những ưu điểm và nhược điểm. Việc tập trung lúa hàng hoá tươi để sấy và xay sát đảm bảo chất lượng tốt nhưng cần nhiều cơ sở kho tàng, máy sấy. Nông hộ ăn gạo mua nên ít quan tâm chất lượng gao mình sản xuất. Lợi nhuận thu được cũng ít hơn. Các nông hộ có qui mô diện tích lớn sẽ tiếp tục phương thức này.
5. Viện KHKTNN MN,Một số kết quả chọn tạo giống lúa cho vùng canh tác khó khăn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ,” Kỷ yếu nghiên cứu khoa học năm 2000
Các thành tựu nghiên cứu chọn tạo giống lúa dã cung cấp cho nông dân trong vùng ĐBSCLcác giống lúa có đạc tính cứng cây, phù hợp với cơ giới trong thu cắt. Vấn đề chất lượng và năng suất lúa cũng là các chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên, do lúa thâm canh nên sử dụng nhiưêù thuộc hoá học BVTV ảnh hưởng đến chất lượng và tiêu chuẩn gao “sạch” cả với tiêu dùng trong nước và với xuất khẩu.
6. Ths Thanh Bé, Ks Trần Thế Như Hiệp, “Kết quả so sánh hoạt động sản xuất hệ thống canh tác lúa - tôm tại Giá Rai và Mĩ Xuyên trong hai năm 1997-1998”, Ký yếu Hội nghị khoa học - Trường ĐH Cần Thơ - 1999

Các kết quả khảo sát mô hình canh tác lúa tôm ở Giá Rai và Mỹ Xuyên cho thấy hiệu quả thu được của vụ tôm khá cao, bổ sung cho tổng thu và phần giảm thu của vụ lúa do năng suất thấp và ít dùng thuốc BVTV. Tuy nhiên, để nuôi tôm đòi hỏi các chi phí đàu tư cải tạo hệ thống thuỷ lợi cấp thoát nước và chống ô nhiếm môi trường. Hệ thống canh tác này thể hiện tính ưu thế như\ng cũng có nhiều hạn chế , đặc biệt là xử lý ô nhiếm môi trường và cũng còn nhiều rủi ro trong tiêu thụ tôm,.


7. Nguyễn Đình Chính và CS , “Giá cánh kéo giữa vật tư phân bón với thóc trong sản xuất lúa ở miền Bắc”, Viện Kinh tế Nông nghiệp, 2003

Các kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón, cđặc biệt phân bón vô cơ (Ủê, lân, Kali) chiến 24- 27 % CPSX với các qui trình canh tác lúa giống mới ở miền Bắc. Biểu đồ tăng chi phí phân bón vô cơ với tăng năng suất lúa có tỉ lệ đồng thuận trong mức độ nhất định. Các klhảo sát cho thấy mức giá phân Urê tăng lên nhiều hơnm mức tăng giá lúa khiến nông dân thu thiệt và giảm mức đầu tư phân bón trong tham canh.


8. PTS Nguyễn Đức Hưng và CTV , “Kết hợp nuôi vịt với trồng lúa tại Thừa Thiên - Huế”

Nuôi vịt kết hợp với trồng lua là có hiệu quả cao bới các tác động tương hỗ trong lúa + Vịt: Vịt xục bùn, diệt bọ rầy không hại lúa. Trong môi trường ruộng lúa có nhiều loại thức ăn cung cấp cho vịt để giảm chi phí thức ăn nhân tạo. Tuy nhiên, phải có qui trình thích hợp mới có thể đạt hiệu quả tốt. Mức tăng thu nhập và lợi nhuận của mô hình lên 30 - 50 %



9. Kim Quốc Chính, “Dự báo khả năng xuất khẩu gạo (lúa) của Việt Nam thời kì 2001-2010”, Nghiên cứu kinh tế -số 1, 2002
Tác giá có các phân tích tình hình xuất nhập khẩu gạo của thị trường thế giới những năm quan trên dưới 35 - 38 triệu tấn. Dự báo Việt nam sẽ tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo trong 10 - 15 năm nữa ở mức giảm dần từ 4 xuống 2 triệu tấn/ năm khi dân số tăng lên và quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất
10. PTS Nguyễn Thế Bình, “Tiếp thị và tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, T/c KHKTNN
Theo tác giả thì hiện nay ĐBSCL đang là một nguồn xuất khẩu gạo chính của VN, nhưng chưa có chiến lược tiếp thị và đảm bảo xuất xứ của sản phẩm. Do vậy chất lượng bị đánh giá thấp và gia luôn thấp hơn so gạo cùng loại của quốc gia khác như Thái Lan

11. PGS.TS. Đỗ Kim Chung, “Từ marketing nông nghiệp sang marketing thực phẩm nông sản: kinh nghiệm từ các nước châu Á”, T/c Nghiên cứu kinh tế số 291 – 8/2002
Tác giả có nhiều dẫn liệu và phân tích về thị trường cung ứng vật tư, tiêu thụ lương thực thực phẩm của nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nhật bản, Philippin v,.v. Đâyb là một tài liệu tham khảo tốt cho các đề tài tthị trường nông sản
12. Nguyễn Khắc Thanh, “Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian trước mắt”, T/c Nghiên cứu kinh tế số 310 – 3/2004
Các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Vn như trong dự báo sẽ vẫn ở mức 3,5 - 4,0 triệu Tấn/năm là bao gồm cả từ qui hoạch tổ chức sản xuất đến vấn đề đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm
13. PGS.TS. Đỗ Kim Chung, “Hiệu quả kinh tế của chương trình phòng trừ dịch hại trong trồng lúa bằng biện pháp tổng hợp ở hai vùng ĐBSH và ĐBSCL”, T/c Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - 2003

Tài liệu công bos kết quả khảo sát tính toán hiệu quả của các chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp ở cả 2 vựa lúa ĐBSông Hồng và ĐBSCL. Các phân tích cho thấy những ngưỡng hiệu quả của chương trình IPM hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi ở VN.


14. “10 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất trên thế giới”, T/c Nghiên cứu kinh tế - số 284 – 1/2002

Trong tài liệu có số liệu thống kê diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 quốc gia sản xuấtd lúa nhiều nhất trên thế giới, tập trung toàn bộ ở khu vực Châu Á. Trong đó Việt Nam đứng thừ 4 sau Trung quốc, Ấn Độ, Inđônnêxia.



15. Hoàng Sơn, “Sản xuất mặt hàng lúa - Lợi thế cạnh tranh số một trong các mặt hàng nông sản của Việt Nam”, T/c Nông nghiệp và PTNT số 12/2004
Bài viết của tác giả phân tích các lợi thế so sánh giúp nâng cao khả năng canh tranh của sản xuất lúa VN là khí hậu nhiệt đới, kinh nghiệm sản xuất và lao động nông nghiệp rdồi dao. Tuy nhiên chúng ta còn có nhiều hạn chế về tập quán, khả năng khoa học kỹ thuậ công nghệ và cả kinh nghiệm kinh tế thị trường.

16. PGS.TS. Nguyễn Đình Long, Phạm Minh Trí và CS, “Đa dạng hoá nông nghiệp và vai trò của canh tác lúa vùng đồng bằng sông Hồng”


Một báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm đề tài ở các địa phương vùng ĐBSH cho thấy đan dang hoá là hướng nâng cao hiệu quả kinh t, giảm rủi ro trong SXNN nói chung cũng như cụ thể với sản xuất lúa. Tuy nhiên chức năng của sản xuất lúa không chỉ là cung cấp lương thực cho người mà còn là vấn đề môi trường, nhân văn, xã hội v.v. Chính sách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp phải là chiến lược dài hạn.

Canh tác lúa là một nghề truyền thống trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Sản xuất lúa không chỉ là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn là góp phần xuất khẩu khoảng trên dưới 4 triệu tấn gạo/năm, tạo nguồn thu ngoại tệ cân đối thu chi ngoại hối. Mặt khác, trong cơ chế thị trường hoạt động kinh tế đặt ra mục tiêu phải thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong nông nghiệp, ngoài cây lúa còn có nhiều cây trồng con nuôi cũng được biết đến và cân nhắc trong bố trí cơ cấu sản xuất. Trong thực tế ở Việt Nam, hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa đang giảm đi một cách tương đối so với một số cây trồng con nuôi khác. Với chủ trương cho phép chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển từ sản xuất lúa sang trồng cây khác, hoặc làm mô hình trang trại VAC thu được giá trị kinh tế cao hơn.

Vấn đề đặt ra, nếu mới chỉ nhìn nhận 1 mặt về hiệu quả kinh tế mà không đánh giá đúng vai trò và giá trị đa chức năng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nhu yếu phẩm cho đời sống con người cũng như các chức năng hữu ích khác của sản xuất lúa như vấn đề thu nhập kinh tế để ổn định đời sống, an ninh xã hội, môi sinh môi trường, nếp sống văn hoá lúa nước truyền thống .v.v. Sẽ là thiếu sót và dẫn đến một nguy cơ của sự bất ổn định, sai lầm trong các quyết định đầu tư phát triển. Đa chức năng trong canh tác lúa vùng Đồng bằng sông Hồng đã được tién hành nghiên cứu từ năm 2001 đến 2003 khẳng định vai trò to lớn của canh tác lúa ở vùng ĐBSH trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nhu yếu phẩm cho đời sống con người cũng như các chức năng hữu ích khác như vấn đề thu nhập kinh tế để ổn định đời sống, an ninh xã hội, môi sinh môi trường, nếp sống văn hoá lúa nước truyền thống .v.v., ngoài ra còn chức năng tham gia hội nhập quốc tế (gạo xuất khẩu).

17. TS. Ngô Văn Hải và cộng sự, “Thị hiếu tiêu dùng gạo, thịt lợn và gỗ ván dăm”

Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng gạo, thịt lợn và cả gỗ ván dăm ở nước ta trong những năm gần đây thay đổi rõ rệt. Nhu cầu lượng gạo tiêu thụ bình quân trên nhân khẩu giảm chỉ còn 120 - 140 kr/năm với nông thôn và 80 - 95 kg/năm với thành thị nhưng yêu cầu chất lượngcao hơn. Tương tự nhu cầu tiêu dùng thịt lợn giảm và được thay thế bằng các thực phẩm chất lượng cao hơn. Nhu cầu gỗ ván dăm nhân tạo tăng cả chất lương (nhập ngoạidễ tiêu thụ hơn) và số lượng. Các dự báo cho thấy nếu duy trì sản suất lúa như hiện tại thì Vn còn nhiều tiềm năng xuất khẩu gạo, thịt lơn và nhập các thực phẩm khác ( thịt bò, sữa …)
18. KS.Nguyễn Đình Chính và CS, “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất lúa”, 2004 – 2005 (Đề tài cấp Bộ)
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất lúa của VN là giá cả vật tư đầu vào (phân bón, giống, điện nước, xăng dầu,…), giá công lao động tăng lên do mức tăng năng suất lao động và thu nhập bình quân của xã hội tăng lên.
19. GS. Vũ Tuyên Hoàng, “Một số ý kiến xây dựng các diện tích lúa gạo xuất khẩu tại ĐBSH”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về quy hoạch phát triển vùng lúa hàng hoá chất lượng cao – tại Nam Định 1999
Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng phân tích và đưa ra một số biện pháp xây dựng vùng lúa xuất khẩu ở ĐBSH trên cơ sở có qui hoạch và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng tốt (chủ động tươid tiêu, canh tác cơ giới, .v.v.) và chủ yếu nên sản xuấtd các giống chất lượng gạo thơm ngon nhờ khí hậu đặc thù của miền Bắc.

20. Lưu Thanh Đức Hải, “Vấn đề hòa hợp thị trường lúa gạo ĐBSCL. Kết quả của chính sách tự do hóa thị trường lương thực ở VN”, Khoa kinh tế - Đại học Cần Thơ

Chuyên đề này phân tích sự chênh lệch giá giữa các vùng của thị trường lúa gạo ĐBSCL để đánh giá tác động của các chính sách tự do hoá thương mại đối với hoạt động của thị trường này. Kết quả của các chính sách được tiến hành trong hai thập kỉ vừa qua là rất ấn tượng. Hệ thống thị trường lúa gạo ở ĐBSCL có đặc tính là cạnh tranh. Giá cả có tính đồng nhất cao và hoà hợp với giá xuất khẩu được qui định. Tuy nhiên, giá cả ở các vùng khác và nhất là ở vùng phía Bắc có mức độ hòa hợp rất thấp so với giá cả ở các vùng phía Nam. Thương nhân ở phía Nam đáp ứng được nhu cầu địa phương và giao dịch với các Công ty lương thực Nhà Nước để xuất khẩu cũng như buôn bán với phía Bắc. Như vậy, các hoạt động thương mại đường dài nếu không có lãi sẽ không thực hiện được. Hơn nữa, các Công ty lương thực Nhà Nước sở hữu hầu hết loại giấy phép xuất khẩu (quota). Như vậy, ta có thể thấy rằng dù đã có những thay đổi sâu sắc, quá trình tự do hóa thương mại vẫn còn phải đối mặt với nhiều thử thách. Nhất là quá trình gia nhập WTO của VN.



21. Võ Thành Danh, “Duy trì nền sản xuất lúa bền vững”, Đại học Cần Thơ

Mục tiêu chủ yếu của Tài liệu này là ước lượng hàm cung cho sản xuất lúa ở Việt Nam. Mô hình cung động điều chỉnh từng phần và mô hình dựa trên giả thuyết mong đợi hợp lý được sử dụng để lựa chọn hàm cung thích hợp cho sản xuất lúa với các giả thuyết giá mong đợi khác nhau. Hàm cung của giá lúa thặng dư thị trường được rút ra từ các thông số ước lượng của các mô hình cung này. Kết quả cho thấy nông dân trồng lúa dựa trên mong đợi về giá cả và quyết định trồng lúa dựa trên những hông tin có được trong quá khứ. Mô hình cung dựa trên giả thuyết mong đợi hợp lí với sự hình thành mong đợi theo lí thuyết giá Cobweb được xem là mô hình kinh tế lượng hợp lí trong các mô hình cung đã được kiểm tra. Kết quả cho thấy sản lượng cung và giá lúa thăng dư thị trường có phản ứng tích cực với những mong đợi về giá. Đối với các chương trình Nhà Nước, các biến về chính sách có phản ứng tích cực với sản xuất lúa. Yếu tố thể chế của hệ thống trách nhiệm hộ gia đình không đóng góp gì như mong đợi trong việc cải thiện sản xuất lúa. Kết quả là các yếu tố khác bao gồm tiến bộ về công nghệ và những quy định của thị trường cần được xem như các công cụ tiềm năng để duy trì sản xuất lúa. Mong đợi về giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản xuất lúa của người nông dân trồng lúa. Chính sách về giá lúa hợp lí là một giải pháp được lựa chọn để tăng cường sản xuất gạo tại Việt Nam.



22. Ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Từ sản xuất đến tiêu dùng. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp APS, DANIDA - 2004

Tài liệu là một công trình nghiên cứu về ngành hàng lúa gạoh của Việt nam tử trồng trọt đến thu hoạch chế biến và tiêu thụ. Đây là kết quả dự án nghiên cứu do ÁP và DANIDA tài trợ. Đây cũng là một tài liệu tham khảo tôtá trong nghiên cứu liên quan đến các vấn đề KTXH của ngành hàng lúa gạo VN


23. Nghiên cứu phát triển gạo ở Việt Nam


tải về 404.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương