TỔng quan các tài liệu nghiên cứu ngành lúa gạo việt nam


Giá thành và lợi nhuận trong sản suất lúa



tải về 404.17 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích404.17 Kb.
#5291
1   2   3   4   5   6

Giá thành và lợi nhuận trong sản suất lúa


Mặc dù chi phí sản xuất và lợi nhuận của các hộ sản xuất lúa giữa các vùng và giữa các nguồn số liệu có sự khác biệt đáng kể, song có thể nhận thấy một điển khái quát chung đó là sản xuất lúa có lãi với mức doanh lợi (% lãi trong doanh thu) khoảng từ 20-30%. Khoản chi phí lớn nhất trong sản xuất lúa gạo là lao động, chiếm khoảng 50% tổng chi phí sản xuất trực tiếp, sau đó là phân bón và thuốc sâu, chiếm khoảng 25-30%.


Biểu 2 6 Giá thành và lợi nhuận sản xuất lúa ở một số vùng, giai đoạn 1996-2001

 

 


ĐV

tính


ĐBSCL1

ĐX 1999


ĐNB2

Lúa 2000


Nam Bộ3

Thanh Hoá4

ĐX 2001


ĐX 2001

HT 2001

Chi phí vật chất:

1000đ/ha

4015

2054

2885

2460

2281

Thóc giống

1000đ/ha

441

-

440

365

398

Phân bón

1000đ/ha

960

-

825

790

1508

Thuốc sâu

1000đ/ha

418

-

350

275

375

Lao động gia đình

1000đ/ha

1660

3250

2456

2018

3250

Tổng cộng chi phí SX

1000đ/ha

5675

5304

5341

4478

5531

Năng suất lúa

Tấn/ha

5.529

4.330

5.550

4.200

3.750

Giá lúa

1000đ/kg

1.500

1.440

1.275

1.325

1.900

Doanh thu

1000đ/ha

8294

6235

7076

5565

7125

Giá thành sản phẩm

1000đ/kg

1.026

1.225

0.962

1.066

1.475

Lãi gộp

1000đ/ha

2619

931

1736

1087

1595

Tỉ lệ lãi trong d.thu

%

31.6

14.9

24.5

19.5

22.4

Ghi chú:

1 Bình quân 5 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang; Nguồn: Viện Công nghệ sau thu hoạch TP. Hồ Chí Minh, 1999

2 Lúa bình quân của Đông Nam Bộ; Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT, TP. Hồ Chí Minh, 2000

3 Nguồn: Số liệu do Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng TG thu thập thông qua phỏng vấn, 25-07-2002

4 Điều tra của Công ty tư vấn Nông phẩm quốc tế, 2001

Bảng trên cho thấy một bức tranh khái quát về giá thành và lợi nhuận của nông dân sản xuất lúa gạo trong mấy năm gần đây ở ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Duyên hải Bắc Trung Bộ. Giá thành sản xuất lúa ở ĐBSCL thường thấp hơn các vùng khác và giao động trong khoảng 1000 đồng/kg. Mức lãi gộp (tức doanh thu trừ chi phí trực tiếp) trong sản xuất lúa đạt khoảng 110-115 USD/ha đối với vụ Đông-Xuân và từ 60-70 USD/ha đối với vụ Hè-Thu. Nếu không tính lao động gia đình thì mức lại gộp thu được trên 1 ha lúa còn cao hơn.

Vụ lúa Đông-Xuân thường đem lại mức lãi suất cho nông dân cao hơn là vụ lúa Hè-Thu. Giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể về mức thu nhập và lãi gộp tính trên 1 ha lúa, thường thì ĐBSCL có mức lãi cao hơn so với các vùng phía Bắc.

Theo ước tính của Viện Chính sách lương thực quốc tế IFPRI, lãi suất tính theo doanh thu của ĐBSCL vào khoảng 31% còn ở ĐBSH là khoảng 18% (năm 1996). Trong ngắn hạn, mức lãi suất có lẽ không thay đổi nhiều lắm.



3. Chính sách

Trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, cơ chế kế hoạch hoá sản xuất tập trung đã khiến ngành lúa gạo lâm vào cảnh trì trệ, năng suất lúa giảm và các nguồn tiềm năng tự nhiên phục vụ sản xuất không được khai thác hết. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế. Hộ gia đình được coi là một đơn vị sản xuất chính trong nông thôn và được trao quyền tự chủ quyết định sản xuất và tiêu thụ nông sản. Cơ chế khoán hộ cùng với những cải cách về chế độ sử dụng ruộng đất và thuế đã tạo ra một bước nhảy vọt trong nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo tăng mạnh bắt đầu từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam chuyển từ một nước nhập khẩu lương thực thành một nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới vào cuối những năm 90.

Bên cạnh chính sách đổi mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước, hoạt động thương mại quốc tế của ngành lúa gạo cũng được đẩy mạnh. Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chính sách thương mại là việc xoá bỏ hạn ngạch và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu gạo, nhờ đó tăng nhanh luợng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày nay, phần lớn dân cư Việt nam đang sống ở nông thôn có nguồn sinh kế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó sản xuất lúa gạo là nguồn lương thực và thu nhập chính của đa số các hộ nông dân. Chỉ riêng ĐBSH và ĐBSCL đã có tới 27 triệu dân nông thôn có hoạt động sản xuất chính đem lại nguồn sinh sống cho họ là trồng lúa.

Chính sách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ đem lại nguồn lợi cho những người tham gia sản xuất và là công cụ hữu ích cho việc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam.

PHẦN II.


TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO

Do tầm quan trọng của ngành hàng lúa gạo đối với Việt Nam như đã phân tích ở trên, đã có rất nhiều nghiên cứu kinh tế xã hội về ngành lúa gạo Việt Nam. Trong khuôn khổ báo cáo này, tác giả chỉ liệt kê những nghiên cứu của các học giả nước ngoài kết hợp với nhà nghiên cứu Việt Nam đã xuất bản từ năm 2000 đến nay.

1. Chantal Pohl Nielsen, Trường Đại học Copenhagen và Viện Nghiên cứu Kinh tế Lương thực Đan Mạch, “Chính sách lúa gạo Việt Nam: cải cách và có hội cho tương lai”, Tạp chí Kinh tế Châu Á, Số 17, năm 2003

Sau khi tổng kết về tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam và đặc biệt là vai trò của Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới, tác giả đã liệt kê một số chính sách thương mại có tác động trực tiếp đến ngành lúa gạo Việt Nam sau công cuộc đổi mới. Cụ thể là 3 chính sách: (i) xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và hạn ngạch nhập khẩu phân bón; (ii) những chính sách cải cách đất và phân bổ lại đất; (iii) Các hiệp định thương mại ưu đãi với EU: đối tác thương mại tiềm năng của Việt Nam.

Tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để đưa ra một số kịch bản thay đổi 3 nhóm chính sách trên. Sau khi chạy mô hình cho một số kịch bản, có thể kết luận được rằng:

(i) Chính sách thương mại

- Hạn ngạch xuất khẩu gạo là một công cụ chính sách hữu hiệu cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và duy trì giá gạo ổn định ở Việt Nam;

- Tuy nhiên chính sách này cũng có thể khiến cho ngành sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam không đạt được mức tiềm năng;

- Nghiên cứu cũng khẳng định việc xoá bỏ cùng một lúc hạn ngạch xuất khẩu gạo và hạn ngạch nhập khẩu phân bón là rất hợp lý bởi vì phân bón là đầu bào nông sản quan trong của Việt Nam nên việc gỡ bỏ hàng rào đối với loại hàng hoá này sẽ giúp tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.



(ii) Chính sách đất

- Mặc dù các chính sách đất của Việt Nam đã coi kinh tế hộ cá thể là đơn vị cơ bản trong sản xuất nông nghiệp nhưng những biện pháp hạn chế dịch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp giữa các thành phần khác nhau là một cản trở lớn cho sản xuất và xuất khẩu.

- Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động đa dạng hoá nông nghiệp bằng cách điều trỉnh lại việc phân bổ đất sẽ khiến cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp không phản ánh được lợi thế so sánh và sẽ làm giảm lợi ích kinh tế xã hội của các đối tác khác nhau.

(iii) Các hiệp định thương mại gạo với liên minh Châu Âu EU:

- Việc tạo một sân chơi cào bằng cho tất cả các nước buôn bán gạo vào EU sẽ không có lợi cho sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Nếu nhận được ưu tiên thương mại vào EU, Việt Nam có thể đa dạng hoá bạn hàng, nhưng có thể các nhà xuất khẩu VN sẽ không được lợi nhiều do Việt Nam vẫn chỉ là một đối tác nhỏ ở thị trường này so với Thái Lan, Mỹ và Ấn Độ.

Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là rất khó thu thập được số liệu chính xác về hệ thống chính sách đất và tác động của nó. Ngoài ra, phạm vi của nghiên cứu này cũng rất hẹp, vì thế có rất nhiều chính sách khác có thể lượng hoá ra và cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành lúa gạo Việt Nam đã không được đưa vào phân tích.

2. Trương Văn Tuyển và cộng sự, UNDP và Trường Đại học Huế Việt Nam, “Đánh giá tổng hợp tự do hoá thương mại trong ngành lúa gạo Việt Nam”, 12/2003



tải về 404.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương