TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Lời Thiên Chúa và việc cầu nguyện với Đức Mẹ



tải về 1.03 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.03 Mb.
#19784
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

Lời Thiên Chúa và việc cầu nguyện với Đức Mẹ


88. Khi nhớ lại mối liên kết bất khả phân ly giữa Lời Thiên Chúa và Đức Maria Nadarét, cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi mời gọi hãy cổ võ các tín hữu cầu nguyện với Đức Mẹ, nhất là trong đời sống gia đình; vì việc cầu nguyện này giúp suy gẫm các Mầu nhiệm thánh được Kinh Thánh kể lại. Chẳng hạn, một phương thế rất hữu ích là đọc riêng hay đọc chung Kinh Mân Côi,302 khi đó ta cùng với Đức Mẹ nhắc lại các Mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Kitô,303 mà Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã muốn làm phong phú thêm bằng các Mầu nhiệm sự sáng.304 Việc nên làm là khi công bố từng Mầu nhiệm, ta nên kèm theo một đoạn Sách Thánh ngắn liên quan tới Mầu nhiệm ấy, để khuyến khích việc học thuộc lòng một số đoạn Kinh Thánh ngắn liên quan tới các Mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Kitô.

Ngoài ra, Thượng Hội Đồng cũng khuyến cáo là hãy khuyến khích các tín hữu đọc kinh Truyền Tin. Đây là một kinh vừa đơn giản vừa sâu sắc, giúp ta “hằng ngày tưởng niệm Mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể”.305 Dân Chúa, các gia đình cũng như các cộng đoàn sống đời thánh hiến rất nên trung thành với lời kinh kính Đức Mẹ này, mà Truyền thống mời gọi chúng ta đọc vào lúc mặt trời mọc, vào giữa ngọ và vào lúc mặt trời lặn. Vì trong kinh Truyền Tin, chúng ta xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Maria, ban cho chúng ta biết noi gương ngài, thực thi ý muốn của Thiên Chúa và biết đón tiếp Lời Thiên Chúa vào trong chúng ta. Cách thực hành này có thể giúp chúng ta củng cố một tình yêu chân thật đối với Mầu nhiệm Nhập Thể.

Còn có những lời kinh cổ xưa của Kitô giáo Đông phương,vẽ lại toàn bộ lịch sử cứu độ, do quy chiếu về Đấng Theotokos, quy chiếu về Mẹ Thiên Chúa, chúng ta nên biết để quý trọng và phổ biến. Chúng ta đặc biệt nghĩ tới các kinh AkathistosParaklesis. Đây là các thánh ca ngợi khen, được hát dưới dạng kinh cầu, thấm nhuần đức tin của Giáo Hội và những gợi nhắc tới Kinh Thánh; các kinh này giúp các tín hữu suy niệm cùng với Đức Maria các Mầu nhiệm của Chúa Kitô. Đặc biệt, thánh ca dâng lên Mẹ Thiên Chúa gọi là Akathistos – nghĩa là khi hát, người ta đứng –, được coi như một trong những cách diễn tả cao độ nhất của lòng sùng kính Đức Mẹ trong truyền thống Bydăngtin.306 Cầu nguyện bằng những lời này làm cho tâm hồn ta mở rộng và giúp đón nhận sự bình an đến từ trên cao, đến từ Thiên Chúa, sự bình an là chính Chúa Kitô, Đấng được Đức Maria sinh ra để cứu độ chúng ta.

Lời Thiên Chúa và Đất Thánh


89. Khi nhớ tới Lời Thiên Chúa đã thành người phàm trong lòng Đức Maria Nadarét, giờ đây trái tim chúng ta hướng về Miền Đất nơi Mầu nhiệm Cứu chuộc chúng ta đã được hoàn tất, và từ Miền Đất đó, Lời Thiên Chúa đã lan truyền cho đến tận cùng trái đất. Quả thế, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, Ngôi Lời đã nhập thể vào một thời điểm chính xác và tại một nơi chốn nhất định, tại một giải đất bên bờ Đế quốc Rôma. Chính vì thế, càng nhìn thấy tính phổ quát và tính duy nhất của con người Đức Kitô, chúng ta càng nhìn với lòng biết ơn Miền Đất nơi Đức Giêsu đã sinh ra, đã sống và đã hiến mạng sống vì tất cả chúng ta. Những viên đá trên đó Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã dẵm lên vẫn còn mang đầy kỷ niệm của Người đối với chúng ta và tiếp tục “hô vang” Tin Mừng. Chính vì thế, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhắc lại thuật ngữ hết sức thích hợp được dùng để gọi Đất Thánh là “Tin Mừng thứ năm”.307 Thật hết sức quan trọng là phải có những cộng đoàn Kitô hữu tại những nơi đó, cho dù hiện nay có biết bao khó khăn! Thượng Hội Đồng Giám Mục muốn nói lên sự gần gũi sâu xa với tất cả các Kitô hữu đang sống trên Miền Đất của Đức Giêsu, mà làm chứng cho niềm tin của họ vào Đấng Phục Sinh. Tại đó, các Kitô hữu được kêu gọi phục vụ không những như “ngọn hải đăng của lòng tin cho Giáo Hội hoàn vũ, mà còn như một chất men của sự hoà hợp, khôn ngoan, và quân bình trong đời sống của một xã hội, theo truyền thống, đã và vẫn tiếp tục mang tính đa nguyên, đa sắc tộc và đa tôn giáo”.308

Ngày nay, Đất Thánh vẫn còn là một mục tiêu hành hương của Dân Kitô hữu, một nơi hành hương để cầu nguyện và đền tội, như từng được chứng thực từ thời xa xưa bởi các tác giả như thánh Giêrônimô.309 Càng đưa mắt và hướng lòng về Giêrusalem trần thế, lòng chúng ta càng cháy bừng khao khát đối với Giêrusalem trên trời, mục tiêu đích thực của mọi cuộc hành hương, và cháy bừng niềm ước mong tha thiết là được thấy Danh Chúa Giêsu, Danh duy nhất có ơn cứu độ, được mọi người nhìn nhận (x. Cv 4,12).



PHẦN BA

VERBUM PRO MUNDO

( LỜI CHO THẾ GIỚI )

"Chưa bao giờ có ai thấy Thiên Chúa cả;

nhưng Con Một

hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,

đã tỏ cho chúng ta biết”

(Ga 1,18)



SỨ MẠnG cỦa Giáo HỘi:

Công BỐ LỜi THIÊN Chúa



Lời đến từ Chúa Cha và trở về cùng Chúa Cha


90. Thánh Gioan đã mạnh mẽ nhấn mạnh về nghịch lý căn bản của đức tin Kitô giáo: một đàng, ngài nói rằng “chưa có ai thấy Thiên Chúa bao giờ” (Ga 1,18; x. 1 Ga 4,12). Trí tưởng tượng của ta, các ý niệm của ta hay ngôn từ của ta không bao giờ có thể xác định được hay đo lường được thực tại vô biên của Đấng Tối Cao. Người vẫn là Deus semper maior (Thiên Chúa luôn luôn cao cả). Đàng khác, thánh Gioan lại khẳng định rằng quả thật “Ngôi Lời đã trở nên người phàm” (Ga 1,14). Người Con Một, Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, đã bày tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa, Đấng “chưa có ai thấy bao giờ” (Ga 1,18). Đức Giêsu Kitô đã đến với chúng ta, “đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14), để nhờ Người, chúng ta được ban các hồng ân ấy (x. Ga 1,17); quả vậy, “từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Như thế, trong Lời Tựa của Tin Mừng, tác giả Tin Mừng Gioan đã chiêm ngưỡng Ngôi Lời từ tình trạng Người ở với Thiên Chúa cho tới khi trở nên người phàm, và cho tới tận lúc Người trở về cùng Chúa Cha mang theo nhân tính của chúng ta, mà Người đã đảm nhận lấy mãi mãi. Do Người từ Chúa Cha mà đến và trở về cùng Ngài (x. Ga 13,3; 16;28; 17,8.10), Đức Kitô được tỏ ra như “Đấng tường thuật cho chúng ta” về Thiên Chúa (x. Ga 1,18). Thật vậy, như thánh Irênê thành Lyon đã khẳng định, Chúa Con “là Đấng mạc khải Chúa Cha”.310 Có thể nói Đức Giêsu Nadarét là “nhà chú giải” Thiên Chúa, Đấng “chưa ai thấy bao giờ”. “Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15). Ở đây, ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia về tính hữu hiệu của Lời Chúa: như mưa và tuyết từ trời rơi xuống để tưới và làm cho đất ra phì nhiêu, Lời Thiên Chúa cũng thế, “sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55,10t). Đức Giêsu Kitô là Lời chung kết và hữu hiệu này, Lời đến từ Chúa Cha và trở về cùng Ngài, khi đã hoàn toàn thực hiện ý muốn của Ngài trong thế giới.

Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương