TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Sự cần thiết của "missio ad gentes"



tải về 1.03 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.03 Mb.
#19784
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Sự cần thiết của "missio ad gentes"


95. Khi khuyến khích tất cả các tín hữu loan báo Lời Chúa, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tái khẳng định rằng thời đại chúng ta cũng cần dấn thân dứt khoát vào “missio ad gentes” (đến với muôn dân). Dù thế nào, Giáo Hội cũng không thể tự giới hạn vào một hoạt động mục vụ “duy trì” nhằm chăm sóc những người đã biết Tin Mừng của Chúa Kitô. Dấn thân truyền giáo là một dấu chỉ rõ ràng cho thấy sự trưởng thành của một cộng đoàn Giáo Hội. Ngoài ra, các Nghị Phụ đã mạnh mẽ diễn tả ý thức rằng Lời Thiên Chúa là chân lý cứu độ mà mọi người thuộc mọi thời đại đều cần đến. Vì thế, việc loan báo phải minh nhiên. Giáo Hội phải đi đến với tất cả mọi người với sức mạnh của Thần Khí (x. 1 Cr 2,5), và tiếp tục, theo cách thế ngôn sứ, bênh vực quyền của con người, là được tự do nghe Lời Thiên Chúa, trong khi vẫn đi tìm những phương tiện hữu hiệu nhất để công bố Lời, cho dù có bị bách hại.319 Giáo Hội cảm thấy mình mắc nợ mọi người về việc loan báo Lời cứu độ (x. Rm 1,14).

Loan báo và việc tân phúc âm hoá


96. Trong chiều hướng những gì Đức giáo hoàng Phaolô VI đã diển tả trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có nhiều cách nhắc cho các tín hữu nhớ rằng cần phải có một mùa truyền giáo mới cho toàn Dân Thiên Chúa.320 Vào buổi bình minh thiên niên kỷ thứ ba, không những vẫn còn nhiều dân tộc chưa biết Tin Mừng, mà ngay cả một số đông Kitô hữu vẫn cần được tái loan báo Lời Thiên Chúa một cách thuyết phục cho họ, để họ có thể trải nghiệm được cụ thể sức mạnh của Tin Mừng. Nhiều anh chị em “đã được rửa tội, nhưng chưa được phúc âm hoá đầy đủ”.321 Đã thường xảy ra là có những dân tộc đã một thời rất phong phú về đức tin và ơn gọi, nay đánh mất căn tính, do chịu ảnh hưởng nền văn hóa thế tục hoá.322 Yêu cầu phải có một cuộc tân phúc âm hoá, mà vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi đã cảm nhận sâu sắc, chúng ta cần phải tái khẳng định, không chút sợ hải, trong niềm xác tín về tính hữu hiệu của Lời Chúa. Kiên vững về lòng trung thành của Chúa mình, Giáo Hội không bao giờ mỏi mệt trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Phúc Âm và mời gọi mọi Kitô hữu tái khám phá điều nầy : bước theo Chúa Kitô thì đẹp biết bao.

Lời Thiên Chúa và việc làm chứng của Kitô hữu


97. Các chân trời bao la của sứ mạng của Giáo Hội, tình trạng phức tạp của tình hình hiện tại đòi hỏi hôm nay phải có những phương thức mới mà thông truyền hữu hiệu Lời Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần, tác nhân đầu tiên của mọi hoạt động phúc âm hoá, sẽ không bao giờ thôi hướng dẫn Giáo Hội Chúa Kitô trong hoạt động này. Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi hình thức loan báo phải ghi nhớ trước hết quan hệ nội tại giữa việc thông truyền Lời Chúa và việc làm chứng của Kitô hữu. Chính tính khả tín của việc loan báo tùy thuộc vào điều này. Một đàng, Lời phải thông truyền những gì chính Chúa đã nói với chúng ta; đàng khác, cần phải làm chứng để đưa lại tính khả tín cho Lời này, để Lời này không xuất hiện ra như một thứ triết lý tốt đẹp hay như một không-tưởng, mà là một thực tại người ta có thể sống và là thực tại làm cho người ta sống. Tính hỗ tương này giữa Lời và chứng tá phản ảnh cách thế Thiên Chúa dùng để tự thông truyền chính mình trong công cuộc Nhập thể của Ngôi Lời của Ngài. Lời Thiên Chúa đến với mọi người “qua cuộc gặp gỡ với các chứng nhân đang làm cho Lời nên hiện diện và sống động”.323 Đặc biệt, những thế hệ trẻ cần được khai mở vào Lời Thiên Chúa “qua việc gặp gỡ và làm chứng chân chính của người lớn, qua ảnh hưởng tích cực của bạn bè và qua cuộc đồng hành vĩ đại của cộng đoàn Giáo Hội”.324

Có một tương quan chặt chẽ giữa lời chứng của Kinh Thánh, như là việc chứng nhận Lời Thiên Chúa nêu lên về chính mình, và chứng tá đời sống của các tín hữu. Điều này bao hàm và dẫn tới điều kia. Chứng tá Kitô hữu thông truyền Lời đã được chứng thực trong Kinh Thánh. Phần mình, Kinh Thánh giải thích chứng từ mà Kitô hữu được mời gọi đưa ra bằng chính cuộc sống họ. Những ai gặp được những chứng nhân khả tín của Tin Mừng thì sẽ ghi nhận được tính hữu hiệu của Lời Thiên Chúa nơi những ai đón tiếp Lời.



98. Trong tác động qua lại giữa chứng tá và Lời, chúng ta hiểu được điều Đức giáo hoàng Phaolô VI đã viết trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi. Trách nhiệm của ta không giới hạn vào việc đề nghị cho thế giới những giá trị chung; phải đi đến chỗ minh nhiên loan báo Lời Thiên Chúa. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới trung thành với mệnh lệnh của Chúa Kitô: “Vậy Tin Mừng được công bố bằng chứng tá đời sống chẳng chóng thì chày cũng phải được công bố bằng Lời sự sống. Không có việc phúc âm hoá thực sự nếu thánh danh, giáo huấn, cuộc đời, các lời hứa, Vương Quốc và Mầu nhiệm Đức Giêsu Nadarét, Con Thiên Chúa, không được loan báo”.325

Việc loan báo Lời Thiên Chúa đòi phải chứng tá đời sống cá nhân, đây là điều kể từ thuở ban đầu, các Kitô hữu vẫn ý thức. Chính Chúa Kitô là chứng nhân trung thành và chân thật (x. Kh 1,5; 3,14), đã làm chứng cho sự thật (x. Ga 18,37). Ở đây, tôi muốn nhắc lại vô số chứng từ mà chúng ta đã may mắn nghe được trong suốt Thượng Hội Đồng. Chúng tôi hết sức cảm động khi được nghe câu truyện của những người đã sống đức tin và làm chứng hùng hồn cho Tin Mừng, kể cả dưới các chế độ thù nghịch với Kitô giáo hay trong các tình thế bị bách hại.



Tất cả những chuyện đó không được làm chúng ta sợ hãi. Chính Đức Giêsu đã nói cùng các môn đệ: “Tôi tớ không lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20). Vì thế, tôi muốn cùng với toàn thể Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa một thánh ca ngợi khen về chứng tá của biết bao anh chị em, những người thuộc ngay thời đại chúng ta, đã hiến mạng sống mình để thông truyền sự thật về tình yêu Thiên Chúa được mạc khải trong Đức Kitô chịu đóng đinh và đã sống lại. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn của toàn thể Giáo Hội đối với các Kitô hữu đã không đầu hàng trước các trở ngại và các cuộc bách hại vì Tin Mừng. Với lòng yêu mến sâu sắc và liên đới, tôi muốn quay về với các tín hữu thuộc mọi cộng đồng Kitô giáo, nhất là tại Á châu và Phi châu, hôm nay đang còn đánh liều mạng sống hoặc chịu đẩy ra bên lề xã hội vì đức tin. Như thế, chúng ta thấy thể hiện tinh thần của các Mối Phúc của Tin Mừng dành cho những người đang chịu bách hại vì Đức Giêsu Kitô (x. Mt 5,11). Đồng thời, chúng tôi không ngừng cất tiếng kêu gọi chính phủ các quốc gia hãy bảo đảm cho mọi người có tự do lương tâm và tự do tôn giáo, cũng như tự do làm chứng công khai về niềm tin của mình.326

LỜI THIÊN CHÚA
VÀ VIỆC DẤN THÂN VÀO THẾ GIỚI


Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương