TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Lời Chúa và Các Giờ Kinh Phụng Vụ



tải về 1.03 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.03 Mb.
#19784
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

Lời Chúa và Các Giờ Kinh Phụng Vụ


62. Trong các hình thức cầu nguyện biết tôn vinh Kinh Thánh, chắc chắn có Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã khẳng định rằng Các Giờ Kinh Phụng Vụ là “một hình thức ưu tiên lắng nghe Lời Thiên Chúa, bởi vì Các Giờ Kinh Phụng Vụ giúp tín hữu tiếp xúc với Kinh Thánh và Truyền Thống sống động của Giáo Hội”.221 Trước tiên, cần nhắc lại phẩm cách thần học và giáo hội của việc cầu nguyện này. Quả thế, “khi cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Hội Thánh thi hành chức vụ tư tế của vị thủ lãnh của mình, dâng lên Thiên Chúa một hiến lễ ngợi khen, nghĩa là dùng miệng lưỡi mà không ngừng (1 Tx 5,17) tuyên xưng danh thánh (x. Dt 13,15). Lời cầu nguyện này là ‘tiếng của chính Hiền Thê ngỏ cùng Lang Quân; và hơn thế nữa, đó là lời cầu nguyện của Đức Kitô, cùng với Nhiệm Thể mình, dâng lên Chúa Cha’”.222 Về vấn đề này, Công Đồng Vatican II đã khẳng định: “Tất cả những người thực thi lời cầu nguyện này vừa chu toàn trách vụ của Giáo Hội, vừa thông phần vinh dự tối cao của Hiền Thê Chúa Kitô; bởi vì họ đứng trước ngai Thiên Chúa, nhân danh Mẹ Giáo Hội chu toàn việc ca khen Ngài”.223 Trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, lời cầu nguyện công khai của Giáo Hội, ta thấy được lý tưởng người Kitô hữu là thánh hoá trọn ngày sống, được phân nhịp bằng việc lắng nghe Lời Thiên Chúa và cầu nguyện các Thánh vịnh, nên mọi sinh hoạt đều được quy chiếu vào việc ca ngợi dâng lên Thiên Chúa.

Những ai, vì bậc sống của mình, buộc phải đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì phải trung thành thi hành nhiệm vụ này vì lợi ích của toàn thể Giáo Hội. Các Giám mục, các linh mục và các phó tế hướng tới chức linh mục, đã nhận được từ Giáo Hội sứ mạng cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, buộc phải chu toàn mỗi ngày tất cả các Giờ Kinh.224 Trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương sui iuris, phải chu toàn bổn phận này tùy các quy định của luật riêng.225 Ngoài ra, tôi khuyến khích các cộng đoàn sống đời thánh hiến nêu gương sáng trong việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhờ thế họ trở thành một điểm quy chiếu và một nguồn cảm hứng cho đời sống thiêng liêng và mục vụ của toàn thể Giáo Hội.



Thượng Hội Đồng đã ao ước thấy kiểu cầu nguyện này được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong Dân Thiên Chúa, nhất là việc đọc các Giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều. Cách làm này sẽ chỉ có thể đưa các tín hữu đến chỗ quen biết hơn với Lời Thiên Chúa. Cũng phải nhấn mạnh đến giá trị của Các Giờ Kinh Phụng Vụ được tiên liệu cho Giờ Kinh Chiều I ngày Chúa nhật và các lễ trọng, đặc biệt trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Chính vì thế, tôi khuyến khích, khi có thể, các giáo xứ và các cộng toàn tu sĩ cổ võ cách cầu nguyện này với sự tham dự của tín hữu giáo dân.

Lời Thiên Chúa và Sách Các Phép


63. Cũng thế, khi sử dụng Sách Các Phép, cần lưu ý đến chỗ được tiên liệu cho việc công bố, lắng nghe và giải thích Lời Thiên Chúa, bằng những lời khuyên răn ngắn gọn. Thật thế, trong những trường hợp đã được Giáo Hội tiên liệu và được tín hữu yêu cầu, cử chỉ ban phép lành không được tách khỏi, nhưng phải liên kết theo bản tính riêng với đời sống phụng vụ của Dân Thiên Chúa. Theo nghĩa này, phép lành, dấu chỉ thánh thiêng đích thực, “kín múc ý nghĩa và tính hiệu năng của mình từ việc công bố Lời Thiên Chúa”.226 Vậy điều quan trọng là cũng tận dụng các hoàn cảnh này để làm gia tăng nơi các tín hữu cơn đói khát mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (x. Mt 4,4).

Các gợi ý và đề nghị cụ thể cho việc linh hoạt phụng vụ

64. Sau khi đã nhắc lại một vài yếu tố căn bản trong mối liên hệ giữa phụng vụ và Lời Thiên Chúa, giờ đây, tôi muốn nhắc lại và lượng giá một vài đề nghị và gợi ý đã được các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nêu lên nhằm giúp cho Dân Thiên Chúa ngày một thêm quen thuộc với Lời Thiên Chúa trong khung cảnh các hành vi phụng vụ hoặc ít ra những gì liên hệ đến các hành vi ấy.

a) Cử hành lời Chúa

65. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã khuyến khích tất cả các Mục tử phổ biến trong các cộng đoàn đã được ủy thác cho các ngài những thời khắc dành cho việc cử hành Lời Chúa.227 Đây là một cơ hội ưu tiên gặp gỡ Chúa. Chính vì thế, một thực hành như vậy chỉ có thể càng mang lại lợi ích hơn nữa cho các tín hữu và nên coi đây là một yếu tố có giá trị của việc mục vụ phụng vụ. Các cuộc cử hành này có một tầm quan trọng đặc biệt đối với việc chuẩn bị Thánh Lễ ngày Chúa nhật, hầu giúp các tín hữu có thể đi sâu hơn vào sự phong phú của Sách Bài đọc, hầu suy ngẫm và cầu nguyện với Kinh Thánh, nhất là trong các mùa phụng vụ quan trọng là Mùa Vọng và Lễ Giáng Sinh, Mùa Chay và Lễ Phục Sinh. Phải khuyến khích mạnh mẽ việc cử hành Lời Thiên Chúa trong các cộng đoàn mà, vì thiếu linh mục, họ không thể cử hành hy lễ Thánh Thể vào những ngày lễ buộc. Vẫn lưu ý đến các chỉ dẫn đã được nêu ra trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum caritatis liên quan tới các cuộc cử hành ngày Chúa nhật khi không có linh mục,228 tôi yêu cầu các giới chức có thẩm quyền soạn ra các sách nghi thức, căn cứ vào kinh nghiệm của các Giáo Hội địa phương. Trong những hoàn cảnh như thế, phải cổ võ các buổi cử hành Lời Chúa có khả năng nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu, trong khi phải tránh lẫn lộn các cuộc cử hành này với các cử hành Thánh Thể; “đúng ra đây là dịp ưu tiên cầu xin với Thiên Chúa để Ngài gửi đến các linh mục thánh thiện như lòng Ngài mong ước”.229

Ngoài ra, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng mời gọi cử hành Lời Thiên Chúa vào các dịp hành hương, các lễ đặc biệt, các ngày tĩnh tâm và các ngày đặc biệt dành cho việc thống hối, đền tạ hay xin tha thứ. Liên hệ đến các hình thức đạo đức bình dân, dù đây không phải là những hành vi phụng vụ và phải tránh lẫn lộn chúng với các cử hành phụng vụ, vẫn nên rút cảm hứng từ các hình thứ này và nhất là các hình thức này phải dành một chỗ đúng đắn cho việc công bố và lắng nghe Lời Thiên Chúa; quả vậy, “lòng đạo đức bình dân phải thấy Kinh Thánh là một nguồn cảm hứng bất tận, những điển hình về cầu nguyện không ai sánh được và những đề nghị về các chủ đề đặc biệt phong phú”.230



b) Lời Chúa và sự thinh lặng

66. Nhiều góp ý của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhấn mạnh tới giá trị của sự thinh lặng trong tương quan với Lời Thiên Chúa và việc tiếp nhận Lời trong đời sống các tín hữu.231 Quả thật, Lời chỉ có thể được công bố và lắng nghe trong thinh lặng, cả bề ngoài lẫn bề trong. Thời đại chúng ta không cổ võ sự tĩnh lặng, nên đôi khi chúng ta có cảm tưởng người ta sợ phải tách mình ra khỏi các phương tiện truyền thông đại chúng, dù chỉ trong khoảnh khắc. Chính vì thế, ngày nay, cần phải giáo dục Dân Thiên Chúa về giá trị của sự thinh lặng. Tái khám phá tính cách trung tâm của Lời Thiên Chúa trong đời sống Giáo Hội có nghĩa là tái khám phá ý nghĩa của sự tĩnh lặng và sự bình an nội tâm. Truyền thống cổ kính của các Giáo Phụ dạy chúng ta rằng các Mầu nhiệm của Chúa Kitô đều có liên hệ với sự thinh lặng;232 chỉ nhờ thinh lặng, Lời mới đến cư ngụ trong chúng ta, như nơi Đức Maria, vừa là người phụ nữ của Lời vừa là người phụ nữ của thinh lặng. Các nền phụng vụ của chúng ta phải tạo sự dễ dàng cho việc lắng nghe chân chính này: Verbo crescente, verba deficiunt ( Để Lời Thiên Chúa được lớn lên, thì các lời nói của con người phải ít đi).233

Ước gì giá trị này đặc biệt rạng sáng lên trong Phụng vụ Lời Chúa, “một cuộc cử hành phải được thực hiện thế nào hầu cổ võ việc suy niệm”.234 Khi được tiên liệu, sự thinh lặng phải được coi là “một thành phần của cuộc cử hành”.235 Chính vì thế, tôi khuyến khích các Mục tử cổ võ các giây phút tĩnh lặng, nhờ thế, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Lời Thiên Chúa được đón nhận vào trong lòng.



c) Công bố long trọng Lời Thiên Chúa

67. Một gợi ý nữa đã được nêu ra trong Thượng Hội Đồng: công bố long trọng Lời, cách riêng công bố Tin Mừng, nhất là trong các ngày lễ phụng vụ quan trọng, bằng cách sử dụng quyển Sách Tin Mừng để rước kiệu trong nghi thức nhập lễ, rồi được phó tế hay một linh mục đặt lên giá sách để được công bố. Bằng cách đó, ta giúp Dân Thiên Chúa nhận biết rằng “đọc Tin Mừng là đỉnh cao của phụng vụ Lời Chúa”.236 Khi theo các chỉ dẫn trong Trình bày tổng quát Sách Bài đọc trong Thánh Lễ, nên làm nổi bật việc công bố Lời Thiên Chúa, nhất là bài Tin Mừng, bằng lời hát, đặc biệt trong một số lễ trọng. Nên hát lời chào, lời loan báo mở đầu: “Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo…” và lời kết thúc “Đó là Lời Chúa”, để nêu bật tầm quan trọng của điều vừa được đọc.237

d) Lời Thiên Chúa trong nhà thờ

68. Để giúp cho việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, không được coi thường các phương tiện có thể giúp các tín hữu chú ý hơn. Muốn thế, cần phải quan tâm tới độ vang âm trong các nhà thờ, trong khi vẫn phải tôn trọng các quy tắc phụng vụ và kiến trúc. “Khi xây dựng các nhà thờ, các Giám mục được trợ giúp thích đáng, phải quan tâm làm cho các nhà thờ thành những nơi phù hợp cho việc công bố Lời, suy niệm và cử hành Thánh Thể. Các không gian thánh, cho dù ở bên ngoài hành vi phụng vụ, cũng phải có tính hùng hồn, do trình bày Mầu nhiệm Kitô giáo trong tương quan với Lời Thiên Chúa”.238

Phải đặc biệt chú trọng tới giảng đài như là nơi chốn phụng vụ để công bố Lời Thiên Chúa. Giảng đài nên đặt ở một nơi ai cũng thấy để các tín hữu tự nhiên hướng về đó trong phần phụng vụ Lời Chúa. Nên làm giảng đài cố định, như một yếu tố được trang trí hài hoà về thẩm mỹ với bàn thờ, để diễn tả cách hữu hình nghĩa thần học của hai bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Các bài đọc, Thánh vịnh đáp ca và công bố Tin Mừng Phục Sinh phải được công bố từ giảng đài; hơn nữa tại đây cũng có thể giảng và đọc lời nguyện các tín hữu.239



Ngoài ra, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đề nghị trong các nhà thờ nên dành một chỗ danh dự để đặt Sách Thánh, ngay cả khi ở ngoài các cuộc cử hành phụng vụ.240 Quả thế, nên để quyển sách chứa Lời Thiên Chúa có một chỗ danh dự ai cũng thấy ở bên trong đền thờ Kitô giáo, mà không phương hại tới vị trí trung tâm dành riêng cho nhà tạm chứa Mình Thánh Chúa.241

e) Chỉ dùng các bản văn Kinh Thánh trong phụng vụ

69. Ngoài ra, Thượng Hội Đồng đã mạnh mẽ nhấn mạnh về một điểm đã từng được luật phụng vụ quy định:242 không bao giờ được thay thế các bài đọc rút từ Kinh Thánh bằng các bản văn khác, cho dù có ý nghĩa đến đâu về phương diện thiêng liêng hay mục vụ: “Không một bản văn tu đức hay văn chương nào có thể đạt giá trị và sự phong phú chứa đựng trong Kinh Thánh, tức là Lời Thiên Chúa”.243 Đây là một quy luật cổ xưa của Giáo Hội phải được duy trì.244 Đứng trước một số lạm dụng, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng nhắc lại tầm quan trọng của việc không bao giờ được thay thế Kinh Thánh bằng các bài đọc khác.245 Cũng nên nhớ rằng Thánh vịnh đáp ca cũng là một Lời Thiên Chúa, và do đó, không được thay thế bằng các bản văn khác, và rất nên hát.

f) Thánh ca phụng vụ cảm hứng từ Kinh Thánh

70. Trong khung cảnh đề cao Lời Thiên Chúa trong cử hành phụng vụ, cũng phải quan tâm đến bài ca dành cho những lúc được tiên liệu theo từng nghi thức, dành ưu tiên cho các bài ca rõ ràng rút cảm hứng từ Kinh Thánh và diễn tả vẻ đẹp của Lời Chúa, bằng sự hoà hợp giữa nhạc và lời. Theo chiều hướng này, nên đề cao các bài ca mà Truyền thống Giáo Hội đã để lại và là những bài tôn trọng tiêu chuẩn này. Tôi nghĩ cách riêng tới tầm quan trọng của bình ca Grêgôriô.246

g) Lưu tâm đặc biệt tới những người khiếm thính
và khiếm thị


71. Trong bối cảnh này, tôi cũng muốn nhắc lại rằng Thượng Hội Đồng đã khuyến cáo là phải đặc biệt lưu tâm tới những ai vì hoàn cảnh riêng, đang gặp khó khăn, khiến không thể tham gia tích cực vào phụng vụ, như chẳng hạn những người không thấy được hoặc không nghe được. Tôi khuyến khích các cộng đồng Kitô hữu, trong mức độ có thể, tiên liệu các dụng cụ thích hợp để trợ giúp những anh chị em đang chịu đau khổ vì các khó khăn này, để cả họ nữa, họ cũng có khả năng cảm nhận tiếp xúc sống động với Lời Chúa.247

LỜi THIÊN Chúa trong ĐỜi SỐng Giáo HỘi

Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương