TÂm sở VẤN ĐÁp tỳ khưu Chánh Minh LỜi nóI ĐẦU “Ý dẫn đầu các pháp”



tải về 0.61 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.61 Mb.
#30346
1   2   3   4   5   6   7   8   9

66- HỎI: Hãy trình bày tứ ý nghĩa của tâm sở Dục?

Đáp:

Tứ ý nghĩa của tâm sở Dục là:



  • Trạng thái: mong mõi có được cảnh (kattukamyatā lakkhana).

  • Phận sự: tìm kiếm cảnh (ārammaṇapariyesana raso).

  • Thành tựu: Được cảnh mong mõi (ārammaṇa atthikatā paccupaṭṭhāna).

  • Nhân cần thiết: Có cảnh đáng ao ước (ārammaṇa padaṭṭhāna).

Giải thích:

Trạng thái: Tâm sở Dục có sự mong mõi cảnh, nghĩa là nói đến sự mong muốn có cảnh sắc để thấy, mong muốn có cảnh thinh để nghe… mong mõi được nhận biết các đối tượng một cách dễ dàng. Đây là trạng thái của tâm sở Dục.

Sự mong mõi cảnh của tâm sở Dục không giống sự mong muốn của tâm sở Tham (lobha cetasika). Mong muốn của tham có sự dính mắc trong cảnh, mong muốn của Dục (chanda) không dính mắc trong cảnh.

Như mong ước có tiền để làm phước, hoặc mong muốn có tài vật để phân phát ban bố.

Tâm sở Dục được ví như người bắn cung mong tìm được mũi tên, khi tìm được mũi tên thì lại bắn đi chớ không cất giữ lại. Cũng vậy, tâm sở Dục mong mõi cảnh nhưng không nắm giử cảnh, tức là mong muốn đem lại lợi ích cho tha nhân.

Nhưng không phải vì thế mà tâm sở Dục có sức mạnh kém hơn so với tâm sở tham, đôi khi Dục trở thành pháp Trưởng (adhipatidhamma). Tuy vậy, đặc tính “mong mõi” của tâm sở Dục không hề thay đổi. Tức là, dù cho có làm Trưởng tất cả các pháp đồng sanh, nhưng sự bám chắc cảnh vẫn không hề có đối với tâm sở Dục. Ví như vị Đại Đế, tuy có quyền hành lớn nhất, nhưng không “tham quyền cố vị”.

Phận sự: Khi có sự mong muốn trong cảnh, thì tâm sở Dục phải có sự tìm kiếm cảnh đã mong muố, để thích hợp với sự mong mõi ấy.

Nhưng sự tìm kiếm cảnh có nhiều cách khác nhau, tức là có thể tìm kiếm cảnh dục lạc, tìm kiếm cảnh pháp tánh, tìm kiếm sự hiểu biết, tìm kiếm trạng thái bất tử …Đây là phận sự của Chanda (dục).

Sự tìm kiếm cảnh dục lạc tuy là phận sự của tâm sở Dục thật, nhưng lại do sức mạnh của Tham dẫn dắt. Như khi thấy, nghe … Hành giả sẽ thấy rõ sự dính mắc trong cảnh sắc, cảnh thinh…

Đối với sự tầm cầu thiện pháp, sự hiểu biết, trạng thái bất tử hoặc sự tìm kiếm tài vật nhằm đem lại ích lợi cho tha nhân. Những sự tầm cầu này là do năng lực trực tiếp của tâm sở Dục khi làm trưởng.

Có câu hỏi rằng:

Tìm kiếm cảnh dục lạc là do sức mạnh của Tham hay tham dục (kāmachanda) dẫn đầu, nên có sự dính mắc trong cảnh. Còn sự tìm kiếm do năng lục của Dục thì không có Tham dự vào. Nếu người tầm cầu Pháp, khi chứng đạt rồi (như chứng thiền chẳng hạn), có sự dính mắc vào trong đó, vậy có phải do năng lực của Tham không?

Đáp rằng:

Sự dính mắc trong cảnh thượng pháp ấy không phải do năng lực của Tham, mà do năng lực của Dục (chanda), có Tín (saddhā) hoặc Trí (paññā) dẫn đầu. Vì sự dính mắc do sức mạnh của tham dục (kāmachanda) trong cảnh dục lạc thường dẫn đến sự nóng nảy khổ tâm cho người ấy.

Còn sự dính mắc do năng lực của Dục (chanda) thường làm cho người ấy xa lìa trạng thái nóng nảy khổ tâm.

Thành tựu: Khi Hành giả quán sát thấy rõ bằng trí tuệ rằng “cảnh đáng mong mõi” đãhiện bày. Đó là sự thành tựu của tâm sở Dục.

Nhân cần thiết: Trợ sanh cho tâm sở Dục là các cảnh khác nhau như cảnh sắc chẳng hạn.

67- HỎI: Mỗi tâm sở Biến hành hợp được bao nhiêu tâm và bao nhiêu sở hữu?

Đáp:

Do tính cách “hợp trong tất cả các tâm” nên mỗi tâm sở Biến hành đều hợp trong 89 tâm hay 121 tâm (tính rộng). Đồng thời hợp với 51 tâm sở (trừ tâm sở ấy ra) vì không thể tự hợp.

Như nói: “tôi đi chung với thân tộc, bạn bè”, chứ không thể nói “tôi đi chung với tôi”.

Trong Mahāvaṃsa (Đại Sử) có ghi mỗi đối thoại lý thú về sự không tự hợp này như sau:

Để thử trí của vua Devānaṃpiyatissa, Trưởng Lão Mahinda đã hỏi đức vua.


  • Tâu Đại Vương, Ngài có quyến thuộc không?

  • Bạch Ngài, có nhiều.

  • Tâu Đại Vương, Ngài có những người không phải là quyến thuộc không?

  • Bạch Ngài, những người ấy còn nhiều hơn quyến thuộc của Trẫm.

  • Tâu Đại Vương, ngoài những người là quyến thuộc của Đại Vương cùng những người không phải là quyến thuộc, còn có ai không?

  • Bạch Ngài, còn có Trẫm.

Nói rằng: “mỗi tâm sở Biến hành hợp trong tất cả tâm” đó là điều chắc chắn.

Còn nói “mỗi tâm sở Biến hành hợp với 51 tâm sở còn lại” là nói tổng quát, vì vẫn có sự có sự bất định. Khi tâm sở Biến hành phối hợp theo từng loại tâm thì có một số tâm sở sanh lên trong tâm đó, số khác lại không. Như trong tâm bất thiện thì không có những tâm sở tịnh hão (sobhanacetasika) phối hợp, trong tâm Tịnh hảo thì không có những tâm sở Bất thiện (akusalacetasika) hợp do đó cần phải loại trừ ra. Học viên nên lưu ý điều này.



68- HỎI: Mỗi tâm sở Biệt cảnh hợp được bao nhiêu tâm?

Đáp:

Vì những tâm sở này chỉ sanh lên khi có những cảnh thích hợp. Do đó sự phối hợp với các tâm có sự khác nhau, có những tâm không có tâm sở Biến hành phối hợp, hoặc tâm sở Biến hành này chỉ hợp trong tâm này mà không hợp trong tâm kia. Lần lượt các tâm sở Biến hành phối hợp với các tâm như sau:



  • Tâm sở Tầm hợp được 55 tâm là: 44 tâm Dục giới (trừ ngũ song thức) + 11 tâm Sơ thiền (3 tâm sơ thiền hiệp thế + 8 tâm Sơ thiền siêu thế).

  • Tâm sở Tứ hợp được 66 tâm là: 55 tâm có tâm sở Tầm + 11 tâm Nhị thiền.

  • Tâm sở Thắng giải hợp được 111 tâm trừ đi (ngũ song thức + tâm Si hợp hoài ghi).

  • Tâm sở Tinh tấn hợp được 105 tâm: lấy 121 tâm – (15 tâm quả vô nhân + tâm hướng ngũ môn).

  • Tâm sở Hỷ hợp 51 tâm thọ hỷ (trừ tâm tứ thiền).

Đó là:

  • 18 tâm dục giới thọ hỷ (4 tâm Tham thọ hỷ + tâm Quan sát thọ hỷ + tâm Sinh tiếu + 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ).

  • 33 tâm thiền (11 tâm Sơ thiền + 11 tâm Nhị thiền + tâm Tam thiền).

  • Tâm sở Dục hợp được 101 tâm (trừ 18 tâm vô nhân + 2 tâm si).

Dứt phần Vấn đáp về tâm sở Tợ Tha

MỤC LỤC

Lời nói đầu



Phần I:

Vì sao gọi là Tâm sở? 10

Tứ ý nghĩa của Tâm sở ra sao? 17

Thế nào là Tâm sở Tợ tha? 20



A – Tâm sở biến hành

      1. Tâm sở Xúc 28

      2. Tâm sở Thọ 36
        Tâm sở Thọ lạc 47
        Tâm sở Thọ khổ 51
        Tâm sở Thọ hỷ 53
        Tâm sở Thọ ưu 55
        Tâm sở Thọ xả 58

      3. Tâm sở Tưởng 69

      4. Tâm sở Tư 83

      5. Tâm sở Nhất hành 97

      6. Tâm sở Mạng quyền 107

      7. Tâm sở Tác ý 115

B – Tâm sở biệt cảnh

  1. Tâm sở Tầm 132

  2. Tâm sở Tứ 145

  3. Tâm sở Thắng giải 152

  4. Tâm sở Tinh tấn (cần) 157

  5. Tâm sở Hỷ 174

  6. Tâm sở Dục 181



1 – Pháp Cú kinh, câu 1-2.

1 - Đại Trưởng lão Nārada – Vi Diệu Pháp toát yếu, tr. 96.

1 - A.i, 10

1 –A.i, 5

1 - Gồm 18 tâm Vô nhân (xem Tâm vấn đáp).

1 - Xem Quy trình tâm Pháp - Lộ ngũ môn.

1 - A.v. 106.

2 - Đại trưởng lão Nārada – Vi Diệu Pháp toát yếu, tr.103.



1 – Dhammasaṅgani – Chương tâm sanh.

1 - Tạng Diệu Pháp - Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani).

1 - Trường Bộ, kinh Đế Thích vấn đạo (Sakkapañhāsutta).

2 – Pháp Cú kinh, câu 204.

1 – Trung Bộ II – kinh Đa thọ (bahuvedaniyasuttaṃ)

1 - Sớ giải Kinh Pháp Cú, câu 203.

1 - Sớ giải kinh Pháp Cú, câu 57.

1 - Tạng Diệu Pháp - Bộ Pháp Tụ - Đầu đề tam (Mātikā).

1 - Tạng Diệu Pháp - Bộ Phân Tích, phần Duyên khởi phân tích theo Vi Diệu Pháp.

1 – Pháp Cú kinh, câu 41 – HT. Thích Minh Châu dịch.

1 – Trung Bộ - kinh Đa thọ (bahuvedanāsuttaṃ)

1 – Trung Bộ II – Kinh Đa Thọ.

1 – A.iii, 57.

1 - Sớ giải kinh Pháp Cú, câu 57.

1 – Trung bộ - kinh Căn Bản 50.

1 Trưởng lão Nārada - Vi Diệu Pháp Toát Yếu – Phạm Kim Khánh dịch. Trang 105

1 – A.iii, 446.

2 –A.v, 105.

1 – Trung Bộ - Kinh Nhất Dạ hiền giả.

1 – Trung Bộ - kinh Hữu Minh tiểu kinh (Cūḷa vedallasuttaṃ).

1 – Trung Bộ I- Kinh Gò Mối.

1 Tương ưng kinh

1 – Pháp Cú kinh, câu 42.

1 – Pháp Cú kinh, câu 43.

1 – A.v. 106.

1 – Pháp Cú kinh, câu 34 – HT. Thích Minh Châu dịch.

1 -Trường Bộ - Kinh Đế Thích vấn đạo.

1 –A.iii, 16.

1 – A.i, 8.

2 – A.i, 12.

3 – A.i, 14.

1 –A.v, 106.

2 - Milindapañhā (Mi-Tiên vấn đáp) - Đại Trưởng lão Giới Nghiêm dịch - phẩm 1, câu hỏi số 7.

1 – S.v, 79.

2 – S.v, 31 – Như lý

1 – Milindapañhā (Mi-Tiên vấn đáp) - Đại Trưởng lão Giới Nghiêm dịch - phẩm 1, câu hỏi số 7

1 – xem Quy trình tâm pháp.

1 - Tập Sớ giải thích là tầm (vitaka).

2 - S.v, 417 (các tầm).

3 - Trung bộ, kinh Song tầm (Dvedhā vitakkasutta) .

1 Dhammasaṅgini (Pháp Tụ) – Mātikā (mẫu đề tam) - Đại Trưởng lão Tịnh Sự dịch.


1 - Tập Sớ giải thích là tầm (vitaka).

2 -Trong S.v, 417 thì mā akusalaṃ cittakke cittakeyyā, Tập Sớ là chỉ cho Tầm, còn ở đây chỉ cho Tứ.

3 –S.v, 418

1 – Kinh Pháp Cú, câu 11.

2 – Kinh Pháp cú, câu 12.

1 – Kinh Pháp cú, câu 116 – HT. Thích Minh Châu dịch.

1 – Trường Bộ, Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahā parinibbānasuta)

1 - Đức Bửu Chơn – Kho tàng Pháp Bảo.

2 – S.v, 100.

3 – S.v, 12.

1 – Suttanipāta (kinhTập) – Kinh Dạ xoa Ālavaka.

2 – S.v, 12.

1 – S.i, 2.

1 – A.iv, 247.

1 – Xem A.iv, 332.

1 – Pháp Cú kinh câu 16, bản Anh ngữ của Đại Trưởng lão Nārada, ông Phạm Kim Khách dịch.

1 - Sớ giải Thanh Tịnh Đạo ( Visuddhimagga- atthakātha).

1 - Thắng Pháp tập Yếu Luận.

1 – Chú giải kinh Pháp cú, câu 2.

1 – A.v. 106.



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương