TÓm lưỢc các quy đỊnh pháp lý VỀ kiểm toán nhà NƯỚC (sai) MỘt số NƯỚc trên thế giớI



tải về 282.36 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích282.36 Kb.
#23373
1   2   3   4



  1. SAI CÁC NƯỚC CHÂU MỸ



Stt

TÊN SAI

QUY ĐỊNH PHÁP LÝ

1

Mỹ

(Cơ quan Tổng kế toán - General Accounting Office )



  1. Luật kế toán và ngân sách năm 1921.

  2. Là cơ quan độc lập, phi đảng phái và làm việc cho Quốc hội.

  3. Báo cáo kiểm toán trình Tổng thống và Quốc hội (Mục 312).

  4. Tổng kiểm soát kế toán được bổ nhiệm bởi Tổng thống theo đề nghị và chấp thuận của Thượng Nghị viện; miễn nhiệm theo Nghị quyết chung của Quốc hội (Mục 302, 303).

  5. Nhiệm kỳ 15 năm. Tối đa 01 nhiệm kỳ (Mục 303).

2

Canada

(Cơ quan Tổng Kiểm toán - Office of the Auditor General)



1. Luật Tổng Kiểm toán, Luật Quản trị tài chính

2. Cơ quan TKT Canada là cơ quan kiểm toán độc lập phục vụ Nghị viện và sự thịnh vượng của người dân Canada.

3. Tổng Kiểm toán phải báo cáo thường niên cho Hạ viện về những hoạt động của cơ quan mình (Đ7(1)).

Hàng năm, Tổng Kiểm toán lập bản dự toán ngân sách đề nghị Nghị viện cung cấp để trang trải cho lương, trợ cấp và và những chi phí khác của cơ quan mình trong năm ngay sau đó (Đ19(1)). Tổng Kiểm toán có thể lập một báo cáo đặc biệt gửi Hạ viện trong trường hợp khoản ngân sách cung cấp cho cơ quan mình, theo bản dự toán đã trình Nghị viện, là không đủ để thực hiện các nhiệm vụ của mình (Đ19(2)). Tổng Kiểm toán báo cáo trực tiếp lên Nghị viện thông qua Chủ tịch Hạ viện.

4. Hội đồng toàn quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng Kiểm toán với sự đồng ý của cả Thượng viện và Hạ viện. (Đ3(1)).

5. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán là 10 năm, tuổi nghỉ hưu là 65 và không được tái bầu.



3

Argentina

(Toà Thẩm kế - Tribunal of Accounts)



1. Luật về Hoạt động và Tổ chức của Toà Thẩm kế.

2. Hiến pháp Argentina giao nhiệm vụ kiểm toán từ bên ngoài đối với khu vực công của đất nước cho cơ quan lập pháp và Hiến pháp công nhận Cơ quan Tổng Kiểm toán Quốc gia là một thể chế hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan lập pháp. (Tài liệu tại Hội thảo UN/INTOSAI 17).

3. Trình qua Bộ Tài chính dự thảo ngân sách nhà nước hàng năm cho ngành Hành pháp để xem xét.

Trước ngày 31/3 hàng năm, trực tiếp trình trước Nghị viện báo cáo về các hoạt động đã thực hiện. (Đ 84).

Mối quan hệ giữa Toà Thẩm kế với ngành Hành pháp được thực hiện thông qua Bộ Tài chính. (Đ 150).

4. Chủ tịch Toà Thẩm kế được ngành Hành pháp bổ nhiệm thông qua Bộ Tài chính với sự nhất trí của Thượng viện. Việc miễn nhiệm được thực hiện theo các thủ tục như đối với các thẩm phán của ngành Tư pháp (Đ 78).

5. Nhiệm kỳ của Chủ tịch TTK phụ thuộc vào chất lượng công việc đảm nhiệm và năng lực pháp luật. (Đ 78).


4

Bolivia

(Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát - Office of the Comptroller and Auditor General)



1. Hiến pháp; Luật Hành chính và Kiểm soát chính phủ.

2. Tổng thống có thẩm quyền chỉ định Tổng KT&KS từ danh sách do Thượng viện đề xuất (Đ96, Hiến pháp).

Tổng KT & KS trực thuộc Tổng thống nước cộng hoà, do Tổng thống chỉ định từ danh mục được đề xuất bởi Thượng nghị viện và có cùng nhiệm kỳ như chánh án Toà án tối cao (Đ154 Hiến pháp).


5

Brazil

(Toà Thẩm kế - Tribunal of Accounts)



1. Hiến pháp; Luật về Toà Thẩm kế.

2. Quốc hội thực hiện việc kiểm soát từ bên ngoài với sự trợ giúp của Toà Thẩm kế liên bang. (Đ70 & 71, Hiến pháp). Toà Thẩm kế là một cơ quan thuộc Quốc hội thực hiện việc kiểm soát từ bên ngoài việc quản lý tài chính và ngân sách của Liên bang (Đ1, Luật về Toà Thẩm kế liên bang).

3. Toà Thẩm kế gửi, ba lần một năm và hàng năm, báo cáo về các hoạt động của mình cho Quốc hội (Đ71.X(4), Hiến pháp).

4. Lãnh đạo Toà Thẩm kế gồm 9 bộ trưởng (minister), do Tổng thống bổ nhiệm sau khi đã được Thượng viện liên bang phê duyệt, tuổi ít nhất là 35 (Đ2 & 4, Luật về Toà Thẩm kế liên bang).

5. Các bộ trưởng được bảo đảm nắm giữ cương vị cho đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 70 (Đ 5, Luật về TTK liên bang). Chủ tịch và Phó Chủ tịch Toà Thẩm kế được bầu bằng bỏ phiếu kín trong số 9 bộ trưởng với nhiệm kỳ là 1 năm (Đ9, Luật về TTK Liên bang).


6

Chilê

(Cơ quan Tổng Kiểm soát - The Comptroller General's Office)



1. Hiến pháp; Luật Tổ chức và Thẩm quyền của Cơ quan Tổng Kiểm soát.

2. Cơ quan Tổng Kiểm soát là một cơ quan độc lập thực hiện kiểm soát tính hợp pháp của các hoạt động của Chính quyền. (Đ87, Hiến pháp). Cơ quan Tổng Kiểm soát độc lập với tất cả các bộ, chính quyền và cơ quan của Nhà nước (Đ1, Luật).

3. Báo cáo thường niên của cơ quan Tổng Kiểm soát phải có chữ ký của Tổng Kiểm soát và trình cho Tổng thống và trình cho Nghị viện (Đ10, Hiến pháp).

4. Tổng Kiểm soát do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê duyệt của đa số thành viên Thượng viện (Đ87 Hiến pháp).

Sự miễn nhiệm đối với Tổng Kiểm soát và Phó Tổng Kiểm soát theo lệnh của Tổng thống sau khi đã có quyết định của toà án giống như thủ tục miễn nhiệm thẩm phán toà dân sự tối cao theo những lý lẽ do thẩm phán Tòa án Tối cao đưa ra.

5. Nhiệm kỳ công tác của Tổng Kiểm soát kết thúc khi Tổng Kiểm soát tròn 75 tuổi (Đ87 Hiến pháp).



7

Cuba

(Bộ Kiểm toán và Kiểm tra - Ministry of Audit and Control)



1. Luật về Tổ chức chính quyền trung ương nhà nước.

2. Bộ Kiểm toán và Kiểm tra Cuba được thành lập tháng 4/2001, là cơ quan của Chính phủ. (Báo cáo của Đoàn công tác Cu Ba của KTNN 21-27/9/2003).



8

Mê-hi-cô

(Cơ quan Kế toán trưởng Kho bạc - Office of the Chief Accountant of the Treasury)



1. Hiến pháp; Luật về Tổ chức của Cơ quan Kế toán trưởng Kho bạc.

2. Cơ quan Kế toán trưởng Kho bạc là một đơn vị kỹ thuật của Hạ viện thực hiện nhiệm vụ thẩm tra Tài khoản Công của Chính phủ Liên bang và Tài khoản Công của các Huyện Liên bang. Khi thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Kế toán trưởng Kho bạc chịu sự giám kiểm soát của Uỷ ban Giám sát do Hạ Nghị viện bổ nhiệm (Đ.1, Luật về Tổ chức).

3. Cơ quan Kế toán trưởng Kho bạc báo cáo về kết quả thẩm tra Tài khoản Công cho Hạ viện thông qua Uỷ ban Giám sát trong thời gian 10 ngày đầu tiên của tháng 9 năm ngay kế tiếp năm của Tài khoản Công (Đ.3.II(b). Cơ quan Kế toán trưởng Kho bạc chậm nhất là đến ngày 10/9 năm tiếp theo năm nhận Tài khoản Công tiến hành kiểm tra và gửi báo cáo kết quả cho Hạ viện qua Uỷ ban Giám sát (Đ.26, Luật Tổ chức).

4. Kế toán trưởng Kho bạc do Hạ nghị viện bổ nhiệm từ danh sách đã lựa chọn do Uỷ ban Giám sát đề nghị (Đ.2, Luật về Tổ chức).

5. Kế toán trưởng Kho bạc có nhiệm kỳ công tác là 8 năm và có thể giữ cương vị này thêm một nhiệm kỳ 8 năm nữa (Đ.5, Luật về Tổ chức).


9

Pêru

(Cơ quan Tổng Kiểm soát - Office fo the Comptroller General )



  1. Hiến pháp; Luật Tổ chức hệ thống kiểm soát quốc gia.

  2. Cơ quan Tổng KS là cơ quan trung ương, tự quyền, là một bộ phận của Hệ thống Kiểm soát Quốc gia (Đ.146, Hiến pháp).

  3. Cơ quan Tổng KS là cơ quan cao nhất phụ trách việc kiểm soát Khu vực công toàn quốc, là một cơ quan tự quyền trong thực hiện chức năng của mình, độc lập về hành chính và chức năng (Đ.11, Luật).

Khi thực thi quyền hạn của mình, Cơ quan lập pháp có quyền lệnh thực hiện một cuộc kiểm toán đối với Cơ quan Tổng KS trên cơ sở ký hợp đồng với một công ty kiểm toán tư nhân (Đ.23, Luật).

Quyết định của Tổng Kiểm soát trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình là cuối cùng, không được tiếp tục kiếu nại tới bất kỳ cơ quan nào khác. Các nhiệm vụ đó chỉ có thể bị chính thức đình lại bởi sự khởi tố tại Toà án Tối cao (Đ.26, Luật).



  1. Cơ quan Tổng KS trình báo cáo kiểm toán Tổng quyết toán Khu vực công Quốc gia cho cơ quan Lập pháp (Đ.12, Luật).

  2. Tổng KS được bổ nhiệm bởi Thượng viện theo đề nghị của Tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm. Thượng viện có thể miễn nhiệm Tổng KS (Đ.146, Hiến pháp). Tổng KS tuyên thệ nhậm chức trước Toà án Tối cao (Đ.14, Luật).

  3. Nhiệm kỳ 6 năm, có thể được tái bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ (Đ.14, Luật).

10

Venezuela

(Cơ quan Tổng Kiểm soát - Office of the Comptroller General)



  1. Hiến pháp; Luật Tổ chức của Cơ quan Tổng KS.

  2. Cơ quan Tổng KS là một cơ quan trực thuộc Nghị viện trong chức năng kiểm soát đối với Kho bạc Công và được tự quyền về chức năng khi thực hiện quyền hạn của mình (Đ.236, Hiến pháp).

  3. Hàng năm, Tổng KS phải trình trước Nghị viện một bản báo cáo về công việc thực hiện bởi Cơ quan Tổng KS. Tương tự, Tổng KS phải trình bất kỳ báo cáo nào khác mà Nghị viện hoặc Chính phủ Quốc gia yêu cầu tại bất kỳ thời gian nào (Đ. 239, Hiến pháp).

  4. Hai viện của Nghị viện, trong một phiên họp chung, sẽ bầu Tổng KS trong vòng 30 ngày đầu mỗi nhiệm kỳ. Trong trường hợp khuyết cương vị Tổng KS dài hạn, thì cả hai viện của Nghị viện sẽ xúc tiến để bầu một người mới cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ Nghị viện (Đ.238, Hiến pháp).

11

Tunisia


(Cơ quan Kiểm toán - Audit Office)

  1. Hiến pháp nước Cộng hoà Tunisia năm 1998; Đạo luật số 68-8 năm 1968 (sửa đổi bổ sung bằng Đạo luật số 70-71/1970 và Luật cơ bản số 90-82/1990) quy định về tổ chức của Cơ quan Kiểm toán; Nghị định năm 1971.

  2. Cơ quan Kiểm toán là một bộ phận cấu thành của Hội đồng Nhà nước do Tổng thống đứng đầu (Hội đồng Nhà nước bao gồm: Toà hành chính và Cơ quan Kiểm toán, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng). Hội đồng Nhà nước trực thuộc sự quản lý hành chính của Thủ tướng (Điều 69 Hiến pháp).

  3. Báo cáo trình Tổng thống và Quốc hội (Điều 23 Nghị định năm 1971).

  4. Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán (Chủ tịch thứ nhất) được bổ nhiệm trong số các quan chức nhà nước cấp cao .

12

Colombia

(Cơ quan Tổng kiểm soát Colombia)



  1. Hiến pháp (Điều 59, 60, 102, 113). Các điều khoản quy định về chức năng của Cơ quan Tổng kiểm soát.

  2. Là cơ quan giám sát công tác quản lý tài chính và không có chức năng quản lý ngoại trừ vấn đề quản lý trong nội bộ cơ quan (Hiến pháp).

  3. Hàng tháng, Tổng kiểm soát trình Tổng thống báo cáo về tình hình tài chính tháng trước của chính quyền quốc gia, đồng thời gửi bản sao tới Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quỹ tín dụng công (Điều 31 Luật Nghị định 911 năm 1932). Báo cáo kiểm toán hàng năm về hoạt động tài chính của Chính phủ quốc gia được trình lên Tổng thống và Quốc hội để xem xét (Điều 32 Luật Nghị định 911).

  4. Tổng Kiểm soát được bầu bởi Hạ Nghị viện (Hiến pháp).

  5. Tổng kiểm soát giữ nhiệm kỳ 4 năm (Hiến pháp).



  1. SAI CÁC NƯỚC CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU PHI



Stt

TÊN SAI

QUY ĐỊNH PHÁP LÝ

1

Australia

(Cơ quan Kiểm toán Quốc gia - National Audit Office)




1. Luật Tổng Kiểm toán năm 1997, số 151, 1997; Luật Trách nhiệm giải trình và Quản lý tài chính 1997, số 154, 1997.

2. Tổng Kiểm toán là một cán bộ độc lập của Nghị viện (Đ.3(8), Luật Tổng KT).

Không hàm ý bất kỳ quyền hạn nào của Nghị viện xuất phát từ việc Tổng Kiểm toán là một cán bộ độc lập của Nghị viện (Đ.8, Luật Tổng KT).

3. Tổng KT phải đệ trình báo cáo kiểm toán năm cho cả hai viện của Nghị viện (Đ.28, Luật Tổng KT).

4. Tổng Kiểm toán do Toàn quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Thượng viện hoặc Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Thượng viện hay Hạ viện không được đề nghị bổ nhiệm Tổng Kiểm toán lên Toàn quyền trừ phi đã chuyển đề nghị đang đề xuất này đến cho Uỷ ban Hỗn hợp về Kiểm toán và Kế toán công của Nghị viện xem xét và đã được Uỷ ban này phê duyệt. (Phụ lục 2(1)).

Toàn quyền có thể miễn nhiệm Tổng Kiểm toán nếu cả hai viện của Nghị viện, tại phiên họp chung, gửi đề nghị lên Toàn quyền miễn nhiệm Tổng Kiểm toán vì lý do có hành vi sai trái hay thiểu năng trí lực hoặc thể lực (Đ.6, Phụ lục 1).

Tổng KT có thể từ chức bằng gửi Toàn quyền một bản thông báo từ chức có ký tên (Đ. 5, Phụ lục 1).

5. Tổng Kiểm toán có nhiệm kỳ 10 năm (Phụ lục 1(1)) và không được tái bổ nhiệm (Phần 1(4)).



2

Niu Di-lân

(Cơ quan Kiểm toán - Audit Office)



1. Luật Tài chính công (nội dung về Cơ quan Kiểm toán).

2. Theo Luật Quỹ hưu Chính phủ 1956, Tổng KT & KS phải nhận thức là mình được giao nhiệm vụ để phụng sự cho Nữ hoàng (Tr. 1230).

3. Hàng năm, Tổng KT & KS phải trình bày báo cáo trước Nghị viện trước ngày họp thứ 8 của Nghị viện (Tr. 1240). Tổng KT & KS có quyền thông tin cho bất kỳ Bộ trưởng nào hay bất kỳ người nào về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến các tài khoản hay hoạt động nào chịu sự kiểm toán của Cơ quan Kiểm toán (Tr. 1240).

4. Tổng và Phó Tổng Kiểm toán và Kiểm soát do Toàn quyền, thay mặt Nữ hoàng, bổ nhiệm (Tr. 1229 và Tr. 1231). Tổng KT & KS không được là thành viên của Nghị viện hay thành viên của bất kỳ cơ quan quyền lực nào (Tr. 1230). Tổng KT & KS có thể bị miễn nhiệm hay đình nhiệm bởi Toàn quyền theo giải trình của Hạ Nghị viện (Tr. 1230).

5. Nhiệm kỳ của Tổng KT & KS là 5 năm, nghỉ hưu ở tuổi 60, nếu đến tuổi 60 mà nhiệm kỳ chưa đủ 5 năm thì sẽ giữ cương vị này đến đủ 5 năm (Tr. 1230).


3

Ai cập

(Cơ quan Kiểm toán Trung ương - Central Auditing Organization)



1. Luật Cơ quan Kiểm toán Trung ương.

2. Cơ quan Kiểm toán Trung ương là một tổ chức độc lập, một thể nhân trực thuộc Đại hội Nhân dân giúp Đại hội Nhân dân thực hiện chức năng kiểm soát (Đ1).

3. Báo cáo thường niên của CQKTTƯ về các phát hiện kiểm toán của mình được gửi cho Tổng thống, Đại hội Nhân dân và Thủ tướng (Đ18).

4. Chủ tịch CQKTTƯ được bổ nhiệm theo đề cử của Tổng thống và sự phê duyệt của Đại hội Nhân dân. Việc bổ nhiệm này được ban hành bởi một sắc lệnh của Tổng thống.

Chủ tịch CQKTTƯ có thể bị miễn nhiệm khỏi chức vụ bởi một sắc lệnh của Tổng thống sau khi có sự phê duyệt của đa số đại biểu Đại hội Nhân dân (Đ20).


4

Nam phi


(Cơ quan Tổng kiểm toán - Office of the Auditor General)

  1. Hiến pháp năm 1993; Luật tổ chức kiểm toán năm 1992; Luật Tổng kiểm toán năm 1995.

  2. Là cơ quan Nhà nước độc lập và thực hiện chức năng theo Hiến pháp và Luật. Tất cả các cơ quan Nhà nước khác phải hỗ trợ và bảo vệ tính độc lập của Cơ quan kiểm toán; chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội (Hiến pháp; Mục 3 Luật tổ chức kiểm toán).

  3. Báo cáo kiểm toán trình Tổng thống, Quốc hội và bất cứ cơ quan lập pháp nào có lợi ích liên quan trực tiếp tới cuộc kiểm toán; Tất cả các báo cáo kiểm toán phải được công khai trước công chúng (Mục 188 Hiến pháp).

  4. Tổng kiểm toán được bổ nhiệm (miễn nhiệm) bởi Tổng thống theo đề nghị của Quốc hội trên cơ sở nghị quyết được chấp thuận bởi đa số phiếu (Mục 193, 194 Hiến pháp).

  5. Nhiệm kỳ được xác định trong khoảng 5-10 năm (Mục 189 Hiến pháp). Tối đa 01 nhiệm kỳ.

5

Algeria

(Toà Thẩm kế - Court of Audit)



  1. Hiến pháp (Điều 115, 117, 152, 160); Luật số 95-20 về Toà Thẩm kế.

  2. Là cơ quan kiểm toán tối cao có thẩm quyền hành chính và xét xử (Điều 1, 3 Luật).

  3. Báo cáo trình Tổng thống (Điều 170 Hiến pháp). Báo cáo được công bố toàn bộ hoặc một phần trên công báo. Gửi bản sao tới cơ quan lập pháp (Điều 16 Luật).

  4. Chủ tịch là người đứng đầu cơ quan Toà Thẩm kế, thực hiện công tác tổ chức công việc chung. (Điều 41). Vai trò công tố Nhà nước được giao cho Chủ tịch. Chủ tịch tham gia thực hiện quyền tư pháp của Cơ quan Kiểm toán (Điều 43).

6

Ghana

(Cơ quan Tổng Kiểm toán - Office of the Auditor General)



  1. Hiến pháp năm 1992; Luật số 584 năm 2000 về cơ quan Kiểm toán.

  2. Là cơ quan kiểm toán tối cao. Tổng kiểm toán không chịu sự chỉ đạo hay kiểm soát của bất kỳ cá nhân hay cơ quan chính quyền nào.

  3. Báo cáo kiểm toán trình Quốc hội.

  4. Tổng kiểm toán do Tổng thống bổ nhiệm sau khi đã tham vấn Hội đồng Nhà nước (Council of State). Việc miễn nhiệm Tổng kiểm toán do Tổng thống quyết định.

  5. Tổng kiểm toán nghỉ hưu ở độ tuổi 60 nhưng có thể gia hạn thêm 02 năm/lần (Tổng số thời gian không vượt quá 5 năm) và do Tổng thống quyết định sau khi đã tham vấn Hội đồng Nhà nước.

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu tính độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao của INTOSAI năm 2004)

7

Libya

(Cơ quan Kiểm toán Libya)



  1. Luật về Cơ quan kiểm toán năm 1975.

  2. Cơ quan kiểm toán là cơ quan tự quản, trực thuộc Hội đồng chỉ huy cách mạng (Revolutionary Command Council) do Thủ tướng đứng đầu.(Điều 1).

  3. Báo cáo kiểm toán về quyết toán ngân sách Chính phủ được trình lên Hội đông chỉ huy cách mạng và gửi bản sao tới Hội đồng Bộ trưởng (Council of Ministers) và Bộ trưởng Bộ Tài chính (Điều 20).

  4. Người đứng đầu cơ quan kiểm toán được bổ nhiệm và miễn nhiệm theo Nghị quyết của Hội đồng chỉ huy cách mạng. Tổng kiểm toán được hưởng các chế độ theo quy định đối với cấp Bộ trưởng. (Điều 3).

8

Morocco

(Toà thẩm kế - Court of Audit)



  1. Hiến pháp năm 1996. Luật số 62-99 năm 2002.

  2. Là cơ quan kiểm toán tối cao, độc lập với ngành lập pháp và hành pháp. Hỗ trợ Quốc hội trong việc kiểm tra Báo cáo thực hiện luật ngân sách và Tổng quyết toán tuân thủ. Hỗ trợ Chính phủ trong việc thẩm định các chính sách công và đánh giá công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị được kiểm toán.

  3. Báo cáo kiểm toán trình Quốc vương và được công bố trên Công báo.

  4. Chủ tịch Toà thẩm kế do Quốc vương Morocco bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu tính độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao của INTOSAI năm 2004)

Nguồn:

  1. Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ (Biên tập), Chức năng của các SAI.

  2. Tài liệu giới thiệu và website của các SAI.








Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 282.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương