TÓm lưỢc các quy đỊnh pháp lý VỀ kiểm toán nhà NƯỚC (sai) MỘt số NƯỚc trên thế giớI



tải về 282.36 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích282.36 Kb.
#23373
1   2   3   4



  1. SAI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU



Stt

TÊN SAI

QUY ĐỊNH PHÁP LÝ

1

Áo

(Toà Thẩm kế Áo - Court of Audit)



1. Luật Hiến pháp Liên bang; Luật Liên bang về Toà Thẩm kế; Luật Liên bang về Các quy định về thủ tục của Hội đồng quốc gia (National Council).

2. Toà Thẩm kế trực thuộc Hội đồng Quốc gia, giữ vai trò là một cơ quan của Hội đồng Quốc gia. Toà Thẩm kế sẽ giữ vai trò là một cơ quan của Nghị viện tỉnh (Provincial diet) khi kiểm tra những vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của các tỉnh, các công ty của chính quyền địa phương và chính quyền địa phương. Toà Thẩm kế độc lập với Chính phủ liên bang và chính quyền tỉnh. (Đ122, Luật Hiến pháp liên bang).

3. Toà Thẩm kế phải thường niên gửi báo cáo cho Hội đồng quốc gia về các hoạt đông của mình trong năm trước đó, trước ngày 31/12 hàng năm. Tất cả các báo cáo gửi cho Hội đồng quốc gia cùng phải đồng thời gửi cho Thủ tướng liên bang. Một uỷ ban sẽ được Hội đồng quốc gia chỉ định để giải quyết các báo cáo của Toà Thẩm kế. (Đ126d, Luật Hiến pháp liên bang).

4. Chủ tịch Toà Thẩm kế phải do Hội đồng quốc gia bầu theo sự đề cử của Uỷ ban thường vụ Hội đồng quốc gia. Trước khi nhặm chức, Chủ tịch Toà Thẩm kế phải tuyên thệ trước Tổng thống. (Đ122(4) Luật Hiến pháp). Chủ tịch Toà Thẩm kế có thể bị miễn nhiệm theo kết quả bỏ phiếu của Hội đồng quốc gia (Đ123(2), Luật Hiến pháp)

5. Nhiệm kỳ của Chủ tịch TTK là 12 năm và không được bầu lại (Đ122(4) Luật Hiến pháp).


2

Bulgaria

(Cơ quan Kiểm toán Quốc gia - National Audit Office)



1. Luật Cơ quan Kiểm toán Quốc gia

2. Cơ quan kiểm toán quốc gia độc lập với ngành Hành pháp khi thực hiện hoạt động của mình (Đ1(2)). Theo đề nghị của Quốc hội, CQKTQG đưa ra phán quyết của mình về các dự luật ngân sách, tính khả thi của các chương trình chính phủ do ngân sách tài trợ, cũng như các dự án luật có liên quan đến ngân sách nhà nước (Đ3).

3. Chủ tịch CQKTQG phải trình Quốc hội các báo cáo về kết quả các cuộc kiểm tra mà CQKTQG thực hiện; Trình Quốc hội báo cáo năm về hoạt động của CQKTQG về các hoạt động của mình trong năm trước đó (Đ8(2)(3)).

4. CQKTQG gồm 11 người - một Chủ tịch và 10 uỷ viên, do Quốc hội bổ nhiệm và miễn nhiệm. CQKTQG do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 9 năm. Chủ tịch không được tái bầu (Đ6(1)(3)). Chủ tịch và các uỷ viện CQKTQG phải tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội (Đ7(2)).



3

Croatia

(Cơ quan Thẩm tra Nhà nước - State Revision Office)



1. Luật về Cơ quan Thẩm tra Nhà nước

2. Cơ quan Thẩm tra Nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hạ nghị viện Croatia (Đ10). Quy chế hoạt động của Cơ quan Thẩm tra Nhà nước do Hạ nghị viện quy định (Đ11(3))

3. Báo cáo thẩm tra của Cơ quan Thẩm tra Nhà nước phải được trình Hạ nghị viện trong vòng 5 tháng kể từ hạn cuối của báo cáo tài chính hàng năm (Đ11(2)).

4. Thẩm tra viên trưởng Nhà nước đứng đầu Cơ quan Thẩm tra Nhà nước do Hạ nghị viện chỉ định (Đ12).



4

Séc

(Cơ quan Kiểm toán Tối cao - Supreme Audit Office)



1. Hiến pháp; Luật về Cơ quan Kiểm toán Tối cao.

2. Cơ quan Kiểm toán Tối cao là một cơ quan độc lập (Đ97(1))

3. Báo cáo thường niên phải được Chủ tịch đệ trình Hạ nghị viện, thượng viện và Chính phủ trong thời hạn 2 tháng từ khi kết thúc năm ngân sách (Đ18, Luật).

4. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán Tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê duyệt của Hạ nghị viện (Đ97(2)).

5. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Cơ quan Kiểm toán tối cao là 9 năm (Đ10(2) Luật).


5

Đan Mạch

(Cơ quan Kiểm toán quốc gia Đan Mạch - National Audit Office)



1. Luật Tổng Kiểm toán.

2. Tổng Kiểm toán độc lập trong thực hiện nhiệm vụ của mình (P.1(3)).

3. Tổng Kiểm toán phải trình bày báo cáo thường niên về các hoạt động của mình cho Uỷ ban Kế toán công của Nghị viện (P.17(4)). Uỷ ban Kế toán công sẽ chuyển báo cáo này cho Nghị viện và các bộ trưởng có liên quan để lấy ý kiến (P.18).

4. Tổng Kiểm toán do Chủ tịch Nghị viện bổ nhiệm vói sự phê duyệt của Uỷ ban thường vụ Nghị viện (Đ1). Việc đề cử để bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng Kiểm toán do Uỷ ban Kế toán công của Nghị viện thực hiện lên Chủ tịch Nghị viện, Chủ tịch Nghị viện, sau khi thống nhất với các Phó Chủ tịch Nghị viện, sẽ giới thiệu đề cử đó cho Uỷ ban Thường vụ (Đ2).



6

Phần Lan

(Cơ quan Kiểm toán Nhà nước - State Audit Office)



1. Hiến pháp: Luật Kiểm toán Nhà nước

(Ở Phần Lan, ngoài các kiểm toán viên của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước, còn có các Kiểm toán viên Nhà nước của Nghị viện- Parliamentary State Auditors. Cơ quan KTNN không kiểm toán hoạt động quản lý tài chính của Nghị viện, các quỹ do Nghị viện giám sát, hoạt động của Ngân hàng Trung ương và Cơ quan Bảo hiểm quốc gia Phần lan) (KH.2, Luật KTNN).

2. Cơ quan KTNN thuộc phạm vi của Bộ Tài chính (KH.1, Luật KTNN).

3. Cơ quan KTNN phải cung cấp cho Hội đồng Nhà nước, các Kiểm toán viên Nhà nước của Nghị viện và Bộ Tài chính thông tin liên quan đến hoạt động của mình (KH.18, Luật KTNN).

Báo cáo thường niên của Cơ quan KTNN được quy định tại Khoản 65, Nghị định Ngân sách (1992/1243) (KH.20, Luật KTNN).

4. Tổng Kiểm toán được bổ nhiệm bởi Tổng thống theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước (KH.15, Luật KTNN)

Tổng Kiểm toán nghỉ phép từ 1 năm trở xuống do Bộ Tài chính cấp, hơn 1 năm do Hội đồng Nhà nước cấp (KH.16, Luật KTNN).


7

Pháp

(Toà Thẩm kế Pháp - Cour des Comptes)



1. Hiến pháp. Luật kiểm toán, Giới thiệu về Toà Thẩm kế CH Pháp.

2. Toà Thẩm kế là cơ quan độc lập, có quyền độc lập trong lập pháp và hành pháp. Sự độc lập này được bảo đảm bởi quy chế là một cơ quan tư pháp, bởi nhiệm kỳ vĩnh viễn (nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu) của các uỷ viên (những người có cương vị là thẩm phán) và cũng bởi thực tế là Toà Thẩm kế được tự do lập kế hoạch kiểm toán của mình (Trang 589).

3. Hàng năm, Toà Thẩm kế ban hành 3 báo cáo chính và một số báo cáo đặc biệt, nhất là về vấn đề hoạt động. Báo cáo về việc thực hiện luật ngân sách và báo cáo về việc thực hiện luật tài trợ an sinh xã hội được đệ trình Quốc hội Pháp và Thượng viện Pháp, báo cáo thứ ba là Báo cáo công thường niên được đệ trình lên Tổng thống và cơ quan lập pháp.

4. Chủ tịch Toà Thẩm kế được bổ nhiệm theo một sắc lệnh của Hội đồng bộ trưởng ban hành. Chủ tịch Toà Thẩm kế được bổ nhiệm suốt đời (Tr. 588). Chủ tịch Toà Thẩm kế được bổ nhiệm bởi Hội đồng Bộ trưởng thông qua sắc lệnh của Tổng thống nước cộng hoà, cương vị này có tuổi nghỉ hưu là 68.

5. Tuổi nghỉ hưu của Chủ tịch Toà Thẩm kế là 68; Do quy chế là các thẩm phán nên các uỷ viên của Toà Thẩm kế nắm giữ cương vị của mình suốt đời, nếu muốn, họ có thể cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình tại Toà Thẩm kế. (Trang 578).


8

Gru-zi-a

(Viện Kiểm soát Gru-zi-a - Chamber of Control)



1. Luật về Viện Kiểm soát Gru-zi-a.

2. Viện Kiểm soát độc lập trong hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Đ.2).

Thẩm quyền kiểm soát của Viện Kiểm soát gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan công ở địa phương, các quỹ công đặc biệt, Ngân hàng Quốc gia và tất cả các tổ chức khác sử dụng nguồn lực Ngân sách Nhà nước(Đ.6, 7).

3. Viện Kiểm soát đệ trình báo cáo thường niên về hoạt động cảu mình cho Nghị viện trước ngày 1/6 của năm sau đó (Đ60).

4. Chủ tịch Viện Kiểm soát được bổ nhiệm bởi đa số tổng số nghị viên theo sự giới thiệu của Chủ tịch Nhà nước. Việc miễn nhiệm chỉ được thực hiện bởi một quyết định của Nghị viện theo Điều 64 Hiến pháp Gru-di-a (Đ.10). Chủ tịch Nhà nước Gru-di-a bổ nhiệm và miễn nhiệm các Phó Chủ tịch Viện Kiểm soát theo đề nghị của Chủ tịch Viện Kiểm soát (Đ.13).

5. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Viện Kiểm soát là 5 năm (Đ.10).



9

Đức

(Toà Thẩm kế liên bang - Federal Court of Audit)



1. Hiến pháp; Luật về các Nguyên tắc Ngân sách; Bộ luật Ngân sách liên bang; Luật về Toà Thẩm kế liên bang.

2. Toà Thẩm kế liên bang, có các uỷ viên được hưởng sự độc lập pháp lý, thực hiện kiểm toán các tài khoản và kiểm tra hoạt động, tính hợp lệ và tính tuân thủ của công tác quản lý tài chính (Đ.114, Hiến pháp). Toà Thẩm kế là một cơ quan tối cao của liên bang, một cơ quan độc lập về kiểm soát tài chính, chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo chức năng pháp định, Toà Thẩm kế hỗ trợ Nghị viện liên bang và Chính phủ liên bang (KH.1, Luật Toà Thẩm kế LB).

3. Toà Thẩm kế hàng năm báo cáo trực tiếp cho cả hai viện của Nghị viện cũng như báo cáo cho Chính phủ liên bang (Đ.114, Hiến pháp).

4. Theo đề nghị của Chính phủ liên bang, hai viện của Nghị viện sẽ bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Toà Thẩm kế và Tổng thống sẽ bổ nhiệm (KH.5, Luật Toà thẩm kế LB).

5. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Toà Thẩm kế LB được bổ nhiệm làm công chức lâm thời với nhiệm kỳ 12 năm nhưng không được quá tuổi nghỉ hưu luật định. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Toà Thẩm kế LB phải nghỉ hưu khi kết thúc nhiệm kỳ của mình (KH.3 Luật Toà Thẩm kế LB).


10

Hy Lạp

(Toà Thẩm kế Hy Lạp - Court of Audit)



1. Hiến pháp; Luật Tổ chức.

2. Toà Thẩm kể, độc lập với tất cả các ngành quyền lực khác, chịu sự giám sát của Bộ Tư pháp tương tự như những toà án khác (Đ.2, Luật Tổ chức). Toà Thẩm kế Hy Lạp là bộ bộ phận của hệ thống tư pháp Hy Lạp.

3. Toà Thẩm kế trình bày trước Nghị viện bản báo cáo về các Báo cáo Tài chính thường niên và Báo cáo cân đối kế toán của Nhà nước (Đ98.1(b), Hiến pháp). Hàng năm, Chủ tịch Toà Thẩm kế phải trình bày kết quả các hoạt động của mình trong báo cáo thường niên và chuyển cho Nghị viện trực tiếp qua Chủ tịch Nghị viện. (Đ. 42 Luật Tổ chức).

4. Chủ tịch và 6 Phó Chủ tịch Toà Thẩm kế do Nội các bổ nhiệm trên cơ sở ý kiến tư vấn của Bộ trưởng Tư pháp.



11

Hà Lan

(Toà Thẩm kế - Court of Audit)



1. Hiến pháp; Luật Kế toán Chính phủ.

2. Các uỷ viên của Toà Thẩm kế được bổ nhiệm suốt đời theo một Sấc lệnh Hoàng gia từ danh sách 3 người do Hạ Nghị viện lập (Đ.77, Hiến pháp).

3. Ngày 1/4 hàng năm, Toà Thẩm kế phải đệ trình lên Quốc vương và Nghị viện một bản báo cáo về các hoạt động của mình trong năm trước đó (KH.62, Luật).

Toà Thẩm kế không nắm các quyền lực của một toà án. Toà Thẩm kế không phán xét hay xử phạt những người chịu trách nhiệm về các chi tiêu công hay không đóng vai trò là một toà phúc thẩm (Tài liệu của NAO).

4. Toà Thẩm kế gồm 3 uỷ viên thường trực làm thành Ban lãnh đạo Toà Thẩm kế, cùng với nhiều nhất là 3 uỷ viên không thường trực. Chủ tịch Toà Thẩm kế được bổ nhiệm bằng một Sắc lệnh Hoàng gia từ một trong số 3 thành viên thường trực (KH.39, Luật).

Toà Thẩm kế có một Ban lãnh đạo gồm 3 thành viên, kể cả Chủ tịch Toà Thẩm kế. Thành phần Ban lãnh đạo cân bằng về mặt chính trị. Ví dụ: năm 2000, 3 thành viên của Ban lãnh đạo gồm: 1 thành viên nguyên là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đảng viên đảng Lao động; 1 thành viên nguyên là Thị trưởng thành phố La Hay, đảng viên đảng Liên minh dân chủ thiên chúa giáo; và 1 thành viên nguyên là thị trưởng và lãnh đạo Cơ quan nước của Hà lan, đảng viên đảng Tự do (Tài liệu của NAO).

5. Các uỷ viên Toà Thẩm kế sẽ từ nhiệm khi đến tuổi 70 (KH.43, Luật).

Các thành viên Ban lãnh đạo đều do Chính phủ bổ nhiệm từ đề nghị của Hạ nghị viện. Các thành viên được bổ nhiệm suốt đời hoặc đến tuồi nghỉ hưu là 70 (Tài liệu của NAO).



12

Hungary

(Cơ quan Kiểm toán Nhà nước - State Audit Office )



  1. Luật số 38 về Cơ quan Kiểm toán Nhà nước năm 1989.

  2. Là cơ quan kiểm toán kinh tế và tài chính của Quốc hội, chịu sự quản lý của Quốc hội và Luật (Mục 1, phần 1 chương 1).

  3. Báo cáo kiểm toán trình Quốc hội và/hoặc Hội đồng Bộ trưởng; Thủ tướng khi có yêu cầu ( phần 13).

  4. Quốc hội thành lập Uỷ ban bầu cử gồm 8 uỷ viên để tiến hành bầu ra Chủ tịch Kiểm toán (phần 7 chương II). Chủ tịch kiểm toán không là đại biểu Quốc hội.

  5. Nhiệm kỳ 12 năm. Có thể tái bầu cử sau khi kết thúc 01 nhiệm kỳ (phần 8 chương II). Nghỉ hưu ở độ tuổi 70.

13

Ailen

(Cơ quan Kiểm toán Quốc gia - National Audit Office)



  1. Luật Kiểm toán Quốc gia năm 1987.

  2. Trực thuộc Quốc hội, hoạt động dưới sự bảo trợ của Quốc hội, trợ giúp các Uỷ ban Quốc hội (Điều 1).

  3. Báo cáo kiểm toán trình Quốc hội (Điều 12) và được công bố công khai.

  4. Tổng kiểm toán được bổ nhiệm (miễn nhiệm) bởi Quốc hội và được thông qua tại phiên họp chung của Quốc hội; Là đại biểu Quốc hội (Điều 2).

  5. Nhiệm kỳ 6 năm. Nghỉ hưu ở độ tuổi 70.

14

Ai-rơ-len

(Cơ quan Tổng kiểm toán và kiểm soát - Office of the Comptroller and Auditor General)



  1. Hiến pháp; Luật sửa đổi về Cơ quan Tổng kiểm toán và kiểm soát năm 1993.

  2. Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát độc lập với tất cả các cơ quan nhà nước khác, quan hệ giữa cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát với Nghị viện chỉ là quan hệ báo cáo, được thực hiện qua Báo cáo năm.

  3. Tất cả các báo cáo kiểm toán của C&AG trình Nghị viện. Uỷ ban kế toán công của Nghị viện xem xét các báo cáo này trước khi công bố công khai trên các phương tiện thông tin (Điều 33 Hiến pháp, Điều 11 Luật).

  4. Tổng kiểm toán và kiểm soát được bổ nhiệm bởi Tổng thống theo đề cử của Quốc hội (Điều 33 Hiến pháp). Không là đại biểu Quốc hội, chỉ có thể bị miễn nhiệm theo nghị quyết do cả Thượng viện và Hạ viện thông qua.

  5. Nhiệm kỳ không quy định cụ thể. Nghỉ hưu ở độ tuổi 65.

15

Italia

(Toà thẩm kế



Italia - Court of Audit)

  1. Hiến pháp Cộng hoà Ý; Luật về tổ chức Toà thẩm kế Ý năm 1934.

  2. Toà thẩm kế Ý không phải là cơ quan thuộc Chính phủ hay Nghị viện, độc lập hoàn toàn với Chính phủ, thực hiện chức năng tư pháp. Tính độc lập của Toà thẩm kế và quan hệ giữa kiểm toán viên với Chính phủ được đảm bảo bằng Luật (Điều 100 Hiến pháp, Điều 1 Luật ).

  3. Báo cáo kiểm toán trình trực tiếp Nghị viện kèm theo Tổng quyết toán ngân sách và các Hội đồng Khu vực (Điều 100 Hiến pháp; Điều 43 Luật). Kết quả kiểm toán có thể được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

  4. Chủ tịch Toà thẩm kế được bổ nhiệm (miễn nhiệm) theo Nghị định của Tổng thống theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ sau khi có nghị quyết của Nội Các Chính phủ (Điều 7, Luật).

  5. Chủ tịch Toà thẩm kế được miễn nhiệm ở độ tuổi 70.

16

Kyrgyzstan


(Viện Kế toán - Accounts Chamber of the Kyrgyz Republic)

  1. Hiến pháp; Luật về Viện Kế toán năm 1998 (Luật kiểm toán).

  2. Viện kế toán do Tổng thống, Hội đồng Lập pháp (Thượng viện) và Hội đồng dân biểu (Hạ viện) thành lập và chịu trách nhiệm giải trình trước các cơ quan này (Đ.1, Luật).

  3. Báo cáo kiểm toán trình Tổng thống, Hội đồng Lập pháp và Hội đồng dân biểu (Điều 5, Luật kiểm toán). Kết quả kiểm toán có thể được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. 5. Chủ tịch Viện Kế toán do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch Viện Kế toán có thể do tự Tổng thống miễn nhiệm hay do có kiến nghị của một trong hai viện của Nghị viện (Điều 5 Luật kiểm toán). Các chế độ lương của cán bộ Viện Kế toán do Tổng thống quyết định (Đ.29, Luật). Chủ tịch Viện Kế toán không được là đại biểu Nghị viện, thành viên Chính phủ hay chính quyền địa phương (Đ.5, Luật). Viện Kế toán gồm Chủ tịch, 12 kiểm toán viên và đội ngũ cán bộ riêng (Đ.4, Luật). Tổng thống, Thượng viện và Hạ viện mỗi cơ quan được bổ nhiệm 4 kiểm toán viên (Đ.5, Luật), các kiểm toán viên này có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của cơ quan bổ nhiệm (Đ.5, Luật).

17

Lít-va


(Uỷ ban Kiểm soát Nhà nước - State Control Board)

  1. Hiến pháp; Luật kiểm soát Nhà nước.

  2. Uỷ ban Kiểm soát Nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trước Nghị viện (Đ. 2, Luật).

  3. Theo đề nghị của Nghị viện, Tổng Kiểm soát phải giải trình trước Nghị viện về các hoạt động kiểm soát nhà nước. Nghị viện, Tổng thống và, nếu cần, cả Chính phủ đều phải được thông tin về kết quả các cuộc kiểm tra có tầm quan trọng nhà nước (Đ. 5 Luật).

  4. Tổng kiểm soát do Quốc hội bổ nhiệm theo đề cử của Tổng thống (Đ.133 Hiến pháp, Đ.4 Luật).



  1. Nhiệm kỳ 5 năm. Nghỉ hưu ở độ tuổi 65.

18

Macedonia

(Cục Kiểm toán Nhà nước – State Audit Bureau)



  1. Luật kiểm toán Nhà nước.

  2. Cục Kiểm toán Nhà nước là một cơ quan của Nước Cộng hoà Macedonia (Đ.10, Luật).

  3. Báo cáo kiểm toán năm được trình lên Nghị viện trong vòng 7 tháng kể từ khi hết hạn trình báo cáo tài chính năm.(Đ.12, Luật).

  4. 5. Đứng đầu Cục Kiểm toán là Kiểm toán Trưởng Nhà nước, do Nghị viện bổ nhiệm và miễn nhiệm, có nhiệm kỳ 10 năm (Đ.13, Luật).

19

Balan

(Viện kiểm soát tối cao - Supreme Chamber of Control)

  1. Hiến pháp; Luật về Viện kiểm soát tối cao.

  2. Là cơ quan kiểm toán nhà nước tối cao, trực thuộc Hạ Nghị viện Balan (Đ.202 Hiến pháp).

  3. Báo cáo kiểm toán trình Nghị viện (Đ.7, Luật).

  4. Chủ tịch Viện kiểm soát tối cao được bổ nhiệm (miễn nhiệm) bởi Hạ nghị viện Balan và được sự nhất trí của Thượng nghị viện; Thượng Nghị viện ban hành Nghị quyết về việc bổ nhiệm Chủ tịch Viện kiểm soát tối cao (Đ.14 và 17 Luật).

  5. Nhiệm kỳ 6 năm. Tối đa 02 nhiệm kỳ (Đ.16 Luật).

20

Bồ Đào Nha

(Toà thẩm kế - Court of Auditors (COA))



  1. Hiến pháp; Luật về toà thẩm kế.

  2. Toà Thẩm kế là một toà độc lập, toàn quyền của nền Cộng hoà đệ nhị, chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật (Đ202, 203, 214 Hiến pháp và Đ. 24 Luật). Toà Thẩm kế không phải là một phần của hệ thống tư pháp nhưng có thể phán xét xử, phạt và giảm mức phạt đối với những đối tượng bị xử là có hành vi vi phạm tài chính công. Kể từ năm 1989, Toà có quyền quyết định về ngân sách của mình.

  3. Toà Thẩm kế phải trình báo cáo năm về các hoạt động của mình cho Tổng thống, Nghị viện và Chính phủ (Đ.19 Luật).

  4. Chủ tịch Toà thẩm kế do Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Chính phủ và tuyên thệ nhậm chức trước Tổng thống. Chủ tịch và các uỷ viên Toà Thẩm kế có phẩm hàm, quyền và đặc quyền tương tự các thẩm phán Toà án tối cao.

  5. Nhiệm kỳ 4 năm (Đ.133). Được tái bổ nhiệm. Nghỉ hưu ở độ tuổi 70.

21

Rumani

(Toà Thẩm kế - Court of Audit)



  1. Hiến pháp; Luật tổ chức và hoạt động của Toà Thẩm kế.

  2. Là cơ quan tối cao về kiểm soát tài chính, trực thuộc Nghị viện (Đ.1, Luật).

  3. Toà Thẩm kế phải gửi Nghị viện báo cáo về các hoạt động trong thẩm quyền của mình (Đ.3, Luật).

  4. 5. Chủ tịch Toà Thẩm kế do Nghị viện bổ nhiệm với một nhiệm kỳ 6 năm.

22

Nga

(Viện kế toán - The Accounts Chamber)



  1. Điều 101-103 Hiến pháp; Luật về Viện kế toán liên bang.

  2. Là cơ quan thường trực về kiểm soát tài chính nhà nước do Quốc hội liên bang (Federal Assembly) thành lập và giải trình trước Quốc hội đồng liên bang (Đ.1, Luật). Viện kế toán liên bang được hưởng sự độc lập về tổ chức và chức năng trong phạm vi các mục tiêu do pháp luật hiện hành của Liên bang Nga quy định.

  3. Báo cáo năm về hoạt động của Viện Kế toán phải được trình Hội đồng Liên bang (Federation Council - Thượng viện Nga) và Duma quốc gia (State Duma - Hạ viện Nga) và phải bắt buộc công khai. Các tài liệu về kết quả kiểm tra liên quan đến bí mật nhà nước phải được đưa ra trước hai viện của Quốc hội liên bang tại các phiên họp kín (Đ. 33, Luật).

  4. Chủ tịch và 1/2 số kiểm toán viên của Viện kế toán được bổ nhiệm và miễn nhiệm bởi Duma quốc gia, Phó Chủ tịch và 1/2 lượng kiểm toán viên còn lại được bổ nhiệm và miễn nhiệm bởi Hội đồng liên bang. (Đ.5 và Đ.6, Luật). Chủ tịch không được là đại biểu Đuma quốc gia hay thành viên Chính phủ, Phó Chủ tịch không được là thành viên Chính phủ. Chủ tịch và Phó Chủ tịch có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng liên bang, Đuma quốc gia, Chính phủ liên bang và của Chủ tịch đoàn Chính phủ liên bang (Đ.5, Luật). Lương và phụ cấp hàng tháng của Chủ tịch Viện ở mức tương đương với Phó Chủ tịch thứ nhất Chính phủ liên bang, của Phó Chủ tịch Viện tương đương với một Phó Chủ tịch Chính phủ liên bang (Đ. 31, Luật).

  5. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các kiểm toán viên là 6 năm. Hoạt động của Viện Kế toán không thể bị đình lại do việc giải tán Đuma quốc gia.

23

Slovak

(Cơ quan kiểm toán tối cao - Supreme Audit Office)



  1. Hiến pháp; Luật về Cơ quan Kiểm toán tối cao.

  2. Cơ quan Kiểm toán Tối cao Slovak là một Cơ quan Nhà nước, độc lập trong hoạt động kiểm toán, chỉ bị ràng buộc bởi pháp luật (Đ.1, Luật).

  3. Cơ quan Kiểm toán Tối cao phải trình báo cáo năm về công tác của mình cho Hội đồng Quốc gia (Đ. 62, Hiến pháp).

  4. Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch được bầu và bãi miễn bởi Hội đồng Quốc gia bằng bỏ phiếu kín. (Đ. 8, Luật).

  5. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch là 5 năm, không được giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp (Đ. 8, Luật).

24

Slovenia

(Toà thẩm kế - Court of Audit)



  1. Hiến pháp; Luật về Toà thẩm kế năm.

  2. Toà Thẩm kế là độc lập trong thực hiện nhiệm vụ của mình và chỉ bị ràng buộc bởi Hiến pháp và pháp luật (Đ. 150, Hiến pháp). Trong quan hệ với các cơ quan quyền lực nhà nước khác, Toà Thẩm kế là một cơ quan quyền lực nhà nước tự quyền và độc lập (Đ.1(1), Luật). Toà Thẩm kế không thể được xếp trong bất kỳ nhánh nào trong 3 quyền lực: lập pháp, hành pháp hay tư pháp.

  3. Ít nhất một năm một lần, Toà Thẩm kế phải trình Quốc hội một bản báo cáo về công việc của mình. (Đ. 34, Luật). Chủ tịch Toà Thẩm kế phải trình báo cáo về các hoạt động động kiểm soát đã thực hiện với Quốc hội, Thủ tướng và các bộ chức năng (Đ. 27, Luật).

  4. Chủ tịch Toà thẩm kế được bổ nhiệm (miễn nhiệm) bởi Quốc hội theo đề nghị của Tổng thống bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số phiếu (Đ.5, Luật).

  5. Nhiệm kỳ 9 năm (Đ.5, Luật).

25

Tây Ban Nha

(Toà Thẩm kế - Court of Audit)



  1. Hiến pháp; Luật tổ chức Toà thẩm kế năm 1982, Luật Toà Thẩm kế.

  2. Luật tổ chức Toà Thẩm kế quy định quy chế của Toà Thẩm kế là hoàn toàn độc lập trong thực hiện chức năng của mình và chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  3. Toà Thẩm kế bắt buộc phải trình báo cáo kiểm toán năm cho Nghị viện.

  4. 5. Toà Thẩm kế gồm 12 uỷ viên và Công tố viên, trong đó: 6 uỷ viên do Hạ viện bầu và Thượng viện bầu 6 uỷ viên. Các uỷ viên được bầu với nhiệm kỳ 9 năm và có thể được tái bầu.

Chủ tịch Toà thẩm kế do Quôc vương bổ nhiệm trong số 12 uỷ viên với nhiệm kỳ 3 năm/một nhiệm kỳ theo giới thiệu của các uỷ viên.

Tất cả các uỷ viên đều độc lập và không thể bãi miễn. Cơ quan quyết sách tối cao của Toà Thẩm kế là Phiên họp Toàn thể của Toà gồm 12 uỷ viên và Công tố viên.



26

Anh

(Cơ quan Kiểm toán Quốc gia - National Audit Office)



  1. Luật Kiểm toán quốc gia năm 1983 (Luật 1983).

  2. Theo Quy định của Luật 1983 Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Anh chính thức trở thành một Quan chức của Hạ viện, luật này cũng thành lập Cơ quan Kiểm toán Quốc gia để trợ giúp Tổng KT & KS thực hiện nhiệm vụ của mình. Tất cả các thẩm quyền và quyền điều hành kiểm toán tài chính chính phủ trung ương đều được trao cho cá nhân Tổng KT & KS hơn là cho Cơ quan KTQG, cán bộ của CQKTQG thực hiện công việc kiểm toán thay mặt Tổng KT & KS.

  3. Ý kiến kiểm toán của Tổng KT & KS được nêu trong giấy chứng nhận kiểm toán phát hành kèm với các báo cáo tài chính. Nếu còn bất kỳ điều gì cần báo cáo, Tổng KT & KS sẽ nêu trong một bản báo cáo riêng, cũng cùng phát hành với các báo cáo tài chính. Ngoài ra, Tổng KT & KS có thể báo cáo Nghị viện về bất kỳ vấn đề nào được cho là cần thông báo với Nghị viện. Các báo cáo tài chính đã kiểm toán và giấy chứng nhận kiểm toán được trình trước Nghị viện.

  4. Tổng KT & KS do Nữ hoàng bổ nhiệm theo đệ trình của Hạ Nghị viện. Đề nghị cho việc đệ trình này do Thủ tướng thực hiện với sự nhất trí của Chủ tịch Uỷ ban Kế toán Công.

  5. Tổng KT & KS không có nhiệm kỳ cố định hay có giới hạn tuổi, Tổng KT & KS chỉ có thể bị miễn nhiệm bởi Nữ hoàng theo nghị quyết của cả hai viện của Nghị viện.

27

Thụy Điển

(Cơ quan Kiểm toán Quốc gia - National Audit Office)



  1. Hiến pháp; Pháp lệnh về Cơ quan Kiểm toán Quốc gia.

  2. Ngày 1/7/2003, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Thuỵ Điển (mới) được thành lập bởi sự sáp nhập của 02 cơ quan kiểm toán trước đây là Cơ quan kiểm toán quốc gia thuộc Chính phủ và Kiểm toán viên Quốc hội thuộc Quốc hội). Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểm soát của Quốc hội; thực hiện nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng các khoản thu ngân sách từ thuế do Quốc hội giao. Cơ quan Kiểm toán có địa vị độc lập được đảm bảo bằng Hiến pháp.

  3. Báo cáo trình Quốc hội và Chính phủ.

  4. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Thuỵ Điển được lãnh đạo bởi 03 Tổng Kiểm toán được bổ nhiệm (miễn nhiệm) bởi Quốc hội. Mỗi Tổng Kiểm toán được phân công phụ trách luân chuyển một trong 03 lĩnh vực riêng biệt.

  5. Nhiệm kỳ 07 năm.

(Nguồn: Website)

28

Thụy Sĩ

(Cơ quan Kiểm toán Liên bang - Federal Audit Office)



  1. Luật liên bang về Cơ quan Kiểm toán liên bang.

  2. Cơ quan Kiểm toán Liên bang là cơ quan tối cao của liên bang về kiểm soát tài chính: Giúp Quốc hội liên bang giám sát Chính quyền liên bang và Tư pháp liên bang; Giúp Hội đồng Liên bang (cơ quan Hành pháp) giám sát Chính quyền Liên bang (Đ.1(1), Luật).

Cơ quan KTLB phải độc lập và tự quyền trong phạm vi pháp luật quy định, hàng năm tự quyết định chương trình kiểm toán của mình và thông báo cho Uỷ ban hỗn hợp về Tài chính của Nghị viện Liên bang và Hội đồng Liên bang về chương trình đó (Đ.1(2), Luật).

Về mặt hành chính, Cơ quan KTLB trực thuộc Bộ Tài chính liên bang (Đ.1(3)).

Cơ quan KTLB phải trao đổi các chương trình kiểm tra kiểm toán với cơ quan Kiểm toán Nhà nước của Hội đồng Liên bang và với cơ quan Kiểm soát Hành chính của Nghị viện, cũng như phối hợp các nhiện vụ của mình với các cơ quan này bằng liên hệ trực tiếp (Đ. 13, Luật).


  1. Cơ quan KTLB thường niên phải báo cáo cho Uỷ ban Tài chính Hỗn hợp của Nghị viện Liên bang và Hội đồng Liên bang. Báo cáo này phải được ban hành cùng với báo cáo hoạt động của Uỷ ban hỗn hợp về Tài chính của Nghị viện Liên bang gửi cho các uỷ ban tài chính của Hội đồng Quốc gia và Hội đồng tiểu bang (Đ.14, Luật).

  2. Chủ tịch Cơ quan KTLB do Hội đồng Liên bang bầu và được sự xác nhận của Uỷ ban hỗn hợp về Tài chính của Nghị viện Liên bang (Đ.2, Luật). Hội đồng Liên bang sẽ quyết định số lượng nhân viên của Cơ quan KTLB với sự nhất trí của Uỷ ban hỗn hợp về Tài chính của Nghị viện Liên bang (Đ.2, Luật).

5. Nhiệm kỳ 6 năm. Được tái bổ nhiệm. Nghỉ hưu ở độ tuổi 65.

29

Estonia

(Cơ quan Kiểm toán Nhà nước - State Audit Office)



1. Hiến pháp, Luật Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (1990).

2. Theo Hiến pháp, Cơ quan KTNN không đại diện cho cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, đây là một cơ quan nhà nước độc lập thực hiện kiểm soát kinh tế. Điều này có nghĩa là việc thực hiện quyền lực nhà nước và đưa ra hình phạt là không thuộc thẩm quyền của Cơ quan KTNN. Nhiệm vụ của Cơ quan KTNN là nêu ra các đề xuất kiểm toán giúp Nghị viện và Chính phủ quản lý nhà nước và thông báo cho công chúng tình hình sử dụng ngân quỹ khu vực công.

Cơ quan KTNN được tài trợ bởi NSNN. Cơ quan KTNN lập dự toán ngân sách của mình và trình Bộ Tài chính, Bộ Tài chính có quyền sửa đổi dự thảo ngân sách đó.

3. Cơ quan KTNN bắt buộc phải công khai báo cáo kiểm toán, trừ những báo cáo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hay thông tin về bí mật ngân hàng hay khi việc công khai đó không trái ngược với quy định của pháp luật .

4. 5. Tổng Kiểm toán do Nghị viện bổ nhiệm có nhiệm kỳ 7 năm, theo đề xuất của Tổng thống.

Tổng Kiểm toán có thể thực hiện các quyền đề điều hành cơ quan KTNN giống như các quyền được trao cho một Bộ Trưởng để điều hành một bộ.




Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 282.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương