Tiểu luận thực trạng ngôn ngữ chat



tải về 3.57 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.57 Mb.
#38843
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Trong học tập:


Mới đây, cư dân mạng xôn xao vì bài văn của một học sinh lớp 10G5 trường Marie Cuire - bạn Bùi Minh Thu. Đề thi là: “Sau khi chết ở Giếng Loa thành, Trọng Thuỷ đã xuống thuỷ cung và gặp lại Mỵ Châu. Em hãy tưởng tưởng và kể lại câu chuyện đó”. Bài văn của Thu Minh đã sử dụng khá đầy đủ các kiểu tiếng lóng, kí hiệu rất phổ biến trong ngôn ngữ chat. Từ kiểu giới thiệu rất chuyên nghiệp, phân vai nghiêm chỉnh: “10G5 – Intertaiment xin trân tọng giới thiệu: Chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ phần 2 qua giọng kể của các nghệ sỹ: Nấm baby, Ngọc lazzy, Lynk zenny, Quân bò sữa, My thạk sùng…”. Đến các câu văn sử dụng tiếng lóng đang rất phổ biến trong giới trẻ như: “Đồ quỷ sứ, tao là đàn bà phụ nữ hẳn hoi, hàng họ đầy đủ, tem chưa bóc, còn zin 100%, thế mà mài dám gọi tao = anh àk, bà lại vả cho một fát thì hết cả lấc cấc bây h”. Và cả những đoạn “sáng tạo” khiến các nhân vật truyền thuyết cũng phải…toát mồ hôi: “Khi chỉ đường cho Trọng Thủy gặp Mỵ Châu, “Long Vương nói: Ngươi đi tới hành lang kia, đâm thẳng, xuyên thủng, rẽ lung tung, cứ thế là tới được room of Mị Châu”, và “Hai vợ chồng gặp nhau, vui mừng như vừa hack được 100k Vcoi, liền xin Long Vương cho đăng ký hộ khẩu thường trú tại thủy cung & xin được cấp sổ đỏ. Họ mở một cửa hàng internet quy mô nhỏ & bán kèm các loại thẻ như: VLTK (võ lâm truyền kỳ), Audition, thẻ Vinaphone, Mobilephone & Viettel. Cửa hàng ngày càng phát triển, 2 vợ chồng không còn phải đụng tay vào việc gì nữa mà để cho oshin làm”.

Một phụ huynh khác chia sẻ: “Con trai tôi học lớp 9, chép bài toàn dùng tiếng lóng, như rùi (rồi), oy (ôi), hẽm bít (không biết), wé đeo khổ (quá đau khổ). Thỉnh thoảng, nó nói chuyện điện thoại với bạn bè cũng phát âm theo cách viết quái dị đó...”.

Cô giáo Trần Thị Nguyệt Ấn, Trường THCS Hùng Vương (TP Tuy Hòa), phát hoảng khi thấy trong bài kiểm tra của một học sinh có nhiều từ được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ kỳ quặc. Những từ như zui zẻ (vui vẻ), buòn, bùn (buồn) thì còn đoán ra nhưng những từ như “we”, “hok” thì chịu thua27.

Khi trả bài, học sinh này thừa nhận do quen “chat” với bạn nên khi làm bài tự nhiên ghi thế chứ không cố tình. Theo cô Ấn, trung bình mỗi lớp ở khối 9 của trường này có từ 4-5 học sinh thường xuyên sử dụng ngôn ngữ chat trong bài kiểm tra, bài thi. “Khi trả bài, không chỉ trừ điểm mà tôi còn nhắc nhở các em ngay tại lớp. Các em hứa sẽ sửa nhưng sau đó lại vi phạm” - cô Ấn nói.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng đây chỉ là những trường hợp cá biệt, các bạn học sinh, sịnh viên thực chất rất hạn chế sử dụng ngôn ngữ chat của teen trong trường học bởi sợ định kiến của các thầy cô. Nếu như các bạn sử dụng ngôn ngữ chat quá nhiều thì mới xảy ra trường hợp trong bài thi cũng bị nhiễm ngôn ngữ chat hoặc cũng chỉ có những ai can đăm lắm mới dám đưa ngôn ngữ chat của teen vào bài tập hay bài kiểm tra trên lớp mà không mạng tới những sự chấp thuận hay không đồng ý của ai.

Trong biểu đồ biểu hiện mức độ xuất hiện ngôn ngữ chat của teen trong một số hoàn cảnh hiện nay mà chúng tôi rút ra từ những số liệu khảo sát được cũng chứng minh một thực tế là học sinh, sinh viên hiện nay có sử dụng ngôn ngữ chat trong các bài tập và bài kiểm tra trên lớp nhưng số lượng đó rất ít. Hơn nữa thực trạng việc lạm dụng ngôn ngữ chat tuổi teen một cách tục tĩu cũng chỉ xuất hiện ở những bạn có trình độ văn hóa trung bình, chưa nhận thức được việc mình làm, ngôn ngữ mà mình sử dụng, mà ở cái sự hiểu biết không tới đâu ấy thì người ta không biểu hiện những lời nói hay thậm chí là cử chỉ thô lỗ theo cách này thì cũng bằng cách khác.



Dù có ngôn ngữ chat tuổi teen hay không thì sự phát triển của xã hội kéo theo những tư tưởng lệch lạc đi ngược lạ văn hóa được cho là tốt đẹp của đất nước từ ngàn đời cũng có thể khiến một bộ phận người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Đó cũng là một cái giá phải trả cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy chúng ta không thể đổ lỗi cho ngôn ngữ chat cho việc làm ô uế văn hóa Việt. Trong cuộc khảo sát những sinh viên đại học những người được cho là cũng có học vấn khá trong xã hội, chúng ta sẽ thấy khả quan hơn về tình hình sử dụng ngôn ngữ chat của teen. Những vấn đề lạm dụng ngôn ngữ chat của teen nêu trên thực tế chỉ xuất phát từ một bộ phận teen cá biệt còn đa số teen đều đồng tình với việc sử dụng nhưng không nên lạm dụng ngôn ngữ chat:



Hình 2. Biểu đồ thể hiện thái độ của teen về việc dùng ngôn ngữ chat tuổi teen hiện nay.

  1. tải về 3.57 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương