Tiểu luận thực trạng ngôn ngữ chat


Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ chat của các bạn trẻ TP. HCM



tải về 3.57 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.57 Mb.
#38843
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ chat của các bạn trẻ TP. HCM:

  1. Yếu tố khách quan:


Một trong những yếu tố khách quan chủ yếu dẫn đến việc sử dụng tràn lan ngôn ngữ chat của các bạn trẻ ở TP. HCM là môi trường sống. TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đời sống vật chất nhìn chung khá đảm bảo. Điều này càng là động lực để các bạn trẻ có nhu cầu khẳng định mình khi hầu như không cần phải lo đến những vấn đề về kinh tế…Nhu cầu ấy phần nào đó (dù rất nhỏ) được hiện thực hóa bởi việc sử dụng ngôn ngữ chat. Lí do vì khi dùng loại ngôn ngữ này, các bạn có thể tự do sáng tạo, tự do thể hiện mình và làm nên cái riêng của bản thân….

Bên cạnh đó, khi đời sống được ổn định hay khá giả, các bạn trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều với internet, chat, facebook, forum…-những nguồn cung cấp và lan truyền ngôn ngữ chat mạnh mẽ. Thật khó mà không bị ảnh hưởng khi mà sự tiếp xúc diễn ra thường xuyên như vậy.

Trong thời đại hiện nay, không chỉ riêng TP. HCM mà nhiều nơi khác, sự quan tâm của gia đình dành cho con cái càng ngày càng rời rạc, bố mẹ không định hướng cho con mình, không tìm hiểu con mình làm gì, nghĩ gì…nên các bạn trẻ rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, kể cả sự ảnh hưởng đó là tiêu cực hay tích cực.

TP. HCM là một thành phố vô cùng năng động. Sự năng động biểu hiện không chỉ qua những con người trưởng thành, có địa vị xã hội mà còn thể hiện qua những người trẻ đầy nhiệt huyết với đam mê sáng tạo và khát vọng khẳng định mình nếu có cơ hội. Việc sử dụng ngôn ngữ chat đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ, thậm chí nếu không biết sử dụng có thể bị “ngượng” với bạn bè. Đối với những bạn trẻ muốn khẳng định mình như vậy thì sao có thể chịu “ngượng” như thế. Vậy là ngôn ngữ chat lại càng có cơ hội nhân rộng ra hơn nữa.


  1. Yếu tố chủ quan:


Ngay trong yếu tố khách quan cũng đã ít nhiều đề cập đến yếu tố chủ quan. Đó là sự hiếu thắng của tuổi trẻ, muốn “bằng bạn, bằng bè” …

Bên cạnh đó, tuổi trẻ còn là tuổi bốc đồng, khó phân biệt được những giá trị đúng sai. Ta chưa khẳng định ngôn ngữ chat là tốt hay xấu nhưng vì đó là cái mới, cái theo phong trào nên việc các bạn trẻ ở TP. HCM nhanh chóng tiếp thu và phát huy là điều không khó hiểu.


CHƯƠNG III. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN VÀ PHƯỚNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH NGÔN NGỮ CHAT

  1. Tác động tiêu cực:


Mặc dù ngôn ngữ chat tuổi teen mang lại rất nhiều lợi ích nhưng nó vẫn không được thừa nhận thậm chí nhiều người còn muốn loại bỏ thứ ngôn ngữ này. Không có gì là không có nguyên nhân, những người bác bỏ ngôn ngữ chat cũng có những lý do riêng của họ. Những lý do khiến nhiều người không ưa gì ngôn ngữ chat chính là những mặt tiêu cực của ngôn ngữ này.
  1. Đối với tuổi teen:


  • Một trong những vấn đề tốn nhiều giấy mực nhất chính là ngôn ngữ chat sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt. Vấn đề này đã được báo chí nhiều lần đề cập đến và thu hút dược sự quan tâm của dư luận, trước hết là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và ngôn ngữ. Nhiều người tỏ ra lo lắng cho về một tương lai cho ngôn ngữ tiếng Việt, vốn được coi là trong sáng và sức biểu cảm. Họ cho rằng ngôn ngữ tuổi teen hiện nay là thứ ngôn ngữ lai căng, nó bóp méo tiếng Việt, làm lệch lạc cả một nét đẹp văn hóa mà chúng ta vẫn gìn giữ bấy lâu.

Sự lo lắng đó không phải là không có cơ sở, khi mà một bộ phận lớp trẻ và cư dân mạng hiện nay đang sử dụng tiếng việt một cách tùy tiện. Phải nhìn nhận một thực tế là ngôn ngữ chat có những biến thể khiến cho nhiều người đọc, thậm chí ngay cả teen cũng khó có thể hiểu nổi.

Trên thực tế, cuộc khảo sát cho thấy có khoảng 6% bạn trong lớp ghi nhầm các từ thuộc ngôn ngữ chat vào bài thi dẫn đến điểm bị trừ, thậm chí ngay cả trong lớp cũng có thể chia phe mà chơi vì ngôn ngữ chat: vì các từ ngữ được sáng tạo “bất thình lình” nên ai không bắt kịp thời đại để hiểu được ngôn ngữ của bạn mình thì sẽ bị chê “wê wá đi”, không có tiếng nói chung, cuối cùng sẽ bị bỏ lơ trong các câu chuyện của nhóm. Nhiều nạn nhân tuổi teen của ngôn ngữ chat đã than phiền rằng:

“mình teen đây mà nhìu lúc chat cũng chả hỉu đc mấy e viết gì....khổ thế đấy...” (trích bạn $een ♣ n0lo√e từ lesking.com.vn)

“Ngôn ngữ xì tin đang đề cập đến khác với những từ lóng đặc sắc của giới trẻ để làm cho lời nói sinh động và trẻ trung hơn. Đó là những cách thay đổi ký tự bát nháo, “chế” từ ngữ, cách viết lẫn lộn giữa số và chữ, làm ngôn ngữ trở nên tạp nham và bị bóp méo.

Có lẽ vẫn chưa hết “thời sự” khi bàn đến chuyện viết, chat, thậm chí cả nói bằng ngôn ngữ được xem là “xì tin” của một bộ phận teen, dù trào lưu viết chữ này đã được tẩy chay từ cách đây nhiều năm. Hiện tượng mix ngôn ngữ tiếng Việt thành “ngôn ngữ @” vẫn bị các bạn trẻ sử dụng tràn lan.

Khi viết những dòng ngôn ngữ kiểu này, nhiều bạn trẻ xem rằng đó là khẳng định “phong cách @”, “siêu 9x” của mình mà không hề biết rằng chính những dòng chữ ấy đã hạ thấp chính các bạn ấy đi bao nhiêu.” (trích bạn 2T.CwT từ lesking.com.vn)

“ghét ngôn ngữ xì teen... đọc mún òi con mắt cũng ko ra... ngày xưa mình cũng dùng mà có như bây giờ đâu... càng ngày chả giống ai >“<“ (trích bạn peheo0906)

“Mấy ngôn ngữ trên nhíu mày 1 lúc là đọc được. Còn thể loại Mật mã như này : “PvF_ §º PvCl][(¬` PvF_ (Cl][(¬` ]µ F_/v ††|]` F_/v §F_~ ][(¬†|]~ PvF_ ††|µº][(¬ †|Cl] F_/v.§º ]_Cl/v”…, “thì bại não là còn nhẹ. =]]” (trích bạn DươŋgZiŋ)

Rõ ràng những kí tự tuổi teen không còn là những dòng chữ vì những mục đích tốt đẹp như làm giàu và phong phú tiếng Việt , hay làm ngắn gọn thời gian viết, mà là công cụ để thể hiện những cái tôi “phá phách”, tạo nên thứ ngôn ngữ kì dị và méo mó, làm hư văn phạm, sai lầm trong các lỗi viết truyền thống nhỏ nhất như chấm câu ngắt dấu phẩy, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Tuy nhiên nếu đã thừa nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt thì cũng có nghĩa mặc nhiên thừa nhận ngôn ngữ hình thành phải dựa trên những cơ sở xã hội nhất định và hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan, mà sự đổi mới và phát triển là kết quả tất yếu. “Ngôn ngữ chat tuổi teen” cũng không ngoại lệ, đó là kết quả tất yếu từ những tác động của yếu tố xã hội ngoài ngôn ngữ như: xu hướng đổi mới, thay đổi và hội nhập, sự bùng nổ của các trào lưu - khuynh hướng xã hội, sự va chạm giao – giao thoa giữa những thành tố văn hóa khác nhau trong đó có ngôn ngữ, đặc biệt là vai trò của mạng internet.

Ngôn ngữ suy cho cùng cũng là để phục vụ nhu cầu giao tiếp giữa người với người, truyền tải thông tin, ý nghĩ, …Vì vậy khi có sự đòi hỏi của giới trẻ về một loại ngôn ngữ “gọn, dễ hiểu, cá tính” thì sự xuất hiện của ngôn ngữ chat đáp ứng được nhu cầu là hoàn toàn hợp logic và sự phát triển của xã hội, đây là một hiện tượng xã hội không thể ngăn cản. Như vậy, thay vì “bóp chết” ngôn ngữ chat, tại sao ta không thử tiếp nhận và chọn lọc nó? Rõ ràng mặc dù ngôn ngữ chat của teen vẫn chưa có một hệ thống hoàn chỉnh như tiếng Việt nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được bởi sự non trẻ của thứ tiếng này ở Việt Nam. Nếu được khuyến khích phát triển, ngôn ngữ chat của teen có thể sẽ “đẹp” hơn nữa, hoàn chỉnh hơn nữa.


  • Tác động tiêu cực tiếp theo là ngôn ngữ chat sẽ khiến các bạn trẻ sa vào ăn chơi, chỉ chạy theo trào lưu, làm mọi cách để chứng tỏ bản thân sành điệu, theo kịp thời đại mà chểnh mảng việc học hành. Giới trẻ có thể ngồi hàng giờ chỉ để sáng tạo ra đôi ba chữ chat teen mới độc nhất để khoe với bạn bè nhưng khi người khác đọc vào thì sẽ chẳng thể hiểu được nội dung. Nhiều bạn còn có tư tưởng lệch lạc là ngôn ngữ của mình càng khó hiểu càng đặc sắc, đây thực chất cũng là một yếu điểm của ngôn ngữ chat khi có sự biến đổi liên tục khiến cho nhiều người không thể nắm bắt được vì thế mà tạo ra sự khó hiểu hoặc hiểu lầm.

Mà minh chứng rõ ràng cho yếu điểm đó, chính là phong cách biến đổi ngôn ngữ chat của các tuổi teen hiện nay đã đi đến mức bão hòa (tức là sử dụng hết vốn chữ cái tiếng Việt để sáng tạo) và dần tiến sang khu vực không giống ai, bí hiểm đến mức nhố nhăng khó chịu, ví dụ như vài bạn 9x gần đây đã cải tiến ngôn ngữ chat như sau:

“***]`])iF_µ`/vµº][“ ][º]”…….!!!

(º” ][†|µ][(¬? ])]F_µ` †† |Cl† §µ ]<º ††|F_? 3]F_†” †Pvµº(“ ])(. 3º]~ (Cl]” v]F_][~ (Cl][† |? ]<†|] ])º” ])]F_][~ PvCl v/Cl” †|ºCl][` †|Clº? , v/Cl” ]) F_]º ]<†|]F_][“ PvF_ ]_Cl]v[` †µº][(¬? §F_~ (º” 1 ]v[º]” †]][†| ])Cl]` ]_Clµ.†|Cl] ][Cl]v[ (µ][(¬~ ]_Cl` 1 ]<†|ºCl][(¬~ ††|º]` (¬]Cl][ v/Cl” ])Cl]`.PvF_ ††|Cl† §µ ]v[Cl][~ ][(¬µ¥][ /º]” ])] F_µ` ][Cl¥`.][†|µ][(¬ /vº] ††|µ” (†|Cl][(¬~ 3Clº (¬]º`”3Cl][(¬` ]º†|Cl][(¬?” (Cl~.][†|µ][(¬~ ]<†|º” ]<†|Cl][,(µ][(¬`(µ(,] [†|~ 3] v/Cl][,])Clµ ]<†|º~,/vCl†” ][]F_/v` †]][ ,][†|~ ]_º †ºCl][ , /vCl†” /vCl†” ***` (µº]” (µ][(¬` ]_Cl` ][†|~ (¬]º† ] [µº(“ /vCl†” ]_Cl` ][†|µ][(¬~ ])]F_µ` ]_µº][ (¬Cl][“ ]_]F_][` vº]” /vº]~ (º][ ][(¬µº]`.(º” Cl] ])º” ][º]” PvCl][(¬`”(†|]? ] <†|] ][Clº` 3Cl][ ])Clµ ]<†|º? ])F_][“ 99% ††|]` ]_µ(“ ])º” 3Cl][ §F_~ ])º][“ ][†|Cl][ ])( 1% ][]F_/v` †|Cl][†| ]º†|µ(“ ***” /vº]” †|]F_µ? ])( (¬]Cl” †Pv] ])](†|” ††|µ( ºF (µº( §º][(¬”.(† |Cl][(¬? ]_F_~ (§ ††|Cl† §µ ][(¬†|]F_† ][(¬Cl~ ])F_][“][†|µ vCl¥?”

Dịch là:


“Vài điều muốn nói….!!!

Có những điều ko thể bít trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có 1 mối tình dài lâu, 2 năm cũng là 1 khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ “bằng phẳng” cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát... Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: “Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc... mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?”

Quả thực, nhìn những dòng viết trên đây, chúng ta mới hiểu được “sự nghiệt ngã” của các “ma trận ngôn ngữ” mà tuổi teen sáng tạo ra, nhưng trái ngược với những người ngoài cuộc, Ngọc Anh, một bạn đã sáng tạo ra các kí tự “lóa mắt” như thế đã tự hào và nói:

- Mình thấy viết theo kiểu mật mã thể hiện được cá tính riêng của mình. Hơn nữa người ngoài nhìn vào họ sẽ nghĩ rằng chúng ta không sử dụng tiếng Việt mà sử dụng tiếng Nhật hay tiếng Ả rập nào đó.

Đây cũng là tâm lý chung của hầu hết các bạn đang xài ngôn ngữ chat, vì nó “phá cách”, vì nó độc nhất vô nhị, tạo sự khác biệt và các bạn tự hào về điều đó. Nhiều bạn biện hộ rằng những kí tự này trông thú vị nên xài, theo trào lưu nên xài, thậm chí có bạn còn cho “đó là một thứ tiếng Việt mới mẻ, ngắn gọn và vô cùng tiết kiệm nhiên liệu”.

Nhưng các bạn lại không ngẫm lại, nếu xài quen những kí tự này thì khi nói chuyện với những người “khác nhóm”, lỡ như các bạn lại “quen tay hay việc” nói ra những câu tuổi teen khiến người khác không hiểu thì sao, lúc đó cuộc nói chuyện sẽ trở nên rắc rối và chán ngấy, không còn phù hợp với lí do “ngắn gọn và tiết kiệm nhiên liệu nữa”, mà đó sẽ là con dao chặt đứt con đường giao tiếp của các bạn với “bên ngoài”. Điều đáng sợ hơn, khi các bạn lỡ tay sử dụng chúng trong các bài thi, đơn xin việc, liệu giáo viên và người chủ doanh nghiệp có chấp nhận được không? Đây cũng là một vấn đề cần chú ý khi dùng ngôn ngữ chat.



  • Một trong những ảnh hưởng tiêu hưởng tiêu cực khác mà mọi người cũng đang rất lo lắng chính là tư tưởng và thói quen của những bạn trẻ. Chính cách diễn đạt đơn giản trong ngôn ngữ chat đã làm lệch lạc trong cách tư duy, suy nghĩ của một bộ phận thanh thiếu niên. Do sử dụng quá nhiều ngôn ngữ chat mà không trau dồi tiếng Việt khiến cho việc trình bày, diễn đạt của các bạn trở nên khô cứng, văn phong lủng củng, cứng nhắc.


  • tải về 3.57 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương