Tiểu luận thực trạng ngôn ngữ chat


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN



tải về 3.57 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.57 Mb.
#38843
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN


Hiện nay, việc sử dụng ngôn ngữ chat đã trở thành một vấn đề không hề xa lạ. Ngôn ngữ chat xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, đôi khi còn là công cụ để chứng tỏ “đẳng cấp” theo quan niệm của các bạn trẻ. Trong tán gẫu, nhắn tin hay thậm chí là trong học tập, họ không hề ngần ngại sử dụng ngôn ngữ chat.
  1. Trong hoạt động chat, nhắn tin:


Hiện nay, ngôn ngữ @, ngôn ngữ 9x hay còn gọi là ngôn ngữ tuổi teen đang tràn lan trên các kênh thông tin đại chúng. Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ đang sử dụng loại ngôn ngữ này như một phương tiện giao tiếp chính trong cuộc sống. Lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký cá nhân (blog) hay thử tán gẫu (chat), chúng ta sẽ thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi “tất tần tật” từ cách viết đến cấu trúc câu. Đối với họ, viết như thế mới là sành điệu, mới phù hợp với xu thế của giới trẻ.

Ngọc Hương, học sinh một trường THCS ở quận Bình Thạnh kể: “Dùng mấy từ ngộ ngộ như thế mới vui. Vào phòng chat mà không sử dụng ngôn ngữ chat thì quê lắm, không thể hiện được đẳng cấp gì cả. Vì thế mà các teen bây giờ đua nhau học từ vựng chat nhiều lắm chị ạ, học được từ vựng nào mới là đưa vào bộ nhớ ngay”. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, thuộc nhóm tuổi teen, trong đó phần lớn là học sinh phổ thông.


Chúng tôi thử đăng ký làm thành viên để tham gia diễn đàn ABC. Vừa đăng nhập, đập vào mắt tôi là dòng chữ động chạy cắt ngang trang chủ tại mục Thông điệp yêu thương, trong đó có lời của nick pethuong301: “Tui là mem mới đêy. Xynk vừa đủ, sexy đủ xài, làm wen nhoa” (Tôi là thành viên mới đây. Xinh vừa đủ, gợi cảm đủ xài, làm quen nha).

Vào một trang nhật ký có tên H/P Ảo – Goodbye, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều những câu trao đổi theo kiểu “ngôn ngữ… tuổi teen”. Một thành viên tham gia diễn đàn nhận xét một chủ đề về ngành học của chủ nhân trang H/P Ảo – Goodbye, viết: “hj sao bạn bít mik học iều dưỡng…ước ao 1 mik tơi.. nhy?..”. Như một “làn sóng” dây chuyền, chỉ trong vài năm, cách nói, viết trên ngày càng lan rộng trong giới trẻ. Nhiều”teen” xem đó như là một”phát minh”, một thứ ngôn ngữ riêng giúp giới trẻ có thể trao đổi, bày tỏ mọi thứ. 21

Dạo một vòng diễn đàn, mục nào cũng bắt gặp những kiểu nói “hiểu chết liền”, như: “Bữ4 h kó 4 ka’j sjh nhu*. t òi, nhu*n muh dzuj vj đc kon p4. n moj*” ; “mu*ng wé hok bj ở l4j lúp”... Tôi phải vừa đọc vừa đoán nghĩa là: “Bữa giờ có 4 cái sinh nhật rồi, nhưng mà vui vì được con bạn mời”, “mừng quá không bị ở lại lớp”. Nếu thành viên nào tham gia diễn đàn mà không hiểu những kiểu nói này sẽ chán và chóng rút lui. Vì thế, ai cũng theo đuôi dùng loại ngôn ngữ này. 22

Tại các diễn đàn của học sinh Trường THPT M. Đ. C ở TP Hải Phòng, T. N. T ở Hà Nội hay L. Q. Đ ở TPHCM... , ngôn ngữ @ được dùng tá lả. Các chủ đề học sinh bàn luận khá lành mạnh, chủ yếu là học tập hoặc trao đổi về cuộc sống, tuy nhiên ngôn ngữ được dùng thì không thể hiểu nổi. Một đoạn đối thoại trên diễn đàn học sinh Trường THPT L. Q. Đ: Oceangirl: “ss đâu ùi, cả thèng red iu wí của em nữa!!!!sao bỏ fam zậy hở???nhớ ss zới red wa ah”. 23

Những câu than vãn đầy”chất teen” như thế này đang tràn ngập trên các diễn đàn mạng: “Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j`” (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì). “Nó lun mún nó of nó fone or nt or wan tâm như pạn nó vẫn thường thía mek dù zì nó là con gái làm shao có thía!!! …”. (Nó luôn muốn Nó của nó điện thoại, hay nhắn tin, hay quan tâm như bạn nó vẫn thường thế vì nó là con gái làm sao có thể...). “Tau pun ngu we” (Tao buồn ngủ quá). “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu wei zj?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ hoài vậy). 24

Giáo sư Nguyễn Văn Khang: “Ngôn ngữ ‘teen’ nó mới và lạ, nó cũng có những đặc điểm rất riêng. Đó là nó đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn trong cách viết chính tả tiếng Việt; nó ngắn gọn đến mức không thể ngắn gọn hơn trong cách diễn đạt; nó biến báo các cách viết, cách diễn đạt theo phong cách cá nhân, tạo ra hàng loạt các biến thể tiếng Việt mới” 25. Ví dụ: “Hello everybody! Rất vui dc làm wen all member. Rảh chat nhé! Ax! quên số dt nà” (Xin chào mọi người! Rất vui được làm quen với mọi người/các thành viên/cả nhóm. Rảnh chát nhé! À, quên, số điện thoại này/nè); “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa); “Minh` xjn chia pun` dzoi ban nhaz. Chien tjnh` cua~ ban sao ma` chan wa'.... chuc' ban tjm` duoc 1 tinh` iu moi' dza` hanh fuc' dzoi' tinh` iu do' nhaz ban” (Mình xin chia buồn với bạn nhé/nha. Chuyện tình của bạn sao mà chán quá. Chúc bạn tìm được một tình yêu mới và hạnh phúc với tình yêu đó).

Anh T.H - một cán bộ Đoàn tâm sự 26: “Đã nghe nhiều và cũng từng đọc nhiều lần cái thứ ngôn ngữ là lạ của giới trẻ 9X qua một vài tin nhắn mà đứa em trai đang học ở Cần Thơ nhắn tin trước đây. Nhưng tôi thật sự sốc khi đọc được những dòng chữ quái dị mà một cô bạn đang là sinh viên năm nhất trường ĐH Văn Lang gửi qua chat cho tôi vào dịp 20-10 vừa qua. Lúc trước, đứa em trai gửi tôi một vài tin nhắn với ngôn ngữ kiểu @ ấy, tôi đã phải ngồi đọc mãi mới hiểu nó viết gì. Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!” (tạm “dịch” là: em chúc anh hai vui vẻ trong ngày lễ tình yêu nha!), hoặc là: “Ar2 ui, hum ney em bun wa…” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá). Mặc dù khó đọc và hiểu là vậy, nhưng tôi vẫn có thể hiểu được ngôn ngữ của em trai tôi nhắn, dù đó không phải là tiếng Việt cũng không phải là tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, với những dòng tin nhắn mà cô bạn học đại học Văn Lang nhắn cho tôi thì tôi xin bó tay, vì có ngồi nghĩ nát óc tôi cũng không tài nào có thể dịch ra được những gì cô ấy muốn nói. Cụ thể: “Zeu ngey moi a hog zi zau, a zhe wua trug dzon e, a zoi em wua Bih Qoi choi. Zeu a baz thi nhen tih e bit em koi pai zoi” hoặc một đoạn bị chuyển mã hoàn toàn”“... †|Cl¥ ]_Cl` (µ”])Cl] \[†| (µº (“ \/º] §º ]º†|Cl]\[... ???”…”

Những tưởng chỉ một vài bạn trẻ thế hệ 9X hoặc 8X mới lạm dụng kiểu ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây nào ngờ cái thứ ngôn ngữ quái đản kia lại đang trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi Teen hiện nay. Nó phổ biến rộng rãi đến mức ta có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi tham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân.

Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ “chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp đuợc đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.

Với đoạn đối thoại trên, nếu không phải là dân chat chuyên nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ không thể hiểu nổi “đoạn văn” đó nói cái gì? Sau nhiều lần chinh chiến tại các phòng chat tuổi Teen và nhức tung đầu tôi có thể tạm dịch đoạn thoại trên như sau: “Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… thế tụi mình không được vui như năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm… nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”.

Không dừng lại ở những phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt quái đản kiểu trên. Tại một số trang blog cá nhân không ít các bạn trẻ tuổi Teen còn giới thiệu cho những ai không đọc được ngôn ngữ thời @ này thì dùng phần mềm V2V (tạm xem là công cụ “dịch” tự động Việt sang Việt, và còn “dịch” được cả”ngôn ngữ siêu Việt”) sẽ làm cho người đó biết chính xác ngôn ngữ của tuổi Teen đang sử dụng muốn nói gì. Tôi ví dụ: To^j dda^u co lo^~j gj` co* chu* (tôi đâu có lỗi gì cơ chứ), hoặc là 3m hj~u chj’t lj`n (Em hiểu chết liền)…

Những tưởng những thứ ngôn ngữ trên”sao hoả” trên sẽ bị chỉ trích, bài xích…Ấy thế mà thật bất ngờ làm sao, khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi Teen lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ Teen hay nói chuyện với nhau vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết của tác giả và gây được ấn tượng đối với độc giả. Ví dụ, mới đây trên trang viết của một tờ báo thuộc ngành đã đăng: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay. com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính), 2 (hi-chào), 4U (For you- cho bạn), 2NT (Tonight - tối nay), G92U (Good night to you)… đọc vào mà tôi nhức hết cả đầu, hoa hết cả mắt”



Một kiểu đối đáp cũng thường gặp trong câu chuyện của 9x hiện nay là kiểu “lôi bố mẹ vào cuộc”. Khi bất đồng quan điểm hay xích mích gì đó là các teen sẵn sàng: “Gọi bố mẹ mày ra đây nói chuyện với tao. Mày không có tư cách tranh luận với tao, nhá!” ; hoặc là: “Thằng Hùng Sơn (Sơn là tên bố Hùng) dạo này cặp với con Mai 10Anh hay sao í nhỉ? Thằng này lởm khởm thế mà số xuân ra phết!”.

Không chỉ có tiếng việt được “sáng tạo” mà ngay cả tiếng anh cũng được “biến hóa” tài tình qua cách sử dụng của giới 9x hiện nay. Sau đây là đoạn hội thoại ngắn với bố mẹ qua điện thoại của một bạn học sinh tên Trang ở quận 7: “Bố ơi, con không ăn cơm nhà tối nay nhé. Con có một cái party (bữa tiệc) không thể cancel (bỏ) được. Con sẽ về before eleven p. m (trước 11h tối). Bố không phải call (gọi) cho con đâu nhé…”.

Nhiều bạn trẻ biết ngoại ngữ bập bõm cũng không ngần ngại chêm vào câu nói hoặc viết xen với tiếng Việt một cách vô tội vạ. Cụ thể, trong ngôn ngữ của giới trẻ, những từ”like is afternoon” (thích thì chiều), “no table” (miễn bàn), “know die now” (biết chết liền) hay”lemon question” (chanh + hỏi thành chảnh)… rất phổ biến.

Đặc biệt, nhiều câu còn được các bạn sáng chế rất thô tục, đại loại như: “I want to kiss toilet you” (anh muốn cầu hôn em) hay ngay câu “sugar sugar ajinomoto ajinomoto” thì ngay cả người nước ngoài cũng không thể ngờ câu này có nghĩa là “đường đường, chính chính”. Thậm chí, một số bạn cho rằng, tiếng Việt không đủ để diễn đạt ý nghĩ, nên mới “chế” ra ngôn ngữ như vậy. Đáng lo lắng là không ít bạn trẻ đã qua lâu rồi lứa tuổi “teen” (từ 13-19 tuổi), là sinh viên sắp ra trường hoặc đã đi làm nhiều năm cũng “cưa sừng làm nghé”, sử dụng lối nói, viết trên.

Đã có không ít trường hợp các bạn 9x văng tục, chửi thề, dùng ngôn ngữ, cử chỉ lóng vẫn hay sử dụng trên mạng để đối đáp, sát phạt nhau. Câu chuyện ghi lại tại một quán Internet:

Hai cô nàng tuổi teen đang ngồi chat. Một cô than thở: “Tao đói bụng quá!”. Cô kia thản nhiên: “Tao có cái quần nè. Ăn không?”. Cô này đang đói nhưng cũng “bật” lại ngay: “Đâu, mày cởi quần mày ra đi. Tao ăn cho mày coi” … Đây không phải là trường hợp hiếm hoi các bạn 9x sử dụng tiếng lóng tại nơi công cộng.



Hiện nay, ngôn ngữ chat là một công cụ, phương tiện không thể thiếu của các bạn trẻ. Những phần mềm “dịch thuật” do các bạn 9x tự sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngôn ngữ chat của chính họ cũng đã xuất hiện trên các website, forum hay blog cá nhân. Theo như kết quả khảo sát của chúng tôi thì nhắn tin qua điện thoại, yahoo!và mạng bằng ngôn ngữ chat cũng là trường hợp được teen sử dụng nhiều nhất, trong 100 bạn được hỏi thì có tới hơn 96 bạn trả lời mình chỉ sử dụng ngôn ngữ chat qua mạng và điện thoại. Biểu đồ sau sẽ cho bạn thấy rõ hơn về sự xuất hiện của ngôn ngữ chat trong đời sống:



Hình 1. Biểu đồ thể hiện mức độ xuất hiện của ngôn ngữ chat trong từng hoàn cảnh.

  1. tải về 3.57 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương