Tiểu luận thực trạng ngôn ngữ chat



tải về 3.57 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.57 Mb.
#38843
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16
Ngoài ra, không chỉ những chữ cái bị biến đổi kì dị, những câu thành ngữ cũng bị các bạn tuổi teen “xào nấu” thành những dòng khó hiểu, vô nghĩa như: “chán như con gián”, “chán như con cá rán”, “buồn như con chuồn chuồn”… đặc biệt là những câu thành ngữ trong quyển “Sát thủ đầu mưng mủ” của Thành Phong, các thành ngữ được sáng tạo và cả cải tạo khiến nhiều làn sóng phản cảm dấy lên như: những câu dường như lệch cả về đạo đức: nói “Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ”, “một điều nhịn là chín điều nhục” theo tác giả thì đây chỉ là những thành ngữ hài không có giá trị văn học, nhưng có những câu như vậy mà muốn khiến người khác vui vẻ, thì chẳng phải là kích động cho lối sống bạo lực, mặc kệ đồng loại hay sao?....

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh cho rằng, những câu nói này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và không phải là mới, tuy nhiên, khi nó được xuất bản thành sách, có thể giới trẻ sẽ không phân biệt được thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là nói vui và thế nào là chuẩn mực. Rất có thể các em sẽ nghĩ rằng, những cách nói biến tướng, tếu táo ấy được công nhận là chuẩn mực, từ đó sẽ dẫn đến những cách nghĩ, cách viết không đúng với bản chất của tiếng Việt. Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh minh họa mặc dù gây cười nhưng khá phản cảm, thậm chí làm sai lệch những hình ảnh đẹp của truyền thống 28.

Theo các chuyên gia giáo dục cho rằng việc đưa ra kiểu thành ngữ tuổi teen không nghiêm túc này vô tình đã phá hủy về giá trị ngôn ngữ truyền thống với những câu thành ngữ tục ngữ sâu sắc cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cho dù sách in ra chỉ mang tính giải trí nhưng cũng cần phải có sự chọn lọc theo một chuẩn mực nhất định, nếu không sẽ tạo ra sự tùy tiện và ảnh hưởng không tốt, đặc biệt với lứa tuổi nhỏ 29.

Hơn nữa, với việc biến đổi thành ngữ như thế cộng thêm tính thích bắt chước, tò mò và thích tỏ ra khác biệt của tuổi teen, thì các thành ngữ mới sẽ có nguy cơ thay thế các thành ngữ cũ, khi đó, quan niệm đạo đức liệu có thay đổi theo hay không? Vốn từ vựng tiếng Việt của tuổi teen có thay đổi theo hay không? Câu trả lời là: rất có thể.

Nói về vấn đề này, tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM), đã nhận xét: “Dưới ảnh hưởng của “phương tiện giao tiếp” đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu trẻ cứ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy” 30.



Tuy nhiên cũng phải nói tất cả những nhận định trên chỉ là những ý kiến chủ quan bởi chúng ta không thể so sánh nét đẹp của một thứ ngôn ngữ tuổi đời còn trẻ, còn đang trên con đường phát triển để toàn diện hơn với một ngôn ngữ đã trải qua hàng trăm năm phát triển, thay da đổi thịt. Các bạn bạn tuổi teen rồi sẽ lớn lên, trưởng thành và đến với môi trường mới, ngôn ngữ chat sẽ được các bạn tự điều chỉnh lại sao cho phù hợp với môi trường xung quanh, thực tế các cuộc khảo sát cho thấy mức độ dùng của sinh viên đại học và học sinh THCS, THPT khác nhau rất nhiều: Trong môi trường còn nhiều định kiến với ngôn ngữ chat như hiện nay, các bạn sinh viên luôn hạn chế và chọn lọc hơn khi dùng ngôn ngữ chat.



H.7. Biểu đồ mức độ sử dụng ngôn ngữ chat của sinh viên Đại Học và học sinh THCS, THPT

b. Đối với thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và người lớn tuổi:


Nếu ngôn ngữ chat là phần thân thiết trong cuộc sống tuổi teen, thì nó lại là vị khách xa lạ và có phần đáng sợ, không thể chấp nhận đối với người lớn. Không ít giáo viên phải đau đầu vì dịch ngôn ngữ chat trong bài làm văn của các tuổi teen. Cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền , giáo viên văn trường chuyên Lê Hồng Phong đã nhiều lần phải trừ điểm thậm chí bắt học sinh viết lại toàn bài văn vì những câu “tiếng Việt không ra tiếng Việt” chiếm gần toàn bộ bài thi: “Nhiều học sinh ngày nay dùng ngôn ngữ vô thưởng vô phạt, thiếu ý thức. Những em học lực không giỏi thường sử dụng thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra, tiếng Anh cũng đã xâm nhập sâu vào thói quen sử dụng từ ngữ của học sinh. Ví dụ, trong khi thuyết trình về văn học dân gian, đến cuối bài, các em viết “thank you” (cảm ơn), hay thậm chí quen miệng nói “ok” với cả giáo viên.” 31

Quá bức xúc khi phải vò đầu dịch bài văn “teen” của các 9x , cô giáo Lê Thị Thu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TPHCM nói: “Nếu làm ngơ, “căn bệnh” này sẽ rất khó trị!” 32

Thiết nghĩ nếu các tuổi teen cứ viết lách theo các kí tự dùng trên mạng, sau đó lại quen tay mà tuôn ra vài câu ngạn ngữ bất thường như “một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ” thì liệu vốn ngữ văn của các bạn sẽ đi về đâu, liệu các bạn có còn nhớ được những câu ca dao cũ nhưng đầy tình nghĩa như “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, “trong đầm gì đẹp bằng sen..”? Liệu có ai còn nhớ Phạm Quỳnh ở đầu thế kỉ 20 đã nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn”, vậy thì khi những câu tục ngữ đã bị thay đổi, vốn từ vựng trở nên nghèn nàn trong thể hiện cảm xúc như “buồn như con chuồn chuồn”, “nhỏ như con thỏ”… thì tiếng Việt ta, ngôn ngữ ta sẽ ra sao? Tương lai của các môn học, đặc biệt là môn ngữ văn trong trường sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi mà ai cũng biết, chỉ là không có cách nào giải quyết mà thôi.

Không chỉ xâm nhập vào trường học, ngôn ngữ chat còn tiến quân về nhà, gây hoang mang lo lắng cho các bậc cha mẹ. Nhiều giáo viên phụ huynh rất muốn biết học trò và con cái nghĩ gì, làm gì để biết cách giáo dục cho chính xác. Họ cũng rất tích cực tìm hiểu và cố gắng hòa mình vào ngôn ngữ chat. Nhưng hầu hết họ không thể theo kịp trào lưu nói chuyện của tuổi teen, bởi các chữ cái mới, kí tự mới luôn xuất hiện thường xuyên bởi vì sự sáng tạo không ngừng nghỉ, cộng thêm tâm lý muốn được tôn trọng, muốn tỏ ra hơn cả người lớn của các em, không muốn cha mẹ theo dõi gắt gao, khiến khoảng cách và độ lệch ngôn ngữ giữa các thế hệ lại càng xa và khó dung hòa.

Một phụ huynh nói về ngôn ngữ chat đã than phiền rằng: “Nhiều khi đọc những tin nhắn trong điện thoại của con gái mà không hiểu nó viết gì, càng lo lắng hơn là nó toàn dùng mấy kí tự khó hiểu đó để hẹn bạn trốn học đi chơi, không thể kiểm soát được…”

Không chỉ khó chịu với lối viết “phá phách” của các 9x, người lớn cũng rất khó chấp nhận khi thấy những từ tiếng anh, tiếng pháp đi kèm với các từ tiếng Việt trong câu như: “Hi mọi người! Mình là abc,xyz, mình rất vui được làm quen với everybody. Mình đang study ở abcxyz High School. Mình rất confident trong các extracurricular activities. Hiện nay mình đang cope up with chương trình học rất killer của trường… Nhưng mình tin với capacity của mình, mình sẽ hoàn thành completely cái syllabus đó.”

Quả thật không người lớn nào có thể hiểu nổi và chấp nhận được những dòng nửa tây nửa ta thế này, tiếng anh thì dùng vô tội vạ, lạm dụng quá mức còn tiếng Việt thì viết theo kiểu được chăng hay chớ, quên từ nào thì thay từ tiếng anh vào. Đặng Thai Mai đã nói: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay…”, với cách thay thế chóng mặt như trên, với sự ra đời ngày càng nhiều của loại tiếng Việt “lai căng”, thứ tiếng hay ấy liệu có thể tồn tại bao lâu? Thật đáng thương thay.

Ngoài việc gây hại cho nhà trường và gia đình, ngôn ngữ chat còn gây hại cho xã hội, không biết bao nhiêu trò “cứu net” diễn ra ngang nhiên trên đường phố, trò lừa gạt dụ dỗ buôn bán trẻ vị thành niên nghênh ngang hoạt động trước pháp luật, mà bàn tay chắp nối cho các hành vi tội phạm đó, chính là sự ngây thơ của các bé tuổi teen và ngôn ngữ chat khó hiểu này. Nhiều cảnh sát đã phải đau đầu và mất không ít thời gian dịch những kí tự ngôn ngữ chat khi dò tìm dấu vết của bọn tội phạm buôn người, đỉnh điểm là trong bài báo của Thư Viện Hoa Kì, một tác giả đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh chú ý về việc con em mình dùng ngôn ngữ chat trên mạng, thứ ngôn ngữ mà chỉ những người trong nhóm mới hiểu được 33. Riêng ở Việt Nam, Đội công an chống tội phạm, mua bán phụ nữ trẻ em Hà Nội đã phải lên tiếng cảnh tỉnh gay gắt khi phát hiện tới 11 ổ nhóm mua bán người - một con số đáng lo ngại trong địa bàn thủ đô:

“Qua chát hoặc từ việc cứu nét, các đối tượng buôn người giả vờ tán tỉnh, yêu đương; hứa hẹn giúp đỡ kiếm việc làm có thu nhập cao; rủ rê các em học sinh, sinh viên đua đòi, bỏ học, bỏ gia đình đi chơi rồi lừa bán vào các ổ mại dâm. Có trường hợp các đối tượng khống chế, cưỡng ép nạn nhân bằng các hình thức như hiếp dâm rồi quay phim khống chế, đánh đập, cưỡng ép nạn nhân bán dâm. Thậm chí, có trường hợp nạn nhân bị rao bán luôn trên mạng internet.” 34

Thông qua ngôn ngữ chat, bọn săn người và lợi dụng tình dục đã gạ gẫm các em trên chat room, theo tình báo của Hoa Kì thì cứ 5 em trong chat room thì 1 em bị gạ gẫm để tấn công và tra tấn tình dục, tệ hơn là giết người 35. Cộng thêm khoảng cách ngôn ngữ giữa các thế hệ và công việc bận rộn của các phụ huynh, việc này trở thành vấn đề bức xúc khó giải quyết đối với gia đình và xã hội.

Rõ ràng ngôn ngữ chat mang lại nhiều tác động tiêu cực mà ngay cả những người sử dụng chúng cũng không lường trước được. Tuy nhiên, hầu hết những hệ quả xấu từ ngôn ngữ chat đều được thúc đẩy từ bàn tay con người, vậy nên nó cũng sẽ được kiểm soát và kiềm chế các tác hại bởi chính bàn tay con người.



  1. tải về 3.57 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương