Tiểu luận thực trạng ngôn ngữ chat


Phương hướng phát triển ngôn ngữ chat đúng cách



tải về 3.57 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.57 Mb.
#38843
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

3. Phương hướng phát triển ngôn ngữ chat đúng cách:

3. 1 Xu hướng phát triển của ngôn ngữ chat trong tương lai gần:


Xung quanh vấn đề ngôn ngữ chat tuổi teen có rất nhiều ý kiến trái chiều, cả ủng hộ, phản đối, khen chê từ nhiều đối tượng khác nhau, nhưng một thực tế hiện nay mà không ai có thể phủ nhận là ngôn ngữ chat là một trong những nhánh phát triển của tiếng Việt và đó là sự phát triển tất yếu cần có như những sự phát triển khác của xã hội. Theo giáo sư Nguyễn Văn Khang thì “ngôn ngữ chính là tấm gương phản chiếu xã hội hay là chiếc nhiệt kế đặc biệt của xã hội Việt Nam” 41.

Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều này, ngôn ngữ được sử dụng ở Việt nam không ngừng biến đổi, để có tiếng Việt như ngày hôm nay chúng ta đã chấp nhận từ bỏ chữ Nôm. Tiếng Việt đã và đang phản ánh mọi sự thay đổi của xã hội Việt Nam và theo đó tiếng Việt cũng đang có những thay đổi dưới tác động của xã hội Việt Nam. Khi xã hội tồn tại các nhóm xã hội thì tương ứng với nó sẽ có ngôn ngữ của xã hội đó. Sự xuất hiện của cư dân mạng thì cũng đồng thời xuất hiện ngôn ngữ của cư dân mạng.

Không chỉ riêng tiếng Việt mà với ngôn ngữ nào cũng vậy. Ở Trung Quốc cư dân mạng còn đưa ra một thứ ngôn ngữ gọi là “ngôn ngữ sao hỏa” mà chỉ có họ mới hiểu được. Với quá trình hình thành và phát triển theo đúng quy luật phát triển của tự nhiên thì ngôn ngữ chat của teen có thể khẳng định là không thể xóa bỏ được. Khi nào còn sự tồn tại cư dân mạng, còn tồn tại nhóm xã hội của giới trẻ thì còn ngôn ngữ đó. Quy luật phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy có cái sẽ được chấp nhận nhưng cũng có cái sẽ bị đào thải và với những đặc điểm ưu việt của mình ngôn ngữ chat đã dần được mọi người chấp nhận và rồi ủng hộ thậm chí chúng còn đang xâm nhập vào đời sống của chúng ta với tốc độ nhanh như vũ bão.

Hiện nay, ngôn ngữ chat của teen chủ yếu chỉ được sử dụng trên các công cụ công nghệ thông tin như internet hay điện thoại bằng hình thức nhắn tin chứ mức độ xuất hiện của ngôn ngữ chat trong các bài viết có tính trang trọng hay nghiêm túc như luận văn, bài kiểm tra hay các bài báo là rất thấp, ấy vậy mà chỉ mới dừng lại ở mức đó đã khiến dư luận xã hội xôn xao, phát sinh nhiều luồng tranh cãi và sự quan ngại của không ít người. Đó thực sự là một minh chứng cho sự phát triển dữ dội, không gì ngăn cản được của ngôn ngữ chat.

Nhiều nhà ngôn ngữ và những người có trình độ học vấn cao còn tỏ ra lo lắng rằng thứ ngôn ngữ này sẽ thay thế tiếng Việt. Có người còn đề cập đến việc đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt và cùn nảy sinh không ít những ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên chúng tôi cho đây là sự lo ngại không cần thiết bởi dù ngôn ngữ chat của teen đang lan truyền nhanh chóng nhưng nó chủ yếu chỉ phát tán trong cộng đồng teen trong môi trường mạng internet.



Hơn nữa ngôn ngữ chat thực tế không thể có một hệ thống chữ viết như tiếng Việt vì vậy ngôn ngữ chat khó có thể thay thế cho tiếng Việt nếu có thì điều đó cũng chỉ xảy ra trong một tương lai rất xa, có thể là hàng nghìn năm cũng như tiếng Việt cũng phải trải qua cả một thời gian dài hàng trăm năm hình thành và phát triển mới có thể thay thế hoàn toàn cho chữ Nôm. Còn về việc ngôn ngữ chat có được mọi người ủng hộ để đưa vào từ điển tiếng Việt hay không, chúng ta hãy cùng xem biểu đồ phân tích về vấn đề này:



Hình 8. Biểu đồ thể hiện ý kiến của mọi người về việc đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt.

Thực tế khảo sát cho thấy hầu hết mọi người đều cho rằng không nên đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt (chiếm 63% những người được hỏi) hoặc nếu có đưa vào thì cũng cần chọn lọc và chỉnh sửa. Điều này cho thấy mọi người đều nhận thức được tính chưa hoàn chỉnh của ngôn ngữ chat và thừa nhận sự ưu việt hơn của tiếng Việt.

Dù vậy đó chỉ là ý kiến không nên đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt chứ không có nghĩa là không nên tiếp tục sử dụng ngôn ngữ chat. Ngôn ngữ chat có thể thua kém hơn so với tiếng Việt ở nhiều phương diện tuy nhiên nó vẫn có những ưu điểm rất lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Ngôn ngữ chat không hề làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt mà chỉ có những người không biết cách sử dụng nó hợp lý mới làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của tiếng Việt.

3. 2 Định hướng phát triển ngôn ngữ chat của teen sao cho đúng cách:


Vấn đề thực sự cấp bách đặt ra lúc này là làm sao để có thể sử dụng ngôn ngữ chat tuổi teen đúng cách để nó phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, hạn chế những mặt tiêu cực còn tồn tại và phát huy những mặt tích cực đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề trên cụ thể như sau:



  • Bởi ngôn ngữ chat của teen thay đổi liên tục nên việc nắm bắt là rất khó vì vậy bất cứ một cuốn từ điển hay phần mềm dich ngôn ngữ chat nào cũng là lỗi thời vì vậy việc phổ biến ngôn ngữ chat như là ngôn ngữ chính thống và để tất cả mọi người đều có thể hiểu được là điều khó có thể làm được. Tốt hơn hết các bạn trẻ chỉ nên sử dụng ngôn ngữ chat khi giao tiếp với những người có thể hiểu được và tránh thể hiện thứ ngôn ngữ này trước những người không đọc được vì họ sẽ cho đó là sự thiếu tôn trọng. Nói cách khác là chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ chat đúng nơi, đúng chỗ, đúng cách.

Trong mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc dùng ngôn ngữ chat, phải nhận thức được lúc nào, ở đâu, với ai là thích hợp, có thể dùng ngôn ngữ chat.

  • Ngôn ngữ chat một mặt không có hệ thống như tiếng việt, không hoàn chỉnh như tiếng Việt vì vậy không thể thay thể cho tiếng Việt trong một sớm một chiều. Điều này khẳng định vai trò quan trọng khó có thể thay đổi của tiếng Việt hiện nay đồng nghĩa với việc chúng ta không thể lơ là trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mỗi người đều có thể sáng tạo ra ngôn ngữ chat, song hãy quan tâm đến ngôn ngữ chính thống, đặt ngôn ngữ chat trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc để tìm ra những từ mới vừa hay, có ý nghĩa và phù hợp, lại góp phần vào việc làm giàu có, phong phú từ vựng cho tiếng Việt.

  • Ngôn ngữ chat tuổi teen vẫn cần phải được phát huy những mặt tích cực của nó vì thật khó có ngôn ngữ nào tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chúng ta như ngôn ngữ chat tuổi teen. Chúng ta vẫn nên sử dụng loại ngôn ngữ này những lúc cần tiết kiệm thời gian và tiền bạc cũng như khi muốn thể hiện cảm xúc chân thật một cách dễ dàng chỉ có điều hãy sử dụng nó đúng hoàn cảnh.

  • Chúng ta thực sự cũng không có lý do gì mà ngăn cản sự sáng tạo của bản thân để làm giàu thêm cho ngôn ngữ tuổi teen nếu như sự sáng tạo đó phù hợp với nét đẹp văn hóa. Nếu đã coi ngôn ngữ là phương tiện thể hiện, là chìa khóa dẫn tới thế giới của tư duy, thì với việc ngăn cản tìm hiểu hay sáng tạo ra ngôn ngữ chat chúng ta đã tự tay đóng cánh cửa, bỏ lỡ cơ hội hiểu biết thêm về giới trẻ.

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

Mặc dù thời gian thực hiện đề tài hạn hẹp nhưng sau sự nỗ lực hết mình của các thành viên trong nhóm, chúng tôi đã hoàn thiện đề tài với một số kết quả nhất định. Tuy còn nhiều sai sót nhưng công trình nghiên cứu của chúng tôi cũng đã mang lại không ít những thành tựu.



  • Trước hết, chúng tôi đã mang lại cho mọi người những hiểu biết nhất định về thứ ngôn ngữ này thông qua hệ thống lý thuyết chung về ngôn ngữ chat của teen. Thực tế một số người vẫn chưa có một khái niệm chính xác về ngôn ngữ, lại càng không hiểu rõ về sự hình thành, phát triển cũng như các hình thái ngôn ngữ này vì vậy mà họ không đã có những kết luận chủ quan duy ý chí về tác động của ngôn ngữ chat đến đời sống cũng như tiếng việt. Do đó việc cung cấp những thông tin cần thiết về ngôn ngữ chat tuổi teen là sự thành công bước đầu giúp cho mọi người có một kiến thức nền tảng để đánh giá mọi mặt về ngôn ngữ chat của teen hiện nay.

  • Thứ hai, bằng việc thực hiện cuộc khảo sát về vấn đề sử dụng ngôn ngữ chat của teen trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, với đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên các trường thcs, thpt và đại học, chúng tôi đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của teen hiện nay cũng như thái độ của teen đối với ngôn ngữ chat mà họ đang sử dụng qua đó giúp mọi người hiểu hơn về ngôn ngữ chat của teen.

  • Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà chúng tôi cũng đã hoàn thành là việc phân tích những tác động tích cực cũng như tiêu cực của ngôn ngữ chat tuổi teen hiện nay đối với các chủ thể khác, từ đó giúp mọi người nhìn nhận một cách khách quan về ứng dụng của ngôn ngữ chat trong đời sống, bỏ đi những định kiến duy ý chí đối với ngôn ngữ chat của teen bởi thông qua những phương pháp thống kê chúng tôi đã đưa ra được nhũng bằng chứng xác thực nhất về tính tích cực của ngôn ngữ chat của teen.

  • Chúng tôi cũng tự tin khẳng định những hữu ích trong phương hướng phát huy nhũng mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu trong quá trình sử dụng ngôn ngữ chat của teen. Với nhũng giải pháp điều chỉnh ngôn ngữ chat của teen hiện nay mà nhóm nghiên cứu đề xuất, chúng tôi hi vọng ngôn ngữ chat của teen có thể trở thành một công cụ giao tiếp hữu hiệu cho teen như một sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ, mà không làm mất đi những nét đẹp vốn có của tiếng việt. bên cạnh đó với việc xác định hướng phát triển tiếp theo của ngôn ngữ chat, chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ định hướng một cách đúng đắn sự phát triển cho ngôn ngữ chat tuổi teen.

  • Một số hạn chế ở đề tài:

Trong quá trình thực hiện khảo sát, một số người còn ngại chia sẻ kiến hoặc cung cấp thông tin sai dẫn tới chút sai số trong những dữ liệu thu thập được, bên cạnh đó tính khách quan của phiếu khảo sát còn chưa cao vì số lượng người khảo sát còn ít.

I. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CẦN LƯU Ý:


  • SMS-Short message service: dịch vụ tin nhắn ngắn

  • IM-Instan message: nhắn tin tức thời

  • @: kí hiệu được dùng trong địa chỉ email nay được dùng để chỉ những thứ lien quan tới máy tinhshay internet, …

  • E-mail (electronic mail): thư điện tử

  • 8x, 9x: từ không chính thống, để chỉ những người có năm sinh lần lượt trong thập niên 80, 90 thể kỉ XX.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


  1. Tài liệu hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm.

  2. Trịnh Thanh Thủy: “Ngôn ngữ mạng, gió lành hay gió độc” trên trang web http://vietpali.sourceforge.net

  3. Phạm Văn Sinh & Phạm Quang Phan, 2010, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chũ nghĩa Mác – Lênin, tái bản, NXB Chính trị quốc gia.

  4. Nguyễn Tường Anh, 2010, Định nghĩa Tiếng nói & Ngôn ngữ, http://concuame.com/index.php?option=com_content&view=article&id=61&Itemid=17, xem ngày 10/11/2010.

  5. Baron N.S 2003. Language of the Internet, Stanford: CSLI Publications

  6. Crystal,D, 2006, Language and the Internet, Oxford Universities Press, London, UK.

  7. Một số trang web tham khảo và đọc thêm:

  • http://ngonngu.net/

  • www.nld.com.vn

  • http://www.baomoi.com

  • http://vietpali.sourceforge.net/binh/VietTatChuVietTrongNgonNgu@.htm

  • http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2011/3/146645.cand

  • Báo vnexpress, báo lao động, báo tuổi trẻ, báo mới, báo mựuc tím, vietbao, tintuc102.com, SGTT, CAND online, trang web Viết chữ nhanh: http://vietpali.sourceforge.net/binh/, …

  • Đoàn Xuân Kiên: “Chữ quốc ngữ qua những biển dâu”.

  • Tham luận của GS. Hoàng Thụy “Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ”: http://vietpali.sourceforge.net/binh/ThamLuanCuaGiaoSuHoangThuy.htm

  • http://special.kremlin.ru/transcripts/11227

  • 202.205.177.9/edoas/website18/09/info14909.htm

  • news.sina.com.cn/o/2004-10-28/10394063963s.shtml

PHỤ LỤC:

Tiểu luận 1

THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT 1

GIỚI THIỆU 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do nghiên cứu đề tài: 1

2.Mục đích nghiên cứu: 2

3.Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 3

5.Phương pháp nghiên cứu: 3

6.Phân công công việc: 4

7.Tổng quan tình hình nghiên cứu: 5

8.Cấu trúc đề tài: 11

Chương I: Lý thuyết chung về ngôn ngữ chat của teen 12

1.Các khái niệm cơ bản: 12

2. Ngôn ngữ chat của tuổi teen ở Việt Nam: 14

2. 1 Sơ lược nguồn gốc hình thành của ngôn ngữ chat : 14

2. 2 Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ chat ở Việt Nam : 14

2. 3 Các quy luật chuyển đổi, các loại mật mã trong ngôn ngữ chat của teen ở Việt Nam. 16

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN 22

1.Trong hoạt động chat, nhắn tin: 23

2.Trong học tập: 28

3.Mức độ sử dụng: 31

4.Lí do sử dụng: 32

6.Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan tác động dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ chat của các bạn trẻ TP. HCM: 35

a.Yếu tố khách quan: 35

b.Yếu tố chủ quan: 36

CHƯƠNG III. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ CHAT CỦA TEEN VÀ PHƯỚNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH NGÔN NGỮ CHAT 37

1.Tác động tiêu cực: 37

a.Đối với tuổi teen: 37

b. Đối với thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và người lớn tuổi: 43

2.Tác động tích cực: 46

3. Phương hướng phát triển ngôn ngữ chat đúng cách: 55

3. 1 Xu hướng phát triển của ngôn ngữ chat trong tương lai gần: 55

3. 2 Định hướng phát triển ngôn ngữ chat của teen sao cho đúng cách: 58

I. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CẦN LƯU Ý: 61

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 61



Các tác giả:

  • Nguyễn Thị Thu Thảo

  • Hoàng Thị Hường

  • Nguyễn Thị Minh Hằng

  • Trần Thị Nương

NGUỒN: https://www.academia.edu/4493393/th_c_tr_ng_ngon_ng_chat



1 http://americanspeech.dukejournals.org/cgi/reprint/83/1/3.pdf (American Speech, Vol. 83, No. 1, Spring 2008 doi 10.1215/00031283-2008-001, page 27)

2 http://special.kremlin.ru/transcripts/11227: tổng thống Nga trả lời phỏng vấn đài phát thanh Mayak về việc dùng ngôn ngữ chat để văng tục trên internet, tháng 5-2011

3 Trích báo Tân Hoa Xã, trang web Giáo Dục Trung Quốc Moe.gov.cn – “Ngôn ngữ internet ảnh hưởng xấu tới Hán ngữ”: 202.205.177.9/edoas/website18/09/info14909.htm

4, 5 Trích news.sina.com.cn - “Ngôn ngữ internet phá vỡ văn tự truyền thống: mấy nhà vui mừng mấy nhà sầu”: news.sina.com.cn/o/2004-10-28/10394063963s.shtml

5


6 Báo người lao động online: “Lậm ngôn ngữ @”

7 Báo Đời sống và pháp luật: “Khổ nạn ngôn từ biến tấu của… teen”

8 Báo Người lao động online: “Nguy cơ… quên tiếng Việt”

9 Báo người lao động online: “Lậm ngôn ngữ @”

10 www.benhhoc.com: “Bình luận về ngôn ngữ tiếng Việt”

11 Báo giáo dục Việt Nam: “Chẳng nên cản giới trẻ nói ‘hồn nhiên như… cô tiên’”

12 News.go.vn: “Hãy để ngôn ngữ chat diễn ra tự nhiên”

13 Báo Mực Tím online: “Giải mã ngôn ngữ teen”

14 Báo New fashion: “Là bạn của teen”

15 Phạm Văn Sinh & Phạm Quang Phan, 2010, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chũ nghĩa Mác – Lênin, tái bản, NXB Chính trị quốc gia.


16 Nguyễn Tường Anh, 2010, Định nghĩa Tiếng nói & Ngôn ngữ, http://concuame.com/index.php?option=com_content&view=article&id=61&Itemid=17

17 Viettinnhanh: “Ngôn ngữ chat hay nhu cầu đổi mới tiếng Việt”

18 Tham khảo Baron N.S 2003. Language of the Internet, Stanford: CSLI Publications

19 Tham khảo Baron N.S 2003. Language of the Internet, Stanford: CSLI Publications

20 Trần Tư Bình: “Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ và tin nhắn”

21 Báo baocantho.com: “Loạn ngôn ngữ…tuổi teen”

22 Báo Người lao động online: “Ngôn ngữ… biến thái”

23 Báo congannghean.vn: “Hoa mắt, đau đầu đọc ngôn ngữ tuổi ‘teen’”

24 www.benhhoc.com: “Bình luận về ngôn ngữ tiếng Việt”

25 www.benhhoc.com: “Bình luận về ngôn ngữ tiếng Việt”

26 www.philiptran.info: “Ngôn ngữ ‘quái đản’ của teen”

27 Báo dân trí: “Nói không với ngôn ngữ chat”

28 Báo mới: “Từ hiện tượng sát thủ đầu mưng mủ, giới trẻ có tự ý thức được mình?”

29 Báo giáo dục Việt Nam: “Bị ‘tuýt còi’, ‘Sát thủ đầu mưng mủ’ vẫn gây sốt”

30 Vietbao.vn: “Khi học trò lạm dụng ngôn ngữ chat”

31 Báo sức khỏe và dinh dưỡng, mục thời sự trong nước: “Nguy cơ… quên tiếng Việt”

32 Báo Mực tím: “Lậm ngôn ngữ @”

33 Báo datviet.com, Trịnh Thanh Thủy: “Ngôn ngữ mạng: gió lành hay gió độc?”

34 Báo Tiền Phong online: “Nhiều thủ đoạn lừa bán thiếu nữ qua mạng”

35 Báo datviet.com, Trịnh Thanh Thủy: “Ngôn ngữ mạng: gió lành hay gió độc?”

36 News.go.vn: “Hãy để ngôn ngữ chat diễn ra tự nhiên”

37 Crystal,D, 2006, Language and the Internet, Oxford Universities Press, London, UK

38 Báo tintuc102.com: “Chẳng nên cản giới trẻ nói ‘hồn nhiên như… cô tiên’”

39 Bản tin Đại Học Quốc Gia Hà Nội: “Làm đẹp thêm ‘dòng sông’ ngôn ngữ”

40 Báo CAND online: “Các nhà ngôn ngữ bàn về ‘tuổi teen sử dụng ngôn ngữ hỗn tạp’”

41 Báo CAND online: “Các nhà ngôn ngữ bàn về ‘tuổi teen sử dụng ngôn ngữ hỗn tạp’”


tải về 3.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương