Tiểu luận môn họC: CÁc tổ chức thưƠng mại quốc tế


Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính



tải về 1.06 Mb.
trang17/27
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2022
Kích1.06 Mb.
#52083
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27
Word Nhóm NO NAME

Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính

Nhóm hàng mặt

Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%)

1. Nông sản

25,2

21,0

2. Cá, sản phẩm cá

29,1

18,0

3.Dầu khí

36,8

36,6

4. Gỗ, giấy

14,6

10,5

5. Dệt may

13,7

13,7

6. Da, cao su

19,1

14,6

7. Kim loại

14,8

11,4

8. Hóa chất

11,1

6,9

9. Thiết bị vận tải

46,9

37,4

10. Máy móc thiết bị cơ khí

9,2

7,3

11. Máy móc thiết bị điện

13,9

9,5

12. Khoáng sản

16,1

14,1

13. Hàng chế tạo khác

12,9

10,2

Cả biểu thuế

17,2

13,4


Bảng 2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính

Cam kết với WTO

TT

Ngành hàng/Mức thuế suất

Thuế suất MFN

Thuế suất khi gia nhập

Thuế suất cuối cùng

Thời gian thực hiện

I

Một số sản phẩm nông nghiệp




- Thịt bò

20

20

14

5 năm




- Thịt lợn

30

30

15

5 năm




- Sữa nguyên liệu

20

20

18

2 năm




- Sữa thành phẩm

30

30

25

5 năm




- Thịt chế biến

50

40

22

5 năm




- Bánh kẹo (thuế suất bình quân)

39,3

34,4

25,3

3-5 năm




Bia

80

65

35

5 năm




Rượu

65

65

45-50

5-6 năm




Thuốc lá điếu

100

150

135

5 năm




Xì gà

100

150

100

5 năm




Thức ăn gia súc

10

10

7

2 năm

II

Một số sản phẩm công nghiệp




- Xăng dầu

0-10

38,7

38,7







- Sắt thép (thuế suất bình quân)

7,5

17,7

13

5-7 năm




- Xi măng

40

40

32

2 năm




- Phân hoá học (thuế suất bình quân)

0,7

6,5

6,4

2 năm




- Giấy (thuế suất bình quân)

22,3

20,7

15,1

5 năm




- Tivi

50

40

25

5 năm




- Điều hoà

50

40

25

3 năm




- Máy giặt

40

38

25

4 năm




- Dệt may (thuế suất bình quân)

37,3

13,7

13,7

Ngay khi gia nhập (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may với Mỹ và EU




- Giày dép

50

40

30

5 năm




- Xe ôtô con
















+ Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng

90

90

52

12 năm




+ Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 2 cầu

90

90

47

10 năm




+ Dưới 2.500 cc và các loại khác

90

100

70

7 năm




- xe tải
















+ Loại không quá 5 tấn

100

80

50

10 năm




+ Loại thuế suất khác hiện hành 80%

80

100

70

7 năm




+ Loại thuế suất khác hiện hành 60%

60

60

50

5 năm




- Phụ tùng ôtô

20,9

24,3

20,5

3-5 năm




- Xe máy
















+ Loại từ 800 cc trở lên

100

100

40

8 năm




+ Loại khác

100

95

70

7 năm


Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA19), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.
Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.
Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.
Bảng 3 dưới đây sẽ đề cập cụ thể về tình hình cam kết theo các Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt Nam trong WTO.
Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành

Hiệp định tự do hoá theo ngành

Số dòng thuế

T/s MFN (%)

T/s cam kết cuối cùng (%)

1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100%

330

5,2%

0%

2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81%

1.300/1.600

6,8%

4,4%

3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết

89

4,2%

2,6%

4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100%

1.170

37,2%

13,2%

5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100%

81

2,6%

0%

Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng…


4.2.3. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ
- Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Nước ta cam kết 11 ngành dịch vụ khoảng 110 phân ngành trong thỏa thuận với WTO
- Về mức độ cam kết, với những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như tương tự trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm hoàn tất việc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này.
- Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản gần giống như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ khi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.
- Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các công ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ… Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Dịch vụ viễn thông, dịch vụ này chịu sức ép mở cửa rất lớn trong đàm phán gia nhập WTO, mức cam kết của Việt Nam trong BTA được các nước xem là mức khởi điểm để đàm phán. Cho phép thành lập liên doanh vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do DN Việt Nam nắm quyền kiểm soát). Đối với dịch vụ viễn thông có gắn với hạ tầng mạng ta không cam kết gì thêm so với BTA, ở lĩnh vực viễn thông cơ bản phía nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép.
- Dịch vụ phân phối, về cơ tương tự như BTA có nghĩa là khá chặt so với các nước mới gia nhập. Đầu tiên, về thời điểm cho phép thành lập DN 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. DN có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể.
- Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể thì mức độ cam kết tương đương so với BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập.
- Dịch vụ ngân hàng, cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài từ ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%).
- Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty liên doanh 49% vốn nước ngoài ngay khi gia nhập WTO, các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sẽ được thành lập sau 5 năm tính từ khi gia nhập WTO
- Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.
4.3. Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO:
Kể từ thời điểm gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã trải qua 15 năm (01/2007-01/2022) với tư cách là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Lợi ích có được từ tự do hoá thương mại và các chính sách mở cửa theo các hiệp định của WTO dẵ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam . Doanh nghiệo Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường lớn hơn và mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, hợp tác kinh doanh. Tuy vậy, trong quá trình tham gia WTO, Việt Nam cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức hơn , với sự cạnh tranh gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn
Phần này mang nhiều ý nghĩa tổng kết lại một số những thành tựu đã dạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại mà nên kinh tế Việt Nam gặp phải sau chặng đường 15 năm gia nhập WTO
4.3.1 Thành tựu đạt được
+ Tăng trưởng kinh tế (Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP20) hoặc Tổng sản lượng quốc gia (GNP21) trong một thời gian nhất định) ở mức cao so với thế giới và tương đối ổn định:
Nền Kinh tế Việt Nam sau 15 năm gia nhập WTO mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 7%/năm. Đặc biệt năm 2018 có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm trở lại đây, với mức 7,08%. Với tốc độ tăng trưởng này, giáo sư Ricardo Hausmann (Đại học Harvard - Mỹ) nhận định Việt Nam là nước nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (trong nhóm có các nền kinh tế như: Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc và Hàn Quốc).
GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD vào năm 2006 lên 2.800 USD (nếu tính cả quy mô nền kinh tế bị bỏ sót thì đã trên 3.000 USD) năm 2019. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dàn tỉ trọng nông nghiệp. Đơn cử, cơ cấu kinh tế năm 2019: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%?
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 6,1 lần sau 13 năm, cán mốc 516,96 tỉ USD. Cụ thể, năm 2006 tổng giá trị xuất nhập khẩu cả nước chỉ là 84,7 tỉ USD; đến hết năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt mức kỉ lục 516,96 tỉ USD.
Sau 13 năm gia nhập WTO, độ mở nền kinh tế (Độ mở của nền kinh tế (theo nghĩa hẹp) được tính theo tỉ lệ % giữa giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho tổng sản phẩm quốc nội - GDP). Việt Nam đã tăng lên mức 197,3% năm 2019. Từ năm 2012, nền kinh tế đã chấm dứt chuỗi thời gian dài nhập siêu lởn, có xuất siêu từ năm 2012 đến 2014, sau đó nhập siêu trở lại năm 2015 (3,6 tỉ USD). Tuy nhiên, hết năm 2016, nền kinh tế quay trở lại xuất siêu với 2,5 tỉ USD? đến năm 2018 xuất siêu trên 7 tỉ USD, năm 2019 xuất siêu 9,9 tỉ USD - giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước tới nay.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Theo đó, năm 2006, Việt Nam chỉ thu hút được 10 tỉ USD vốn FDI. Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 362,5% tỉ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới đã chọn Việt Nam làm “cứ điểm” sản xuất như Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon... Riêng năm 2019, tổng số vốn đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm đạt 38,02 tỉ USD
Nếu như năm 2006 Việt Nam chỉ thu hút được 3,6 triệu khách du lịch quốc tế, thì năm 2019 đạt được kết quả ấn tượng với số khách du lịch quốc tế đến nước ta đạt mức kỉ lục 18 triệu lượt người. Khách từ châu Á đạt 14,38 triệu lượt người, tăng 19,1% so với năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 2,1 triệu lượt người, tăng 8,4%; khách đến từ châu Mỹ đạt 937,8 nghìn lượt người, tăng 7,7% so với năm 2018; khách đến từ châu Úc đạt 432,4 nghìn lượt người, giảm 1,2%; khách đến từ châu Phi đạt 48 nghìn lượt người, tăng 12,2%.'
+ Góp phần thay đổi diện mạo khung pháp lý, thể chế chính sách về thương mại, đầu tư, cũng như phương thức quản lý kinh tế của Việt Nam:
Chỉ trong 2 năm trước và sau thời điểm gia nhập WTO (2006 - 2007), Việt Nam đã sửa trên 60 văn bản luật để thực thi cam kết WTO. Hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn cũng đã được sửa đổi.
Để tham gia và thực hiện cam kết trong WTO, Việt Nam đã chuyển dần từ phương thức quản lý nhà nước - can thiệp sâu vào nền kinh tế, sang phương thức quản lý nhà nước linh hoạt và mềm dẻo hơn trên tinh thần tôn trọng quyền tự do kinh doanh, theo quy luật của nền kinh tế thị trường.
Gần đây nhất, để đáp ứng bối cảnh Việt Nam vừa tham gia WT0, vừa kí kết hàng loạt các thoả thuận thương mại tự do (FTA22), cũng như trước yêu cầu cần có một văn bản luật có tính ổn định, thống nhất cao trước nền ngoại thương hiện tại của Việt Nam, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 đã ra đời.
+ Tạo dựng tiền đề và sự tự tin giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào các FTA thế hệ mới:
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, gia nhập WTO chính là “làn sóng hội nhập lần thứ nhất”, tạo tiền đề quan trọng, tạo dựng sự tự tin để Việt Nam tiếp tục tham gia vào “làn sóng hội nhập lần thứ hai” với hàng loạt các FTA thế hệ mới - cùng phạm vi cam kết rộng hơn, mức độ cam kết thậm chí sâu hơn và cao hơn so với trong khuôn khổ WT0.
Tính tới thời điểm tháng 12/2019, Việt Nam đã kí kết được 13 FTA; và đang đàm phán chưa kí kết 3 FTA. Các FTA thế hệ mới điển hình mà Việt Nam tham gia: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP23), FTA giữa Việt Nam - EƯ (EVFTA24). Với tiêu chuẩn cao của hiệp định FTA toàn diện, hai hiệp định này bao gồm nhiều nội dung mởi, phi truyền thống so với các FTA trước đây.
Các FTA đang mở ra thị trường rộng lớn cho Việt Nam với quan hệ thương mại tự do với 56 đối tác trên thể giới, bao gồm các nước G7 và 15/20 thành viên nhóm G20. Khi tất cả các FTA này có hiệu lực, khoảng trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu sự điều chỉnh của các FTA này.
Dấu ấn WTO được ghi nhận rõ nét trong việc đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu 6 năm liên tục kể từ 2016 đến nay.
Theo Tổng cục Thống kê, nếu năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD), thì đến năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm 2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018); 10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020) và năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề dịch COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD…
Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO ghi nhận trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021.
Việc tuân thủ các cam kết hội nhập cũng giúp Việt Nam cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác.
Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF25), chỉ số “Năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI26) của Việt Nam đã cải thiện mạnh. Trong 10 năm (2007-2017), chỉ số GCI của Việt Nam tăng 13 bậc, từ hạng 68/131 vào năm 2007 lên 55/137 vào năm 2017 và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp hạng lên nhóm nửa trên.
Trong năm 2019, trước khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, Việt Nam được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh tốp đầu khu vực và thế giới; được IMF đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019.
Cũng trong năm 2019, Việt Nam lọt vào tốp 10/163 nước “đáng sống nhất thế giới” trong bảng xếp hạng của HSBC Expat; đứng thứ 83/128 nước trong xếp hạng các nước an toàn nhất; xếp thứ 94/156 nước trong Bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc. Việt Nam đứng thứ 84/161 nước trong xếp hạng bảo vệ nhà đầu tư của Forbes và xếp thứ 39/80 nước trong xếp hạng các nước "tốt nhất thế giới" theo đánh giá của trang U.S. News & World Report …
Năm 2020, quy mô GDP Việt Nam đứng thứ 44 thế giới, đứng thứ 4 Đông Nam Á và bình quân GDP/đầu người đứng thứ 6 khu vực. “Thương hiệu Quố gia Việt Nam” là thương hiệu tăng giá trị nhanh nhất thế giới, khi tăng tới 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD; từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100 thương hiệu quốc gia của Brand Finance (hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược độc lập hàng đầu của Anh).
Theo bảng xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế năm 2021 (Index of Economic Freedom 2021) mới công bố của Heritage Foundation (Mỹ), với điểm tổng thể của Việt Nam là 61,7 điểm (cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới). Việt Nam là nền kinh tế tự do đứng thứ 17/40 quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ 90/184 nền kinh tế trên thế giới trong bảng xếp hạng tự do kinh tế của Heritage Foundation...
Còn theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021, được Brand Finance - công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới, có trụ sở tại London (Anh) công bố tại “Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu” ngày 25/2/2021 - Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng này.
Cụ thể, vị trí của Việt Nam được cải thiện, tăng 2,5 điểm, thay đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm qua.
Theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên Hợp Quốc, chỉ số phát triển bền vững (SDG27) của Việt Nam đã liên tục gia tăng, từ vị trí 88 vào năm 2016 lên 57 vào năm 2018 và thứ 49 vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, với mức giảm trung bình là hơn 1,4%/năm.
Trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức nằm trong khoảng tin cậy (từ khoảng 42 đến 47) của bảng xếp hạng này.
Đến nay, Việt Nam đã được 90 nước công nhận là nền kinh tế thị trường và đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, đồng thời có nhiều khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai trung hạn nhờ khung đầu tư tổng thể đã được hiện đại hóa, chi phí đăng ký kinh doanh đã được cắt giảm và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, cũng như hoạt động khởi sự kinh doanh (theo công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư của Tạp chí U.S. News & World Report, Việt Nam xếp thứ 8/20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm 2018).
4.3.2 Một số tồn tại
Bên cạnh các thành tựu đạt được. Nền kinh tế Việt Nam sau 12 năm gia nhập WTO cũng bộc lộ một số tồn tại sau:
+ Tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kì vọng (cụ thể: thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trước thời kì gia nhập WTO, bởi đã có những năm tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7 - 8%). Nguyên nhân lý giải cho hạn chế này, là do Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công.
+ Với độ mở lớn cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi các diễn biến kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Đồng thời, với quy mô kinh tế nhỏ, việc ứng phó với các biến động trong tương lai của Việt Nam có thể sẽ gặp khó khăn hơn bởi dư địa tài chính, tiền tệ hạn hẹp.
+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR28 - Hệ số ICOR là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời ki khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đâu tư có hiệu quả cao và ngược lại) của nền kinh tế ở mức rất cao, và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. ICOR của Việt Nam là 6,25 vào giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2019 là 6,14 và năm 2019 là 6,07. Trong khi đó, hệ số ICOR của các nước trong khu vực giai đoạn 2011- 2015: Indonesia chỉ là 3,86; Philippines là 4; Malaysia là 5,1. Thậm chí hệ số ICOR của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với Lào (với 4,2) - nền kinh tế được coi là kém phát triển hon. Điều đáng nói nữa là ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao gần 1,5 lần so với chỉ số trung bình của toàn nền kinh tế.
ICOR cao được lý giải bởi nguyên nhân: do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung cho phát triển hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Song, nguyên nhân chính là do công tác quy hoạch còn hạn chế; quyết định đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp và nhiều công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ và vốn đối ứng ODA) còn để xảy ra thất thoát, lãng phí.
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, phần lớn vẫn là các ngành sử dụng tài nguyên, gia công, thâm dụng lao động và chủ yếu là ở dạng thô, tỉ lệ sản phẩm đã qua chế biến còn thấp (đặc biệt là hàng nông nghiệp). Do vậy, giá trị gia tăng trên sản phẩm còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải bởi trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp, trình độ tay nghề của người lao động chưa cao (chủ yếu là lao động ở dạng thủ công). Ngay cả khi đã có công nghệ, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng còn chậm.
+ Năng suất lao động bình quân và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trên thế giởi và khu vực, đặc biệt trong bối cảnh cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Mặc dù Việt Nam được đánh giá là có cơ cấu dân số “vàng”, khi tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao (đơn cử năm 2019, theo Tổng cục Thống kê: số người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số cả nước chiếm 50,89%). Nhưng năng suất lao động của người Việt Nam ở mức thấp so với các nước, ngay cả so với các nước trong khu vực (Ví dụ: năm 2018, năng suất lao động trung bình của 1 người Việt Nam chỉ bằng 1/14 so với người Singapore, bằng 1/5 người Malaysia, bằng 1/3 người Thái Lan, bằng 1/2 người Philippines và người Indonesia).
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO29), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông sẽ chịu tác động lớn, nguy cơ thất nghiệp cao do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng này, nhiều ngành nghề sẽ biến mất, nhưng lại có những công việc mới ra đời. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức, kĩ năng phù họp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố năm 2018, Việt Nam thuộc nhỏm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Cũng theo báo cáo này, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines.
+ Kinh tế vĩ mô chưa thực sự bền vững khi cân đối ngân sách tiếp tục khó khăn, thâm hụt ngân sách kéo dài, nợ công cao.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, mặc dù những năm gần đây mức thâm hụt ngân sách có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 là 174,3 nghìn tỉ đồng, và năm 2018 là 204 nghìn tỉ đồng. So với GDP, bội chi NSNN là 3,48% năm 2017 và năm 2018 là 3,67%. Nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây thường ở mức cao, năm 2017 là 62,6% GDP, năm 2018 là 61,4% GDP, gần với giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Năm 2019, bội chi ngân sách nhà nước là 3,4% GDP. Nợ công 56,1 % GDP.
So với các nước trong khu vực thì thâm hụt ngân sách và tỉ lệ nợ công của Việt Nam ở mức cao hơn nhiều. Cụ thể, theo số liệu của IMF tại báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (WEO30), năm 2015, thâm hụt NSNN của Việt Nam là 6,9% GDP (thực tế tại Việt Nam là 6,1%), trong khi của Thái Lan là 1,2% GDP, của Indonesia là 2,3% GDP, của Philippines là 0,12% GDP và của Campuchia là 2% GDP.
Nguyên nhân của tình trạng này: Do mở rộng đầu tư công một cách ồ ạt nhưng chưa hiệu quả dẫn đến nợ công tăng mạnh. Trong nhiều năm qua, Nhà nước đầu tư rất lớn cho các công trình công cộng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cảng biển, sân bay đặc khu kinh tế... Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỉ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong khi đó vốn huy động được hàng năm từ Nhà nước và tư nhân chưa đến 16 tỉ USD, phần còn lại là phải vay nợ nước ngoài. Sự mất giá của tiền đồng Việt Nam so với một số đồng tiền mạnh như đồng USD31, JPY32... cũng góp phần tăng khoản nợ vay nước ngoài của Việt Nam. Do tỉ lệ vay bằng đồng USD và đồng JPY thường chiếm tỉ lệ cao trong vay nợ nước ngoài của Việt Nam.
4.4. Cơ hội và thách thức:
4.4.1 Những cơ hội 
Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mang đến nhiều cơ hội cực kỳ hấp dẫn để phát triển nền kinh tế, xã hội của nước nhà, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường hàng hoá và dịch vụ của nhiều nước là thành viên trong tổ chức này, được hưởng mức thu nhập khẩu hấp dẫn và không bị phân biệt đối xử giữa các nước thành viên tham gia
Từ đó tạo cơ hội và điều kiện cực lớn cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài và hướng đến tương lai mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Trong kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm hơn 60% GDP thì việc gia nhập vào WTO sẽ đưa con số này lên cao hơn nữa và đảm bảo tăng trưởng bền vững hơn cho nền kinh tế nước nhà
Thứ hai, môi trường kinh doanh trong nước ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn nhờ thiết kế quản lý theo quy định của WTO, cùng với đó là hệ thống pháp luật kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện
Đây là tiền đề để phát triển tiền năng của các thành phần kinh tế trong nước, đồng thời thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thông qua tiếp nhận nguồn vốn, công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại của họ. Từ đây không chỉ đưa nền kinh tế chuyển dịch mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trên thế giới hiện nay.
Thứ ba, gia nhập vào tổ chức WTO giúp Việt Nam có được vị thế bình đẳng với các nước thành viên trong việc hoạch định các chính sách thương mại toàn cầu hiện nay. Từ đó mang đến cơ hội để thiết lập về trật tự công bằng về kinh tế, hợp lý hơn và có điều kiện tốt để bảo vệ, đảm bảo lợi ích của đất nước, các doanh nghiệp trong nước
Thứ tư, gia nhập WTO không chỉ để tạo cơ chế thay đổi nền kinh tế trong nước, phát huy nội lực và đưa Việt Nam hội nhập và nó còn thúc đẩy tiến trình cải cách đất nước theo hướng hiện đại hơn, đồng bộ trong cải cách hơn để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển, cũng như nâng cao đời sống của người dân
Thứ năm, gia nhập vào tổ chức WTO chính là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế hiện nay. Từ đó tạo điều kiện để triển khai thực hiện đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam luôn muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của nhiều nước trên thế giới hiện nay vì hoà bình, hợp tác và cùng phát triển được hiệu quả nhất
4.4.2. Những thách thức
Trong khi nhận thức rõ những cơ hội chung trong đổi mới đối với Việt Nam do việc gia nhập WTO mang lại, cần thấy hết những thách thức chung trong đổi mới mà Việt Nam phải đối đầu, nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập. Theo Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 05/02/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới 2, nước ta đứng trước những thách thức lớn như sau:
Một là, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đó là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 03 đến 05 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không,… Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia.
Hai là, trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá kinh tế là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Gia nhập WTO, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế có thể làm tăng thêm sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng, miền của đất nước. Có bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí có thể bị tác động tiêu cực; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.
Bốn là, đội ngũ cán bộ, công chức nước ta còn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật gia giỏi, thông thạo pháp luật quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu nhiều.
Năm là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những thách thức lớn đối với chế độ chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, việc bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững của đất nước. Những cơ hội và thách thức mới này cũng là cơ hội và thách thức mới đối với công tác lập pháp của Việt Nam, đối với toàn bộ cán bộ, công chức nhà nước các cấp của Việt Nam nói chung, đối với các cán bộ, công chức tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực lập pháp của Việt Nam nói riêng trong điều kiện mới.


tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương