Tiểu luận môn họC: CÁc tổ chức thưƠng mại quốc tế



tải về 1.06 Mb.
trang15/27
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2022
Kích1.06 Mb.
#52083
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27
Word Nhóm NO NAME

Thứ ba, Hiệp định TRIPS trao cho các Thành viên WTO quyền tự quyết nhất định. Bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, Hiệp định TRIPS dành quyền tự quyết cho các Thành viên trong một số vấn đề nhằm giúp các nước thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chính sách của các nước này trên cơ sở các quy định tuỳ nghi (trong tiếng Anh là flexible provisions).
Theo giải thích của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO15), các quy định tuỳ nghi là những cách thức khác nhau mà thông qua đó các nghĩa vụ do Hiệp định TRIPS thiết lập được chuyển tải vào pháp luật quốc gia sao cho phù hợp với lợi ích quốc gia nhưng vẫn tương thích với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định TRIPS. Từ “tuỳ nghi” được sử dụng nhấn mạnh trong đoạn 6 Lời nói đầu của Hiệp định TRIPS và ý nghĩa của từ này được tìm thấy trong nhiều quy định của Hiệp định TRIPS. Những quy định tuỳ nghi của Hiệp định TRIPS được chia thành bốn nhóm. Thứ nhất, những quy định tuỳ nghi tại đoạn 6 Lời nói đầu về giai đoạn chuyển đổi. Thứ hai, những quy định tuỳ nghi tại Điều 1.1 về cách thức thi hành các nghĩa vụ trong Hiệp định TRIPS. Thứ ba, những quy định tuỳ nghi tại các Điều 6, 8.1, 17, 18, 20, 23.4, 23.5, 23.9, 24.8, 26.2, 26.3, 30, 31, 33, 37, 38 về tiêu chuẩn bảo hộ. Các quy định tuỳ nghi tại Điều 41.5 về vấn đề thực thi.
Cuối cùng, lần đầu tiên Hiệp định TRIPS thiết lập một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả. Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ được ban hành trước Hiệp định là: Hiệp định bao gồm các quy định chi tiết hơn nhằm đảm bảo thực thi những cam kết của Hiệp định. Những tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS có thể được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau như dân sự, hành chính, biện pháp tạm thời, biện pháp kiểm soát biên giới và biện pháp hình sự. Những tranh chấp phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Tức là, về nguyên tắc, các nguyên tắc của WTO được quy định trong GATT cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được áp dụng.
Với những đổi mới vừa nêu trên, cho đến nay, Hiệp định TRIPS được đánh giá là thoả thuận đa phương về sở hữu trí tuệ toàn diện nhất. “[Hiệp định] là sự củng cố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những tiêu chuẩn toàn cầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.”

CHƯƠNG IV. VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO


4.1 Lịch sử gia nhập WTO của Việt Nam
1-1995: Việt Nam đệ trình đơn xin gia nhập và được WTO tiếp nhận xem xét. Ban Công tác về việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho (người Hàn Quốc))
8-1996: Việt Nam hoàn thành “Bị vong lục về chính sách thương mại Việt Nam” và gửi văn kiện này đến Ban thư kí WTO để chuyển đến các thành viên của Ban Công tác.
(Bị vong lục tức là giới thiệu tổng quan về kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, ngoài ra nó cung cung cấp các thông tin chi tiết về chính sách liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ)
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương