Tiểu luận môn họC: CÁc tổ chức thưƠng mại quốc tế


: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa kỳ (BTA16) 12-1997



tải về 1.06 Mb.
trang16/27
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2022
Kích1.06 Mb.
#52083
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27
Word Nhóm NO NAME

1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa kỳ (BTA16)

12-1997: Nghị quyết Trung ương 4, khóa VIII đã nêu rõ cần phải tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC17 và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA18.
1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam về cơ bản đã kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển đến giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.

    • 7-2000: ký kết chính thức Hiệp định Thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ

    • 12-2001: BTA có hiệu lực

4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác về việc gia nhập WTO. Việt Nam đã đưa ra Bản chào đầu tiên về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số nước thành viên có yêu cầu.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, trong đó tiêu biểu là Hoa Kỳ và EU được xem là 2 dấu mốc quan trọng:

    • 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với đối tác quan trọng là EU, đây là đối tác lớn nhất

    • 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ đây là đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.

26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác đã chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã diễn ra 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.
7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Giơ-ne-vơ để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
11-1-2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của WTO và bắt đầu thực thi các quyền và nghĩa vụ đối với tổ chức này.
4.2. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO:
4.2.1. Cam kết đa phương
Việt Nam đồng ý tuân thủ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc từ thời điểm gia nhập WTO. Tuy nhiên, vì nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta đã yêu cầu và được WTO chấp thuận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện các cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh. Một số cam kết trong vấn đề đa phương gồm:
Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không chậm hơn 31/12/2018. Nếu trước thời điểm đó ta chứng minh được với bất kì đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Và các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi đã gia nhập vào WTO (đối với trường hợp ta vi phạm quy định về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may của WTO thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định). Ngoài ra, các nước thành viên của WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của nước ta.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý hủy bỏ các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, Việt Nam được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may).
Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
Về quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa): Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước chỉ có các doanh nghiệp nhà nước được chỉ định mới được nhập khẩu như: (xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (gạo và dược phẩm). Cam kết của Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu và nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu. Trong mọi trường hợp, DN và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí…
Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, các thành viên WTO đồng ý cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO. Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phấn trăm. Đối với bia, sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.
Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN)/ doanh nghiệp thương mại nhà nước, cam kết trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN. Nhưng nếu, nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của DN như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của DNNN không phải là mua sắm Chính phủ.
Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một DN nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.
Về minh bạch hóa, đây là nghĩa vụ quan trọng, ngay khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ công bố công khai dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn tối thiểu cho việc góp ý và sửa đổi là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí, trang tin điện tử của bộ, ngành.
Một số cam kết liên quan khác: thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và kim loại màu.
Về đa phương, nước ta còn đàm phán một số vấn dề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại… Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.
4.2.2. Thương mại hàng hóa (Cam kết về thuế nhập khẩu)
Việt Nam đồng ý ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
Theo Bộ Tài chính, trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ
là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, lá thuốc lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.
Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994) như sau: trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).
Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành hàng và nhóm mặt hàng chính cùng thời gian thực hiện.

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương