Tiểu luận môn họC: CÁc tổ chức thưƠng mại quốc tế


** Mở đầu cuộc chiến, 1 chọi 1



tải về 1.06 Mb.
trang20/27
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2022
Kích1.06 Mb.
#52083
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27
Word Nhóm NO NAME

** Mở đầu cuộc chiến, 1 chọi 1
“Hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ” là cáo buộc từ phía Mỹ dành cho Trung Quốc, là khởi đầu cho cuộc chiến thương mại.
Mỹ Cáo buộc dành cho Trung Quốc, khi nước này đã đánh cắp tài sản trí tuệ, có những chính sách thiếu công bằng như hậu thuẫn doanh nghiệp nội địa và ép công ty Mỹ chuyển giao công nghệ nếu muốn tiếp cận thị trường nước này.
Trong khi đó, Trung Quốc lập luận rằng họ đã tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng Mỹ không để ý đến những nỗ lực đó. Bắc Kinh cũng cáo buộc Washington không tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và phớt lờ những lời kêu gọi giảm thuế từ chính các doanh nghiệp Mỹ. Trung Quốc cho rằng các hành động của Mỹ đại diện cho “chủ nghĩa đơn phương” và “chủ nghĩa bảo hộ”.

  • Vào ngày 22 tháng 3 năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc.

  • Để đáp lại động thái này. Vào ngày 2 tháng 4 năm 2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ bao gồm phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%)

  • Ngay ngày hôm sau, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã công bố danh sách hơn 1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch áp đặt tiền, bao gồm chi tiết máy bay, pin, TV màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí.

  • Vào ngày 15 tháng 6 năm 2018, Trump trong một tuyên bố ngắn về Nhà Trắng rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ đô la xuất khẩu của Trung Quốc. 34 tỷ đô la sẽ bắt đầu vào ngày 6 tháng 7, với thêm 16 tỷ đô la sẽ bắt đầu vào một ngày sau đó.

  • Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ tung ra một cuộc chiến thương mại và nói rằng Trung Quốc sẽ đáp trả tương tự với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6 tháng 7.

  • Ba ngày sau, Nhà Trắng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ.

  • Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ “phản công cứng rắn”.

** Đình Chiến
Tháng 12/2018, căng thẳng thương mại hạ nhiệt khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý về một “lệnh ngừng bắn”.

  • Washington đình chỉ trong ba tháng kế hoạch tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Đổi lại,

  • Bắc Kinh đồng ý mua một lượng sản phẩm “đáng kể” của Mỹ và đình chỉ việc áp thêm thuế với ôtô và phụ tùng ôtô Mỹ trong ba tháng.

Sau “lệnh ngừng bắn”, phái đoàn hai bên tổ chức nhiều vòng đàm phán để đưa ra một thỏa thuận thương mại.
** Đối Đầu Trở Lại
Tình trạng đối đầu quay trở lại. Mỹ cho biết thỏa thuận giữa hai bên đã sắp ngã ngũ nhưng vào phút chót, Trung Quốc đột ngột yêu cầu sửa đổi dự thảo, rút lại các cam kết quan trọng trong đó có việc đồng ý sửa luật, vốn là mấu chốt để giải quyết các phàn nàn khiến Mỹ châm ngòi tiếp tục cuộc chiến tranh thương mại.

  • Ngày 10/5/2019 Mỹ tiến hành nâng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc do bế tắc trong đàm phán.

Trong khi đó, Bắc Kinh nêu ba lý do khiến họ thay đổi điều kiện: Washington từ chối dỡ bỏ toàn bộ thuế quan với Bắc Kinh; Mỹ yêu cầu Trung Quốc mua số lượng sản phẩm không hợp lý; Trung Quốc coi ngôn từ trong dự thảo là “không cân bằng”, ảnh hưởng đến chủ quyền của họ.

  • Ngày 13/5/2019, Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2019.

Ngày 15/5/2019, Trump mở ra một mặt trận mới về công nghệ trong cuộc chiến bằng cách cấm Huawei (tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc) mua linh kiện Mỹ và ngăn chặn các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài được coi là có rủi ro an ninh cao. Ngày 19/5, Google, bên cung cấp hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, tuyên bố cắt đứt quan hệ với Huawei. Điện thoại của Huawei sẽ mất quyền truy cập đầy đủ vào các dịch vụ của Google.
** Trung Quốc đánh chuông lên WTO
Sau khi tung ra các đòn thuế trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc hết sức căng thẳng. Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên WTO về việc Mỹ áp thuế 300 tỷ USD hàng nhập khẩu nước này. Đây đã là lần thứ ba Bắc Kinh khiếu kiện các khoản đánh thuế của chính quyền Trump tại WTO, tổ chức quốc tế ra giới hạn mức thuế mỗi nước được phép áp đặt.
** Phương án giải quyết của WTO, “Giải quyết hay chọc tức”
Hội đồng chuyên gia gồm 3 thành viên của WTO, do Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO ngày 15/9/2020 đã ra phán quyết rằng, việc Mỹ áp thuế đối với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào tháng 6/2018 và tháng 9/2018 “không phù hợp với các quy định thương mại toàn cầu”.
Thế nhưng Phán quyết có thể khiến quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng hơn nữa sau hàng loạt căng thẳng gần đây từ đại dịch đến vấn đề gián điệp. WTO cũng khó tránh khỏi những phiền phức bởi Tổng thống Trump từng dọa rút Mỹ khỏi WTO vì cho rằng tổ chức này đã “lỗi thời” và “thiên vị” Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Mỹ nhiều lần cáo buộc WTO làm lơ trong suốt nhiều năm liền để Trung Quốc hành xử “không theo luật chung”.
Phán quyết trên sẽ không có tác động tức thì đến đòn thuế quan của Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Thay vào đó, nó chỉ là sự khởi đầu của một tiến trình pháp lý có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, Reuters33 chỉ ra thực tế rằng Washington đã ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán mới của cơ quan phúc thẩm WTO, khiến cơ quan này không có số thành viên tối thiểu cần thiết để xem xét đơn kháng cáo. Vì thế, việc thực thi phán quyết có thể đối mặt tình trạng bế tắc pháp lý nếu Mỹ kháng cáo.
** Mỹ kháng cáo lên WTO, tung đòn hiểm làm tòa án phúc thẩm WTO đóng băng
Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ một quan chức tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết ngày 26-10, Mỹ đã kháng cáo phán quyết hồi tháng trước của WTO liên quan vụ Mỹ áp thuế lên hàng Trung Quốc. Reuters cho biết đã thấy được bài phát biểu thông báo kháng cáo của phái đoàn Mỹ.
Để gây sức ép đối với tổ chức thương mại đa phương này, Mỹ đã giới hạn các nguồn lực ngân sách cho năm tới chỉ đủ để kéo dài nhiệm kỳ của các thẩm phán hiện tại cho đến khoảng tháng 3/2020. Việc Mỹ ngăn chặn WTO bổ nhiệm thẩm phán mới cho tòa phúc thẩm WTO đã chính thức châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hiện tại của WTO. Kể từ ngày 11/12/2019, cơ quan phúc thẩm WTO – cơ quan có thẩm quyền xét xử cao nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại toàn cầu – đã rơi vào tình trạng tê liệt, vì chỉ còn một thẩm phán, trong khi quy định về tranh chấp thương mại cần tối thiểu 3 thẩm phán để duy trì hoạt động. WTO vì thế sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp thương mại, dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm là xu hướng các nước tự đơn phương đáp trả lẫn nhau.
Việc Mỹ vô hiệu hóa khả năng phán quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO vô hình trung mở đường cho tất cả các quốc gia được thiết lập quy tắc riêng của mình về thương mại, đe dọa ban hành một loạt biện pháp thuế quan và thuế chống trợ cấp mới, cũng như các hành động đơn phương khác, bao gồm cả việc rút khỏi những thỏa thuận nhượng bộ thuế quan hiện hành. Thiếu vắng cơ quan phúc thẩm để lắng nghe, giải quyết tranh chấp và ban hành các quy chế thưởng phạt, có khả năng các bên tranh chấp sẽ đưa vấn đề của họ vào vòng “đối đầu” riêng và châm ngòi các cuộc chiến thương mại.
5.2 Xuất khẩu Tôm, “Giọt nước tràn ly”, Việt Nam phản kháng

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương