Tiểu luận môn họC: CÁc tổ chức thưƠng mại quốc tế


Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) liên quan tới thương mại đầu tư



tải về 1.06 Mb.
trang10/27
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2022
Kích1.06 Mb.
#52083
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27
Word Nhóm NO NAME

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) liên quan tới thương mại đầu tư 
Sở dĩ FDI13 được GATS đề cập đến do bởi có sự bao gồm cung cấp dịch vụ thông qua “sự hiện diện thương mại” ở nước ngoài (Điều I, đoạn 2, điểm c), nghĩa là thông qua một pháp nhân, chi nhánh hay văn phòng đại diện. Nếu một thành viên phê duyệt tiếp cận thị trường cho việc cung ứng dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mại, điều này sẽ tác động hạn chế đến sự tham gia của vốn nước ngoài (Điều XVI, đoạn 2, điểm f), và được phép chuyển vốn liên quan đến cách thức cung cấp đó (ghi chú 9 của Điều XVI, đoạn 1).
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) đã dự đoán những vòng đàm phán tiếp theo (Điều XIX, đoạn 1) với mục đích đạt tới trình độ tự do hoá cao hơn. Vòng đàm phán tự do hoá thương mại tiếp theo chắc chắn sẽ hướng tới những cam kết tự do hoá cụ thể hơn của các thành viên WTO. Từ khi GATS bắt đầu có hiệu lực, những cam kết riêng biệt đã được cải thiện rõ rệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (xem Nghị định thư số 5 của GATS có hiệu lực từ ngày 29 tháng 1 năm 1998) và vĩnh vục viễn thông (xem Nghị định thư số 4, có hiệu lục từ ngày 5 tháng 2 năm 1998) và một mức độ nhất định liên quan đến sự di chuyển của tự nhiên nhân (Nghị định thư số 3, hiệu lục từ ngày 31 tháng 1 năm 1996).
Nhiều thành viên đã đảm nhiệm những cam kết tự do hóa, đòi hỏi những điều chỉnh pháp lý nội bộ. Trong lĩnh vục viễn thông, “Những cam kết bổ sung” (Điều XVHI, GATS) đã được nhất trí, cung cấp một số qui tắc chung nhằm tránh những tập quán chống cạnh tranh như các chi nhánh dịch vụ ở ngoài nước và tiếp cận có giới hạn những thiết bị chủ yếu và thông tin thương mại hên quan.
Hội đồng Thương mại Dịch vụ và các tổ chức trực thuộc (Điều XXIX) có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của GATS. Hiệu lực của Hiệp định (Điều XXIH) được đảm bảo thông qua việc áp dụng Bản Ghi nhớ về các Qui tắc và Thủ tục Điều chỉnh việc Giải quyết các Tranh chấp (DSU) áp dụng cho tất cả các hiệp định đa phương thuộc WTO. Những thủ tục này bao gồm khả năng của các khiếu kiện “không vi phạm”, tức là những khiếu kiện đưa ra vì lý do vô hiệu hoá hoặc sút giảm các lọi ích phát sinh từ GATS “do kết quả áp dụng bất cứ biện pháp nào không xung đột vói các điều khoản của Hiệp định này” (Điều xxin, đoạn 3, GATS).

    1. Hiệp định các biện pháp dầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS)

3.3.1 Khái niệm hiệp định TRIMS
Hiệp định TRIMS14 là điều ước quốc tế về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
Hiệp định TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Urugoay và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Sự ra đời của hiệp định này được coi là bước thoả hiệp ban đầu của quan điểm các nước phát triển và đang phát triển về việc đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương mại quốc tế.
Hiệp định TRIMs - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Agreement on Trade-Related Investment Measures, viết tắt là TRIMs.
Hiệp định TRIMs hay còn gọi là Hiệp định các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại được áp dụng cho các trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có các qui định gây ảnh hưởng đến trao đổi hàng hóa. (Theo World Trade Organization - WTO)
TRIMs (The Agreement on Trade-Related Investment Measures) là các biện pháp liên quan đến thương mại bao gồm các quy định của nước nhận đầu tư đối với đầu tư nước ngoài có tác động tới các luồng trao đổi hàng hóa nhập khẩu có tính phù hợp cao đối với vấn đề tiếp nhận đầu tư giữa các nước.
Nội dung cơ bản của hiệp định quy định các quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên trong việc sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, mà cụ thể là thương mại hàng hoá.
Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho thương mại hàng hóa mà không áp dụng cho các lĩnh vực khác. Hiệp định TRIMs cấm áp dụng một số biện pháp bị coi là vi phạm nguyên tắc "Đãi ngộ quốc gia" và các biện pháp có tác dụng hạn chế thương mại bao gồm:
- Các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định một "tỷ lệ nội địa hóa" đối với doanh nghiệp;
- Các biện pháp "cân bằng thương mại " buộc doanh nghiệp phải tự cân đối về khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu, về ngoại hối....
Theo quy định của Hiệp định TRIMs, các nước có nghĩa vụ phải thông báo các biện pháp này và phải tiến hành loại bỏ trong vòng 2 năm đối với các nước đang phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển, 7 năm đối với các nước chậm phát triển.
3.3.2 Mục đích Hiệp định TRIMS
Điều khoản của Hiệp định GATT 1994 đã đưa ra một số biện pháp dẫn đến những tác động bóp méo và hạn chế thương mại quốc tế nên Hiệp định TRIMs đã ra đời nhằm giúp tránh các tác động có hại đó. TRIMs thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, những nước mà vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm hàng đầu. Vì sự phát triển của đất nước, bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa, đồng thời để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, Chính phủ các nước đang phát triển thường áp dụng TRIMs. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng, nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
Mục tiêu chính của hiệp định là nhằm thúc đẩy việc mở rộng, phát triển tự do hoá đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các nước tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trên cơ sở đảm bảo tự do cạnh tranh. Ngoài ra, hiệp định cũng có tính đến các nhu cầu cụ thể về thương mại, phát triển và khả năng tài chính của các nước thành viên đang phát triển, nhất là các nước thành viên kém phát triển
3.3.3 Áp dụng Hiệp định TRIMS
Hiệp định này chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại hàng hoá. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng, nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương