Tiểu luận môn họC: CÁc tổ chức thưƠng mại quốc tế



tải về 1.06 Mb.
trang6/27
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2022
Kích1.06 Mb.
#52083
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27
Word Nhóm NO NAME

Năm

Địa điểm/tên

Nội dung

Số nước tham gia

1947

Geneva

Thuế quan

23

1949

Annnecy

Thuế quan

13

1951

Torquay

Thuế quan

38

1956

Geneva

Thuế quan

26

1960-1961

Geneva
(Vòng Dillon)

Thuế quan

26

1964-1967

Geneva
(Vòng Kennedy)

Thuế quan và các biện
pháp chống bán phá giá

62

1973-1979

Geneva
(Vòng Tokyo)

Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các hiệp định khung

102

1986-1994

Geneva
(Vòng Uruguay)

Thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, các qui tắc, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, nông nghiệp, thành lập WTO v.v…

123


Các vòng đàm phán thương mại của WTO
Ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp định Uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995.
1.1.3 WTO hình thành
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) – tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới.
WTO được thành lập theo Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/04/1994, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra các nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của chính WTO là các hiệp hội và được các nước đàm phán và ký kết. WTO có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ.
Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, tổ chức này có 164 nước thành viên. Vào ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau.
1.2 Cơ cấu tổ chức WTO
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương