TIÊu chuẩn việt nam tcvn 8227: 2009


Hình D.2 - Cách đo mẫu mối



tải về 2.15 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.15 Mb.
#35619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Hình D.2 - Cách đo mẫu mối

D.2 Các đặc điểm hình thái cần quan sát

D.2.1 Đầu (Caput)

Đầu thường có dạng hình tròn, hình bầu dục hoặc hình chữ nhật... ở mối lính đầu thường biến đổi rất nhiều. Vỏ đầu bên trên thường có một rãnh ngang và một rãnh dọc hợp thành chữ T và chữ Y. Tuỳ theo giai đoạn phát triển và tuỳ từng loài mà rãnh này có thể rõ hoặc mờ nhạt.



Trán (Frons): phía trước rãnh ngang và giữa hai bên của mắt kép là trán. Trán phát triển bình thường hoặc kéo dài thành dạng ống ở nhóm mối mũi.

Mắt kép (Oculus): đa số loài chỉ có một đôi ở mối cánh, nằm ở hai bên đầu. Mắt thường rất lớn, lồi và màu đen. Hình dạng thường là hình thận hoặc hình tròn, bờ trước của mắt thường thẳng. Mối chỉ sử dụng mắt kép trong khi bay giao hoan phân đàn, còn sau khi chui vào trong đất thì mắt kép hầu như hết tác dụng. Mắt kép cũng còn có ở mối lính và mối thợ của một số loài mối bậc thấp. Ví dụ ở mối lính và mối thợ của một số loài mối bậc thấp như ở mối lính Hodotermopsis sjotedti mắt kép là một vết nhỏ hình thoi. Thuỳ thần kinh thị giác của loài mối này tiêu giảm, dây thần kinh thị giác rất nhỏ. ở các loài Odontotermes angustignathus, Coptotermes ceylonicus thì mối lính và mối thợ đều mù, trên đầu không còn vết tích của mắt, hạch thần kinh thị giác thoái hoá.

Mắt đơn (Ocelli): có ở mối cánh hoặc mối lính Cryptoterrmes domesticus là một khối hoặc một vết hình thoi, màu trắng đục, nằm ở bên đầu.

Râu (Antennae): ở phía trước hai bên đầu có một đôi râu gồm nhiều đốt. Các đốt thường có hình tròn, bầu dục hoặc hình trụ. Số đốt thay đổi tuỳ loài. Các đốt 2, 3, 4 thường được so sánh với nhau trong khi mô tả loài.

Hàm trên (Mandibulae): thường hàm trên mối lính rất phát triển (ở phân họ Nasutitermitinae hàm trên tiêu giảm). Hình dạng hàm trên có nhiều kiểu, thường có dạng phù hợp với kiểu nghiền cắt, bên trong có thể có răng hoặc không, số lượng cũng thay đổi theo giống, một số có hàm xoắn dài và không đối xứng. ở mối thợ, mối cánh, hàm trên cũng có nhiều răng nhưng hàm không to và dài như ở mối lính.

Môi trên (Labrum): nằm ở phía trên và gắn liền với hàm trên. Môi trên cũng có nhiều hình dạng: hình lưỡi, hình bán nguyệt, hình vuông hoặc hình tam giác.

Cằm (Postmentum): nằm ở giữa và phía dưới của đầu, thường có hình hẹp dài. Số đo các chỉ tiêu của cằm xem trong hình 5, hình 6, hình 7, hình 9.

Vòi (Nasus): là phần trán kéo dài, lỗ vòi có nguồn gốc từ thóp.

D.2.2 Ngực (Thorax): Gồm có 3 đốt, đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Mỗi đốt gồm có 4 tấm (tấm lưng, tấm bụng và 2 tấm bên).

Tấm lưng ngực trước (Pronotum): có hình dạng biến đổi nhiều tuỳ theo từng giống; ở mối lính và mối thợ thường bằng phẳng, nhưng ở một số lại có phần trước nhô cao lên làm nó có dạng hình yên ngựa. Cạnh trước và cạnh sau ở giữa thường có vết khuyết hình chữ V, nhưng một số loài không có vết khuyết này.

Tấm lưng ngực giữa (Mesonotum): thường có chiều rộng nhỏ hơn tấm lưng ngực trước và tấm lưng ngực sau. Hai thuỳ bên có hình dạng thay đổi theo loài; có loài thì có góc, có loài thì tròn.

Tấm lưng ngực sau (Metanotum): thường có chiều rộng lớn hơn tấm lưng ngực giữa, hai thuỳ bên cũng thay đổi giống như ở tấm lưng ngực giữa, có loài cạnh sau lõm vào nhiều, có loài gần như thẳng.

Chân (Pedis): mỗi đốt ngực ở mặt bụng có một cặp chân. Chân có 5 đốt: đốt háng (coxa), đốt chuyển (trochanter), đốt đùi (femur), đốt ống (tibia) và đốt bàn (tarsus). Đốt ống thường có nhiều lông và có từ 2-3 gai cứng. Đốt bàn lại gồm 4 đốt nhỏ hơn (ở họ Termopsidae thì khi nhìn từ mặt bụng đốt bàn chân có 5 đốt nhưng nhìn từ trên xuống laị chỉ có 4 đốt). Đốt bàn cuối cùng có một đôi móng. Giữa các móng có tấm đệm (Onychium) hoặc lá đệm (Pulvillum)

Cánh (Ala): ở đốt ngực thứ 2 và thứ 3 mỗi đốt có một đôi cánh. Cánh có dạng màng mỏng, khi xếp lại cánh dài dọc theo thân. Mặt cánh đều phằng hoặc có lấm tấm vảy, cánh trước hơi dày hơn cánh sau. Mỗi cánh gồm có 3 phần: vảy cánh, gốc cánh và đỉnh cánh. Hệ thống gân cánh phức tạp hoặc đơn giản tuỳ theo mức độ tiến hoá, gần gốc cánh có một khớp gẫy cánh. Khớp cánh nối với phần vảy, cánh thường có hình tam giác (ở mối vua, mối chúa vảy cánh được giữ lại suốt đời, ở loài mối cổ (Mastotermes) còn có phần phình cánh sau được gọi là tấm anal.

D.2.3 Bụng (Abdomen)

Bụng có hình như quả trám hoặc hình ống, gồm có 10 đốt, mỗi đốt gồm 1 tấm lưng và 1tấm bụng.



Ở những loài ít tiến hoá, phía mặt lưng của đốt bụng thứ 9 có 2 gai ngắn nhỏ gọi là gai đuôi (Cerci) và mặt bụng đốt thứ 10 có một đôi châm đuôi (Styli) dài từ 1 đến 9 đốt, còn được gọi là gai sinh dục.

D2.4 Màu sắc cơ thể

Các cá thể trưởng thành thường có màu vàng sáng đến màu nâu, mối non thường có màu trắng nhạt.



D2.5 Lông bao phủ cơ thể

Lông cứng: là những lông to cứng.

Lông gai: là những lông rất to, cứng, nhọn, ngắn (có ở đốt ống của chân).

Lông thường: là những lông mảnh hơn lông cứng.

Lông tơ: là những lông nhỏ mềm mại.

D2.6 Tuyến hạch trán

Tuyến hạch trán là đặc điểm đặc trưng của một số loài thuộc hai họ Rhinotermitidae và Termitidae. Tuyến hạch trán thay đổi hình dạng theo đặc điểm của giống và của các dạng mối trong tổ.



PHỤ LỤC E

(tham khảo)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI MỐI GÂY HẠI ĐÊ, ĐẬP CẦN PHÒNG CHỐNG



E.1 Macrotermes gilvus (Mối lớn tấm lưng tròn)

CHÚ THÍCH:



A: Đầu và tấm lưng ngực trước nhìn từ phía trên; B: Đầu nhìn từ phía bên; C: Hàm trên; D: Cằm; E: Râu; F: Môi trên.

Hình E.1 - Mối lính lớn Macrotermes gilvus

CHÚ THÍCH:



A: Đầu và tấm lưng ngực trước nhìn từ phía trên; B: Đầu nhìn từ phía bên; C: Hàm trên; D: Cằm; E: Râu; F: Môi trên.


tải về 2.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương