TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8095-845 : 2009


-09-96 Khoảng thời gian nắng tương đối



tải về 0.65 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.65 Mb.
#1505
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

845-09-96

Khoảng thời gian nắng tương đối

Tỷ số giữa khoảng thời gian nắng và khoảng thời gian nắng có thể có trong cùng giai đoạn.



845-09-97

Hệ số ánh sáng ngày [D]

Tỷ số giữa độ rọi tại điểm trên mặt phẳng cho trước do ánh sáng nhận được trực tiếp hoặc gián tiếp từ bầu trời có phân bố độ chói theo giả thiết hoặc đã biết, và độ chói trên mặt phẳng nằm ngang do phía bán cầu không tối của bầu trời. Không tính đến sự góp phần của ánh sáng mặt trời trực tiếp lên cả hai độ rọi.

CHÚ THÍCH 1: Có tính đến độ lóa, các ảnh hưởng do bụi.

CHÚ THÍCH 2: Khi tính sự chiếu sáng của phần bên trong, sự góp phần của ánh sáng mặt trời trực tiếp cần được xem xét riêng.



845-09-98

Thành phần bầu trời của hệ số ánh sáng ngày [Ds]

Tỷ số giữa phần của độ rọi tại điểm trên mặt phẳng cho trước nhận trực tiếp (hoặc qua thủy tinh trong) từ bầu trời có phân bố độ chói theo giả thiết hoặc đã biết, và độ chói trên mặt phẳng nằm ngang do phía bán cầu không tối của bầu trời. Không tính đến sự góp phần của ánh sáng mặt trời trực tiếp lên cả hai độ rọi.

CHÚ THÍCH: Xem 2 chú thích của 845-05-97.

845-09-99

Thành phần phản xạ bên ngoài của hệ số ánh sáng ngày [De]

Tỷ số giữa phần của độ rọi tại điểm trên mặt phẳng cho trước trong phần bên trong nhận trực tiếp từ các bề mặt phản xạ bên ngoài được rọi trực tiếp hoặc gián tiếp từ bầu trời có phân bố độ chói theo giả thiết hoặc đã biết, và độ chói trên mặt phẳng nằm ngang do phía bán cầu không tối của bầu trời. Không tính đến sự góp phần của ánh sáng mặt trời trực tiếp lên cả hai độ rọi.

CHÚ THÍCH: Xem 2 chú thích của 845-05-97.

845-09-100

Thành phần phản xạ bên trong của hệ số ánh sáng ngày [Di]

Tỷ số giữa phần của độ rọi tại điểm trên mặt phẳng cho trước trong phần bên trong nhận trực tiếp từ các bề mặt phản xạ bên trong được rọi trực tiếp hoặc gián tiếp từ bầu trời có phân bố độ chói theo giả thiết hoặc đã biết, và độ chói trên mặt phẳng nằm ngang do phía bán cầu không tối của bầu trời. Không tính đến sự góp phần của ánh sáng mặt trời trực tiếp lên cả hai độ rọi.

CHÚ THÍCH: Xem 2 chú thích của 845-05-97.

845-09-101

Vật cản

Mọi vật bên ngoài tòa nhà ngăn ngừa việc quan sát trực tiếp phần thuộc bầu trời.



845-09-102

Khe sáng

Vùng, có lắp kính hoặc không lắp kính, có khả năng nhận ánh sáng vào phần bên trong.



845-09-103

Cửa sổ

Khe sáng trên vùng thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng của tường bao quanh phòng.



845-09-104

Giếng trời

Khe sáng trên mái hoặc trên bề mặt nằm ngang của tòa nhà.



845-09-105

Mái che

Thiết bị được thiết kế để cản, làm giảm hoặc khuếch tán bức xạ mặt trời.



845-09-106

Hệ số mặt trời; tổng (năng lượng) độ truyền (của vật liệu có lắp kính) [g]

Tỷ số giữa đại lượng nhiệt xâm nhập vào phần bên trong qua kính, và năng lượng bức xạ mặt trời tới tấm kính đó.

CHÚ THÍCH:

Tỷ số này là tổng của hai đại lượng: độ truyền bức xạ  của tấm kính và đại lượng bằng tỷ số của nhiệt đối lưu và bức xạ đạt được từ tấm kính đi vào phần bên trong Q2 và năng lượng bức xạ mặt trời Q1 tới tấm kính.

g = e + Q2/Q1

Mục 845-10 - Đèn diện và các phụ kiện của đèn điện

845-10-01

Đèn điện

Thiết bị phân phối, lọc hoặc biến đổi ánh sáng phát ra từ một hoặc nhiều bóng đèn nhưng không bao gồm bản thân bóng đèn và bao gồm tất cả các bộ phận cần thiết để đỡ và bảo vệ bóng đèn và khi cần còn bao gồm cả các mạch điện phụ trợ cùng với các phương tiện nối chúng với nguồn điện.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ thiết bị chiếu sáng là cách dùng cũ.

845-10-02 [03]

Đèn điện đối xứng [ không đối xứng]

Đèn điện có phân bố cường độ sáng đối xứng [không đối xứng].

CHÚ THÍCH: Đối xứng có thể liên quan đến trục hoặc mặt phẳng.

845-10-04

Đèn điện có góc rộng

Đèn điện phân bố ánh sáng trên góc đặc tương đối rộng.

CHÚ THÍCH: Ngược với đèn điện có góc rộng, đèn điện có góc hẹp có thể được đề cập đến và trong thực tế, đó là các máy chiếu (845-10-25).

845-10-05

Đèn điện thông thường

Đèn điện không có bảo vệ đặc biệt chống bụi hoặc hơi ẩm.



845-10-06

Đèn điện có bảo vệ

Đèn điện có bảo vệ đặc biệt chống sự xâm nhập của bụi, hơi ẩm hoặc nước.

CHÚ THÍCH: TCVN 7722-1 (IEC 60598-1) đề cập đến các loại đèn điện có bảo vệ dưới đây, trong số những đèn điện khác:

- đèn điện chống bụi

- đèn điện kín bụi

- đèn điện chống nước nhỏ giọt

- đèn điện chống nước bắn tóe

- đèn điện chống nước mưa

- đèn điện chống nước phun

- đèn điện kín nước.



845-10-07

Đèn điện chống cháy; đèn điện chống nổ (Mỹ)

Đèn điện thỏa mãn các qui tắc thích hợp áp dụng cho thiết bị có vỏ ngoài chống nổ, được sử dụng trong trường hợp có rủi ro nổ.



845-10-08

Đèn điện điều chỉnh được

Đèn điện mà bộ phận chính có thể được xoay hoặc di chuyển bằng các cơ cấu thích hợp.

CHÚ THÍCH: Đèn điện điều chỉnh được có thể được cố định hoặc di động.

845-10-09

Đèn điện di động

Đèn điện mà có thể dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác ngay cả khi được nối với nguồn điện.



845-10-10

Đèn điện treo

Đèn điện được cung cấp cùng dây, xích, ống, v.v…, cho phép đèn điện được treo từ trần hoặc tường đỡ.



845-10-11

Đèn điện treo nâng và hạ được

Đèn điện treo mà độ cao của nó có thể được điều chỉnh bằng phương tiện treo nhờ puli, đối trọng, v.v…



845-10-12

Đèn điện lắp chìm

Đèn điện thích hợp để chìm hoàn toàn hoặc một phần bên trong bề mặt lắp đặt.



845-10-13

Đèn điện lắp bằng mặt

Đèn điện dài, lắp chìm thường được lắp đặt trong hốc bằng mặt với trần.



845-10-14

Khoang chứa

Ô hoặc vòm chìm trong trần.



845-10-15

Đèn chiếu xuống

Đèn điện loại nhỏ tập trung ánh sáng, thường được lắp chìm trong trần.



845-10-16

Đèn điện có vách ngăn

Đèn điện có bảo vệ có thiết kế thành khối cố định trực tiếp lên bề mặt thẳng đứng hoặc nằm ngang.



845-10-17

Chiếu sáng viền

Hệ thống chiếu sáng gồm có nguồn sáng được che bởi các tấm song song với vách và gắn vào tường, phân bố ánh sáng cho toàn bộ vách.



845-10-18

Chiếu sáng rèm

Hệ thống chiếu sáng gồm có nguồn sáng được che bởi các tấm song song với vách tại phần cao nhất của cửa sổ.



845-10-19

Chiếu sáng vòm

Hệ thống chiếu sáng gồm có nguồn sáng được che bởi mái đua hoặc hốc và phân bố ánh sáng cho toàn bộ trần và vách phía trên.



845-10-20

Đèn có đế; Đèn đặt trên sàn (Mỹ)

Đèn điện di động trên một đế cao thích hợp để đặt đứng trên sàn.



845-10-21

Đèn bàn

Đèn điện di động được thiết kế để đặt đứng trên đồ vật.



845-10-22

Đèn cầm tay

Đèn điện di động có tay xách và dây mềm dùng để cắm nguồn.



845-10-23

Đèn pin

Đèn điện di động được cấp điện từ nguồn lắp trong, thường là pin khô hoặc một bộ chứa, đôi khi là máy phát bằng tay.



845-10-24

Chuỗi đèn

Tập hợp các bóng đèn được bố trí dọc theo cáp và được nối nối tiếp hoặc song song.



845-10-25

Đèn chiếu

Đèn điện sử dụng sự phản xạ và/hoặc khúc xạ để tăng cường độ sáng trong một góc đặc giới hạn.



845-10-26

Đèn rọi

Đèn chiếu có cường độ cao có độ mở thường lớn hơn 0,2 m và cho chùm sáng gần song song.



845-10-27

Đèn chiếu điểm

Đèn chiếu có độ mở thường nhỏ hơn 0,2 m và cho chùm sáng tập trung trệch nhỏ hơn 0,35 rad (200).



845-10-28

Đèn pha

Đèn chiếu được thiết kế để chiếu rọi, thường có khả năng chỉ vào bất kỳ hướng nào.



845-10-29

Cắt

Kỹ thuật thường được sử dụng để che bóng đèn và bề mặt có độ chói cao khi nhìn trực tiếp để giảm độ lóa.

CHÚ THÍCH: Chiếu sáng công cộng phân biệt giữa đèn điện cắt hoàn toàn, đèn điện cắt nửa và đèn điện không cắt.

845-10-30

Góc cắt (của đèn điện)

Góc được đo từ điểm thấp nhất giữa trục thẳng đứng và đường ngắm đầu tiên tại đó bóng đèn và bề mặt có độ chói cao không nhìn thấy được.



845-10-31

Góc che

Góc bù của góc cắt.



845-10-32

Bộ khúc xạ

Thiết bị dùng để thay đổi phân bố trong không gian của quang thông từ một nguồn và phụ thuộc vào hiện tượng khúc xạ.



845-10-33

Bộ phản xạ

Thiết bị dùng để thay đổi phân bố trong không gian của quang thông từ một nguồn và chủ yếu phụ thuộc vào hiện tượng phản xạ.



845-10-34

Bộ tán xạ

Thiết bị dùng để thay đổi phân bố trong không gian của quang thông từ một nguồn và chủ yếu phụ thuộc vào hiện tượng tán xạ.



845-10-35

Gương cầu

Bộ tán xạ, bộ khúc xạ hoặc bộ phản xạ ở dạng gương cầu, được thiết kế để đặt bên dưới bóng đèn.



845-10-36

Chao đèn hình cầu

Vật bao bằng vật liệu trong suốt hoặc tán xạ, được thiết kế để bảo vệ bóng đèn, tán xạ ánh sáng hoặc thay đổi màu của ánh sáng.



845-10-37

Chụp đèn

Màn chắn có thể được làm bằng vật liệu chắn sáng hoặc vật liệu tán xạ được thiết kế để ngăn nhìn trực tiếp đến bóng đèn.



845-10-38

Chớp

Màn chắn làm bằng thành phần trong mờ hoặc chắn sáng và về mặt hình học, có thể ngăn nhìn trực tiếp bóng đèn trên toàn bộ góc cho trước.



845-10-39

Kính bảo vệ

Bộ phận trong suốt hoặc trong mờ của đèn điện hở hoặc kín được thiết kế để bảo vệ (các) bóng đèn khỏi bụi hoặc bẩn, hoặc ngăn ngừa tiếp xúc với chất lỏng, hơi hoặc khí và giữ cho các bóng đèn không bị chạm tới.



845-10-40

Tấm chắn bảo vệ đèn điện

Cơ cấu, có hình lưới, được dùng để che kính bảo vệ của đèn điện chống va chạm về cơ.



845-10-41

Đèn pha dùng trong studio

Thiết bị chiếu sáng có độ phân kỳ nửa đỉnh lớn hơn 1,74 rad (1000) và có độ phân kỳ tổng không nhỏ hơn 3,14 rd(1800).



845-10-42

Đèn pha dùng cho studio đặc biệt

Thiết bị chiếu sáng có độ phân kỳ nửa đỉnh lớn hơn 1,74 rad (1000) và có độ phân kỳ tổng qui định.



845-10-43

Đèn chiếu điểm của bộ phản xạ

Đèn chiếu có bộ phản xạ đơn giản và đôi khi có khả năng điều chỉnh độ phân kỳ bằng cách di chuyển tương đối bóng đèn và gương.



845-10-44

Đèn chiếu điểm có thấu kính

Đèn chiếu có thấu kính đơn giản, có hoặc không có bộ phản xạ, đôi khi có khả năng điều chỉnh độ phân kỳ bằng cách di chuyển tương đối bóng đèn và thấu kính.



845-10-45

Đèn chiếu điểm Fresnel

Đèn chiếu điểm có thấu kính với thấu kính điều chỉnh theo nấc.



845-10-46

Đèn chiếu phim đèn chiếu

Đèn chiếu có chùm ánh sáng chiếu qua các khuôn mẫu hình học có thể biến đổi hình dáng bằng màn chắn, cửa sập hoặc hình bóng cắt theo hình chiếu.



845-10-47

Đèn chiếu hiệu ứng

Thiết bị chiếu có hệ thống quang được thiết kế để rọi các trang chiếu và có thấu kính thích hợp, chiếu rõ chi tiết.

CHÚ THÍCH: Các trang chiếu có thể là loại hiệu ứng tĩnh hoặc động.

845-10-48

Đèn tán xạ

Thiết bị chiếu sáng có cỡ đủ để tạo ra ánh sáng tán xạ có các đường biên bị tối không xác định.



Đèn điện dùng cho chiếu sáng mỏ hầm lò

845-10-49

Đèn điện dùng cho mỏ hầm lò

Đèn điện gồm có hộp và đôi khi là một bộ chứa, được cung cấp để rọi ở tất cả các khu vực của mỏ hầm lò.



845-10-50

Đèn của thợ mỏ (cá nhân)

Đèn điện dùng trong mỏ hầm lò có nguồn năng lượng tích hợp, được dùng cho từng người khi vào mỏ hầm lò.



845-10-51

Đèn lắp trên mũ

Đèn của thợ mỏ được thiết kế để gắn vào mũ bảo hiểm của thợ mỏ.



845-10-52

Vòng gài trên mũ

Một phần của đèn lắp trên mũ, có chứa (các) nguồn sáng, được thiết kế để gắn với mũ bảo hiểm của thợ mỏ.



845-10-53

Bóng đèn an toàn cho mỏ hầm lò

Bóng đèn phát ngọn lửa được sử dụng để phát hiện khí metan và thiếu hụt ôxy trong khí quyển hầm lò.



845-10-54

Đèn điện di động dùng trong mỏ hầm lò

Đèn điện dùng trong mỏ hầm lò có nguồn điện tích hợp hoặc nguồn làm việc chính của mỏ, có thể cung cấp ánh sáng trong khi di chuyển.



845-10-55

Đèn điện cấp cứu dùng trong mỏ hầm lò

Đèn điện di động dùng trong mỏ hầm lò có nguồn điện lắp liền dùng cho các hoạt động cấp cứu.



845-10-56

Đèn tuabin khí; Đèn khí nén

Đèn điện được đóng điện nhờ bộ chuyển đổi được truyền động bởi khí nén.



845-10-57

Đèn dùng trên đường chuyên chở của mỏ hầm lò

Đèn điện dùng trong mỏ hầm lò được thiết kế để chiếu sáng đường chuyên chở của mỏ hầm lò và làm việc từ nguồn lưới.



845-10-58

Đèn điện chiếu bề mặt

Đèn điện di động dùng trong mỏ hầm lò hoặc cung cấp độ rọi trên diện tích mặt làm việc.



845-10-59

Đèn điện cảm ứng

Đèn điện dùng trong mỏ hầm lò, được nối với lưới điện bằng mạch từ của máy biến đổi là phần tích hợp của đèn điện.



845-10-60

Đèn điện chấp nhận được

Đèn điện dùng trong mỏ hầm lò, được thiết kế và thử nghiệm để sử dụng trong khu vực có thể xuất hiện khí nổ metan hoặc bụi than.



845-10-61

Đèn điện về cơ bản là an toàn

Đèn điện dùng trong mỏ hầm lò trong đó, sự an toàn phụ thuộc vào việc sử dụng mạch điện về cơ bản là mạch điện an toàn.



845-10-62

Đèn hành trình

Đèn điện dùng trong mỏ hầm lò, loại di động được cấp điện từ acqui, có ánh sáng đỏ, được thiết kế để lắp đặt tại phía sau các toa xe lửa.



Mục 845-11-Truyền tín hiệu nhìn thấy

A Thuật ngữ chung

845-11-01

Tín hiệu nhìn thấy

Hiện tượng nhìn thấy được để truyền thông tin.



845-11-02

Tín hiệu ánh sáng

Tín hiệu nhìn thấy phát ra từ nguồn sáng.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng cho đối tượng hoặc thiết bị phát tín hiệu ánh sáng nhưng cách sử dụng này không được khuyến khích (xem 845-11-05).

845-11-03

Biển hiệu

Chi tiết cung cấp tín hiệu nhìn thấy nhờ vào vị trí, hình dạng, màu hoặc mô hình của nó và đôi khi bằng cách sử dụng ký hiệu hoặc các ký tự bằng chữ và số. Cơ cấu này có thể được rọi sáng bên trong.



845-11-04

Biểu hiệu dạng ma trận

Biểu hiệu được thiết kế để hiển thị một thông điệp thay đổi được bằng một dãy các đơn vị cơ bản, từng đơn vị có thể được rọi riêng rẽ hoặc được hiển thị luân phiên.



845-11-05

Đèn tín hiệu

Vật thể hoặc thiết bị được thiết kế để phát ra tín hiệu ánh sáng.



845-11-06

Biển báo (hàng hải)

Vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo cung cấp thông tin về hàng hải nhờ vào vị trí và biểu hiện có tính phân biệt của nó.



845-11-07

Đèn hiệu

1. Biển báo hàng hải nhân tạo, được cố định. Nó có thể mang đèn tín hiệu.

2. Đèn tín hiệu được dùng để chỉ ra vị trí địa lý được ký hiệu.

845-11-08

Đặc tính (của tín hiệu ánh sáng)

Nhịp và màu hoặc các màu phân biệt của tín hiệu ánh sáng cung cấp sự nhận dạng hoặc thông điệp.



845-11-09

Đèn ánh sáng cố định

Đèn tín hiệu chiếu liên tục, theo mọi hướng, với cường độ sáng và màu không đổi.



845-11-10

Đèn sáng theo nhịp

Đèn tín hiệu chiếu gián đoạn, theo hướng cho trước, có chu kỳ đều đặn.



845-11-11

Đèn chớp sáng

Đèn sáng theo nhịp trong đó từng lần xuất hiện ánh sáng (chớp sáng) có khoảng thời gian giống nhau và tổng thời gian sáng trong một chu kỳ rõ ràng là ngắn hơn so với tổng thời gian tối, trừ khả năng có thể đối với các nhịp có tốc độ chớp nhanh.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ pha tối được sử dụng cho khoảng thời gian tối giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của ánh sáng.

845-11-12

Đèn đẳng pha

Đèn sáng theo nhịp trong đó tổng các khoảng thời gian sáng và tối cảm nhận được là như nhau.



845-11-13

Đèn có ánh sáng bị che khuất

Đèn sáng theo nhịp trong đó từng khoảng thời gian tối (che khuất) là như nhau và tổng thời gian sáng trong một giai đoạn rõ ràng là dài hơn tổng thời gian tối.



845-11-14

Đèn luân phiên

Đèn tín hiệu chiếu các màu khác nhau trong một chuỗi lặp lại đều.



845-11-15

Các đèn đảo nhau

Cặp đèn đẳng pha được bố trí để chiếu ánh sáng luân phiên.



845-11-16

Bóng mặt trời

Tín hiệu ánh sáng gây nhầm lẫn do bức xạ từ mặt trời tác động vào đèn tín hiệu.



845-11-17

Bóng (của đèn)

Lớp sáng bị tán xạ có thể thấy từ bên ngoài của chùm sáng do hiệu ứng tán xạ ánh sáng trong không khí.



845-11-18

Cường độ hiệu dụng (của đèn chớp)

Cường độ ánh sáng của đèn chiếu ánh sáng cố định, có phân bố phổ tương đối giống như đèn chớp, có cùng dải chiếu sáng (hoặc dải nhìn thấy theo thuật ngữ hàng không) như đèn chớp trong các điều kiện quan sát đồng nhất.

CHÚ THÍCH: Với mục đích thực tiễn, cường độ hiệu dụng qui ước có thể được tính đối với đèn chớp sáng từ các dữ liệu thuộc phép đo quang theo phương pháp thỏa thuận.

C Khả năng nhìn

845-11-19

Khả năng truyền trong khí quyển [T]

Độ truyền sáng đều đặn của khí quyển trên một tuyến có chiều dài qui định, d.



845-11-20

Tầm quang học thuộc khí tượng học [V]

Chiều dài của tuyến trong không khí, qui định đến suy giảm 95% quang thông trong chùm chuẩn trực từ nguồn sáng tại nhiệt độ màu bằng 2700 K.

CHÚ THÍCH 1: Giá trị suy giảm được chọn sao cho thuật ngữ này cung cấp một phương pháp gần đúng về khái niệm được sử dụng phổ biến là tầm nhìn (theo khí tượng học), là khoảng cách lớn nhất tại đó vật thể đen có các kích thước thích hợp có thể được nhận biết hàng ngày dựa vào đường chân trời.

CHÚ THÍCH 2: Tầm quang học theo khí tượng học V liên quan đến khả năng truyền trong khí quyển T, được xem là đồng đều, bằng công thức:

V = d0 hoặc T = 0,05d0/V

Trong đó d0 là chiều dài qui định trong định nghĩa về T.

Các công thức trên đôi khi được viết là:

V = hoặc T = 0,051/V

Công thức này được hiểu là v là giá trị bằng số của tầm quang học theo khí tượng học được đo với "đơn vị" d0 và T là giá trị bằng số của T.

845-11-21

Ngưỡng tương phản về thị giác

Độ tương phản nhỏ nhất, được tạo ra tại mắt người quan sát bởi một vật thể cho trước, làm cho vật thể có thể cảm nhận được trên nền cho trước.

CHÚ THÍCH: Đối với quan sát về khí tượng, vật thể phải được truyền dễ nhận biết và do đó có thể yêu cầu ngưỡng cao hơn. Giá trị bằng 0,05 được chấp nhận trên cơ sở phép đo về tầm quang học thuộc khí tượng học.

845-11-22

Luật Koschmieder

Định luật về mối liên quan giữa độ tương phản biểu kiến Cd của một vật thể so với nền trời, ở khoảng cách quan sát cho trước d, với độ tương phản vốn có C0 và với độ truyền trong khí quyển T, được giả thiết là đồng đều:

Cd = C0.Td/d0

Trong đó d0 là chiều dài qui định trong định nghĩa của T.

CHÚ THÍCH 1: Công thức trên đôi khi được viết là:

Cd = C.Td

d là giá trị số của d đo với d0 = 1.

CHÚ THÍCH 2: Có tính đến quan hệ nêu trong 845-11-20 giữa T và tầm quang học theo khí tượng học V, định luật này được viết như sau:

Cd = C0.0,05d/d0

CHÚ THÍCH 3: Độ tương phản được lấy là tỷ số của chênh lệch giữa độ chói của vật thể và độ chói nền với độ chói nền.



845-11-23

Dải nhìn thấy

Khoảng cách lớn nhất tại đó vật thể cho trước có thể được nhận biết trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào do chỉ giới hạn bởi độ truyền trong khí quyển và ngưỡng tương phản nhìn thấy.

CHÚ THÍCH 1: Theo thuật ngữ hàng không, thuật ngữ này cũng được sử dụng cho dải chiếu sáng của đèn tín hiệu.

CHÚ THÍCH 2: Theo thuật ngữ hàng không, dải nhìn thấy trên đường băng tại sân bay nhỏ là khoảng cách lớn nhất tại đó các biển báo của bề mặt đường băng hoặc các đèn chính giữa đường băng hoặc các đèn bên mép đường băng có thể được nhìn thấy từ độ cao cho trước bên trên đường chính giữa của đường băng.



845-11-24

Dải địa lý (của một vật thể hoặc nguồn sáng)

Khoảng cách lớn nhất tại đó vật thể hoặc nguồn sáng có thể được nhìn thấy trong các điều kiện về tầm nhìn lý tưởng vì chỉ bị giới hạn bởi đường cong của mặt đất, bởi sự khúc xạ trong khí quyển và độ cao của người quan sát với vật thể hoặc nguồn sáng.



845-11-25

Thị giác điểm

Chế độ thị giác của một nguồn sáng biểu kiến nhỏ, trong đó cảm nhận ánh sáng được quyết định chỉ bằng độ rọi được tạo ra bởi nguồn sáng tại mắt người quan sát.



845-11-26

Ngưỡng độ rọi; ngưỡng thị giác (trong thị giác điểm)

Độ rọi nhỏ nhất (điểm tỏa sáng), được tạo ra tại mắt người quan sát bằng một nguồn sáng được nhìn từ thị giác điểm, truyền đạt nguồn dễ cảm nhận được so với nền có độ chói cho trước; độ rọi được xem xét trên phần tử bề mặt vuông góc với tia tới tại mắt.

CHÚ THÍCH: Để truyền tín hiệu nhìn thấy, nguồn sáng phải được truyền dễ nhận biết và do đó có thể có ngưỡng độ chói cao hơn.

845-11-27

Luật Allard

Định luật về mối liên quan giữa độ rọi E được tạo ra trên bề mặt bởi một nguồn sáng với cường độ sáng I của nguồn đó hướng tới bề mặt với khoảng cách d giữa bề mặt và nguồn, và với độ truyền trong khí quyển T, được giả thiết là đồng đều; bề mặt này vuông góc với hướng của nguồn và có đủ khoảng cách để nguồn được xem là một nguồn điểm.

E = .Td/d0

Trong đó d0 là chiều dài qui định trong định nghĩa về T.

CHÚ THÍCH 1: Công thức trên đôi khi được viết là:

E = .Td

trong đó, mũ d trong Td là giá trị số của khoảng cách d đo với d0 = 1.

CHÚ THÍCH 2: Có tính đến quan hệ nêu trong 845-11-20 giữa T và tầm quang học theo khí tượng học V, định luật này được viết như sau:

E = .0,05d/V



tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương