TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8095-845 : 2009



tải về 0.65 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.65 Mb.
#1505
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

845-04-53

Bộ tán xạ

Thiết bị được sử dụng để thay đổi phân bố không gian của bức xạ và phụ thuộc chủ yếu vào hiện tượng tán xạ.

CHÚ THÍCH: Nếu tất cả các bức xạ được phản xạ hoặc truyền bởi bộ tán xạ lại bị tán xạ mà không phản xạ đều đặn hoặc truyền đều đặn thì bộ tán xạ được xem là tán xạ hoàn toàn, không phụ thuộc vào sự phản xạ hoặc sự truyền có đẳng hướng hay không.

845-04-54

Bộ tán xạ phản xạ hoàn hảo

Bộ tán xạ đẳng hướng lý tưởng có độ phản xạ bằng 1.



845-04-55

Bộ tán xạ truyền hoàn hảo

Bộ tán xạ đẳng hướng lý tưởng có độ truyền qua bằng 1.



845-04-56

Định luật Lambert (cosin)

Đối với phần tử bề mặt có độ bức xạ hoặc độ chói bằng nhau ở tất cả mọi hướng của bán cầu phía trên bề mặt:

I() = Incos 

Trong đó I() và In là cường độ bức xạ hoặc cường độ chiếu sáng của phần tử bề mặt theo hướng ở góc  so với pháp tuyến của bề mặt và theo hướng của pháp tuyến đó một cách tương ứng.



845-04-57

Bề mặt Lambert

Bề mặt lý tưởng trong đó bức xạ đi từ bề mặt đó được phân bố theo góc phù hợp với định luật cosin Lambert.

CHÚ THÍCH: Đối với bề mặt Lambert, M = L trong đó M là độ trưng bức xạ hoặc độ trưng ánh sáng, và L là độ bức xạ hoặc độ chói.

845-04-58

Độ phản xạ (đối với bức xạ tới của thành phần phổ, sự phân cực và phân bố hình học cho trước) ()

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc quang thông phản xạ và thông lượng tới trong các điều kiện cho trước.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 1 của 845-04-62.



845-04-59

Độ truyền (đối với bức xạ tới của thành phần phổ, sự phân cực và phân bố hình học) ()

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc quang thông truyền và thông lượng tới trong các điều kiện cho trước.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 1 của 845-04-63.



845-04-60

Độ phản xạ đều đặn (r)

Tỷ số giữa phần phản xạ đều đặn của (toàn bộ) thông lượng phản xạ và thông lượng tới.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 1 và 2 của 845-04-62.

Đơn vị: 1



845-04-61

Độ truyền đều đặn (r)

Tỷ số giữa phần truyền đều đặn của (toàn bộ) thông lượng truyền và thông lượng tới.

Đơn vị: 1

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 1 và 2 của 845-04-63.



845-04-62

Độ phản xạ tán xạ ­d

Tỷ số giữa phần phản xạ tán xạ của (toàn bộ) thông lượng phản xạ và thông lượng tới.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH 1:  = ­r + ­d

CHÚ THÍCH 2: Kết quả của các phép đo ­r và d phụ thuộc vào dụng cụ đo và kỹ thuật đo được sử dụng.

845-04-63

Độ truyền tán xạ d

Tỷ số giữa phần truyền tán xạ của (toàn bộ) thông lượng truyền và thông lượng tới.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH 1:  = r + ­d

CHÚ THÍCH 2: Kết quả của các phép đo r và ­d phụ thuộc vào dụng cụ đo và kỹ thuật đo được sử dụng.

845-04-64

Hệ số phản xạ (R) (ở phần tử bề mặt, đối với phần bức xạ phản xạ được chứa trong hình nón cho trước có đỉnh ở phần tử bề mặt và đối với bức xạ tới của thành phần phổ, sự phân cực và phân bố hình học cho trước)

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc quang thông phản xạ theo các hướng không bị giới hạn bởi hình nón cho trước và thông lượng bức xạ hoặc quang thông phản xạ theo cùng hướng bởi bộ tán xạ phản xạ hoàn hảo được rọi bức xạ hoặc rọi sáng như nhau.

CHÚ THÍCH: Đối với các bề mặt phản xạ đều được rọi bức xạ hoặc rọi sáng bằng chùm tia có góc đặc nhỏ, hệ số phản xạ có thể lớn hơn nhiều so với 1 nếu hình nón bao gồm hình ảnh gương của nguồn.

CHÚ THÍCH 2: Nếu góc đặc của hình nón đạt đến 2 sr thì hệ số phản xạ đạt đến độ phản xạ cho các điều kiện rọi bức xạ như nhau.

CHÚ THÍCH 3: Nếu góc đặc của hình nón đạt đến 0 thì hệ số phản xạ đạt đến yếu tố chói bức xạ hoặc hệ số độ chói cho các điều kiện rọi bức xạ như nhau.

845-04-65

Mật độ phản xạ (quang) | D|

Logarit cơ số 10 của nghịch đảo độ phản xạ.

D = - log10

845-04-66

Mật độ truyền (quang) |D|

Logarit cơ số 10 của nghịch đảo độ truyền.

D = - log10

845-04-67

Mật độ hệ số phản xạ (quang) [DR]

Logarit cơ số 10 của nghịch đảo hệ số phản xạ.

DR = - log10R

845-04-68

Hệ số độ bức xạ (ở phần tử bề mặt của môi chất không tự bức xạ, theo hướng cho trước, trong các điều kiện rọi bức xạ qui định) (e, )

Tỷ số giữa độ bức xạ của phần tử bề mặt theo hướng cho trước và độ bức xạ của bộ tán xạ phản xạ hoàn hảo hoặc truyền hoàn hảo được rọi sáng như nhau.

CHÚ THÍCH: Đối với các môi chất phát quang quang học, hệ số độ bức xạ là tổng của hai phần: hệ số độ bức xạ phản xạ s và hệ số độ bức xạ phát quang L: c = ­s + L

845-04-69

Hệ số độ chói (ở phần tử bề mặt của môi chất không tự bức xạ, theo hướng cho trước, trong các điều kiện rọi sáng qui định) (v, )

Tỷ số giữa độ chói của phần tử bề mặt theo hướng cho trước và độ chói của bộ tán xạ phản xạ hoàn hảo hoặc truyền hoàn hảo được rọi như nhau.

CHÚ THÍCH: Đối với các môi chất phát quang quang học, hệ số độ chói là tổng của hai phần: hệ số độ chói phản xạ ­s và hệ số độ chói phát quang L: v = s + L

845-04-70

Hệ số độ bức xạ (ở phần tử bề mặt của môi chất, theo hướng cho trước, trong các điều kiện rọi bức xạ qui định) (qe,q)

Tỷ số giữa độ bức xạ của phần tử bề mặt theo hướng cho trước và độ rọi bức xạ lên môi chất.

Đơn vị: sr-1.

845-04-71

Hệ số độ chói (ở phần tử bề mặt của môi chất, theo hướng cho trước, trong các điều kiện rọi sáng qui định) [qv, q]

Tỷ số giữa độ chói của phần tử bề mặt theo hướng cho trước và độ rọi lên môi chất.

Đơn vị: sr-1.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích trong 845-04-70.



845-04-72

Giá trị phản xạ kế [R']

Giá trị đo được bằng một phản xạ kế cụ thể.

CHÚ THÍCH: Cần qui định phản xạ kế được sử dụng. Giá trị đo được từ phản xạ kế phụ thuộc vào các đặc tính hình học của phản xạ kế, vật rọi sáng, độ nhạy phổ của bộ dò (ngay cả khi được trang bị bộ lọc) và phụ thuộc vào tiêu chuẩn sử dụng.

845-04-73

Độ bóng (bề mặt)

Phương thức hiện ra mà nhờ đó các nét nổi bật của vật thể phản xạ cảm nhận được khi bị xếp chồng lên bề mặt do các đặc tính chọn lọc hướng của bề mặt đó.



845-04-74

Sự hấp thụ

Quá trình nhờ đó năng lượng bức xạ được chuyển thành dạng năng lượng khác do tương tác với vật chất.



845-04-75

Độ hấp thụ ()

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hấp thụ hoặc quang thông với thông lượng tới trong các điều kiện qui định.

Đơn vị: 1.

845-04-76

Hệ số suy giảm tuyến tính phổ (tại một điểm trong môi chất hấp thụ hoặc tán xạ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) (())

Tỷ số giữa độ giảm tương đối gây ra do vừa hấp thụ vừa tán xạ của mật độ phổ của thông lượng bức xạ ­e, của chùm tia chuẩn trực trong quá trình lan truyền của nó theo chiều dài cơ bản dl ở điểm cần xét, và chiều dài dl.

() = .

Đơn vị: m-1



845-04-77

Hệ số phân tán tuyến tính phổ (tại một điểm trong môi chất tán xạ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) (s())

Tỷ số giữa độ giảm tương đối gây ra do tán xạ của mật độ phổ của thông lượng bức xạ e, của chùm tia chuẩn trực trong quá trình lan truyền của nó theo chiều dài cơ bản dl ở điểm cần xét, và chiều dài dl.

s() = .

Đơn vị: m-1



845-04-78

Hệ số hấp thụ tuyến tính phổ (tại một điểm trong môi chất hấp thụ, đối với chùm tia bức xạ chuẩn trực) (a())

Tỷ số giữa độ giảm tương đối gây ra do hấp thụ của mật độ phổ của thông lượng bức xạ e, của chùm tia chuẩn trực trong quá trình lan truyền của nó theo chiều dài cơ bản dl ở điểm cần xét, aaf chiều dài dl.

a() = .

Đơn vị: m-1



845-04-79

Hệ số suy giảm khối lượng phổ

Tỷ số giữa hệ số suy giảm tuyến tính phổ () và mật độ (khối lượng) của môi chất .

Đơn vị: m2. kg-1

845-04-80

Độ dày quang phổ; Độ sâu quang phổ (của một môi chất với chiều dài cho trước) [()]

Đại lượng được sử dụng trong vật lý khí quyển và hải dương học tự nhiên: đối với thành phần đơn sắc có bước sóng  của bức xạ của chùm tia chuẩn trực lan truyền theo chiều dài cho trước từ điểm x1 đến điểm x2 trên tuyến đi qua môi chất tán xạ đồng nhất hoặc không đồng nhất của nó, độ dày quang phổ () của môi chất từ x1 đến x2 được xác định bằng công thức:

() =

Trong đó (x, ) là hệ số phổ suy giảm tuyến tính tại vị trí dx.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH 1: Thông lượng bức xạ phổ e, (x1, ) của chùm tia tại điểm x1 giảm về giá trị e,(x2, ) tại điểm x2 theo công thức sau:

e,­(x2, ) = e,(x1, )e()

Do đó


() = - ln

CHÚ THÍCH 2: Đối với lớp không tán xạ đồng nhất, () là mật độ truyền bên trong phổ napier (xem 845-04-84).



845-04-81

Độ truyền bên trong của phổ (của lớp không tán xạ đồng nhất) (, ())

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ đạt tới bề mặt ra bên trong của một lớp và thông lượng phổ đi vào lớp đó sau khi đi qua bề mặt vào.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Đối với một lớp cho trước, độ truyền bên trong phổ phụ thuộc vào tuyến bức xạ trong lớp đó và do đó, nói chung, phụ thuộc vào góc tới.



845-04-82

Độ hấp thụ bên trong của phổ (của lớp không tán xạ đồng nhất) (, ())

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ hấp thụ được giữa lối vào bên trong và các bề mặt ra của lớp và thông lượng phổ đi vào lớp này sau khi đi qua bề mặt lối vào.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Đối với một lớp cho trước, độ hấp thụ bên trong phổ phụ thuộc vào chiều dài tuyến bức xạ trong lớp đó và do đó, phụ thuộc vào góc tới.



845-04-83

Mật độ truyền bên trong của phổ; độ hấp thụ phổ (của lớp không tán xạ đồng nhất) [Ai()]

Logarit cơ số mười của nghịch đảo độ truyền bên trong phổ.

Ai () = - log10i()

CHÚ THÍCH 1: Xem chú thích trong 845-04-81.

CHÚ THÍCH 2: Vẫn sử dụng ký hiệu E().

845-04-84

Mật độ truyền bên trong của phổ Napier; Độ hấp thụ phổ Napier (của lớp không tán xạ đồng nhất) (An(), B())

Logarit tự nhiên (Napier) của nghịch đảo độ truyền bên trong phổ.

An() = B() = - ln­i­()

845-04-85

Hệ số hấp thụ phổ Napier (của lớp không tán xạ đồng nhất) (an())

Tỷ số giữa logarit Napier của nghịch đảo bộ truyền bên trong phổ ­i() của lớp môi chất và chiều dài l của tuyến chùm tia bức xạ đi qua lớp đó.

an() = - = - ln10 = An() /l

(xem 845-04-84).



845-04-86

Tính phản xạ (của vật liệu) (­)

Độ phản xạ của một lớp vật liệu có độ dày sao cho không có thay đổi về độ phản xạ khi độ dày tăng.

Đơn vị: 1

845-04-87

Tính truyền phổ (của vật liệu hấp thụ) (­i,0())

Độ truyền bên trong phổ của một lớp vật liệu sao cho tuyến bức xạ có chiều dài đơn vị và trong các điều kiện mà ranh giới của vật liệu không bị ảnh hưởng.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Chiều dài đơn vị phải được qui định. Nếu sử dụng chiều dài đơn vị mới bằng k lần độ lớn của giá trị gốc thì giá trị ­i,0() sẽ thay đổi thành:

­'i,0() = [(­i,0()]k

845-04-88

Tính hấp thụ phổ (của vật liệu hấp thụ) (i,0())

Độ hấp thụ bên trong phổ của lớp vật liệu sao cho tuyến bức xạ có chiều dài đơn vị và trong các điều kiện mà ranh giới của vật liệu không bị ảnh hưởng.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Chiều dài đơn vị phải được qui định. Nếu sử dụng chiều dài đơn vị mới bằng k lần độ lớn của giá trị gốc thì giá trị i,0() = 1 - i,0() sẽ thay đổi thành:

'i,0() = 1 - [i,0()]k

845-04-89

Hệ số tán xạ (của bề mặt tán xạ do phản xạ hoặc do truyền) []

Tỷ số giữa trung bình các giá trị độ chói đo được ở 200 và 700 (0,35 và 1,22 rad) và độ chói đo được ở 50 (0.09 rad) tính từ pháp tuyến khi bề mặt cần xét được rọi sáng bình thường.

 =

CHÚ THÍCH 1: Hệ số tán xạ nhằm đưa ra chỉ số về phân bố theo không gian của thông lượng tán xạ. Hệ số này bằng 1 đối với mọi bộ tán xạ đẳng hướng, bất kể giá trị của độ phản xạ hoặc độ truyền tán xạ.



CHÚ THÍCH 2: Cách xác định hệ số tán xạ này chỉ có thể áp dụng cho các vật liệu có chỉ số tán xạ không khác đáng kể so với chỉ số tán xạ của thủy tinh opal thông thường.

CHÚ THÍCH 3: Xem chú thích của 845-04-90.



845-04-90

Góc nửa giá trị (đối với bề mặt tán xạ do phản xạ hoặc do truyền) ()

Góc quan sát tại đó độ chói bằng một nửa giá trị độ chói của ánh sáng tán xạ ở góc bằng 00, với tia sáng tới vuông góc.

CHÚ THÍCH: Để chỉ ra dạng của chỉ số tán xạ cần sử dụng hệ số tán xạ  cho các vật liệu tán xạ mạnh và góc nửa giá trị  cho vật liệu tán xạ yếu.

845-04-91

Chỉ số tán xạ; chỉ số phân tán (đối với chùm tia tới qui định)

Thể hiện trong không gian, theo dạng bề mặt được biểu diễn theo các tọa độ cực, của phân bố góc của cường độ bức xạ hoặc cường độ chiếu sáng (tương đối) hoặc của độ bức xạ hoặc độ chói (tương đối) của một phần tử bề mặt của môi chất tán xạ do phản xạ hoặc truyền.

CHÚ THÍCH 1: Đối với chùm tia bức xạ tới hẹp, thể hiện hàm chỉ tiêu tán xạ sẽ thuận tiện hơn theo các tọa độ Đề các. Nếu phân bố góc đối xứng quay tròn thì thể hiện theo mặt cắt kinh tuyến của bề mặt là đủ.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ chỉ số thường được sử dụng để biểu thị đường cong thu được theo cách tương tự mặt phẳng vuông góc với phần tử cần xét, thay cho biểu thị bề mặt.



845-04-92

Phản xạ ngược

Phản xạ trong đó bức xạ trở về theo các hướng gần như đối diện với hướng từ đó nó phát ra, đặc tính này được duy trì trên dải rộng về sự biến đổi về hướng của các tia tới.



845-04-93

Bộ phản xạ ngược

Bề mặt hoặc chi tiết mà từ đó hầu hết các bức xạ phản xạ được phản xạ ngược.



845-04-94

Góc quan sát (của bộ phản xạ ngược) ()

Góc giữa hướng quan sát của bộ phản xạ ngược và hướng của ánh sáng tới.



845-04-95

Góc lối vào (của bộ phản xạ ngược) ()

Góc đặc trưng cho vị trí góc của bộ phản xạ ngược theo hướng của ánh sáng tới.

CHÚ THÍCH: Đối với bộ phản xạ ngược phẳng, thông thường, góc lối vào ứng với góc tới.

845-04-96

Hệ số cường độ sáng (của bộ phản xạ ngược) [R]

Tỷ số giữa cường độ sáng l của bộ phản xạ ngược theo hướng quan sát và độ rọi E tại bộ phản xạ ngược trên mặt phẳng vuông góc với hướng của ánh sáng tới.

R = I/E

Đơn vị: cd.lx-1



845-04-97

Hệ số bộ phản xạ ngược (của bề mặt phản xạ ngược phẳng) [R']

Tỷ số giữa hệ số cường độ sáng R của bề mặt phản xạ ngược phẳng và diện tích A của nó.

R' = R/A =

Đơn vị: cd.lx-1. m-2

CHÚ THÍCH: Đại lượng này thường thích hợp để mô tả vật liệu ở dạng tấm.

845-04-98

Hệ số độ chói phản xạ ngược (của bề mặt phản xạ ngược phẳng) [RL]

Tỷ số giữa độ chói L của bề mặt phản xạ ngược theo hướng quan sát và độ rọi E tại bộ phản xạ ngược trên mặt phẳng vuông góc với hướng của ánh sáng tới.

RL = L/E

Đơn vị: cd.lx-1.m-2

CHÚ THÍCH: Đại lượng này thường thích hợp để mô tả vật liệu ở dạng tấm.

845-04-99

Màn hình tinh thể lỏng; LCD

Thiết bị hiển thị sử dụng các tinh thể lỏng nhất định có độ phản xạ hoặc độ truyền có thể thay đổi được bằng cách đặt vào một trường điện.



845-04-100

Khúc xạ

Quá trình trong đó hướng bức xạ bị thay đổi do thay đổi vận tốc lan truyền khi đi qua môi chất quang không đồng nhất, hoặc khi đi qua một bề mặt phân cách các môi chất khác nhau.



845-04-101

Chỉ số khúc xạ (của môi chất, đối với bức xạ đơn sắc của bước sóng trong chân không) (n())

Tỷ số giữa vận tốc của các sóng điện từ trong chân không và vận tốc pha của các sóng bức xạ đơn sắc trong môi chất.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Đối với các môi chất đẳng hướng, chỉ số này bằng với tỷ số giữa sin góc tới (­1) và sin góc khúc xạ (2) của tia đi xuyên qua mặt phân cách bằng chân không và môi chất: n() = sin1 / sin2



845-04-102

Chỉ số hấp thụ phổ (của vật liệu hấp thụ mạnh) [K()]

Đại lượng được xác định bằng công thức:

K() = a()

Trong đó a() là hệ số phổ hấp thụ tuyến tính.

Đơn vị: 1

845-04-103

Chỉ số khúc xạ phức (của vật liệu hấp thụ đẳng hướng) ()

Đại lượng được xác định bằng công thức:



() = n() - ik()

Trong đó k() là chỉ số hấp thụ phổ và i =

Đơn vị: 1

845-04-104

Tán sắc

1. Hiện tượng thay đổi vận tốc lan truyền của các bức xạ đơn sắc trong môi chất, là hàm của tần số của các bức xạ này.

2. Đặc tính của môi chất tạo nên hiện tượng này.

3. Đặc tính của hệ thống quang do sự phân cách của các thành phần đơn sắc của bức xạ, đạt được nhờ, ví dụ lăng kính hoặc cách tử.



845-04-105

Bộ lọc (quang)

Thiết bị truyền đều đặn được sử dụng để thay đổi thông lượng bức xạ hoặc quang thông, phân bố phổ tương đối hoặc cả hai, của bức xạ xuyên qua nó.

CHÚ THÍCH: Có sự phân biệt giữa bộ lọc có chọn lọc và bộ lọc không chọn lọc hoặc bộ lọc trung tính hoặc bộ lọc xám trung tính theo sự thay đổi hoặc không thay đổi phân bố phổ tương đối của bức xạ. Bộ lọc có chọn lọc làm thay đổi đáng kể màu của bức xạ được gọi là bộ lọc màu, bộ lọc làm thay đổi phân bố phổ nhưng do hiện tượng phân đốt nên truyền bức xạ có màu gần như màu của bức xạ tới thì được gọi là bộ lọc xám.

845-04-106

Nêm trung tính

Bộ lọc không chọn lọc trong đó độ truyền của nó thay đổi liên tục dọc theo đường thẳng hoặc đường cong trên bề mặt của nó.



845-04-107

Nêm trung tính theo bậc

Bộ lọc không chọn lọc trong đó độ truyền của nó thay đổi theo bậc dọc theo đường thẳng hoặc đường cong trên bề mặt của nó.



845-04-108

Môi chất trong suốt

Môi chất trong đó sự truyền phần lớn là đều đặn và thường có độ truyền đều đặn cao trong dải phổ cần xét.

CHÚ THÍCH: Có thể nhìn rõ ràng vật thể qua môi chất trong suốt trong vùng nhìn thấy được nếu dạng hình học của môi chất là thích hợp.

845-04-109

Môi chất trong mờ

Môi chất truyền bức xạ nhìn thấy được phần lớn bởi truyền tán xạ do đó không thể nhìn rõ ràng vật thể qua nó.



845-04-110

Môi chất mờ đục

Môi chất không truyền bức xạ trong dải phổ cần xét.



Mục 845-05 - Kỹ thuật đo bức xạ, Kỹ thuật trắc quang và kỹ thuật đo màu. Bộ dò vật lý

845-05-01

Chuẩn sáng sơ cấp

Thiết bị được thiết kế để thiết lập đơn vị đo quang cơ bản (candela).



845-05-02

Chuẩn sáng thứ cấp

Nguồn sáng hoặc quang kế được hiệu chuẩn theo thiết bị đo quang tiêu chuẩn sơ cấp.



845-05-03

Chuẩn sáng công tác

Nguồn sáng hoặc quang kế được sử dụng, trên cơ sở hàng ngày, dùng cho kỹ thuật trắc quang và được hiệu chuẩn theo chuẩn sáng thứ cấp.



845-05-04

Bóng đèn so sánh

Nguồn sáng ổn định nhưng thường không nhất thiết phải biết cường độ sáng, quang thông hoặc độ chói, dùng để so sánh lần lượt với bóng đèn tiêu chuẩn và nguồn sáng tiêu chuẩn cần thử nghiệm.



845-05-05

Phép đo bức xạ

Phép đo các đại lượng liên quan đến năng lượng bức xạ.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích của 845-05-09.

845-05-06

Bức xạ kế

Dụng cụ để đo các đại lượng thuộc phép đo bức xạ.



845-05-07

Bức xạ phổ kế

Dụng cụ để đo các đại lượng thuộc phép đo bức xạ trong các khoảng bước sóng hẹp trong vùng phổ cho trước.



845-05-08 Quang phổ kế

Dụng cụ để đo tỷ số giữa hai giá trị của một đại lượng thuộc phép đo bức xạ có cùng bước sóng.



845-05-09

Phép trắc quang

Phép đo các đại lượng liên quan đến bức xạ khi được đánh giá theo hàm hiệu suất chiếu sáng phổ cho trước, ví dụ V() hoặc V'().



845-05-10

Phép đo màu

Phép đo các màu dựa trên tập hợp các qui ước.



845-05-11

Phép trắc quang bằng mắt

Phép trắc quang trong đó sử dụng mắt để thực hiện so sánh theo định lượng giữa các kích thích ánh sáng.



845-05-12

Phép đo màu bằng mắt

Phép đo màu trong đó sử dụng mắt để thực hiện so sánh theo định lượng giữa các kích thích ánh sáng.



845-05-13

Phép trắc quang vật lý

Phép trắc quang trong đó sử dụng bộ dò vật lý để thực hiện các phép đo.



845-05-14

Phép đo màu vật lý

Phép đo màu trong đó sử dụng bộ dò vật lý để thực hiện các phép đo.




tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương