TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8095-845 : 2009



tải về 0.65 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.65 Mb.
#1505
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

845-05-15

Quang kế

Dụng cụ để đo các đại lượng trắc quang.



845-05-16

Máy đo độ rọi

Dụng cụ để đo độ rọi.



845-05-17

Máy đo độ chói

Dụng cụ để đo độ chói.



845-05-18

Máy đo màu

Dụng cụ để đo các đại lượng thuộc phép đo màu, như các giá trị ba kích thích của kích thích màu.



845-05-19

Quang kế để đo nhấp nháy

Quang kế quan sát bằng mắt trong đó người quan sát nhìn vào trường không phân chia được rọi liên tục hoặc hai trường liền kề luân phiên bằng hai nguồn cần so sánh, tần suất luân phiên cần được chọn một cách thuận lợi sao cho tần suất này lớn hơn tần suất kết hợp các màu nhưng thấp hơn tần số kết hợp dùng cho độ chói.



845-05-20

Quang kế có độ chói cân bằng

Quang kế quan sát bằng mắt trong đó quan sát được đồng thời các phần của trường so sánh và được điều chỉnh cân bằng về độ chói.



845-05-21

Quang kế có độ tương phản cân bằng

Quang kế quan sát bằng mắt trong đó quan sát được đồng thời các phần của trường so sánh và được điều chỉnh cân bằng về độ tương phản.



845-05-22

Quang kế có cơ cấu đo góc

Quang kế dùng để đo các đặc tính phân bố ánh sáng trực tiếp của nguồn sáng, đèn điện, môi chất hoặc bề mặt.



845-05-23

Bức xạ kế có cơ cấu đo góc

Bức xạ kế dùng để đo các đặc tính phân bố bức xạ trực tiếp của nguồn sáng, đèn điện, môi chất hoặc bề mặt.



845-05-24

Quả cầu tích phân; quả cầu Ulbricht

Quả cầu rỗng có bề mặt bên trong là bộ phản xạ tán xạ tốt nhất là loại không chọn lọc.

CHÚ THÍCH: Quả cầu tích phân thường được sử dụng với bức xạ kế hoặc quang kế.

845-05-25

Quang kế tích phân

Quang kế dùng để đo quang thông, thường kết hợp với quả cầu tích phân.



845-05-26

Phản xạ kế

Dụng cụ dùng để đo các đại lượng liên quan đến phản xạ.



845-05-27

Mật độ kế

Quang kế dùng để đo độ phản xạ hoặc độ truyền mật độ quang.



845-05-28

Máy đo độ phơi nhiễm bức xạ

Dụng cụ dùng để đo độ phơi nhiễm bức xạ.



845-05-29

Máy đo độ phơi sáng

Dụng cụ dùng để đảm bảo các chế độ đặt đúng của khẩu độ ống kính, tốc độ cửa sập, v.v…, của máy ảnh.



845-05-30

Máy đo độ bóng

Dụng cụ dùng để đo các đặc tính trắc quang khác nhau của bề mặt tạo nên độ bóng.



845-05-31

Bộ dò có chọn lọc (của bức xạ quang)

Bộ dò bức xạ quang có đặc tính phổ thay đổi theo bước sóng trên dải phổ cần xét.



845-05-32

Bộ dò không chọn lọc (của bức xạ quang)

Bộ dò bức xạ quang có đặc tính phổ không phụ thuộc vào bước sóng trên dải phổ cần xét.



845-05-33

Bộ dò quang điện

Bộ dò bức xạ quang sử dụng tương tác giữa bức xạ và vật chất dẫn đến hấp thụ photon và giải phóng electron từ các trạng thái cân bằng của chúng, từ đó phát ra điện thế hoặc dòng điện hoặc gây ra sự thay đổi về điện trở, ngoại trừ hiện tượng điện gây ra do sự thay đổi nhiệt độ.



845-05-34

Tế bào quang điện

Bộ dò quang điện sử dụng phát xạ của các electron gây ra do bức xạ quang.



845-05-35

Catốt quang

Lớp kim loại hoặc lớp bán dẫn được thiết kế để phát xạ quang của electron có hiệu quả và được sử dụng trong bộ dò quang điện.



845-05-36

Bộ nhân quang

Bộ dò quang điện gồm có catốt quang, anốt và thiết bị nhân electron, sử dụng phát xạ thứ cấp của các đinốt hoặc các kênh giữa catốt quang và anốt.



845-05-37

Điện trở quang; tế bào quang dẫn

Thiết bị quang điện sử dụng sự thay đổi độ dẫn điện tạo ra do hấp thụ bức xạ quang.



845-05-38

Phần tử quang; Pin quang voltaic

Bộ dò quang điện sử dụng lực điện động tạo ra do hấp thụ bức xạ quang.



845-05-39

Điốt quang

Bộ dò quang điện trong đó dòng quang điện được sinh ra bởi sự hấp thụ bức xạ quang trong vùng bên cạnh lớp tiếp giáp p-n giữa hai chất bán dẫn hoặc lớp tiếp giáp giữa một chất bán dẫn và một kim loại.



845-05-40

Điốt quang kiểu thác

Điốt quang tác động với lực điện động định thiên sao cho dòng quang điện sơ cấp chịu khuếch đại thông qua đánh thủng kiểu thác tại lớp tiếp giáp.



845-05-41

Tranzito quang

Bộ dò quang điện sử dụng các chất bán dẫn trong đó hiệu ứng quang điện được tạo ra trong vùng bên cạnh của lớp tiếp giáp kép p-n (p-n-p hoặc n-p-n) có các đặc tính khuếch đại.



845-05-42

Bộ dò lượng tử (không chọn lọc)

Bộ dò bức xạ quang có hiệu suất lượng tử không phụ thuộc vào bước sóng trên dải phổ cần xét.

CHÚ THÍCH: Vật liệu phát quang có năng suất phát quang không phụ thuộc vào bước sóng của bức xạ kích thích trên dải phổ rộng, đôi khi còn được gọi là bộ đếm lượng tử.

845-05-43

Bộ đếm photon

Dụng cụ đo gồm có bộ dò quang điện và mạch điện tử phụ trợ nhờ đó có thể đếm được các electron phát ra bởi catốt quang.



845-05-44

Bộ dò nhiệt bức xạ; bộ dò nhiệt (bức xạ)

Bộ dò bức xạ quang trong đó hiệu ứng vật lý có thể đo được tạo ra bởi sự nung nóng phần hấp thụ bức xạ.



845-05-45

Bộ dò nhiệt tuyệt đối; Bộ dò nhiệt tự hiệu chuẩn

Bộ dò nhiệt của bức xạ quang có thể so sánh thông lượng bức xạ trực tiếp với công suất điện.



845-05-46

Nhiệt ngẫu (bức xạ)

Bộ dò nhiệt của bức xạ quang trong đó lực điện động sinh ra trong một tiếp giáp nhiệt điện được sử dụng để đo hiệu ứng gia nhiệt tạo bởi bức xạ hấp thụ.



845-05-47

Pin nhiệt điện (bức xạ)

Bộ dò nhiệt của bức xạ quang trong đó lực điện động sinh ra trong một số tiếp giáp nhiệt điện được sử dụng để đo hiệu ứng gia nhiệt tạo bởi bức xạ hấp thụ.



845-05-48

Bolo mét

Bộ dò nhiệt của bức xạ quang trong đó việc gia nhiệt của phần hấp thụ bức xạ tạo ra sự thay đổi điện trở của nó.



845-05-49

Bộ dò hỏa điện

Bộ dò nhiệt của bức xạ quang sử dụng tốc độ thay đổi thời gian của độ phân cực điện tự phát hoặc của sự phân cực lâu dài do cảm ứng, của các vật liệu điện môi nhất định gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ.



845-05-50

Đầu vào (dùng cho bộ dò bức xạ quang)

Đại lượng thuộc phép đo bức xạ hoặc phép trắc quang mà một bộ dò bức xạ quang cần sử dụng để đo hoặc dò.



845-05-51

Đầu ra (dùng cho bộ dò bức xạ quang)

Đại lượng vật lý sinh ra bởi bộ dò để đáp ứng với đầu vào quang.

CHÚ THÍCH: Đại lượng này thường là đại lượng điện, có thể là dòng điện, điện áp hoặc sự thay đổi về điện trở; đầu ra cũng có thể là đại lượng hóa học như trong phim chụp ảnh hoặc máy đo quang hóa như trong bộ dò Golay.

845-05-52

Dòng quang điện (Iph)

Phần của dòng điện ra của bộ dò quang điện gây ra bởi bức xạ tới.

CHÚ THÍCH: Trong bộ nhân quang, phải phân biệt giữa dòng quang điện catốt và dòng quang điện anốt.

845-05-53

Dòng điện tối (I0)

Dòng điện ra của bộ dò quang điện hoặc của catốt khi không có bức xạ tới.



845-05-54

Độ nhạy đáp ứng (của bộ dò)

Tỷ số giữa đầu ra bộ dò Y và đầu vào bộ dò X.

s = Y/X

CHÚ THÍCH: Nếu đầu ra bộ dò là Y­0, khi không có đầu vào và là Yt khi có đầu vào bộ dò X thì đáp ứng là s = (Yt - Y) / X.



845-05-55

Đáp ứng tương đối; độ nhạy tương đối (của bộ dò) [sr]

Tỷ số giữa đáp ứng s(Z) khi bộ dò được rọi bức xạ với độ bức xạ Z và đáp ứng s(N) khi bộ dò được rọi bức xạ với bức xạ chuẩn N.

sr = s(Z)/s(N)

845-05-56

Đáp ứng phổ; độ nhạy phổ (của bộ dò) [s()]

Tỷ số giữa đầu ra bộ dò dY() và đầu vào đơn sắc của bộ dò dXe() = Xe, ().d trong khoảng bước sóng d là hàm của bước sóng .



845-05-57

Đáp ứng phổ tương đối; độ nhạy phổ tương đối (của bộ dò) [sr()]

Tỷ số giữa đáp ứng s() của bộ dò ở bước sóng  và giá trị chuẩn cho trước s­m.

CHÚ THÍCH: Giá trị chuẩn cho trước sm có thể là giá trị trung bình, giá trị lớn nhất hoặc giá trị được chọn bất kỳ của s().

845-05-58

Thời gian đáp ứng (của bộ dò)

Thời gian cần thiết để đạt được sự thay đổi đầu ra bộ dò sau bước biến đổi của đầu vào ổn định của bộ dò, thể hiện bằng phần trăm cho trước của giá trị cuối của nó.



845-05-59

Hằng số thời gian (của bộ dò có đầu ra thay đổi theo hàm số mũ với thời gian)

Thời gian cần thiết để đầu ra bộ dò biến đổi, sau một bước biến đổi từ đầu vào ổn định này đến đầu vào ổn định khác, từ giá trị ban đầu của nó đến (1-1/e) giá trị thay đổi cuối của nó.



845-05-60

Thời gian tăng (của bộ dò)

Thời gian cần thiết để đầu ra bộ dò tăng từ phần trăm thấp qui định đến phần trăm cao hơn qui định của giá trị lớn nhất khi đầu vào ổn định được đặt đồng thời.

CHÚ THÍCH: Phần trăm thấp thường được xem là 10% còn phần trăm cao là 90%.

845-05-61

Thời gian giảm (của bộ dò)

Thời gian cần thiết để đầu ra bộ dò giảm từ phần trăm cao qui định sang phần trăm thấp hơn qui định của giá trị lớn nhất khi gỡ bỏ đầu vào ổn định đồng thời.

CHÚ THÍCH: Phần trăm cao thường được xem là 90% còn phần trăm thấp là 10%.

845-05-62

Đầu vào tương đương tạp (của bộ dò)

Giá trị đầu vào của bộ dò tạo ra đầu ra bằng với căn quân phương (rms) đầu ra tạp, với tần số và độ rộng băng tần qui định của dụng cụ đo.

CHÚ THÍCH: Nếu không có qui định khác thì độ rộng băng tần thường là 1 Hz.

845-05-63

Công suất tương đương tạp; NEP (của bộ dò) (m­)

Tên gọi của đầu vào tạp tương đương khi thông lượng bức xạ là đại lượng được sử dụng để đo hoặc để dò.



845-05-64

Độ rọi bức xạ tương đương tạp (của bộ dò) (Em)

Tên gọi của đầu vào tạp tương đương khi độ rọi bức xạ đồng đều là đại lượng được sử dụng để đo hoặc để dò.



845-05-65

Khả năng dò (của bộ dò) [D]

Nghịch đảo của công suất tương đương tạp.

D = 1/m

845-05-66

Khả năng dò tiêu chuẩn (của bộ dò) [D*]

Khả năng dò được tiêu chuẩn hóa để tính đến hai tham số quan trọng của hệ thống dò, diện tích nhạy A của bộ dò và độ rộng băng tần của phép đo f.

D*= D(A.f)1/2 = m-1(A.f)1/2

CHÚ THÍCH: Khái niệm này chỉ thực tế nếu đáp ứng và đầu ra tạp của bộ dò là độc lập về tần số trong toàn bộ dải tần cần xét và nếu đầu vào nhiễu tương đương thay đổi là căn bậc hai của diện tích dò; điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.



845-05-67

Hiệu suất lượng tử (của bộ dò) ()

Tỷ số giữa số lượng sự kiện cơ bản (như giải phóng electron) góp phần vào đầu ra bộ dò và số lượng photon tới.



Mục 845-06 - Hiệu ứng quang hóa của bức xạ quang

845-06-01

Hiệu ứng quang

Sự thay đổi về vật lý, hóa học hoặc sinh học tạo bởi sự tương tác giữa bức xạ quang và vật chất.

CHÚ THÍCH: Các thay đổi này bao gồm các hiệu ứng quang điện, hiệu ứng quang-quang, hiệu ứng quang hóa và hiệu ứng quang sinh nhưng bức xạ nhiệt thường không được xem là hiệu ứng quang.

845-06-02

Tính quang hóa

Đặc tính của các bức xạ quang làm cho chúng có khả năng gây ra các thay đổi hóa học trên các vật liệu vật chất hoặc phi vật chất nhất định.



845-06-03

Sự quang hóa

1. Áp dụng cho bức xạ: tính quang hóa biểu lộ.

2. Áp dụng cho các khái niệm hoặc thiết bị khác: liên quan đến tính quang hóa.

845-06-04 [05]

Hiệu ứng quang hóa trực tiếp [gián tiếp]

Hiệu ứng quang hóa xảy ra tại vị trí [có khoảng cách so với vị trí] mà tại đó hấp thụ năng lượng bức xạ gây ra hiệu ứng này.

CHÚ THÍCH: Việc phân biệt giữa hiệu ứng quang hóa trực tiếp và gián tiếp áp dụng chủ yếu áp dụng cho các thay đổi về sinh học. Sự kích thích quang của các tuyến nội tiết là một ví dụ về hiệu ứng quang hóa gián tiếp.

845-06-06

Hiệu ứng quang hóa tự nhiên

Thay đổi hóa học do bức xạ tự nhiên.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ: sự tạo thành của ozôn trong khí quyển, sự quang hợp, thị giác ánh sáng ban ngày.

845-06-07

Hiệu ứng quang hóa cảm ứng nhân tạo

Thay đổi hóa học do bức xạ quang trong các điều kiện có khống chế.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ: khống chế sự phát triển của cây trồng bởi chiếu sáng lập trình theo thời gian, chiếu sáng cho gia cầm để tăng sản lượng trứng, xử lý trị liệu bằng bóng đèn đặc biệt.

845-06-08

Sự cảm quang

Quá trình trong đó một chất hoặc một hệ thống trở nên nhạy hơn với hiệu ứng quang do hoạt động của chất hoặc hệ thống khác.



845-06-09

Sự không cảm quang

Quá trình trong đó một chất hoặc một hệ thống trở nên ít nhạy hơn với hiệu ứng quang do hoạt động của chất hoặc hệ thống khác.



845-06-10

Quang sinh học

Một nhánh của sinh học đề cập đến ảnh hưởng của sự rọi bức xạ quang trên hệ thống cơ thể sống.



845-06-11

Bệnh do ánh sáng

Một nhánh của sinh học và y học đề cập đến ảnh hưởng của bệnh lý liên quan đến sự rọi bức xạ quang.



845-06-12

Chữa bệnh bằng ánh sáng

Điều trị bệnh bằng cách chiếu bức xạ quang.



845-06-13

Chữa bệnh bằng ánh sáng mặt trời

Điều trị bệnh bằng cách chiếu bức xạ mặt trời.



845-06-14

Phổ hoạt động (quang hóa) (của bức xạ quang, đối với hiện tượng quang hóa qui định, trong một hệ thống qui định)

Hiệu suất của bức xạ đơn sắc để tạo ra hiện tượng này trong hệ thống trên.



845-06-15

Ban đỏ (quang hóa)

Đỏ da có hoặc không viêm, do hiệu ứng quang hóa của bức xạ mặt trời hoặc bức xạ quang nhân tạo.

CHÚ THÍCH: Ban đỏ không do quang hóa có thể do các tác nhân hóa học hoặc vật lý khác nhau.

845-06-16

Bức xạ gây ban đỏ

Bức xạ quang học hữu hiệu gây ra ban đỏ quang hóa.



845-06-17

Cháy nắng

Thương tổn cho da, kèm theo ban đỏ, do phơi nhiễm quá mức dưới bức xạ quang.



845-06-18

Rám nắng

Làm đen da do bức xạ quang.



845-06-19

Bức xạ kháng khuẩn

Bức xạ quang có khả năng làm vi khuẩn không hoạt động.



845-06-20

Bức xạ diệt khuẩn

Bức xạ quang có khả năng giết các vi sinh vật gây bệnh.



845-06-21

Liều lượng (của bức xạ quang của phân bố phổ qui định)

Thuật ngữ được sử dụng trong quang hóa, phép chữa bệnh bằng ánh sáng và quang sinh đối với đại lượng phơi nhiễm bức xạ.

Đơn vị: J.m-2

845-06-22

Liều lượng hiệu quả

Phần của một liều lượng thực sự tạo ra hiệu ứng quang hóa cần xét.

Đơn vị: J.m-2

845-06-23

Liều lượng quang hóa

Đại lượng có được bằng cách cân bằng phổ liều lượng theo giá trị phổ tác động quang hóa ở bước sóng tương ứng.

Đơn vị: J.m-2

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này không hàm ý rằng phổ tác động được chấp nhận đối với hiệu ứng quang hóa cần xét và giá trị lớn nhất của nó là 1. Khi cho một lượng định lượng, nhất thiết phải qui định đó là đại lượng liều lượng hay liều lượng quang hóa vì đơn vị là như nhau.



845-06-24

Liều lượng ban đỏ tối thiểu; MED

Liều lượng quang hóa tạo ra ban đỏ vừa đủ để nhận thấy trên da "trắng", bình thường, không bị phơi nhiễm.

CHÚ THÍCH: Đại lượng này tương ứng với độ phơi nhiễm bức xạ đơn sắc ở hiệu suất phổ lớn nhất ( = 259 nm) ở xấp xỉ 100 J.m-2.

845-06-25

Tỷ lệ liều lượng

Thuật ngữ được sử dụng trong quang hóa, phép chữa bệnh bằng ánh sáng và quang sinh đối với đại lượng chiếu.

Đơn vị: W.m-2

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp là liều lượng, phân bố phổ của bức xạ phải được qui định.

CHÚ THÍCH 2: Khái niệm "tỷ lệ" áp dụng tương tự cho liều lượng quang hóa và liều lượng hiệu quả.

845-06-26

Nhịp sinh học

Đặc tính thay đổi theo chu kỳ trong cơ thể sống hoặc quá trình liên quan đến sự sống.

CHÚ THÍCH: Nhịp sinh học có thể bị ảnh hưởng bởi bức xạ quang.

845-06-27

Chu kỳ sáng

Chu kỳ tự nhiên hoặc nhân tạo của ánh sáng và bóng tối liên tiếp mà cơ thể sống có thể bị phơi nhiễm.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, đối với chu kỳ ánh sáng tự nhiên tại thời điểm phân mùa, tỷ lệ của thời gian sáng (L = 12h) trên thời gian tối (D = 12h) được biểu diễn là LD 12:12.

Mục 845-07 - Nguồn sáng

A Thuật ngữ chung

845-07-01

Nguồn sáng sơ cấp

Bề mặt hoặc vật thể phát ra ánh sáng được tạo ra bởi sự biến đổi năng lượng.



845-07-02

Nguồn sáng thứ cấp

Bề mặt hoặc vật thể không tự phát ra ánh sáng nhưng thu nhận ánh sáng và chiếu lại ít nhất là một phần nhờ phản xạ hoặc truyền ánh sáng.



845-07-03

Bóng đèn

Nguồn được làm để tạo ra bức xạ quang, thường là bức xạ nhìn thấy được.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng cho các loại đèn điện nhất định.

B Bón đèn nung sáng

845-07-04

Bóng đèn nung sáng (điện)

Bóng đèn trong đó ánh sáng được tạo ra nhờ phần tử được gia nhiệt đến nóng sáng bằng dòng điện.



845-07-05

Bóng đèn sợi đốt cácbon

Bóng đèn nung sáng có phần tử phát sáng là sợi đốt bằng cácbon 1).



1) Đối với hình dạng của sợi đốt, xem 845-08-03, 04 và 05.

845-07-06

Bóng đèn sợi đốt kim loại

Bóng đèn nung sáng có phần tử phát sáng là sợi đốt bằng kim loại 1).



1) Đối với hình dạng của sợi đốt, xem 845-08-03, 04 và 05.

845-07-07

Bóng đèn sợi đốt vônfram

Bóng đèn nung sáng có phần tử phát sáng là sợi đốt bằng vônfram1).



1) Đối với hình dạng của sợi đốt, xem 845-08-03, 04 và 05.

845-07-08

Bóng đèn (nung sáng) chân không

Bóng đèn nung sáng trong đó phần tử phát sáng làm việc trong bóng được rút chân không.



845-07-09

Bóng đèn (nung sáng) điền đầy khí

Bóng đèn nung sáng trong đó phần tử phát sáng làm việc trong bóng được điền đầy khí trơ.



845-07-10

Bóng đèn halogen vônfram

Bóng đèn điền đầy khí chứa halogen hoặc hợp chất halogen, sợi đốt bằng vônfram.

CHÚ THÍCH: Bóng đèn iốt thuộc loại này.

C Bóng đèn phóng điện và bóng đèn hồ quang

845-07-11

Phóng điện (trong chất khí)

Dòng điện chạy trong các khí và hơi do sự tạo thành và dịch chuyển của các vật mang điện tích dưới ảnh hưởng của trường điện.

CHÚ THÍCH: Hiện tượng này gây ra phát bức xạ điện từ đóng vai trò không thể thiếu trong tất cả các ứng dụng về chiếu sáng.

845-07-12

Phóng điện mờ

Phóng điện trong đó phát xạ thứ cấp từ catốt lớn hơn nhiều so với phát xạ điện tử ở nhiệt độ cao.

CHÚ THÍCH: Sự phóng điện này được đặc trưng bởi sụt catốt một cách đáng kể (điển hình là 70 V hoặc lớn hơn) và bởi mật độ dòng điện thấp ở catốt (khoảng 10 A.m-2).

845-07-13

Sụt catốt

Chênh lệch điện thế do điện tích không gian gần catốt.



845-07-14

Sụt catốt bình thường

Sụt catốt không phụ thuộc vào dòng phóng điện, mật độ dòng điện duy trì không đổi trên toàn bộ bề mặt hoạt động của catốt.



845-07-15

Sụt catốt không bình thường

Sụt catốt phụ thuộc vào dòng phóng điện, được phân bố trên toàn bộ bề mặt hoạt động của catốt.



845-07-16

Phóng hồ quang; hồ quang điện (trong một chất khí hoặc hơi)

Phóng điện được đặc trưng bởi sự sụt catốt thấp hơn so với sự sụt catốt trong phóng điện phát sáng.

CHÚ THÍCH: Sự phát xạ của catốt là do các nguyên nhân khác nhau (phát xạ nhiệt điện tử, phát xạ trường, v.v…) diễn ra đồng thời hoặc riêng rẽ, nhưng phát xạ thứ cấp chỉ đóng vai trò nhỏ.

845-07-17

Bóng đèn phóng điện

Bóng đèn trong đó ánh sáng được tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng sự phóng điện qua chất khí, hơi kim loại hoặc hỗn hợp một số chất khí và chất hơi.

CHÚ THÍCH: Vì ánh sáng chủ yếu được tạo ra trong chất khí hoặc hơi kim loại nên bóng đèn được phân biệt là bóng đèn phóng điện trong chất khí, ví dụ bóng đèn xenon, nenon, heli, nitơ, cácbon điôxit và bóng đèn hơi kim loại như bóng đèn hơi thủy ngân và bóng đèn hơi natri.

845-07-18

Bóng đèn phát sáng âm

Bóng đèn phóng điện trong đó ánh sáng được tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng huỳnh quang) từ bức xạ của lớp phát sáng âm của trong vùng phía trước catốt.



845-07-19

Bóng đèn phóng điện cường độ cao; bóng đèn HID

Bóng đèn phóng điện trong đó hồ quang tạo ra ánh sáng được ổn định bằng nhiệt độ vách bóng đèn và có hồ quang vách bóng đèn mang tải vượt quá 3 W/cm2.

CHÚ THÍCH: Bóng đèn HID gồm có các nhóm bóng đèn như bóng đèn thủy ngân cao áp, bóng đèn halogen kim loại và bóng đèn natri cao áp.

845-07-20

Bóng đèn thủy ngân cao áp

Bóng đèn phóng điện cường độ cao mà trong đó phần lớn ánh sáng được tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ bức xạ từ thủy ngân hoạt động ở áp suất riêng phần vượt quá 100 kPa.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này bao gồm các bóng đèn trong suốt, bóng đèn có lớp phủ phốt pho (huỳnh quang thủy ngân) và bóng đèn hỗn hợp. Trong bóng đèn phóng điện loại huỳnh quang thủy ngân, một phần ánh sáng được tạo ra bởi phóng điện hơi thủy ngân, một phần khác được tạo ra bởi phóng điện của lớp phốt pho được kích thích bằng bức xạ cực tím.

845-07-21

Bóng đèn hỗn hợp; bóng đèn thủy ngân có sẵn balát (Mỹ)

Bóng đèn có chứa trong cùng một bóng thủy tinh có bóng đèn hơi thủy ngân và bóng đèn nung sáng sợi đốt nối nối tiếp.

CHÚ THÍCH: Bóng thủy tinh có thể tán xạ hoặc được phủ bằng phốtpho.

845-07-22

Bóng đèn (hơi) thủy ngân áp suất thấp

Bóng đèn phóng điện thuộc loại bóng đèn hơi thủy ngân, có hoặc không có lớp phủ phốt pho, mà trong khi hoạt động, áp suất riêng phần của hơi thủy ngân không vượt quá 100 P.




tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương