TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8095-845 : 2009


-01-38 Độ rọi (tại một điểm của bề mặt) (Ev, E)



tải về 0.65 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.65 Mb.
#1505
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

845-01-38

Độ rọi (tại một điểm của bề mặt) (Ev, E)

Tỷ số giữa quang thông dv tới phần tử bề mặt chứa điểm và diện tích dA của phần tử đó.



Định nghĩa tương đương. Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy được từ điểm cho trước, của biểu thức Lv.cos.d, trong đó Lv là độ chói tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản tới của góc đặc d và  là góc giữa bất kỳ chùm tia nào trong các chùm tia này với pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước.

Ev =

Đơn vị: lx = lm.m-2

845-01-39

Độ rọi photon (tại một điểm của bề mặt) (Ep; E)

Tỷ số giữa thông lượng photon dp tới bề đơn vị của bề mặt có chứa điểm đó, với diện tích dA của đơn vị đó.

Định nghĩa tương đương. Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy được từ điểm cho trước, của biểu thức Lp.cos.d, trong đó Lp là độ rọi photon tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản tới của góc đặc d và  là góc giữa bất kỳ chùm tia nào trong các chùm tia này với pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước.

Ep =

Đơn vị: s-1.m-2

845-01-40

Độ rọi hình cầu, tốc độ luồng bức xạ (tại một điểm) (Ee,0; E)

Đại lượng được xác định bằng công thức Ee,0 = .d trong đó d là góc đặc của từng chùm tia cơ bản đi qua điểm cho trước và Le là độ bức xạ của nó tại điểm đó.

Đơn vị: W.m-2

CHÚ THICH 1: Đại lượng này là tỷ số giữa thông lượng bức xạ của tất cả các bức xạ tới trên bề mặt ngoài cùng của hình cầu vô cùng nhỏ có tâm tại điểm cho trước và diện tích của mặt cắt xuyên tâm của hình cầu đó.

CHÚ THÍCH 2: Các đại lượng analog của độ rọi hình cầu Ev,0 và độ rọi hình cầu photon Ep,0 được xác định theo cách như nhau, thay độ bức xạ Le bằng độ chói, hoặc độ bức xạ photon Lp.

CHÚ THÍCH 3: Thuật ngữ "độ rọi hình cầu" hoặc độ rọi vô hướng hoặc các thuật ngữ tương tự có thể thấy trong tài liệu, trong phần định nghĩa của thuật ngữ, diện tích của mặt cắt đôi khi được thay bằng diện tích bề mặt của phần tử hình cầu có độ lớn gấp bốn lần.



845-01-41

Độ rọi bức xạ hình trụ (tại một điểm, theo một hướng) (Ee,z, Ez)

Đại lượng được xác định bằng công thức Ee,z = trong đó d là góc đặc của từng chùm tia cơ bản đi qua điểm cho trước và Le là độ bức xạ tại điểm đó và  là góc giữa Le và hướng cho trước; trừ khi có qui định khác, hướng này phải thẳng đứng.

Đơn vị: W.m-2

CHÚ THÍCH 1: Đại lượng này là tỷ số giữa thông lượng bức xạ của tất cả các bức xạ tới trên bề mặt cong ngoài cùng của hình trụ vô cùng nhỏ có chứa điểm cho trước và có trục theo hướng cho trước bằng  lần diện tích mặt cắt xuyên tâm của hình trụ đo được trong mặt phẳng có chứa trục của nó.

CHÚ THÍCH 2: Các đại lượng analog của độ rọi hình trụ Ev,z và độ rọi bức xạ hình trụ photon Ep,z được xác định theo cách như nhau, thay độ bức xạ Le bằng độ chói Lv, hoặc độ bức xạ photon Lp.

845-01-42

Phơi nhiễm bức xạ (tại một điểm của bề mặt, trong thời gian cho trước) (He; H)

­Tỷ số giữa dQ, năng lượng bức xạ tới phần tử bề mặt có chứa điểm cho trước trong thời gian cho trước và diện tích dA của phần tử đó.

Định nghĩa tương đương. Tích phân thời gian của Ee, độ rọi bức xạ tại một điểm cho trước, trên toàn bộ khoảng thời gian cho trước t.

He = =

Đơn vị: J.m-2 = W.s.m-2

CHÚ THÍCH: Đại lượng phơi nhiễm được xác định ở đây không được nhầm lẫn với đại lượng cũng được gọi là phơi nhiễm được sử dụng trong trường tia X hoặc tia , đơn vị của nó là culông trên kilogam (C.kg-1).



845-01-43

Phơi nhiễm ánh sáng (tại một điểm của bề mặt, trong thời gian cho trước) (Hv, H)

Tỷ số giữa dQ, đại lượng ánh sáng tới phần tử bề mặt có chứa điểm cho trước trong thời gian cho trước và diện tích dA của phần tử đó.



Định nghĩa tương đương. Tích phân thời gian của Ev, độ rọi tại một điểm cho trước, trên toàn bộ khoảng thời gian cho trước t.

Hv = =

Đơn vị: lx.s = lm.s.m-2

845-01-44

Phơi nhiễm photon (tại một điểm của bề mặt, trong thời gian cho trước) (Hp; H)

Tỷ số giữa dQ, số lượng photon tới phần tử bề mặt có chứa điểm cho trước trong thời gian cho trước và diện tích dA của phần tử đó.



Định nghĩa tương đương. Tích phân thời gian của Ep, độ rọi bức xạ photon tại một điểm cho trước, trên toàn bộ khoảng thời gian cho trước t.

Hp = =

Đơn vị: m-2

845-01-45

Phơi nhiễm bức xạ hình cầu; luồng bức xạ (tại một điểm, trong khoảng thời gian cho trước) (He,0; H0)

Tích phân theo thời gian của độ rọi bức xạ hình cầu Ee,0­ tại điểm cho trước trong khoảng thời gian cho trước t.

He,0 =

Đơn vị: J.m-2 = W.s.m-2

CHÚ THÍCH: Các đại lượng analog của phơi nhiễm ánh sáng hình cầu Hv,0 và phơi nhiễm photon hình cầu Hp,0 được xác định theo cách như nhau, thay độ rọi hình cầu E­­e,0 bằng độ rọi bức xạ hình cầu Ev,0, hoặc độ rọi bức xạ photon hình cầu Ep,0­.

845-01-46

Phơi nhiễm bức xạ hình trụ (tại một điểm, trong khoảng thời gian cho trước) (He,z; H)

Tích phân theo thời gian của độ rọi bức xạ hình trụ He,z = tại điểm cho trước theo hướng cho trước, trong khoảng thời gian cho trước t.

Đơn vị: J.m-2  W.s.m-2

CHÚ THÍCH: Các đại lượng analog của phơi nhiễm ánh sáng hình trụ Hv,z và phơi nhiễm photon hình trụ Hp,z được xác định theo cách như nhau, thay độ rọi bức xạ hình trụ Ee,z bằng độ rọi hình trụ Ev,z, hoặc độ rọi bức xạ photon hình trụ Ep,z.



845-01-47

Độ trưng bức xạ (tại điểm của bề mặt) (Me, M)

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ de rời khỏi một phần tử bề mặt có chứa điểm cho trước và diện tích dA của phần tử đó.



Định nghĩa tương đương. Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy từ điểm cho trước, của biểu thức Le.cos.d, trong đó Le là độ bức xạ tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản phát ra của góc đặc d và  là góc giữa bất kỳ chùm tia nào của các chùm tia này và pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước.

Me = =

Đơn vị: W.m-2

845-01-48

Độ trưng ánh sáng (tại một điểm của bề mặt) (Mv, M)

Tỷ số giữa quang thông dv rời khỏi một phần tử bề mặt có chứa điểm cho trước và diện tích dA của phần tử đó.



Định nghĩa tương đương. Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy từ điểm cho trước, của biểu thức Lv.cos.d, trong đó Lv là độ chói tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản phát ra của góc đặc d và  là góc giữa bất kỳ chùm tia nào của các chùm tia này và pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước:

Mv = =

Đơn vị: lm.m-2

845-01-49

Độ trưng photon (tại một điểm của bề mặt) (Mp'; M)

Tỷ số giữa thông lượng photon dv rời khỏi một phần tử bề mặt có chứa điểm cho trước, với diện tích dA của phần tử đó.



Định nghĩa tương đương. Tích phân, được lấy trên toàn bộ bán cầu nhìn thấy từ điểm cho trước, của biểu thức Lp.cos.d, trong đó Lp là độ chói photon tại điểm cho trước theo các hướng khác nhau của các chùm tia cơ bản phát ra của góc đặc d và  là góc giữa bất kỳ chùm tia nào của các chùm tia này và pháp tuyến với bề mặt tại điểm cho trước.

Mp = =

Đơn vị: s-1.m-2

845-01-50

Candela (cd)

Đơn vị SI của cường độ ánh sáng: Candela là cường độ ánh sáng, theo hướng cho trước, của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc có tần số 50x1012 Hz và có cường độ bức xạ theo hướng đó bằng 1/683 oát trên steradian (Hội nghị tổng thể lần thứ 16 về trọng lượng và đo lường, 1979) 1 cd = 1 lm.sr-1

845-01-51

Lumen (lm)

Đơn vị SI của quang thông: Quang thông phát ra trong một đơn vị góc đặc (steradian) bởi một nguồn điểm đồng nhất có cường độ ánh sáng bằng 1 candela (Hội nghị tổng thể lần thứ 9 về trọng lượng và đo lường, 1948)

Định nghĩa tương đương. Quang thông của chùm bức xạ đơn sắc có tần số bằng 540x1012 Hz và có thông lượng bức xạ là 1/683 W.

845-01-52

lux (lx)

Đơn vị SI của độ rọi: Độ rọi sinh ra trên một bề mặt có diện tích bằng 1 m2 bởi quang thông bằng 1 lm, được phân bố đồng đều trên toàn bộ bề mặt đó.

1 lx = 1 lm.m-2.

CHÚ THÍCH: Đơn vị không thuộc hệ mét: lumen trên một foot vuông (lm.ft-2) hoặc footcandle (fc) (Mỹ) = 10,764 lx.

845-01-53

Candela trên mét vuông (cd.m-2)

Đơn vị SI của độ chói.

CHÚ THÍCH: Đơn vị này đôi khi được gọi là nít (nt) (tên này không được khuyến khích dùng). Hệ mét, không thuộc hệ SI: Lambe

(L) = cd. m-2

Không thuộc hệ mét: footlambe

(fL) = 3.426cd.m-2



845-01-54

Hiệu suất bức xạ (của nguồn bức xạ) (e, )

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ của bức xạ phát ra và công suất tiêu thụ của nguồn sáng.

Đơn vị: 1

CHÚ THÍCH: Cần phải qui định xem công suất tiêu tán bởi thiết bị phụ trợ như balát, v.v…, nếu có có được tính vào trong công suất tiêu thụ của nguồn sáng hay không.



845-01-55

Hiệu suất chiếu sáng của nguồn sáng (v, )

Tỷ số giữa quang thông được phát ra và công suất tiêu thụ của nguồn sáng.

Đơn vị: lm.W-1.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích ở 845-01-54.



845-01-56

Hiệu suất chiếu sáng của bức xạ (K)

Tỷ số giữa quang thông , và thông lượng bức xạ tương ứng e.

K =

Đơn vị lm.W-1



CHÚ THÍCH: Khi đặt vào các bức xạ đơn sắc, giá trị lớn nhất của K() được biểu thị bởi ký hiệu Km.

K'm = 683 lm. W-1 đối với vm = 540 x 1012 Hz (­m  555 nm) đối với thị giác ngày.

K'­m = 1700 lm. W-1 đối với 'm = 507 nm đối với thị giác đêm.

Đối với các bước sóng khác: K() = Km.V() và K'() = K'­m.V'().



845-01-57

Hiệu suất chiếu sáng (của bức xạ) (V)

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ có trọng số theo V() và thông lượng bức xạ tương ứng.

V = =

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH 1: Đối với hiệu suất chiếu sáng phổ, V() = , xem 845-01-22.

CHÚ THÍCH 2: Đối với thị giác đêm, ký hiệu trong công thức được thay bằng V', ', K' và K'm tương ứng.



845-01-58

Độ chói tương đương (của trường có kích thước và hình dạng cho trước, đối với bức xạ phân bố phổ tương đối bất kỳ) (Leq)

Độ chói của trường so sánh trong đó bức xạ có cùng phân bố phổ tương đối như của vật bức xạ Planckian ở nhiệt độ đóng băng Platin và có cùng độ sáng như trường cần xem xét trong các điều kiện đo sáng qui định của phép đo; trường so sánh phải có kích thước và hình dạng qui định có thể khác với trường cần xét.

Đơn vị: cd.m2.

CHÚ THÍCH: Trường so sánh cũng có thể được sử dụng trong đó bức xạ có phân bố phổ tương đối khác với vật bức xạ Planckian ở nhiệt độ đóng băng Platin (T = 2 042 K), nếu độ chói tương đương của trường này đã biết trong cùng các điều kiện đo.



845-01-59

Điểm sáng chói (Ev; E)

Đại lượng liên quan đến quan trắc bằng mặt của nguồn sáng khi nhìn trực tiếp từ một khoảng cách sao cho đường kính biểu kiến là không đáng kể. Điểm sáng chói được đo bằng độ rọi sinh ra bởi nguồn trên một mặt phẳng bằng mắt của người quan sát, vuông góc với hướng của nguồn.

Đơn vị: lx

845-01-60

Độ sáng biểu kiến (của thiên thể) [m]

Đại lượng tương quan ít nhiều với khía cạnh chiếu sáng của ngôi sao và được xác định bằng công thức:

m = m0 - 2,5log10­ (E/E0)

Trong đó, E là điểm chói sáng của ngôi sao cần xét, m và E0 là hằng số dựa trên độ sáng biểu kiến gán cho các ngôi sao tiêu chuẩn nhất định.

Đơn vị: 1.

CHÚ THÍCH: Ngoài độ sáng biểu kiến nhìn thấy được định nghĩa ở trên, các độ sáng biểu kiến khác (nhiếp ảnh, bôlômét,v.v…) được xác định theo cùng công thức, nhưng trong đó E và E0 là đáp tuyến của bộ dò có đáp tuyến phổ qui định.



Mục 845-02 - Thị giác, truyền đạt màu

A. Mắt

845-02-01

Võng mạc

Màng nằm bên trong, phía đáy mắt, nhạy với sự kích thích ánh sáng; võng mạc có các tế bào nhận kích thích ánh sáng, hình nón và hình que, và các tế bào thần kinh truyền đến dây thần kinh thị giác các tín hiệu hình thành do sự kích thích của các tế bào nhận kích thích ánh sáng.



845-02-02

Tế bào hình nón

Các tế bào thần kinh thị giác trong võng mạc có chứa các sắc tố nhạy với ánh sáng có khả năng bắt đầu quá trình của thị giác ngày.



845-02-03

Tế bào hình que

Các tế bào thần kinh thị giác trong võng mạc có chứa các sắc tố nhạy với ánh sáng có khả năng bắt đầu quá trình của thị giác đêm.



845-02-04

Điểm vàng

Lớp sắc tố ổn định quang che phủ các phần của võng mạc trong vùng nang hố võng mạc.



845-02-05

Hố võng mạc

Vùng trung tâm của võng mạc, mỏng và thoải, có chứa hầu hết các tế bào hình nón và tạo thành vị trí thị giác rõ ràng nhất.

CHÚ THÍCH: Hố võng mạc đối diện với góc bằng khoảng 0,026 rad (1,50) trong trường nhìn thấy được.

845-02-06

Nang hố võng mạc

Vùng trung tâm của hố võng mạc chỉ có các tế bào hình nón.

CHÚ THÍCH: Feveola đối diện với góc bằng khoảng 0,017 rad (10) trong trường nhìn thấy được.

845-02-07

Thích nghi

Quá trình mà nhờ đó trạng thái của hệ thống thị giác thay đổi do trước đó và hiện tại phải chịu sự kích thích có độ chói, phân bố phổ và các cung trương góc khác nhau.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ sự thích nghi ánh sáng và sự thích nghi bóng tối đều được sử dụng, thuật ngữ sự thích nghi ánh sáng được dùng khi độ chói kích thích tối thiểu là vài candela trên mét vuông còn thuật ngữ sự thích nghi bóng tối được dùng khi độ chói nhỏ hơn một vài phần trăm candela trên mét vuông.

CHÚ THÍCH 2: Sự thích nghi với các tần số không gian cụ thể, hướng, cỡ, v.v…, được nhận biết khi gộp vào trong định nghĩa này.



845-02-08

Thích nghi màu

Thích nghi do các kích thích trong đó, ảnh hưởng chiếm ưu thế là ảnh hưởng của phân bố phổ tương đối khác nhau.



845-02-09

Thị giác ngày

Thị giác bằng mắt thường khi mắt thích nghi với các mức độ chói tối thiểu bằng vài candela trên mét vuông.

CHÚ THÍCH: Tế bào hình nón là các tế bào nhận kích thích ánh sáng hoạt động chủ yếu với thị giác ngày.

845-02-10

Thị giác đêm

Thị giác bằng mắt thường khi mắt thích nghi với các mức độ chói nhỏ hơn vài phần trăm candela trên mét vuông.

CHÚ THÍCH: Tế bào hình gậy là các tế bào nhận kích thích ánh sáng hoạt động chủ yếu với thị giác đêm.

845-02-11

Thị giác hoàng hôn

Thị giác trung gian giữa thị giác ngày và thị giác đêm.

CHÚ THÍCH: Ở thị giác hoàng hôn, cả tế bào hình nón và tế bào hình que đều hoạt động.

845-02-12

Bệnh quáng gà; Mù vào ban đêm

Sự không bình thường của thị giác trong đó có sự thiếu rõ ràng hoặc hoàn toàn không có thị giác đêm.



845-02-13

Thị giác màu có khuyết tật

Sự không bình thường của thị giác trong đó có sự giảm khả năng phân biệt giữa một số hoặc tất cả các màu.



845-02-14

Hiệu ứng Purkinje

Sự giảm độ sáng của các kích thích màu có bước sóng dài chiếm chủ yếu so với độ sáng của các kích thích màu có bước sóng ngắn chiếm chủ yếu khi độ chói giảm theo tỷ lệ bằng với mức ngày chia cho mức hoàng hôn hoặc mức đêm mà không thay đổi các phân bố phổ tương đối tương ứng của các kích thích liên quan.

CHÚ THÍCH: Khi chuyển từ thị giác ngày sang thị giác hoàng hôn hoặc thị giác đêm, hiệu suất phổ chiếu sáng thay đổi thì bước sóng của hiệu suất lớn nhất bị dịch chuyển hướng theo các bước sóng ngắn hơn.

845-02-15

Hiệu ứng Stiles-Crawford (loại thứ nhất); hiệu ứng định hướng

Sự giảm độ sáng của các kích thích ánh sáng đồng thời tăng độ lệch tâm của vị trí đi vào của chùm sáng qua con ngươi.

CHÚ THÍCH: Nếu sự biến đổi theo màu sắc và theo độ bão hòa thay vì theo độ sáng thì hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng Stiles-Crawford loại thứ hai.

845-02-16

Troland [Td]

Đơn vị được sử dụng để biểu thị đại lượng tỷ lệ với độ rọi thuộc võng mạc do kích thích ánh sáng tạo ra. Khi mắt nhìn một bề mặt có độ chói đồng đều thì số troland bằng với tích của diện tích, tính bằng milimét vuông của con ngươi có định ra giới hạn, tự nhiên hoặc nhân tạo, với độ chói của bề mặt, tính bằng candela trên mét vuông.

CHÚ THÍCH: Khi tính độ rọi thuộc võng mạc hiệu quả, các tổn hao hấp thụ, tán xạ và phản xạ và các kích thước của mắt thông thường cần xem xét cần phải được tính đến, kể cả hiệu ứng Stiles-Crawford.

B. Ánh sáng và màu sắc

845-02-17

Ánh sáng (cảm nhận được)

Thuộc tính chung và thiết yếu của tất cả tri giác và cảm nhận chỉ có ở hệ thống thị giác.

CHÚ THÍCH 1: Ánh sáng thường cảm nhận được nhưng không phải lúc nào cũng cảm nhận được do hoạt động của kích thích ánh sáng trong hệ thống thị giác.

CHÚ THÍCH 2: Xem 845-01-06.



845-02-18

Màu (cảm nhận được)

Thuộc tính của tri giác bao gồm tất cả các phối hợp về thành phần màu có sắc và thành phần màu không sắc. Thuộc tính này có thể được mô tả bằng tên màu có sắc như vàng, cam, nâu, đỏ, hồng, xanh lá cây, xanh da trời, tím, v.v… hoặc tên màu không sắc như: trắng, xám, đen, v.v…, và được tiêu chuẩn bằng độ sáng, độ mờ, sáng, tối, v.v…, hoặc bằng các phối hợp của tên màu.

CHÚ THÍCH 1: Màu cảm nhận được phụ thuộc vào phân bố phổ của các kích thích màu, cỡ, hình dạng, kết cấu và viền bao quanh của vùng kích thích ở trạng thái thích nghi của hệ thống thị giác của người quan sát, và theo kinh nghiệm của người quan sát về các tình huống phổ biến và tương tự khi quan sát.

CHÚ THÍCH 2: Xem chú thích 1 và 2 của 845-03-01.

CHÚ THÍCH 3: Màu cảm nhận được có thể xuất hiện ở một số chế độ thể hiện màu. Tên gọi của các chế độ thể hiện màu khác nhau là để phân biệt giữa sự khác nhau về chất và hình học của nhận biết màu. Một số thuật ngữ quan trọng về các chế độ thể hiện màu được nêu ở 845-02-19, 20, 21.

Các chế độ thể hiện màu khác gồm có màu màng, màu khối, màu phát quang, màu vật thể và màu Ganzfeld. Từng chế độ thể hiện màu này có thể có chất lượng hơn bằng cách pha lẫn để mô tả phối hợp màu hoặc các mối liên quan về không gian thời gian của chúng. Các thuật ngữ khác liên quan đến sự khác nhau về chất giữa các màu cảm nhận được ở các chế độ thể hiện màu khác nhau được nêu trong 845-02-22, 23, 24, 25.



845-02-19

Màu vật thể

Màu cảm nhận được thuộc về vật thể.



845-02-20

Màu bề mặt

Màu cảm nhận được thuộc về bề mặt mà ánh sáng có khả năng bị phản xạ hoặc bức xạ tản mạn từ bề mặt đó.



845-02-21

Màu lỗ trống

Màu cảm nhận được mà trong đó không định vị không gian xác định về chiều sâu, ví dụ như màu cảm nhận được khi lấp đầy một lỗ trống trên màn hình.



845-02-22

Màu phát sáng (cảm nhận được)

Màu cảm nhận được thuộc về vùng có khả năng phát ánh sáng như một nguồn sáng sơ cấp, hoặc có khả năng phản xạ gương như ánh sáng.

CHÚ THÍCH: Các nguồn sáng sơ cấp nhìn thấy trong môi trường tự nhiên xung quanh thường biểu lộ sự xuất hiện của màu phát sáng theo cảm nhận này.

845-02-23

Màu không phát sáng (cảm nhận được)

Màu cảm nhận được thuộc về vùng mà dường như được truyền hoặc phản chiếu ánh sáng như một nguồn sáng thứ cấp.

CHÚ THÍCH: Các nguồn sáng thứ cấp nhìn thấy trong môi trường tự nhiên xung quanh thường thể hiện sự xuất hiện của màu không phát sáng theo ý nghĩa này.

845-02-24

Màu liên quan (cảm nhận được)

Màu cảm nhận được thuộc về vùng nhìn thấy khi liên quan đến các màu khác.



845-02-25

Màu không liên quan (cảm nhận được)

Màu cảm nhận được thuộc về vùng nhìn thấy khi cách ly với các màu khác.



845-02-26

Màu không sắc (cảm nhận được)

1. Theo nghĩa cảm nhận: Màu cảm nhận được không có sắc. Các tên màu như trắng, xám và đen thường được sử dụng hoặc, đối với các vật truyền, không màu và trung tính.

2. Theo nghĩa tâm-vật lý: Xem kích thích không sắc (845-03-06).

845-02-27

Màu có sắc (cảm nhận được)

1. Theo nghĩa cảm nhận: Màu cảm nhận được có sắc. Theo cách nói hàng ngày, từ màu thường được sử dụng theo nghĩa này trái ngược với màu trắng, xám hoặc đen. Tính từ màu thường được xem là màu có sắc.

2. Theo nghĩa tâm-vật lý: Xem kích thích có sắc (845-03-07).



tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương