TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8095-845 : 2009


-09-11 Chiếu sáng thoát hiểm



tải về 0.65 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.65 Mb.
#1505
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

845-09-11

Chiếu sáng thoát hiểm

Một phần của chiếu sáng khẩn cấp được cung cấp để đảm bảo rằng lối thoát hiểm có thể được nhận biết và sử dụng một cách hiệu quả.



845-09-12

Chiếu sáng an toàn

Một phần của chiếu sáng khẩn cấp được cung cấp để đảm bảo rằng sự an toàn cho con người có liên quan đến quá trình có nguy hiểm tiềm ẩn.



845-09-13

Chiếu sáng dự phòng

Một phần của chiếu sáng khẩn cấp được cung cấp để cho phép các hoạt động bình thường được tiếp tục, về cơ bản không thay đổi



845-09-14

Chiếu sáng trực tiếp

Chiếu sáng bằng đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra đến trực tiếp mặt phẳng làm việc được giả thiết là không bị giới hạn, là từ 90% đến 100%.



845-09-15

Chiếu sáng nửa trực tiếp

Chiếu sáng bằng đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra đến trực tiếp mặt phẳng làm việc được giả thiết là không bị giới hạn, là từ 60% đến 90%.



845-09-16

Chiếu sáng tán xạ chung

Chiếu sáng bằng đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra đến trực tiếp mặt phẳng làm việc được giả thiết là không bị giới hạn, là từ 40% đến 60%.



845-09-17

Chiếu sáng nửa gián tiếp

Chiếu sáng bằng đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra đến trực tiếp mặt phẳng làm việc được giả thiết là không bị giới hạn, là từ 10% đến 40%.



845-09-18

Chiếu sáng gián tiếp

Chiếu sáng bằng đèn điện có phân bố cường độ sáng sao cho phần quang thông phát ra đến trực tiếp mặt phẳng làm việc được giả thiết là không bị giới hạn, là từ 0% đến 10%.



845-09-19

Chiếu sáng định hướng

Chiếu sáng trong đó phần lớn ánh sáng tới mặt phẳng làm việc hoặc lên vật thể là từ một hướng cụ thể.



845-09-20

Chiếu sáng tán xạ

Chiếu sáng trong đó ánh sáng phần lớn không tới mặt phẳng làm việc hoặc lên vật thể từ một hướng cụ thể.



845-09-21

Chiếu đèn pha

Chiếu sáng phông màn hoặc vật thể, thường bằng máy chiếu, để tăng một cách đáng kể độ rọi so với môi trường xung quanh.



845-09-22

Chiếu sáng điểm

Chiếu sáng được thiết kế để tăng một cách đáng kể độ rọi của một vùng có giới hạn hoặc một vật thể so với môi trường xung quanh, với chiếu sáng bị tán xạ nhỏ nhất.



C Thuật ngữ được sử dụng trong việc tính toán chiếu sáng

845-09-23

Véctơ độ rọi (tại một điểm)

Đại lượng véctơ bằng chênh lệch lớn nhất giữa độ rọi lên các phía đối diện của một phần tử của bề mặt qua điểm cần xét, véctơ này vuông góc với và cách xa phía có độ rọi lớn hơn.



845-09-24

Phân bố cường độ sáng (trong không gian) (của một nguồn sáng)

Hiển thị bằng đường cong hoặc bảng về giá trị cường độ sáng của nguồn sáng là hàm của chiều trong không gian.



845-09-25

Phân bố cường độ sáng đối xứng (của một nguồn sáng)

Sự phân bố cường độ sáng có trục đối xứng hoặc ít nhất là một mặt phẳng đối xứng.

CHÚ THÍCH: Đôi khi thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa của thuật ngữ 845-08-28. Việc sử dụng này không được khuyến khích.

845-09-26

Phân bố cường độ sáng đối xứng quay tròn (của một nguồn sáng)

Phân bố cường độ sáng có thể được thể hiện bằng cách quay xung quanh trục một đường cong phân bố cường độ sáng phân cực trong mặt phẳng có chứa trục đó.



845-09-27

Cường độ sáng hình cầu trung bình (của một nguồn sáng)

Giá trị trung bình của cường độ sáng của nguồn theo tất cả các hướng, bằng với tỷ số giữa quang thông của nó và góc đặc bằng 4 steradian.



845-09-28

Đường đẳng sáng

Đường cong vẽ theo hình cầu có tâm tại tâm của nguồn sáng, kết hợp tất cả các điểm ứng với các hướng có cường độ sáng như nhau, hoặc mặt phẳng chiếu của đường cong đó.



845-09-29

Biểu đồ đẳng sáng

Tập hợp các đường đẳng sáng.



845-09-30

Phân kỳ nửa đỉnh; Lan truyền một nửa đỉnh (Mỹ) (của máy chiếu trong mặt phẳng qui định)

Mở rộng về góc của tất cả các véctơ của đường cong phân cực của cường độ sáng trong một mặt phẳng qui định có chiều dài lớn hơn 50% giá trị lớn nhất.

CHÚ THÍCH: Theo thông lệ ở Anh, lan truyền chùm tia liên quan đến tổng góc mà trong đó độ rọi lên mặt phẳng vuông góc với trục của chùm sáng vượt quá 10% giá trị lớn nhất.

845-09-31

Thông lượng tích lũy (của một nguồn, đối với góc đặc)

Quang thông phát xạ bởi nguồn trong các điều kiện làm việc, trong hình nón có trục hướng xuống thẳng đứng và bao quanh góc đặc.



845-09-32

Thông lượng theo vùng (của một nguồn, đối với một vùng)

Sự chênh lệch của các thông lượng tích lũy của nguồn đối với các góc đặc đối diện với các đường biên trên và đường biên dưới của một vùng.



845-09-33

Thông lượng tổng (của một nguồn)

Thông lượng tích lũy của một nguồn đối với góc đặc bằng 4 steradian.



845-09-34

Thông lượng hướng xuống (của một nguồn)

Thông lượng tích lũy của một nguồn đối với góc đặc bằng 2 steradian, thấp hơn mặt phẳng nằm ngang đi qua nguồn.



845-09-35

Thông lượng hướng lên (của một nguồn)

Hiệu giữa thông lượng tổng và thông lượng tích lũy.



845-09-36

Tỷ lệ thông lượng tích lũy hướng xuống (của một nguồn, đối với góc đặc)

Tỷ số giữa thông lượng tích lũy đối với góc đặc cần xét và thông lượng hướng xuống của nguồn.



845-09-37

Ba giá trị thông lượng (của nguồn)

Tập hợp các giá trị của tỷ lệ thông lượng hướng xuống tích lũy của nguồn đối với các góc đặc /2,  và 3/2 steradian, đại diện cho sự phân bố thông lượng hướng xuống tương đối của nguồn, được sử dụng trong phép tính tỷ lệ trực tiếp của hệ thống lắp đặt của nguồn đó.



845-09-38

Tỷ số đầu ra ánh sáng quang (của đèn điện)

Tỷ số giữa quang thông tổng của đèn điện, được đo trong các điều kiện qui định, và tổng các quang thông riêng rẽ của bóng đèn khi ở bên trong đèn điện.

CHÚ THÍCH: Theo thông lệ, đối với đèn điện chỉ dùng bóng đèn nung sáng, tỷ số đầu ra ánh sáng quang và tỷ số đầu ra ánh sáng thực tế là như nhau.

845-09-39

Tỷ số đầu ra ánh sáng (của đèn điện); Hệ số đèn điện (Mỹ)

Tỷ số giữa quang thông tổng của đèn điện, đo được trong các điều kiện thực hành qui định có các bóng đèn của nó cùng thiết bị, và tổng các quang thông riêng rẽ của các bóng đèn giống như vậy khi làm việc bên ngoài đèn điện với cùng thiết bị như vậy, trong các điều kiện qui định.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 845-09-38.

845-09-40

Tỷ số đầu ra ánh sáng hướng xuống (của đèn điện)

Tỷ số giữa thông lượng hướng xuống của đèn điện, đo được trong các điều kiện thực hành qui định có các bóng đèn của nó cùng thiết bị, và tổng các quang thông riêng rẽ của các bóng đèn giống như vậy khi làm việc bên ngoài đèn điện với cùng thiết bị như vậy, trong các điều kiện qui định.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 845-09-38.

845-09-41

Phân số thông lượng hướng xuống (của đèn điện)

Tỷ số giữa thông lượng hướng xuống và thông lượng tổng của đèn điện.



845-09-42

Mã thông lượng (của đèn điện)

Tập hợp các giá trị của bộ ba giá trị thông lượng, tỷ lệ thông lượng hướng xuống và tỷ số đầu ra ánh sáng, thể hiện sự phân bố thông lượng tương đối của đèn điện, được sử dụng để tính các hệ số sử dụng quang thông của bóng đèn và/hoặc hệ số sử dụng quang thông của đèn điện.



845-09-43

Tỷ số khuếch đại (của đèn điện)

Tỷ số giữa cường độ ánh sáng lớn nhất của đèn điện, thường là máy chiếu, với cường độ ánh sáng hình cầu trung bình của bóng đèn.

CHÚ THÍCH: Ở một số nước, định nghĩa về tỷ số khuếch đại thay đổi theo loại đèn điện hoặc bóng đèn.

845-09-44

Thông lượng trực tiếp (lên bề mặt)

Quang thông mà bề mặt nhận được trực tiếp từ hệ thống chiếu sáng.



845-09-45

Thông lượng gián tiếp (lên bề mặt)

Quang thông mà bề mặt nhận được từ hệ thống chiếu sáng sau khi phản xạ từ các bề mặt khác.



845-09-46

Tỷ số trực tiếp (của hệ thống chiếu sáng bên trong)

Tỷ số của thông lượng trực tiếp lên mặt phẳng làm việc với thông lượng hướng xuống của hệ thống lắp đặt.



845-09-47

Mật độ thông lượng của bóng đèn đã lắp đặt (đối với chiếu sáng bên trong)

Tỷ số của tổng các thông lượng danh định riêng rẽ của các bóng đèn của hệ thống lắp đặt và diện tích sàn.

Đơn vị: lm.m2

845-09-48

Mật độ thông lượng của hệ thống lắp đặt (đối với chiếu sáng bên trong)

Tỷ số của tổng các thông lượng riêng rẽ của các đèn điện của hệ thống lắp đặt và diện tích sàn.

Đơn vị: lm.m2

845-09-49

Bề mặt chuẩn

Bề mặt mà độ rọi được đo hoặc được qui định.



845-09-50

Mặt phẳng làm việc; Mặt phẳng công tác

Bề mặt chuẩn được xác định là mặt phẳng tại đó thường thực hiện công việc.

CHÚ THÍCH: Trong chiếu sáng bên trong và trừ khi có chỉ thị khác, mặt phẳng này được giả thiết là mặt phẳng nằm ngang cao hơn sàn 0,85 m và được giới hạn bởi các vách của phòng. Ở Mỹ, mặt phẳng làm việc thường được giả thiết là cao hơn sàn 0,76 m và ở USSR là 0,8m.

845-09-51

Hệ số sử dụng (của hệ thống lắp đặt, đối với bề mặt chuẩn)

Tỷ số giữa quang thông mà bề mặt chuẩn nhận được và tổng các quang thông riêng rẽ của bóng đèn của hệ thống lắp đặt.



845-09-52

Hệ số sử dụng suy giảm (của hệ thống lắp đặt, đối với bề mặt chuẩn)

Tỷ số giữa độ rọi trung bình tại bề mặt chuẩn với mật độ thông lượng của bóng đèn được lắp đặt.



845-09-53

Tính thiết thực (của một hệ thống lắp đặt, đối với bề mặt chuẩn) [U]

Tỷ số giữa quang thông nhận được trên bề mặt chuẩn và tổng các thông lượng tổng riêng rẽ của các đèn điện trong hệ thống lắp đặt.



845-09-54

Tính thiết thực suy giảm (của một hệ thống lắp đặt, đối với bề mặt chuẩn)

Tỷ số giữa độ rọi trung bình tại bề mặt chuẩn với mật độ thông lượng của hệ thống lắp đặt.



845-09-55

Chỉ số phòng; Chỉ số của hệ thống lắp đặt [K]

Con số thể hiện kết cấu hình học của một phần của phòng giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của đèn điện, được sử dụng trong phép tính hệ số sử dụng hoặc tính thiết thực.

CHÚ THÍCH: Nếu không có qui định khác thì chỉ số phòng được tính bởi công thức:

K =


Trong đó a và b là kích thước các cạnh của phòng và h là chiều cao lắp đặt, nghĩa là khoảng cách giữa mặt phẳng làm việc và mặt phẳng của đèn điện.

845-09-56

Đường cong đẳng chói

Quỹ tích các điểm trên bề mặt tại đó độ chói là như nhau, đối với các vị trí cho trước của người quan sát và của (các) nguồn liên quan đến bề mặt.



845-09-57

Đường cong đẳng rọi

Quỹ tích các điểm trên bề mặt trong đó độ rọi có cùng giá trị.



845-09-58

Tỷ số đồng đều của độ rọi (lên mặt phẳng cho trước)

Tỷ số giữa độ rọi nhỏ nhất và độ rọi trung bình lên mặt phẳng.

CHÚ THÍCH: Cũng sử dụng cả a) tỷ số giữa độ rọi nhỏ nhất và độ rọi lớn nhất và b) nghịch đảo của cả hai tỷ số này.

845-09-59

Hệ số tổn hao ánh sáng

Tỷ số giữa độ rọi trung bình lên mặt phẳng làm việc sau thời gian sử dụng nhất định của hệ thống chiếu sáng và độ rọi trung bình có được trong các điều kiện tương tự đối với hệ thống lắp đặt được qui ước là mới.

CHÚ THÍCH: Ánh sáng tổn hao có tính đến bụi đọng trên đèn điện và bề mặt phòng và sự suy giảm của bóng đèn.

845-09-60

Độ rọi bảo trì (của một vùng)

Độ rọi trung bình trong một chu kỳ bảo dưỡng của hệ thống lắp đặt được tính trung bình trên diện tích liên quan.

CHÚ THÍCH: Diện tích có thể là toàn bộ diện tích của mặt phẳng làm việc của vùng bên trong của diện tích làm việc.

845-09-61

Chiếu sáng chuẩn

Chiếu sáng tán xạ hoàn hảo và không phân cực bởi một vật rọi tiêu chuẩn A của một công việc trong một khu vực bao quanh.



845-09-62

Hệ số truyền đạt tương phản (của hệ thống chiếu sáng, đối với một công việc)

Tỷ số giữa độ tương phản của một công việc trong hệ thống chiếu sáng cần xét và độ tương phản của công việc đó trong điều kiện chiếu sáng chuẩn.



845-09-63

Hệ số quang thông của balát

Tỷ số giữa quang thông phát ra bởi bóng đèn chuẩn khi làm việc với balát được chế tạo thông thường và quang thông phát ra từ bóng đèn giống như vậy khi làm việc với balát chuẩn.



845-09-64

Tâm sáng (của một nguồn)

Điểm được dùng làm điểm gốc cho phép đo và phép tính thuộc phép đo quang.



845-09-65

Khoảng cách thử nghiệm (đối với các phép đo quang)

Khoảng cách từ tâm sáng đến bề mặt của bộ dò.



845-09-66

Không gian (trong hệ thống lắp đặt)

Khoảng cách giữa các tâm sáng của các đèn điện liền kề của hệ thống lắp đặt.



845-09-67

Gần (trong hệ thống lắp đặt trong phần bên trong)

Khoảng cách giữa vách và các tâm sáng của các đèn điện ở dãy gần nhất.



845-09-68

Chiều dài treo (của đèn điện trong phần bên trong)

Khoảng cách giữa trần và tâm sáng của đèn điện.



845-09-69

Hệ số treo (của hệ thống lắp đặt trong phần bên trong)

Tỷ số giữa chiều dài treo của đèn điện của hệ thống lắp đặt và khoảng cách giữa trần và mặt phẳng làm việc.



E Thuật ngữ liên quan đến phản xạ lẫn nhau

845-09-70

Sự phản xạ lẫn nhau

Ảnh hưởng chung về phản xạ của bức xạ giữa một số bề mặt phản xạ.



845-09-71

Hệ số trao đổi (lẫn nhau) (giữa hai bề mặt S1 và S2, khi độ bức xạ hoặc độ chói của S1 (hoặc S2) là như nhau tại mọi điểm và đối với tất cả mọi hướng (g)

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc quang thông mà bề mặt S1 (hoặc S2) chuyển sang bề mặt S2 (hoặc S1) và độ trưng bức xạ hoặc độ trưng ánh sáng của bề mặt S1 (hoặc S2).

g = =

Đơn vị: m2



CHÚ THÍCH 1: Khi M = L và trong trường hợp cụ thể mà tất cả các điểm trên S1 được nhìn thấy từ tất cả các điểm trên S2:

g =

trong đó l là khoảng cách giữa các phần tử thuộc diện tích dA1 và dA2 trên các bề mặt S1 và S2 và G là phạm vi hình học của chùm tia bị giới hạn bởi các đường biên của S1 và S2.

CHÚ THÍCH 2: Đối với hai diện tích cơ bản dA1 và dA2

dg = dA1. d1.cos1 = dA2.d2.cos2

trong đó d1 (hoặc d2) là góc đặc diện tích dA1 (hoặc dA2) trương cung từ tâm là dA1 (hoặc dA2).

CHÚ THÍCH 3: Độ bức xạ và độ chói của chùm tia bị hạn chế bởi các biên của dA1 và dA2 là:

L =



845-09-72

Hệ số cấu hình (giữa hai bề mặt S1 và S2) [c]

Tỷ số giữa độ rọi bức xạ hoặc độ rọi sáng tại một điểm trên bề mặt S2 (hoặc S1) do thông lượng nhận từ bề mặt S1 (hoặc S2) và độ trưng bức xạ hoặc độ trưng ánh sáng của bề mặt S1 (hoặc S2).

c21 = ; c12 = *

Đơn vị: 1

* Mối liên quan giữa hệ số cấu hình c và hệ số trao đổi (lẫn nhau) g là:



845-09-73

Hệ số hình dáng (giữa hai bề mặt S1 và S2) [f]

Tỷ số giữa mật độ thông lượng bức xạ trung bình hoặc mật độ quang thông trung bình nhận được trên toàn bộ bề mặt S2 (hoặc S1) từ bề mặt S1 (hoặc S2) và độ trưng bức xạ hoặc độ trưng ánh sáng của bề mặt S1 (hoặc S2).

F21 =

Đơn vị: 1



845-09-74

Hệ số tự trao đổi (của bề mặt khi độ bức xạ hoặc độ chói của nó là như nhau tại mọi điểm và với mọi hướng) [gs]

Tỷ số giữa phần thông lượng bức xạ hoặc quang thông từ một bề mặt rơi vào chính nó, và độ trưng bức xạ hoặc độ trưng ánh sáng của bề mặt.

Đơn vị: m2

CHÚ THÍCH: Hệ số tự trao đổi của bề mặt S bị giới hạn bởi đường cong phẳng C và chỉ nằm trên một phía của mặt phẳng của đường cong này là bằng với diện tích bề mặt của S trừ đi diện tích bề mặt phẳng bị giới hạn bởi C.



845-09-75

Hệ số phản xạ lẫn nhau

Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc quang thông ­i gián tiếp đạt được một bề mặt trong một hốc và thông lượng ban đầu ­­0 nhận được trực tiếp từ bề mặt khác, thông lượng ­i nhận được là do thông lượng 0 trải qua quá trình phản xạ lẫn nhau.



F Ánh sáng ngày

845-09-76

Bức xạ mặt trời

Bức xạ điện từ từ mặt trời.



845-09-77

Bức xạ mặt trời ngoài khí quyển

Bức xạ mặt trời tới lên giới hạn bên ngoài của bầu khí quyển của trái đất.



845-09-78

Hằng số mặt trời (Ee,0)

Độ rọi được tạo ra từ bức xạ mặt trời ngoài khí quyển lên bề mặt vuông góc với các tia mặt trời tại khoảng cách trung bình từ mặt trời đến trái đất.

CHÚ THÍCH: Ee,0 = (1367  7)W.m-2. Theo báo cáo cuối số 590 CIMO VIII* của tổ chức khí tượng học thế giới, tại thành phố Mexico, tháng 10 năm 1981.

*CIMO: Ủy ban về dụng cụ và phương pháp quan sát.



845-09-79

Bức xạ mặt trời trực tiếp

Phần của bức xạ mặt trời ngoài khí quyển giống như chùm tia chuẩn trực đến bề mặt trái đất sau khi suy giảm có chọn lọc bởi bầu khí quyển.



845-09-80

Bức xạ bầu trời khuếch tán

Phần của bức xạ mặt trời tới trái đất do bị phân tán bởi các phân tử khí, các hạt lơ lửng, phần tử mây hoặc các phần tử khác.



845-09-81

Bức xạ mặt trời trái đất

Kết hợp của bức xạ mặt trời trực tiếp và bức xạ bầu trời khuếch tán.



845-09-82

Ánh sáng mặt trời*

Phần nhìn thấy được của bức xạ mặt trời trực tiếp.

*CHÚ THÍCH: Khi đề cập đến hiệu ứng quang hóa của bức xạ quang, thuật ngữ này thường được sử dụng cho bức xạ mở rộng ra ngoài vùng nhìn thấy của phổ.

845-09-83

Ánh sáng bầu trời*

Phần nhìn thấy được của bức xạ bầu trời phân tán.

* CHÚ THÍCH: Khi đề cập đến hiệu ứng quang hóa của bức xạ quang, thuật ngữ này thường được sử dụng cho bức xạ mở rộng ra ngoài vùng nhìn thấy của phổ.

845-09-84

Ánh sáng ngày*

Phần nhìn thấy được của bức xạ mặt trời trái đất.

* CHÚ THÍCH: Khi đề cập đến hiệu ứng quang hóa của bức xạ quang, thuật ngữ này thường được sử dụng cho bức xạ mở rộng ra ngoài vùng nhìn thấy của phổ.

845-09-85

Bức xạ mặt trời (trái đất) phản xạ

Bức xạ do phản xạ của bức xạ mặt trời trái đất bởi mặt đất và bởi bề mặt bất kỳ chắn bức xạ đó.



845-09-86

Độ dày quang của khí quyển (())

Đại lượng được xác định bằng công thức:

() = - ln('e/e)

Trong đó, ­e là thông lượng bức xạ của chùm tia chuẩn trực đi vào các lớp giới hạn trên của bầu khí quyển ở góc  so với phương thẳng đứng còn 'e là thông lượng bức xạ bị suy giảm của chùm tia đó khi tới mặt đất.

Đơn vị: 1

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm 845-04-80.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Anh, đôi khi sử dụng thuật ngữ độ sâu quang thay cho độ dày quang.

845-09-87

Hệ số đục tổng (theo Linke) [T]

Tỷ số giữa độ dày quang theo chiều thẳng đứng của khí quyển đục và độ dày quang theo chiều thẳng đứng của khí quyển trong và khô (khí quyển Rayleigh), liên quan đến toàn bộ phổ mặt trời.

T =

Trong đó R là độ dày quang liên quan đến sự phân tán Rayleigh tại các phân tử khí, A, Z, W là các độ dày quang tương ứng liên quan đến phân tán và hấp thụ Mie các hạt lơ lửng, hấp thụ ôzôn và hấp thụ hơi nước.



845-09-88

Khối lượng không khí quang tương đối [m]

Tỷ số giữa độ dày quang theo hướng xiên, (), và độ dày quang theo hướng thẳng đứng (0) của khí quyển.

m = () / (0)

Đơn vị: 1

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm chú thích 1 của 845-04-40.

CHÚ THÍCH 2: Khi đường cong giữa khí quyển và sự khúc xạ trong khí quyển được bỏ qua thì m = l/cos.



845-09-89

Độ rọi lên trái đất (Eg)

Độ rọi được tạo ra bởi ánh sáng ngày lên mặt đất.



845-09-90

Bầu trời đầy mây theo tiêu chuẩn CIE

Bầu trời đầy mây hoàn toàn trong đó tỷ số giữa độ chói L của nó theo hướng tạo với đường ngang một góc  và độ chói L­ cao nhất được cho bởi công thức:

L = LZ(l + 2sin)/3

845-09-91

Bầu trời quang mây theo tiêu chuẩn CIE

Bầu trời quang mây trong đó phân bố độ chói tương đối được qui định trong xuất bản CIE số 22 (1973).



845-09-92

Lượng đám mây tổng

Tỷ số giữa tổng các góc đặc do các đám mây tạo ra với góc đặc bằng 2 rad của toàn bộ bầu trời.

CHÚ THÍCH: Ở Mỹ, lượng đám mây tổng thường được gọi là mây phủ một phần.

845-09-93

Khoảng thời gian nắng [s]

Tổng các khoảng thời gian trong một giai đoạn cho trước (giờ, ngày, tháng, năm) trong đó độ rọi từ bức xạ mặt trời trực tiếp lên mặt phẳng vuông góc với hướng mặt trời bằng hoặc lớn hơn 200 W/m2.



845-09-94

Khoảng thời gian nắng theo thiên văn học

Tổng các khoảng thời gian trong một giai đoạn cho trước trong đó mặt trời ở trên đường chân trời bằng phẳng, không tối.



845-09-95

Khoảng thời gian nắng có thể có (tại vị trí cụ thể)

Tổng các khoảng thời gian trong một giai đoạn cho trước trong đó mặt trời ở trên đường chân trời thực, có thể bị tối do núi, tòa nhà, cây cối, v.v…




tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương