TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6852-1: 2008 iso 8178-1: 2006


Hình 10 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với đầu dò lấy mẫu đẳng động học và lấy mẫu một phần (điều chỉnh SB)



tải về 0.85 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.85 Mb.
#2054
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Hình 10 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với đầu dò lấy mẫu đẳng động học và lấy mẫu một phần (điều chỉnh SB)



a Khí thải.

b Xem Hình 20.

c Đến hệ thống lấy mẫu hạt.

d Đường thông.

e Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được chuyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua đầu dò lấy mẫu đẳng động học ISP và ống vận chuyển TT. Áp suất khác biệt của khí thải giữa ống xả và cửa vào đầu dò lấy mẫu được đo với bộ chuyển đổi áp suất DPT. Tín hiệu này được chuyền cho bộ điều chỉnh dòng FC1 để điều chỉnh quạt hút SB đặng duy trì một áp suất khác biệt của điểm không (Zero) ở đỉnh của đầu dò lấy mẫu. Điều này được thực hiện bằng cách lấy một phần nhỏ không khí pha loãng có lưu lượng đã được đo bằng khí cụ đo lưu lượng FM1 và cung cấp phần không khí pha loãng này cho TT bằng ống phun khí nén. Trong các điều kiện này, các tốc độ khí thải trong EP và ISP là như nhau và dòng khí thải qua ISP và TT là một phần không đổi (phân chia) của dòng khí thải. Tỷ lệ phân chia dòng khí thải được xác định từ các diện tích mặt cắt ngang của EP và ISP. Không khí pha loãng được hút qua DT bằng quạt hút SB và lưu lượng được đo bằng FM1 tại cửa vào DT. Tỷ số pha loãng được tính toán từ lưu lượng không khí pha loãng và tỷ lệ phân chia dòng khí thải.



Hình 11 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với đầu dò lấy mẫu đẳng động học và lấy mẫu một phần (điều chỉnh PB)



a Tùy chọn đối với PB hoặc SB.

b Khí thải.

c Xem Hình 20.

d Đến hệ thống lấy mẫu hạt.

e Đường thông.

f Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được chuyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua đầu dò lấy mẫu SP và ống vận chuyển TT. Các nồng độ của khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) được đo trong khí thải không pha loãng và pha loãng cũng như trong không khí pha loãng khi dùng máy phân tích khí thải EGA. Các tín hiệu này được chuyển cho bộ điều chỉnh dòng FC2 để điều chỉnh quạt áp suất PB hoặc quạt hút SB đặng duy trì sự phân chia khí thải và tỷ số pha loãng trong DT. Tỷ số pha loãng được tính toán từ nồng độ khí đánh dấu trong khí thải không pha loãng, khí thải pha loãng và không khí pha loãng.



Hình 12 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với đo nồng độ CO2 hoặc NOx và lấy mẫu một phần



a Tùy chọn đến P.

b Khí thải.

c Xem Hình 20.

d Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được truyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua đầu dò lấy mẫu SP và ống vận chuyển TT. Các nồng độ CO2 được đo trong khí thải pha loãng và trong không khí pha loãng khi dùng máy phân tích khí thải EGA. Các tín hiệu CO2 và qmf của dòng nhiên liệu được truyền tới bộ điều chỉnh dòng FC2 hoặc bộ điều chỉnh dòng FC3 của hệ thống lấy mẫu hạt (xem Hình 20). FC2 điều chỉnh quạt áp suất PB, FC3 điều chỉnh bơm lấy mẫu P (xem Hình 20), do đó điều chỉnh các dòng vào và ra của hệ thống để duy trì sự chia dòng khí thải và tỷ số pha loãng trong DT. Tỷ số pha loãng được tính toán từ các nồng độ CO2 và qmf khi sử dụng giả thiết cân bằng cacbon.



Hình 13 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với đo nồng độ CO2 cân bằng cacbon và lấy mẫu tổng



a Khí thải.

b Xem hình 20.

c Đến hệ thống lấy mẫu bụi.

d Đường thông.

e Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được truyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua đầu dò lấy mẫu SP và ống vận chuyển TT do áp lực âm được tạo ra bởi ống Venturi VN trong DT. Lưu lượng khí qua TT phụ thuộc vào sự thay đổi động lượng tại vùng ống Venturi và do đó chịu ảnh hưởng của nhiệt độ tuyệt đối của khí tại cửa ra của TT. Do đó sự chia khí thải đối với một lưu lượng đã cho trong ống pha loãng không cố định và tỷ số pha loãng ở tải thấp hơi thấp hơn so với ở tải cao. Các nồng độ khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) được đo trong khí thải không pha loãng, khí thải pha loãng và không khí pha loãng khi dùng máy phân tích khí thải EGA, và tỷ số pha loãng được tính toán từ các giá trị đo được.



Hình 14 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với ống Venturi đơn, đo nồng độ và lấy mẫu một phần



a Khí thải.

b Xem Hình 20.

c Đến hệ thống lấy mẫu hạt.

d Đường thông.

e Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được chuyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua đầu dò lấy mẫu và ống vận chuyển TT và một bộ chia dòng chứa một bộ tiết lưu hoặc Venturi. Tiết lưu thử nhất (FD1) được đặt trong EP và ống Venturi (FD2) được đặt trong TT. Ngoài ra cần phải có 2 van điều chỉnh áp suất (PCV1 và PCV2) để duy trì sự chia dòng khí thải không đổi bằng áp lực ngược trong EP và áp suất trong DT. PCV1 được đặt ở cuối dòng của SP trong EP, PCV2 giữa quạt áp suất PB và DT. Các nồng độ khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) đo được trong khí thải không pha loãng, khí thải pha loãng và không khí pha loãng với máy phân tích khí thải EGA. Các nồng độ này cần thiết cho kiểm tra sự chia dòng khí thải và có thể được dùng để điều chỉnh PCV1 và PCV2 cho sự điều chỉnh chia dòng chính xác. Tỷ số pha loãng được tính toán từ các nồng độ khí đánh dấu.



Hình 15 - Hệ thống pha loãng một phần dòng dùng với ống Venturi kép hoặc tấm lỗ phun kép, đo nồng độ và lấy mẫu một phần



a Khí thải.

b Phun không khí sạch.

c Xem Hình 20.

d Đến hệ thống lấy mẫu hạt.

e Đường thông.

f Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được truyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua ống vận chuyển TT bằng bộ chia dòng PD3 gồm một số ống có kích thước bằng nhau (cùng một đường kính, chiều dài và bán kính uốn) được lắp trong EP. Khí thải được dẫn tới DT qua một trong các ống này và qua các ống còn lại khí thải được dẫn tới buồng giảm chấn DC. Như vậy, sự chia dòng khí thải được xác định bởi tổng số ống. Sự điều chỉnh chia dòng không đổi cần có một áp suất khác biệt của điểm không (Zero) giữa DC và cửa ra của TT, được đo bằng bộ chuyển đổi áp suất khác biệt DPT. Áp suất khác biệt của điểm không (Zero) đạt được bằng cách phun không khí sạch vào DT tại cửa ra của TT. Các nồng độ khí đánh dấu (CO2 hoặc NOx) được đo trong khí thải không pha loãng, khí thải pha loãng và không khí pha loãng với máy phân tích khí thải EGA. Các nồng độ này cần thiết cho kiểm tra sự chia dòng khí thải và có thể được dùng để điều chỉnh lưu lượng không khí phun cho sự điều chỉnh chia dòng chính xác. Tỷ số pha loãng được tính toán từ các nồng độ khí đánh dấu.



Hình 16 - Hệ thống pha loãng một phần dòng với sự phân chia ra nhiều ống, đo nồng độ và lấy mẫu một phần



a Khí thải.

b Tùy chọn đến P (PSS).

c Xem Hình 20.

d Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được truyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua đầu dò lấy mẫu SP và ống vận chuyển TT. Dòng tổng đi qua ống pha loãng được điều chỉnh bằng bộ điều chỉnh dòng FC3 và bơm lấy mẫu P của hệ thống lấy mẫu bụi (xem Hình 20). Dòng không khí pha loãng được điều chỉnh bằng bộ điều chỉnh dòng FC2 có thể dùng qmew hoặc q­maw và qmf làm tín hiệu điều khiển, đối với sự chia dòng khí thải. Dòng mẫu trong DT là sự chênh lệch giữa dòng tổng và dòng không khí pha loãng. Lưu lượng không khí pha loãng được đo bằng khí cụ đo dòng FM1 và lưu lượng tổng được đo bằng khí cụ đo dòng FM3 của hệ thống lấy mẫu bụi (xem Hình 20). Tỷ số pha loãng được tính toán từ hai lưu lượng này.



Hình 17 - Hệ thống pha loãng một phần dòng có điều chỉnh dòng và lấy mẫu tổng



a Khí thải.

b Đến PB hoặc SB.

c Xem Hình 20.

d Đến hệ thống lấy mẫu hạt.

e Lỗ thông.

f Không khí pha loãng.

Khí thải không pha loãng được truyền từ ống xả EP tới ống pha loãng DT qua đầu dò lấy mẫu SP và ống vận chuyển TT. Sự chia dòng khí thải và dòng khí vào DT được điều chỉnh bằng bộ điều chỉnh dòng FC2 để điều chỉnh dòng (hoặc tốc độ) của quạt áp lực PB và quạt hút SB một cách thích hợp. Điều này có thể thực hiện được vì mẫu được lấy bằng hệ thống lấy mẫu hạt được đưa trở về DT. Có thể dùng qmew hoặc qmaw và qmf làm các tín hiệu điều khiển cho FC2. Lưu lượng không khí pha loãng được đo bằng khí cụ đo dòng FM1 và lưu lượng tổng được đo bằng khí cụ đo dòng FM2. Tỷ số pha loãng được tính toán từ hai lưu lượng này.



Hình 18 - Hệ thống pha loãng một phần dòng có điều chỉnh dòng và lấy mẫu một phần

Các phần cấu thành của các Hình 10 đến Hình 18

EP - Ống xả

Ống xả có thể được cách nhiệt. Để giảm quán tính nhiệt của ống xả, tỷ số chiều dày/đường kính nên là 0,015 hoặc nhỏ hơn. Việc sử dụng các đoạn uốn cong phải được giới hạn đến tỷ số chiều dài/ đường kính bằng 12 hoặc nhỏ hơn. Các chỗ uốn phải được giảm tới mức tối thiểu để giảm sự lắng đọng do quán tính. Nếu hệ thống bao gồm một bộ giảm thanh của băng thử thì bộ giảm thanh cũng có thể được cách nhiệt.

Đối với hệ thống đẳng động học, ống xả không được có các khuỷu, chỗ uốn cong và các thay đổi đường kính đột ngột trên chiều dài tối thiểu là 6 lần đường kính ở phía đầu dòng và 3 lần đường kính ở phía cuối dòng của đỉnh đầu dò lấy mẫu. Tốc độ khí tại vùng lấy mẫu không được cao hơn 10 m/s, trừ trường hợp ở chế độ chạy không. Độ dao động áp suất của khí thải không được vượt quá ± 500 Pa so với giá trị trung bình. Các bậc để giảm độ dao động áp suất vượt ra ngoài việc sử dụng một hệ thống xả kiểu satxi (bao gồm bộ giảm thanh và các cơ cấu xử lý sau) không được làm thay đổi tính năng động cơ hoặc gây ra sự lắng đọng bụi.

Đối với các hệ thống không có đầu đo lấy mẫu đẳng động học, cần có một ống thẳng có chiều dài bằng 6 lần đường kính ống ở phía đầu dòng và 3 lần đường kính ống ở phía cuối dòng của đỉnh đầu dò lấy mẫu.



SP - đầu đo lấy mẫu (các Hình 12 đến Hình 18)

Đường kính trong nhỏ nhất phải là 4 mm. Tỷ số đường kính nhỏ nhất giữa ống xả và đầu dò phải là 4. Đầu dò lấy mẫu phải là một ống hở đặt hướng về phía đầu dòng trên đường tâm ống xả hoặc là một đầu dò nhiều lỗ như mô tả cho SP1 trong 16.2, Hình 3.



ISP - đầu đo lấy mẫu đẳng động học (các Hình 10 và Hình 11)

Đầu dò lấy mẫu đẳng động học phải được lắp đặt hướng về phía đầu dòng trên đường tâm ống xả, nơi mà các điều kiện về dòng trong EP được đáp ứng và được thiết kế để cung cấp một mẫu theo tỷ lệ của khí thải không pha loãng. Đường kính trong nhỏ nhất phải là 12 mm.

Cần có một hệ thống điều chỉnh việc chia dòng khí thải đẳng động học bằng cách duy trì một áp suất khác biệt của điểm không (Zero) giữa EP và ISP. Trong các điều kiện này, các tốc độ khí thải trong EP và ISP là như nhau và lưu lượng khối lượng qua ISP là một phần không đổi của dòng khí thải. ISP phải được nối với một bộ chuyển đổi áp suất khác biệt DPT. Sự điều chỉnh để đạt được một áp suất khác biệt của điểm O (Zero) giữa EP và ISP được thực hiện với bộ điều chỉnh dòng FC1.

FD1, FD2 - các bộ chia dòng (Hình 15)

Một bộ ống Venturi hoặc tấm lỗ phun được lắp đặt trong ống xả EP và trong ống vận chuyển TT để cung cấp một mẫu theo tỷ lệ của khí thải không pha loãng. Cần có một hệ thống điều chỉnh bao gồm hai van điều chỉnh áp suất PCV1 và PCV2 để chia dòng theo tỷ lệ bằng điều chỉnh áp suất trong EP và DT.



FD3 - bộ chia dòng (Hình 16)

Một bộ ống (bộ phận có nhiều ống) được lắp đặt trong ống xả EP để cung cấp một mẫu theo tỷ lệ của khí thải không pha loãng. Một trong các ống cung cấp khí thải cho ống pha loãng DT, trong khi các ống khác đưa khí thải vào một buồng giảm chấn DC. Các ống phải có kích thước bằng nhau (cùng một đường kính, chiều dài, bán kính uốn cong) để đo sự chia dòng khí thải phụ thuộc vào tổng số ống. Cần có một hệ thống điều chỉnh cho sự chia dòng theo tỷ lệ bằng cách duy trì một áp suất khác biệt của điểm O (Zero), giữa lối ra của bộ phận có nhiều ống đi vào DC và lối ra của TT. Trong những điều kiện này, các tốc độ khí thải trong EP và FD3 là có tỷ lệ và dòng TT là phần không đổi của dòng khí thải. Hai điểm phải được nối với bộ chuyển đổi áp suất khác biệt DPT. Sự điều chỉnh để cung cấp áp suất khác biệt của không (Zero) được thực hiện với bộ điều chỉnh dòng FC1.



EGA - các máy phân tích khí thải (các Hình 12 đến Hình 16)

Có thể sử dụng các máy phân tích CO2 hoặc NOx (với phương pháp cân bằng cacbon, chỉ dùng máy phân tích CO2). Các máy phân tích phải được hiệu chuẩn tương tự như các máy phân tích để đo các chất phát thải khí. Có thể sử dụng một hoặc một số máy phân tích để xác định sự khác nhau của nồng độ.

Độ chính xác của các hệ thống đo phải sao cho độ chính xác của qmedfil ở trong phạm vi ± 4 %.

TT - ống vận chuyển (các Hình 10 đến Hình 18)

Ống vận chuyển phải:

- Càng ngắn càng tốt, nhưng không được dài quá 5 m.

- Bằng hoặc lớn hơn đường kính đầu dò lấy mẫu, nhưng đường kính không được lớn hơn 25 mm.

- Đi vào đường tâm của ống pha loãng và hướng về cuối dòng.

Nếu ống có chiều dài 1 m hoặc nhỏ hơn thì phải được bọc cách nhiệt bằng vật liệu có độ dẫn nhiệt lớn nhất là 0,05 W (m.k) với chiều dày hướng kính của lớp cách nhiệt tương ứng với đường kính của đầu dò lấy mẫu. Nếu ống có chiều dài lớn hơn 1 m thì phải được bọc cách nhiệt và được nung nóng tới nhiệt độ nhỏ nhất của thành là 523 K (250 oC).

Nhiệt độ thành ống vận chuyển có thể được xác định bằng cách tính toán truyền nhiệt tiêu chuẩn được cho trong Phụ lục E.

DPT - bộ chuyển đổi áp suất khác biệt (các Hình 10, Hình 11 và Hình 16)

Bộ chuyển đổi áp suất khác biệt phải có một phạm vi hoạt động ± 500 Pa hoặc nhỏ hơn.



FC1 - bộ điều chỉnh dòng (các Hình 10, Hình 11 và Hình 16)

Đối với các hệ thống đẳng động học (các Hình 10 và Hình 11) cần có một bộ điều chỉnh dòng để duy trì áp suất khác biệt không (Zero) giữa EP và IST. Có thể thực hiện điều chỉnh bằng:

a) Điều chỉnh tốc độ hoặc lưu lượng của quạt hút SB và giữ tốc độ hoặc lưu lượng của quạt áp lực PB không đổi trong mỗi chế độ (Hình 10) hoặc.

b) Điều chỉnh quạt hút SB ở một lưu lượng khối lượng không đổi của khí thải và điều chỉnh lưu lượng của quạt áp lực PB và do đó điều chỉnh lưu lượng mẫu khí thải ở vùng đầu cuối của ống vận chuyển TT (Hình 11).

Trong trường hợp một hệ thống điều chỉnh áp suất thì sai số duy trì trong mạch điều khiển không được vượt quá ± 3 Pa. Độ dao động áp suất trong ống pha loãng không được vượt quá ± 250 Pa so với giá trị trung bình.

Đối với hệ thống có nhiều ống (Hình 16) cần có một bộ điều chỉnh dòng cho việc chia dòng khí thải có tỷ lệ để duy trì một áp suất khác biệt không (zero) giữa lối ra của bộ phận có nhiều ống và lối ra của TT. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng điều chỉnh lưu lượng không khí phun vào DT tại lối ra của TT.



PCV1, PCV2 - các van điều chỉnh áp suất (Hình 15)

Cần có hai van điều chỉnh áp suất cho hệ thống ống Venturi kép/ống phun kép để chia dòng có tỷ lệ bằng cách điều chỉnh áp lực ngược của EP và áp suất trong DT. Các van phải được bố trí ở cuối dòng của SP trong EP và giữa PB và DT.



DC - buồng giảm chấn (Hình 16)

Phải lắp đặt một buồng giảm chấn ở lối ra của bộ phận có nhiều ống để giảm tới mức ít nhất độ dao động áp suất trong ống xả EP.



VN - ống Venturi (Hình 14)

Lắp đặt một ống Venturi trong ống pha loãng TT để tạo ra một áp lực âm trong vùng lối ra của ống vận chuyển TT. Lưu lượng khí qua TT được xác định bởi sự thay đổi động lực tại vùng ống Venturi và tỷ lệ với lưu lượng của quạt áp lực PB, dẫn tới một tỷ số pha loãng không đổi. Do sự thay đổi động lượng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ở lối ra của TT và sự chênh lệch áp suất giữa EP và DT nên tỷ số pha loãng thực tế thấp hơn một chút ở tải thấp so với tải cao.



FC2 - bộ điều chỉnh dòng (các Hình 12, Hình 13, Hình 17 và Hình 18 tùy chọn)

Có thể dùng một bộ điều chỉnh dòng để điều chỉnh dòng của quạt áp lực PB và / hoặc quạt hút SP. Bộ điều chỉnh dòng có thể được nối với các tín hiệu khí thải, không khí nạp hoặc tín hiệu dòng nhiên liệu và/hoặc các tín hiệu khác biệt CO2 hoặc NOx.

Khi dùng nguồn cung cấp không khí có áp (Hình 17) FC2 điều chỉnh trực tiếp dòng không khí.

FM1 - thiết bị đo dòng (các Hình 10, 11, 17 và 18)

Đồng hồ đo lưu lượng khí hoặc dụng cụ đo dòng khác để đo dòng không khí pha loãng. FM1 được tùy chọn nếu quạt áp lực PB được hiệu chuẩn để đo dòng.



FM2 - Thiết bị đo dòng (Hình 18)

Đồng hồ đo lưu lượng khí hoặc dụng cụ đo dòng khác để đo dòng khí thải pha loãng. FM2 được tùy chọn nếu quạt hút SB được hiệu chuẩn để đo dòng.



PB - quạt áp lực (máy nén khí) (các Hình 10 đến Hình 15 và Hình 18)

Để điều chỉnh lưu lượng không khí pha loãng. PB có thể được nối với các bộ điều chỉnh dòng FC1 hoặc FC2. Không cần dùng PB khi dùng một van bướm. PB có thể được dùng để đo dòng không khí pha loãng, nếu được hiệu chuẩn.



SB - quạt hút (các Hình 10 đến Hình 12, Hình 15, Hình 16 và Hình 18)

Chỉ dùng cho các hệ thống lấy mẫu một phần. SB có thể được dùng để đo dòng khí thải pha loãng nếu được hiệu chuẩn.



DAF - bộ lọc không khí pha loãng (các Hình 10 đến Hình 18)

Không khí pha loãng nên được lọc và lọc bằng than để loại bỏ các hyđro cacbon nền. Không khí pha loãng phải có nhiệt độ cao hơn 288 K (15 oC) và có thể được tách ẩm. Theo yêu cầu của cơ sở chế tạo động cơ, không khí pha loãng có thể được lấy mẫu theo quy trình kỹ thuật tin cậy để xác định các mức bụi nền, các mức này có thể được trừ đi khỏi các giá trị đo được trong khí thải pha loãng (xem 12.4).



DT - ống pha loãng (các Hình 10 đến Hình 18)

Ống pha loãng

- Phải có đủ chiều dài để tạo ra sự trộn hoàn toàn giữa khí thải và không khí pha loãng trong các điều kiện dòng chảy rối.

- Phải có kết cấu bằng thép không gỉ.

- Phải có đường kính ít nhất là 75 mm đối với kiểu lấy mẫu một phần.

- Phải có đường kính ít nhất là 25 mm đối với kiểu lấy mẫu toàn phần.

- Có thể được nung nóng tới nhiệt độ thành ống không lớn hơn 325 K (52 oC) bằng nung nóng trực tiếp hoặc nung nóng trước không khí pha loãng, miễn là nhiệt độ không khí không vượt quá 325 K (52 oC) trước khi dẫn khí thải vào ống pha loãng.

- Có thể được bọc cách nhiệt.

Khí thải động cơ phải được trộn hoàn toàn với không khí pha loãng. Đối với các hệ thống lấy mẫu một phần chất lượng trộn phải được kiểm tra sau khi đưa vào làm việc bằng một ống prôfin CO2 với động cơ đang chạy (ít nhất là 4 điểm đo cách điều). Nếu cần có thể dùng một tấm lỗ phun hòa trộn.

CHÚ THÍCH: Nếu nhiệt độ môi trường trong vùng lân cận của ống pha loãng (DT) thấp hơn 293 K (20 oC), cần đề phòng để tránh sự tổn thất bụi trên các thành nguội lạnh của ống pha loãng. Do đó cần nung nóng và/hoặc bọc cách nhiệt ống pha loãng trong các giới hạn đã cho trên.

Ở các tải trọng cao của động cơ, ống pha loãng có thể được làm mát bằng cách không gây ăn mòn như quạt tuần hoàn, miễn là nhiệt độ của môi trường làm mát không thấp hơn 293 K (20 oC).

HE - bộ trao đổi nhiệt (các Hình 15 và Hình 16)

Bộ trao đổi nhiệt phải có đủ dung lượng để duy trì nhiệt độ tại cửa vào quạt hút SB trong phạm vi ± 11 K so với nhiệt độ làm việc trung bình quan sát được trong quá trình thử.



17.2.2. Hệ thống pha loãng toàn dòng

Xem hình 19.

Một hệ thống pha loãng được mô tả dựa trên sự pha loãng toàn bộ khí thải khi sử dụng CVS (lấy mẫu thể tích không đổi). Phải đo thể tích tổng của hỗn hợp khí thải và không khí pha loãng. Có thể dùng một PDP hoặc một hệ thống CFV.

Để thu lượm bụi sau đó, đưa một mẫu khí thải pha loãng qua hệ thống lấy mẫu bụi (xem 17.3, các Hình 20 và Hình 21). Nếu điều này được thực hiện trực tiếp thì đây là sự pha loãng đơn. Nếu mẫu được pha loãng một lần nữa trong ống pha loãng thứ hai thì đây là sự pha loãng kép. Sự pha loãng kép có lợi nếu yêu cầu về nhiệt độ bề mặt bộ lọc không được đáp ứng bởi sự pha loãng đơn. Mặt dù cũng là một hệ thống pha loãng, hệ thống pha loãng kép được mô tả như một phương án cải tiến của hệ thống lấy mẫu bụi trong 17.3 - Hình 21, bởi vì nó có chung phần lớn các bộ phận với một hệ thống lấy mẫu bụi điển hình.

Các chất phát thải khí cũng có thể được xác định trong ống pha loãng của hệ thống pha loãng toàn dòng. Do đó các đầu lấy mẫu cho các thành phần khí được giới thiệu trên hình 19 nhưng không có trong danh sách đã nêu. Các yêu cầu riêng được chỉ ra trong 16.2 đối với các thành phần chính của khí thải, trong 16.5 đối với metanol và 16.6 đối với formandehit.



a Hệ thống máy phân tích, xem Hình 4.

b Khí nền.

c Khí thải.

d Xem Hình 20.

e Đến hệ thống lấy mẫu bụi, xem Hình 20 hoặc đến DDS, xem Hình 21.

f Nếu EFC được sử dụng.

g Tùy chọn.

h Hoặc.

i Lỗ thông.

j Khí pha loãng.

Toàn bộ khí thải không pha loãng được trộn với không khí pha loãng trong ống pha loãng DT. Lưu lượng khí thải pha loãng được đo bằng bơm pittông PDP hoặc một ống Venturi lưu lượng tới hạn CFV. Có thể dùng một bộ trao đổi nhiệt HE hoặc bộ bù lưu lượng điện tử EFC cho lấy mẫu bụi có tỷ lệ và xác định lưu lượng. Vì sự xác định khối lượng bụi dựa trên toàn dòng khí thải pha loãng cho nên không cần tính toán tỷ số pha loãng.



Hình 19 - Hệ thống pha loãng toàn dòng

Các phần cấu thành của Hình 19

EP - ống xả

Chiều dài ống xả từ cửa ra ống xả động cơ, cửa ra bộ tăng áp tuabin hoặc cơ cấu xử lý sau đến ống pha loãng không được lớn hơn 10 m. Nếu hệ thống có chiều dài vượt quá 4 m thì tất cả các đường ống vượt quá 4 m phải được bọc cách nhiệt, trừ trường hợp sử dụng khí cụ đo khói lắp thẳng hàng, nếu dùng. Chiều dày hướng kính của lớp bọc cách nhiệt tối thiểu phải là 25 mm. Độ dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt không được lớn hơn 0,1 W/(m.K), được đo ở 673 K. Để giảm quán tính nhiệt của ống xả, tỷ số chiều dày/đường kính phải là 0,015 hoặc nhỏ hơn. Việc sử dụng các đoạn uốn cong phải được giới hạn bởi tỉ số chiều dài/đường kính là 12 hoặc nhỏ hơn.



PDP - bơm pittông

Bơm PDP đo toàn dòng khí thải pha loãng từ số vòng quay của bơm và thể tích làm việc của bơm. PDP hoặc hệ thống pha loãng không khí nạp không được làm giảm áp lực ngược của hệ thống xả. Áp lực ngược tĩnh của khí thải được đo khi hệ thống PDP hoạt động phải duy trì trong phạm vi ± 1,5 kPa của áp lực tĩnh đo được khi không nối với PDP ở tốc độ và tải trọng xác định của động cơ. Nhiệt độ của hỗn hợp khí ở ngay phía trước PDP phải ở trong phạm vi ± 6K của nhiệt độ làm việc trung bình quan sát được trong quá trình thử khi không dùng phương pháp bù dòng. Chỉ dùng sự bù dòng nếu nhiệt độ tại lối vào PDP không vượt quá 323 K (50 oC).




tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương