TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 5573 : 2011


Tường nhiều lớp (bằng khối xây nhẹ và tường có các lớp ốp)



tải về 0.81 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.81 Mb.
#25950
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

10.4. Tường nhiều lớp (bằng khối xây nhẹ và tường có các lớp ốp)

10.4.1. Khi tính toán tường nhiều lớp (xem 8.1.8.1 đến 8.1.8.9), liên kết giữa các lớp tường được coi là cứng:

a) khi dùng lớp cách nhiệt bất kỳ và khoảng cách giữa các trục vách đứng tính từ viên gạch hoặc đá của hàng gạch đầu không quá 10 h và không lớn hơn 120 cm, trong đó h là chiều dày của lớp tường mỏng nhất;

b) khi dùng lớp cách nhiệt bằng bê tông đổ tại chỗ có cường độ chịu nén không nhỏ hơn 0,7 MPa hoặc khối xây bằng đá có mác không thấp hơn 1, khi các hàng xây đầu nằm ngang nằm cách nhau không quá 5 h và không quá 62 cm tính theo trục của các hàng xây đó.

10.4.2. Các liên kết mềm cần được thiết kế bằng thép chống ăn mòn hoặc thép được bảo vệ chống ăn mòn, cũng như bằng các vật liệu polimer. Tổng diện tích tiết diện của các liên kết mềm bằng thép không được nhỏ hơn 0,4 cm2 trên 1 m2 bề mặt tường.

10.4.3. Lớp ốp và khối xây chính của tường, nếu chúng được liên kết với nhau bằng giằng, thông thường, phải có các tính chất biến dạng gần giống nhau. Khuyến cáo sử dụng gạch ốp hoặc đá có chiều cao bằng chiều cao hàng xây của khối xây chính.

10.4.4. Trong thiết kế cần tính đến việc giằng lớp ốp được liên kết cứng với khối xây ở hàng xây đầu theo các chỉ dẫn ở 10.1.3.

10.4.5. Khi bố trí rãnh trong khối xây được liên kết cứng với lớp ốp, thì trong phạm vi phần lồi ra của tường trên toàn bộ chiều dày của nó, trong thiết kế cần phải dự tính đặt các lưới thép không cách nhau quá 3 mạch vữa.

10.5. Neo tường và neo cột

10.5.1. Tường gạch và cột gạch cần phải được liên kết với sàn và mái bằng các neo có tiết diện không ít hơn 0,5 cm2.

10.5.2. Khoảng cách giữa những neo của dầm, xà ngang hoặc giàn cũng như tấm đan hay tấm sàn tựa lên tường không được lớn hơn 6 m. Khi tăng khoảng cách giữa các giàn lên 12 m, thì phải có thêm neo phụ nối tường với mái. Đầu dầm gối lên xà ngang, gối lên tường trong hoặc cột phải được neo chắc và khi hai bên đều có dầm tựa thì chúng được nối lại với nhau.

10.5.3. Tường tự chịu lực trong nhà khung phải được liên kết với cột bằng các liên kết mềm cho phép có biến dạng thẳng đứng riêng rẽ của tường và của cột. Liên kết đặt dọc chiều cao cột phải bảo đảm sự ổn định của tường cũng như truyền tải trong gió từ tường sang cột khung.

10.5.4. Cần phải tính toán neo khi:

a) Khoảng cách giữa các neo lớn hơn 3 m;

b) Có những thay đổi không đối xứng của chiều dày cột hoặc tường;

c) Giá trị lực pháp tuyến N trên mảng tường lớn hơn 1000 kN.

Nội lực tính toán trong neo xác định theo công thức:

(78)

trong đó:



M là mô men uốn do tải trọng tính toán gây ra ở chỗ tựa của sàn hoặc mái lên tường trên chiều rộng bằng khoảng cách giữa các neo (Hình 14);

H là chiều cao tầng;

Ns là lực pháp tuyến tính toán trong tường ở tiết diện nằm ở mức ngang với cao trình neo tính trên chiều rộng bằng khoảng cách giữa hai neo.

CHÚ THÍCH: Những chỉ dẫn này không áp dụng cho tường bằng tấm gạch rung.



10.5.5. Nếu chiều dày của tường hoặc vách ngăn được thiết kế có xét đến điều kiện tựa ở chu vi thì cần phải có biện pháp liên kết với các kết cấu kề với tường hoặc vách ngăn ấy.



Hình 14 - Xác định nội lực trong neo do mô men uốn gây ra

10.6. Gối tựa của kết cấu lên tường

10.6.1. Dưới gối tựa của cấu kiện truyền tải trọng cục bộ lên khối xây phải có lớp vữa không dày hơn 15 mm và điều đó phải được chỉ ra trong thiết kế.

Ở những chỗ đặt tải trọng cục bộ, khi cần phải tính toán về ép cục bộ thì phải bố trí bản đệm có chiều dày là bội số các chiều dày lớp gạch nhưng không nhỏ hơn 15 cm và được đặt hai lưới cốt thép theo tính toán với một lượng không ít hơn 0,5 % thể tích bê tông.



10.6.2. Ở những chỗ tựa của giàn, dầm sàn, dầm cầu trục… lên phần bổ trụ thì phải có bản đệm giằng vào tường. Chiều sâu bản đệm ăn vào tường không được nhỏ hơn 11 cm (Hình 15). Khối xây nằm trên bản đệm phải được xây ngay sau khi làm bản đệm đó. Không cho phép chừa rãnh trong khối xây để làm bản đệm.



Hình 15 - Các tấm đệm bằng bê tông cốt thép

10.6.3. Khi tải trọng cục bộ đặt sát mép tường vượt quá 80 % khả năng chịu lực của khối xây về nén cục bộ thì phải đặt cốt thép cho phần khối xây ở gối tựa bằng các lưới thép mà đường kính thanh không nhỏ hơn 3 mm với kích thước ô lưới không lớn hơn 60 mm x 60 mm vào ít nhất là ba mạch vữa ngang.

Khi các tải trọng cục bộ trên trụ của tường bổ trụ thì phần khối xây nằm dưới bản đệm trong phạm vi 1 m phải bố trí lưới thép như trên nhưng cách nhau ba hàng gạch. Các lưới thép phải nối phần khối xây trụ với tường chính và ăn sâu vào tường không ít hơn 11 cm.



10.7. Tính toán gối tựa của các cấu kiện đặt trên tường gạch

10.7.1. Khi có dầm, xà ngang hoặc tấm lát bê tông cốt thép tựa trên tường và cột gạch thì ngoài việc tính toán các tiết diện nằm dưới gối tựa chịu nén lệch tâm và nén cục bộ còn cần phải kiểm tra tiết diện chịu nén đúng tâm theo khả năng chịu lực của khối xây và của các cấu kiện bê tông cốt thép.

Tính toán gối tựa chịu nén đúng tâm theo công thức:



N ≥ gpRA (79)

trong đó:



A là tổng diện tích tiết diện khối xây và cấu kiện bê tông cốt thép ở gối tựa trong phạm vi tường hoặc cột mà cấu kiện đặt lên nó;

R là cường độ chịu nén tính toán của khối xây;

g là hệ số phụ thuộc vào diện tích gối tựa của cấu kiện bê tông cốt thép;

p là hệ số phụ thuộc vào loại lỗ rỗng trong cấu kiện bê tông cốt thép;

Hệ số g đối với tất cả các loại cấu kiện bê tông cốt thép (dầm, xà ngang, lanh tô, tấm lát) lấy như sau:



g = 1 nếu Ab 0,1A;

g = 0,8 nếu Ab ≥ 0,4A;

trong đó:



Ab là tổng diện tích gối tựa của bê tông cốt thép.

Với những giá trị trung gian của Ab thì hệ số g xác định theo nội suy. Nếu cấu kiện bê tông cốt thép (dầm, tấm lát…) kê lên khối xây từ nhiều phía có chiều cao như nhau và diện tích gối tựa Ab > 0,8A thì trong công thức (79) cho phép không dùng hệ số g và lấy A bằng Ab.

Hệ số p lấy bằng 1 với những cấu kiện đặc và tấm lát có lỗ tròn, lấy bằng 0,5 đối với tấm lát có lỗ rỗng ô van và có cốt đai tại khu vực gối tựa.

10.7.2. Trong những tấm lát bằng bê tông cốt thép lắp ghép có lỗ rỗng chưa lấp kín, ngoài việc kiểm tra khả năng chịu lực nói chung của mặt gối tựa còn cần phải kiểm tra khả năng chịu lực của tiết diện ngang cắt qua sườn tấm đan theo công thức:

N ≤ nRbAnt + RAkx (80)

trong đó:

Rb là cường độ chịu nén tính toán của bê tông lấy theo TCXDVN 356:2005;

Ant là diện tích tiết diện ngang của tấm lát có kể đến sự giảm yếu bởi các lỗ rỗng trên chiều dài gối tựa của tấm lát lên khối xây (tổng diện tích tiết diện sườn);

R là cường độ chịu nén tính toán của khối xây;

Akx là diện tích tiết diện khối xây ở phạm vi gối tựa (không kể phần tiết diện mà tấm lát kê gối).

n = 1,25 đối với bê tông nặng và n = 1,1 đối với bê tông cốt liệu rỗng.

10.7.3. Tính toán mối ngàm của dầm công xôn vào khối xây (Hình 16a) được tiến hành theo công thức sau:



(81)

trong đó:

Q là tải trọng tính toán do trọng lượng của dầm và các tải trọng đặt vào nó;

Rcb là cường độ tính toán của khối xây khi chịu nén cục bộ;

a là chiều sâu đoạn ngàm của dầm vào khối xây;

b là chiều rộng cánh dầm;

e0 là độ lệch tâm của lực tính toán; đối với điểm giữa của đoạn ngàm: e0 = C + a/2;

C là khoảng cách từ lực Q đến mặt phẳng tường.

Chiều sâu cần thiết của gối tựa ngàm cần được xác định theo công thức:

(82)

Nến mối ngàm đầu dầm không thỏa mãn yêu cầu tính toán theo công thức (81) thì cần tăng độ sâu của ngàm hoặc đặt tấm phân phối lực ở bên dưới và bên trên dầm công xôn.

Nếu độ lệch tâm của tải trọng đối với trọng tâm diện tích gối ngàm lớn hơn 2 lần chiều sâu mối ngàm (e0 > 2a) có thể không cần tính đến ứng suất do nén: trong trường hợp này cần tính toán theo công thức sau:

(83)

Khi sử dụng các tấm kê phân phối lực ở dạng dầm hẹp với chiều rộng không lớn hơn 1/3 chiều sâu gối ngàm, cho phép lấy biểu đồ ứng suất dưới tấm kê có dạng hình chữ nhật (Hình 16).





Hình 16 - Sơ đồ tính toán mối ngàm của dầm công xôn

10.8. Lanh tô và tường treo

10.8.1. Các lanh tô bằng bê tông cốt thép được tính với tải trọng của sàn và áp lực do khối xây còn mới chưa đóng rắn sinh ra, tương đương với trọng lượng của dải khối xây có chiều cao bằng 1/3 nhịp lanh tô.

CHÚ THÍCH 1: Khi có các biện pháp đặc biệt (khấc lồi lõm trong các lanh tô đúc sẵn, có thép chờ…) cho phép kể đến sự làm việc chung giữa lanh tô và khối xây.

CHÚ THÍCH 2: Không kể đến các tải trọng đè lên lanh tô từ các dầm, tấm sàn nếu chúng đặt cao hơn lanh tô một khoảng cách bằng nhịp lanh tô.

10.8.2. Khối xây của các tường treo, xây trên các dầm đỡ cần được kiểm tra về cường độ và chịu nén cục bộ ở vùng trên gối tựa của dầm đỡ. Cũng cần phải kiểm tra cường độ khối xây chịu nén cục bộ ở dưới gối của dầm đỡ tường. Chiều dài của biểu đồ phân bố áp lực trong mặt phẳng tiếp xúc giữa tường và dầm đỡ tường được xác định tùy thuộc vào độ cứng của khối xây và dầm đỡ tường. Khi đó dầm đỡ tường được thay thế bằng một dải khối xây qui ước tương đương theo điều kiện độ cứng. Chiều cao của dải được xác định theo công thức:

(84)

trong đó:



Eb là mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông;

Ired là mô men quán tính của tiết diện qui đổi của dầm đỡ tường, lấy theo TCXDVN 356:2005;

E là mô đun biến dạng của khối xây xác định theo công thức (7);

h là chiều dày của tường treo.

Độ cứng của dầm đỡ tường bằng thép được tính bằng tích số EsIs, trong đó: Es Is là mô đun đàn hồi của thép và mô men quán tính của tiết diện dầm đỡ bằng thép.



10.8.3. Biểu đồ phân bố áp lực trong khối xây trên các gối tựa các dầm đỡ tường liên tục có thể lấy theo dạng hình tam giác khi a 2S (Hình 17a) và theo dạng hình thang với đáy nhỏ bằng (a - 2S) khi 2S < a ≤ 3S (Hình 17b). Giá trị lớn nhất của ứng suất nén cục bộ cb (chiều cao của hình tam giác hoặc hình thang) được xác định từ điều kiện cân bằng thể tích của biểu đồ áp lực và phản lực gối tựa của dầm đỡ tường theo công thức:

- Khi biểu đồ áp lực có dạng tam giác (a ≤ 2S):



(85)

- Khi biểu đồ áp lực có dạng hình thang (2S < a ≤ 3S):



(86)

trong đó:



a là chiều dài gối tựa (chiều rộng mảng tường);

N là phản lực gối tựa của dầm đỡ tường tải trọng đặt trong phạm vi nhịp dầm và chiều dài gối tựa đã trừ đi trọng lượng bản thân dầm đỡ tường;

S là chiều dài đoạn biểu đồ phân bố áp lực về mỗi phía kể từ mép gối tựa: S = 1,57H0;

h là chiều dày tường.

Nếu a1 > 3S thì trong công thức (86) thay a bằng chiều dài tính toán của gối tựa a1 = 3S được tạo nên bởi hai đoạn dài 1,5S về mỗi phía của mảng tường (Hình 17c) với đáy.







a) Ở gối tựa giữa của dầm liên tục khi a 2S

b) Ở gối tựa giữa của dầm liên tục khi 2S < a 3S





c) cũng như trên khi a > 3S

d) Ở gối tựa biên của dầm liên tục và ở gối tựa của dầm đỡ một nhịp

Hình 17 - Biểu đồ phân bố áp lực trong khối xây ở bên trên gối tường treo

10.8.4. Biểu đồ phân bố áp lực trên gối biên của dầm đỡ liên tục hoặc trên gối đỡ tựa của dầm đỡ một nhịp nên lấy theo hình tam giác (Hình 17d) với đáy.

lc = a1 + S1 (87)

trong đó:



S1 là chiều dài đoạn biểu đồ phân bố áp lực kể từ mép gối tựa: S1 = 0,9H0;

a1 là chiều dài đoạn gối tựa của phần dầm đỡ nhưng không lớn hơn 1,5 H (H là chiều cao của dầm đỡ tường).

Ứng suất lớn nhất ở bên trên gối đỡ dầm:



(88)

10.8.5. Cường độ của khối xây tường treo khi chịu nén cục bộ ở trên khu vực trên gối tựa của dầm đỡ cần được kiểm tra theo các chỉ dẫn từ 8.1.4.1 đến 8.1.4.4.

Tính toán về nén cục bộ của khối xây dưới gối tựa của các dầm đỡ liên tục cần tiến hành đối với phần nằm trong phạm vi gối tựa với chiều dài:

a) Không lớn hơn 3 H kể từ mép gối tựa (H là chiều cao dầm đỡ tường);

b) Không lớn hơn 1,5 H đối với gối tựa biên và gối tựa của dầm đỡ tường một nhịp (chiều dài gối tựa của dầm một nhịp không được nhỏ hơn H).

Nếu tiết diện tính toán nằm ở độ cao H1 so với mặt trên của dầm đỡ tường thì khi xác định chiều dài đoạn SS1 cần lấy chiều cao dải khổ xây H01 = H0 + H1.

Diện tích tính toán của tiết diện A khi tính toán tường treo chịu nén cục bộ lấy như sau:

- Trong vùng ở bên trên gối tựa giữa của dầm đỡ tường liên tục: lấy giống như trường hợp khối xây chịu tải trọng cục bộ đặt ở phần giữa tiết diện;

- Trong vùng ở bên trên gối tựa biên của dầm đỡ tường liên tục hoặc ở bên trên gối tựa của dầm đơn giản cũng như khi tính khối xây ở bên dưới gối tựa của dầm đỡ tường thì lấy giống như trường hợp khối xây chịu tải trọng đặt ở mép tiết diện.



10.8.6. Biểu đồ phân bố áp lực trong khối xây của tường treo khi có ô cửa lấy theo dạng hình thang, sao cho phần diện tích tam giác bị bớt đi khỏi biểu đồ áp lực ở phạm vi ô của sổ phải bằng diện tích tam giác bị bớt đi khỏi biểu đồ áp lực ở phạm vi ô cửa sổ phải bằng diện tích hình bình hành, được thêm vào trong phần còn lại của biểu đồ (Hình 18). Khi ô cửa nằm ở độ cao H1 so với dầm đỡ thì chiều dài đoạn S tương ứng phải được lấy tăng lên (xem 10.8.5).



Hình 18 - Biểu đồ phân bố áp lực trong khối xây tường treo khi có ô cửa

10.8.7. Tính toán dầm đỡ tường được tiến hành với hai trường hợp chất tải:

a) Tải trọng tác dụng trong giai đoạn xây dựng. Khi khối xây tường làm bằng gạch, gạch gốm hay gạch bê tông thường, cần lấy tải trọng là trọng lượng bản thân của khối xây chưa khô có chiều cao bằng 1/3 nhịp.

Khi khối xây tường bằng các tấm blốc cỡ lớn (bê tông hoặc gạch), chiều cao của dải khối xây có tải trọng tác dụng lên dầm đỡ tường bằng 1/2 nhịp, nhưng không nhỏ hơn chiều cao một hàng xây. Khi có các ô cửa, trong trường hợp chiều cao của dải khối xây từ mặt trên dầm tường tới bệ cửa nhỏ hơn 1/3 nhịp, phải tính cả trọng lượng khối xây tường tới mặt trên của lanh tô bê tông cốt thép hoặc thép (Hình 19). Khi dùng lanh tô bằng gạch cần kể đến trọng lượng của khối xây tường cao tới độ cao cao hơn mặt trên của ô cửa một khoảng bằng 1/3 chiều rộng của ô cửa.

b) Tải trọng tác dụng khi ngôi nhà đã hoàn thành. Những tải trọng này được thể hiện trên Hình 17, 18 và truyền lên dầm tường qua gối tựa.

Số lượng và cách bố trí cốt thép trong dầm dựa theo trị số mô men uốn và lực cắt lớn nhất được xác định theo hai giai đoạn tính toán nêu ở trên.

CHÚ DẪN:


1 Tải trọng lên dầm tường

2 Lanh tô bê tông cốt thép



Hình 19 - Sơ đồ chất tải lên dầm tường khi có ô cửa trong tường

10.9. Mái đua và tường chắn mái

10.9.1. Tính toán phần trên cùng của tường tại tiết diện nằm trực tiếp dưới mái đua được tiến hành theo hai giai đoạn hoàn thành của ngôi nhà:

a) Cho các ngôi nhà chưa hoàn thành khi chưa có mái và sàn tầng hầm mái;

b) Cho các ngôi nhà đã hoàn thành.

10.9.2. Tính toán tường dưới mái đua cho các ngôi nhà chưa hoàn thành theo các tải trọng sau:

a) Tải trọng tính toán do trọng lượng bản thân của mái đua và ván khuôn (đối với các mái đua bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ và bằng gạch cốt thép) nếu ván khuôn được đỡ bằng các công xôn hoặc thanh chống xiên ngàm chặt vào khối xây;

b) Tải trọng tính toán tạm thời trên mép mái đua là 1 kN trên 1 mét dài của mái đua hoặc trên một cấu kiện của mái đua lắp ghép, nếu nó có chiều dài nhỏ hơn 1 mét;

c) Tải trọng gió tiêu chuẩn lên mặt trong của tường.

CHÚ THÍCH 1: Nếu khi thiết kế đầu mút của các neo giữ ổn định cho mái đua được ngàm chặt dưới sàn của tầng hầm, thì khi tính toán cần kể đến tác dụng của sàn này (toàn bộ hay một phần).

CHÚ THÍCH 2: Cần phải kiểm tra ổn định của mái đua khi khối xây chưa khô.



10.9.3. Mái đua và phần tường mái đua của các ngôi nhà đã hoàn thành phải được tính toán theo các tải trọng sau:

a) Trọng lượng của tất cả các cấu kiện của nhà, kể cả những trọng lượng tạo nên mô men lật đối với mép ngoài của tường cũng như trọng lượng làm tăng ổn định của tường, khi đó trọng lượng mái lấy giảm đi một lượng bằng trị số lực hút của tải trọng gió tính toán;

b) Tải trọng tính toán đặt ở mép mái đua là 1,5 kN trên 1 mét dài hoặc trên một cấu kiện của mái đua lắp ghép có chiều dài nhỏ hơn 1 mét;

c) 50% giá trị của tải trọng gió tính toán.



10.9.4. Phần nhô ra của mái đua, do các hàng gạch xây nhô ra tạo nên, không được lớn hơn một nửa chiều dày của tường. Trong đó phần nhô ra của mỗi hàng không được vượt quá 1/3 chiều dài của viên gạch hoặc đá.

10.9.5. Đối với các khối xây của mái đua có phần nhô ra nhỏ hơn một nửa chiều dày của tường và không lớn hơn 20 cm được sử dụng các loại vừa dùng cho các khối xây tường ở tầng trên cùng. Khi phần nhô ra của mái đua gạch lớn hơn, phải dùng mác vữa lớn hơn hoặc bằng 5 cho các khối xây đó.

10.9.6. Khi mái đua và tầng chắn mái không đủ ổn định, chúng cần được neo chắn vào phần dưới của khối xây bằng các neo.

Khoảng cách giữa các neo không được lớn hơn 2 m, nếu các đầu neo gắn bằng các rông đen riêng biệt, còn khi gắn các đầu neo vào đầu xà ngang thì khoảng cách giữa các neo có thể tăng tới 4 m. Neo phải ngàm sâu hơn chiều dài tính toán một đoạn ít nhất 15 cm.

Khi sàn tầng áp mái bằng bê tông cốt thép thì đầu neo cần đặt dưới sàn này.

Khi mái đua được lắp ghép bằng các cấu kiện bê tông cốt thép, thì cần phải bảo đảm sự ổn định của từng cấu kiện trong quá trình xây dựng.



10.9.7. Theo nguyên tắc, các neo đặt trong khối xây và cách mép trong của tường 1/2 viên gạch. Còn nếu các neo đặt ở ngoài khối xây, thì chúng cần được bảo vệ bằng lớp vữa xi măng dày 3 cm (kể từ mặt ngoài của neo). Khi khối xây bằng vữa mác 1 và thấp hơn, các neo phải đặt trong các hốc và sau đó được chèn bằng bê tông.

10.9.8. Tiết diện của neo cho phép xác định theo nội lực:

(89)

trong đó:



M là mô men uốn lớn nhất do tải trọng tính toán gây ra;

h0 là khoảng cách từ mép chịu nén của tiết diện tường đến trục neo (chiều cao tính toán của tiết diện).

10.9.9. Khối xây của tường mái đua phải được kiểm tra chịu nén lệch tâm. Khi không có neo, cũng như khi có neo tại tiết diện ở vị trí ngàm của chúng, độ lệch tâm không được lớn hơn 0,7y.

Trong mọi trường hợp, cần phải kiểm tra bằng tính toán tất cả các mối truyền lực (vị trí ngàm của neo, các dầm neo…).



10.9.10. Tường chắn mái cần tính toán tại tiết diện thấp nhất theo nén lệch tâm chịu tải trọng do trọng lượng bản thân và tải trọng gió tính toán (với hệ số khí động bằng 1,4). Khi không có neo, thì độ lệch tâm không được lớn hơn 0,7y.

10.9.11. Những tải trọng làm tăng ổn định của mái đua và tường chắn mái được nhân với hệ số vượt tải bằng 0,9.

10.10. Móng và tường tầng hầm

10.10.1. Móng, tường, tầng hầm được phép dùng gạch đất sét ép dẻo nung kỹ, đá thiên nhiên có qui cách hoặc ở dạng thô, bê tông đá hộc, bê tông toàn khối cũng như blốc bê tông cỡ lớn và nhỏ lắp ghép.

Cường độ tính toán của khối xây móng băng và tường tầng hầm bằng blốc bê tông cỡ lớn lấy theo Bảng 3.

Khi tính toán tường tầng hầm hoặc tường móng trong trường hợp mà chiều dày của chúng nhỏ hơn chiều dày của tầng xây ở trên, cần kể thêm độ lệch tâm ngẫu nhiên C = 4 cm và độ lệch tâm của lực dọc.

10.10.2. Chuyển từ một độ sâu đặt móng này đến một độ sâu đặt móng khác cần phải làm bậc. Khi đất chặt thì tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc không được vượt quá 1:1 và chiều cao của bậc không quá 1 m. Khi đất không chặt thì tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc không được vượt quá 1:2 và chiều cao của bậc không quá 0,5 m.

Việc mở rộng móng đá hộc và móng bê tông đá hộc tới đệm móng cũng phải làm bậc. Chiều cao của bậc móng bê tông đá hộc không nhỏ hơn 30 cm, còn chiều cao bậc của móng đá hộc không nhỏ hơn 2 hàng xây (35 cm đến 60 cm). Chiều rộng của bậc xác định bằng tính toán sao cho tỉ lệ chiều cao và chiều rộng không nhỏ hơn số liệu ghi trong Bảng 30.




tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương