TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 5573 : 2011



tải về 0.81 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.81 Mb.
#25950
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

8.1.7. Cấu kiện chịu cắt

Tính toán chịu cắt khối xây không có cốt thép theo mạch vữa ngang không giằng và khối xây đá hộc theo mạch vữa có giằng được tiến hành theo công thức sau:



Q ≤ (Rc + 0,8no)A (23)

trong đó:



Rc là cường độ chịu cắt tính toán của khối xây (xem Bảng 9);

 là hệ số ma sát theo mạch của khối xây, lấy bằng 0,7 cho khối xây bằng gạch và đá có hình đều đặn;

o là ứng suất nén trung bình khi tải trọng nhỏ nhất được xác định với hệ số vượt tải 0,9;

n là hệ số, lấy bằng 1 với khối xây bằng đá và gạch đặc, lấy bằng 0,5 đối với khối xây bằng gạch rỗng và đá có các khe rỗng thẳng đứng, cũng như đối với khối xây bằng đá hộc;

A là diện tích tính toán của tiết diện.

Việc tính toán khối xây chịu cắt theo tiết diện có giằng (theo gạch hay đá) cũng được tiến hành theo công thức (23) nhưng không kể đến ảnh hưởng của ứng suất nén (bỏ số hạng thứ hai của công thức (23). Cường độ tính toán của khối xây lấy theo Bảng 10.

Khi chịu nén lệch tâm với độ lệch tâm vượt ra khỏi giới hạn của lõi tiết diện (đối với tiết chữ nhật có e0 > 0,17h) thì diện tích tính toán của tiết diện chỉ là diện tích vùng nén của tiết diện An.

8.1.8. Tường nhiều lớp (tường cấu tạo từ khối xây nhẹ và tường có các lớp ốp)

8.1.8.1. Các lớp riêng biệt của tường nhiều lớp phải được nối với nhau bằng các liên kết cứng hoặc mềm (xem 10.4.1 và 10.4.2). Các liên kết cứng phải bảo đảm phân phối tải trọng giữa các lớp.

8.1.8.2. Khi tính toán độ bền của tường nhiều lớp, phân loại hai trường hợp:

a) Liên kết cứng các lớp. Độ bền và các tính chất đàn hồi của các lớp, cũng như việc sử dụng không hết độ bền của chúng khi chúng làm việc đồng thời cần được kể đến bằng cách qui đổi diện tích tiết diện về một loại vật liệu của lớp chịu lực chính. Độ lệch tâm của tất cả các lực phải được xác định so với trục của tiết diện qui đổi;

b) Liên kết mềm các lớp. Mỗi lớp cần được tính toán riêng biệt với tải trọng truyền vào nó: tải trọng do sàn mái và sàn tầng chỉ được truyền lên lớp trong. Tải trọng do trọng lượng bản thân của lớp cách nhiệt cần được phân phối theo tỉ lệ tiết diện của chúng.

8.1.8.3. Khi qui đổi tiết diện tường về một loại vật liệu, thì chiều dày của các lớp phải lấy theo thực tế, còn chiều rộng của chúng (dọc chiều dài tường) lấy thay đổi theo tỉ lệ với các cường độ tính toán và hệ số sử dụng cường độ của các lớp theo công thức:

(24)

trong đó:



bred là chiều rộng qui đổi của một lớp;

b là chiều rộng thực tế của lớp;

R, m lần lượt là cường độ tính toán và hệ số sử dụng cường độ của lớp mà đang tính qui đổi về nó;

Ri, mi lần lượt là cường độ tính toán và hệ số sử dụng cường độ của bất kỳ lớp tường nào khác.

Các hệ số sử dụng cường độ mmi của các lớp trong tường nhiều lớp cho trong Bảng 21.



8.1.8.4. Việc tính toán tường nhiều lớp dùng liên kết cứng cần được tiến hành:

a) khi nén đúng tâm: theo công thức (10);

b) khi nén lệch tâm: theo công thức (13).

Trong các công thức (10) và (13): lấy diện tích qui đổi của tiết diện Ared , diện tích phần chịu nén của tiết diện qui đổi An,red , và cường độ tính toán đã kể đến hệ số sử dụng cường độ, mR , của lớp mà tiết diện qui đổi về nó.

Các hệ số uốn dọc , 1 và hệ số md cần được xác định theo các chỉ dẫn trong 8.1.1.2 đến 8.1.1.6 và 8.1.2.1 đối với vật liệu của lớp mà tiết diện qui đổi về nó.

Khi độ lệch tâm đối với trục của tiết diện qui đổi vượt quá 0,7y, cũng cần phải tiến hành tính toán nó theo sự mở rộng vết nứt theo các chỉ dẫn trong 9.2.



Bảng 21 - Hệ số sử dụng cường độ của vật liệu

Gạch bê tông

Các lớp làm từ vật liệu

gạch gốm

gạch đất sét ép dẻo

gạch silicát

gạch đất sét ép nửa khô

m

mi

m

mi

m

mi

m

mi

Gạch bê tông cốt liệu rỗng và gạch bê tông rỗng mác 25 trở lên

0,80

1,00

0,90

1,00

1,00

0,90

1,00

0,85

Gạch bê tông tổ ong loại A mác 25 trở lên

-

-

0,85

1,00

1,00

0,80

1,00

0,80

Gạch bê tông tổ ong loại B mác 25 trở lên

-

-

0,70

1,00

0,80

1,00

0,90

1,00

8.1.8.5. Khi tính toán tường nhiều lớp dùng liên kết mềm (không giằng đối đầu) thì các hệ số , 1 md cần được xác định theo 8.1.1.2 đến 8.1.1.6 và 8.1.2.1 đối với chiều rộng qui ước bằng tổng chiều dày của hai lớp chịu lực của tường rồi nhân với hệ số 0,7.

Khi các lớp dùng vật liệu khác nhau thì xác định đặc trưng đàn hồi qui đổi red theo công thức:



(25)

trong đó:

1 2 là đặc trưng đàn hồi của các lớp;

h1h2 là chiều dày của các lớp.

8.1.8.6. Trong tường hai lớp dùng liên kết cứng, độ lệch tâm của lực dọc về phía lớp cách nhiệt-cách nước không được vượt quá 0,5y.

8.1.8.7. Tường nhiều lớp dùng băng cách nhiệt (làm từ băng khoáng, băng polimer và các băng tương tự), bột hoặc chèn bằng bê tông có cường độ chịu nén từ 1,5 MPa trở xuống cần được tính toán theo tiết diện khối xây không kể đến khả năng chịu lực của lớp cách nhiệt.

8.1.8.8 Việc tính toán tường có các lớp ốp được liên kết cứng với vật liệu tường, khi có hoặc không có các lớp chịu lực kèm cách nhiệt-nước cần được tiến hành theo các nguyên tắc tính toán tường nhiều lớp (8.1.8.2 đến 8.1.8.4) theo diện tích tiết diện qui đổi về một loại vật liệu của lớp chịu lực chính của tường.

Trong tường nhiều lớp có các lớp ốp, trị số của hệ số sử dụng cường độ của lớp chịu lực mà tiết diện được qui đổi về nó cần được lấy theo số nhỏ hơn từ các trị số cho trong Bảng 21 và Bảng 22.

Khi độ lệch tâm của tải trọng về phía lớp ốp, thì hệ số  trong công thức (13) cần lấy bằng 1.

Khi độ lệch tâm về phía khối xây vượt quá 0,7y so với trục của tiết diện qui đổi, thì tiến hành tính toán độ rộng khe nứt của các mạch ốp ở phần chịu kéo của tiết diện theo các chỉ dẫn trong 9.2.



Các hệ số sử dụng cường độ mmi của các lớp trong tường có các lớp ốp cho trong Bảng 22.

8.1.8.9. Khi tính toán tường có các lớp ốp, thì độ lệch tâm của tải trọng về phía lớp ốp không được vượt quá 0,25y (với y là khoảng cách từ trọng tâm tiết diện qui đổi đến mép của tiết diện về phía lệch tâm). Khi độ lệch tâm về phía mép trong của tường e0 > y(1 - m)/(1 + m), nhưng không nhỏ hơn 0,1y , thì việc tính toán theo các công thức từ (10) đến (13) được tiến hành không kể đến các hệ số m mi (cho trong Bảng 21 và Bảng 22) như tiết diện một lớp dùng vật liệu của lớp chịu lực chính của tường, khi đó, phải đưa vào tính toán toàn bộ diện tích của tiết diện tường.

Bảng 22 - Hệ số sử dụng cường độ

Vật liệu của lớp ốp

Vật liệu của tường

đá gốm

gạch đất sét ép dẻo

gạch silicát

gạch đất sét ép nửa khô

m

mi

m

mi

m

mi

m

mi

Gạch ốp mặt ép dẻo có chiều cao 65 mm

0,80

1,00

1,00

0,90

1,00

0,60

1,00

0,65

Đá gốm ốp mặt có các rãnh dạng lỗ rỗng cao 140 mm

1,00

0,90

1,00

0,80

0,85

0,60

1,00

0,50

Tấm cỡ lớn làm từ bê tông silicát

0,60

0,80

0,60

0,70

0,70

0,60

0,90

0,60

Gạch silicát

0,60

0,85

0,60

1,00

1,00

1,00

1,00

0,80

Đá silcát cao 138 mm

0,90

1,00

0,80

1,00

1,00

0,80

1,00

0,70

Tấm cỡ lớn làm từ bê tông nặng (dùng chất kết dính là xi măng)

1,00

0,90

1,00

0,90

1,00

0,75

1,00

0,65

8.2. Kết cấu gạch đá cốt thép

8.2.1. Cấu kiện dùng lưới thép đặt ngang

8.2.1.1. Tính các cấu kiện có cốt thép lưới (Hình 10) chịu nén đúng tâm theo công thức:

N ≤ md RtkA (26)

trong đó:



N là lực dọc tính toán;

Rtk là cường độ tính toán khi nén đúng tâm đối với khối xây có cốt thép lưới bằng gạch các loại và bằng đá gốm có khe rỗng thẳng đứng được xác định theo công thức:

(27)

Khi mác vừa nhỏ hơn 2,5 (khi kiểm tra cường độ khối xây trong quá trình thi công), thì Rtk được xác định theo công thức:



(28)

Khi cường độ vữa lớn hơn 2,5 MPa thì tỉ số R1 /R25 lấy bằng 1;



CHÚ DẪN:


1 Lưới thép

2 Đầu lưới thép thò ra ngoài để tiện kiểm tra



Hình 10 - Khối xây đặt lưới thép

R1 là cường độ tính toán chịu nén của khối xây không có cốt thép ở tuổi đang xét của vữa;

R25 là cường độ tính toán của khối xây khi mác vữa là 2,5;

t = (Vt / Vk)100 là hàm lượng cốt thép theo thể tích, đối với lưới ô vuông bằng thép thanh có tiết diện Att, đặt cách nhau một khoảng bằng S theo chiều cao khối xây, cạnh ô vuông là C thì



Vt Vk là thể tích của cốt thép và khối xây;

md là hệ số, xác định theo công thức (16);

 là hệ số uốn dọc, xác định theo Bảng 17 với h hay i và đặc trưng đàn hồi của khối xây có cốt thép lưới t tính theo công thức (6).

CHÚ THÍCH 1: Hàm lượng thép của khối xây đặt cốt thép lưới khi chịu nén đúng tâm không được vượt quá giá trị số xác định theo công thức:

CHÚ THÍCH 2: Những cấu kiện đặt cốt thép lưới phải dùng vữa có mác không nhỏ hơn 50 khi chiều cao mỗi hàng xây không lớn hơn 150 mm.



8.2.1.2. Việc tính toán các cấu kiện chịu nén lệch tâm có cốt thép lưới khi lệch tâm nhỏ không vượt quá giới hạn lõi tiết diện (đối với tiết diện chữ nhật e0 ≤ 0,17h) cần thực hiện theo công thức:

N ≤ md1RtkuAn (29)

hoặc đối với tiết diện chữ nhật:



(30)

trong đó:



Rtku là cường độ tính toán của khối xây có cốt thép lưới khi chịu nén lệch tâm, được xác định theo công thức (31) khi mác vữa lớn hơn hoặc bằng 5:

(31)

còn khi mác vữa nhỏ hơn 2,5 (khi kiểm tra cường độ khối xây trong quá trình thi công) được xác định theo công thức:



(32)

Các kí hiệu còn lại xem giải thích trong 8.1.1.1 và 8.1.2.1.

CHÚ THÍCH 1: Khi độ lệch tâm vượt ra ngoài giới hạn tiết diện (tiết diện chữ nhật e0 > 0,17h) cũng như khi h > 53 không nên dùng cốt thép lưới.

CHÚ THÍCH 2: Hàm lượng thép của khối xây đặt cốt thép lưới khi chịu nén lệch tâm không được vượt quá giá trị số xác định theo công thức: t = 50R/((1 - 2eo /y)Rt) ≥ 0,1%.



8.2.2. Cấu kiện dùng cốt thép dọc

8.2.2.1. Tính toán cấu kiện gạch đá có cốt thép dọc chịu nén đúng tâm theo công thức:

N ≤ md(0,85RA + R'tAtn) (33)

trong đó:



Atn là diện tích cốt thép dọc;

R't là cường độ tính toán của cốt thép dọc chịu nén lấy theo 7.1.9.

Còn các kí hiệu khác xem 8.1.1.1.



8.2.2.2. Tính toán cấu kiện tiết diện chữ nhật có cốt thép dọc chịu nén lệch tâm khi độ lệch nhỏ (x > 0,55 h0) theo công thức:

(34)

Nếu độ lệch tâm không vượt ra ngoài giới hạn lõi tiết diện (tiết diện chữ nhật) cần phải kiểm tra bổ sung theo điều kiện sau:



(35)

Trong các công thức trên:



b là chiều rộng tiết diện chữ nhật;

x là chiều cao vùng chịu nén của khối xây được xác định từ phương trình (37);

aa' tương ứng là khoảng cách từ trọng tâm cốt thép AtA't đến mép ngoài của tiết diện gần nhất;

h là chiều cao của tiết diện chữ nhật;

ho = h - a h' = h - a' là chiều cao tính toán của tiết diện;

At là diện tích cốt thép dọc nằm ở vùng chịu kéo hoặc chịu nén ít hơn;

A't là diện tích cốt thép dọc nằm ở vùng chịu nén;

R't là cường độ tính toán của cốt thép dọc lấy theo 7.1.9;

ee' tương ứng là khoảng cách từ điểm đặt lực N đến trọng tâm cốt thép At A't.

Các kí hiệu khác xem 8.1.1.1.



8.2.2.3. Tính toán cấu kiện chữ nhật có cốt thép dọc chịu nén lệch tâm lớn (x ≤ 0,55h0) theo công thức:

N ≤ md(1,05Rbx + R'tA' - RtAt) (36)

trong đó vị trí trục trung hòa xác định theo công thức:



(37)

Rt là cường độ tính toán của cốt thép dọc chịu kéo, lấy theo 6.1.9.

CHÚ THÍCH 1: Công thức (37) lấy dấu "cộng" nếu lực dọc đặt ở ngoài phạm vi khoảng cách giữa trọng tâm cốt thép At A't trường hợp ngược lại lấy dấu "trừ".

CHÚ THÍCH 2: Chiều cao vùng chịu nén x phải lớn hơn hoặc bằng 2 a'.

8.2.2.4. Tính toán cấu kiện tiết diện chữ nhật có cốt thép dọc chịu uốn theo công thức:

a) Khi đặt cốt đơn:



M = 1,25 Rbx(ho - 0,5x) (38)

trong đó vị trí trục trung hòa được xác định từ phương trình:



RtAt = 1,25 Rbx (39)

b) Khi đặt cốt thép kép



M ≤ 1,25 Rbx(h0 - 0,5x) + RtAt(h0 - a') (40)

Vị trí trục trung hòa được xác định từ phương trình:



RtAt - R'tA't = 1,05 Rbx (41)

Chiều cao vùng chịu nén của khối xây trong mọi trường hợp phải thỏa mãn điều kiện:



x ≤ 0,55h0x ≥ 2 a' (42)

8.2.2.5. Tính toán với lực cắt trong các cấu kiện chịu uốn được tiến hành theo công thức:

Q ≤ RkcbZ (43)

Với tiết diện chữ nhật:



Z = h0 - 0,5x (44)

Các kí hiệu khác xem 8.1.5 và 8.2.2.2.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp, cường độ khối xây không đủ chịu lực cắt nhất thiết phải cấu tạo và tính toán cốt thép đai một cách tương tự như trong TCXDVN 356:2005.

8.2.2.6. Tính toán cấu kiện của khối xây đặt cốt thép dọc chịu kéo đúng tâm được tiến hành theo công thức:

N ≤ RtAt (45)

trong đó:



Rt là cường độ tính toán của cốt thép dọc;

At là diện tích tiết diện cốt thép dọc.

8.3. Gia cường kết cấu gạch đá

8.3.1. Gia cố bằng bê tông cốt thép

8.3.3.1. Tính toán các cấu kiện chịu nén đúng tâm của kết cấu hỗn hợp (Hình 11) theo công thức:

N ≤ mdhh(0,85RAkx + R'tA't) (46)

trong đó:



R là cường độ chịu nén tính toán của khối xây;

R'b , R'1 lần lượt là cường độ chịu nén tính toán của bê tông và của cốt thép dọc, lấy theo TCXDVN 356:2005;

Akx, A'b và A't lần lượt là diện tích tiết diện của khối xây, của bê tông và cốt thép chịu nén.

md là hệ số xét đến ảnh hưởng của tải trọng tác dụng dài hạn (xem 8.1.1.1);

hh là hệ số uốn dọc của kết cấu hỗn hợp, xác định theo Bảng 17 với đặc trưng đàn hồi của kết cấu hỗn hợp:



(47)

E0,hh là mô đun đàn hồi tính đổi của kết cấu hỗn hợp:

(48)

hh là cường độ tiêu chuẩn tính đổi của vật liệu hỗn hợp:



(49)

Trong các công thức (48) và (49):



E0Eb lần lượt là mô đun đàn hồi của khối xây và bê tông;

Ikx Ib lần lượt là mô men quán tính của tiết diện khối xây và bê tông đối với trọng tâm hình học của tiết diện;

E0 Eb lần lượt là mô đun đàn hồi của khối xây và bê tông;

IkxIb lần lượt là mô men quán tính của tiết diện khối xây và bê tông đối với trọng tâm hình học của tiết diện;

Rtb là cường độ chịu nén trung bình của khối xây (xem 7.2.1);

Rbc là cường độ chịu nén tiêu chuẩn của bê tông lấy theo TCXDVN 356:2005. Trong tiêu chuẩn vừa nêu đại lượng này được ký hiệu là Rbn

CHÚ THÍCH 1: Đối với kết cấu hỗn hợp được phép dùng bê tông mác 100 đến 200.

CHÚ THÍCH 2: Lượng cốt thép chịu nén tính trong tính toán không được dưới 0,2%.

CHÚ DẪN:


1 Cốt thép dọc

2 Cốt thép đai




tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương